Tác giả: Đào Văn Bình (California)
KD: Có lần, Ts. Tô Văn Trường, có nói với mình: Mình viết bài theo trường phái “quét rác” chứ không phải “bới rác”.
Còn cách đây ít lâu, Ts. Bùi Kim Chi có email cho mình và anh TVT, nhức nhối về hiện tượng văn minh công cộng VN xuống cấp, chỉ qua một việc rất nhỏ- vứt rác. Khi chị dẫn chứng các em nhỏ ở Australia, nơi chị sống, hay ở các nước phương Tây, thậm chí phương Đông văn minh như Nhật Bản, từ nhỏ đã được giáo dục và biến thành một hành vi văn hóa ứng xử bình thường nơi công cộng.
Bỗng nhớ đến dịp kỷ niệm Đại lễ 1000 năm Thăng Long- Hà Nội, mình và cô em gái, đi bộ quanh Hồ Gươm, để quan sát, cũng là để thưởng thức không khí ngày hội của Thủ đô. Nhưng thực sự, cảm giác háo hức lập tức biến mất, còn lại là nỗi thất vọng, chán nản. Xung quanh Hồ Gươm, Ban Tổ chức đặt rất nhiều sọt rác. Thế nhưng, nhìn vào các sọt rác công cộng đó, không hề thấy cái rác nào. Ngược lại, xung quanh thùng rác trống không, là người ta xả ra vô vàn rác: Giấy ăn, que kem, giấy vụn… như trêu ngươi.
Thấy xấu hổ, thấy tủi hổ cho văn minh người Việt
Mới đây, Ts TVT có gửi cho mình bài viết này. Đọc kỹ, mới thấy ý nghĩa của câu chuyện vứt rác, dọn rác thú vị, sâu sắc. Cái sự “quét rác” theo quan niệm cầm bút của Ts. TVT, câu chuyện quét rác của người phàm, và người đã xuất gia có mối liên hệ nào không? Cái triết lý của người xuất gia: “Quét rác” và “đổ rác” là việc làm thường xuyên của người nào muốn tâm hồn sạch sẽ – không bị các thứ “rác tâm hồn” làm ô nhiễm, hẳn sẽ cho mỗi người đọc sự cảm nhận một cách khác nhau…
Cảm ơn Ts Tô Văn Trường và Ts Bùi Kim Chi.
Tiếp tục đọc →