Tác giả: Chung Hoàng
KD: Đọc bài này, chợt nhớ, hồi còn trẻ, làm ở cơ quan cũ, mình thấy một sự bất công ngang nhiên, đó là có những kẻ lười biếng, nhởn nhơ nhưng vẫn ung dung sống, và đến hẹn lại lên lương, mà báo thì không ai đọc. Mình thẳng thắn nói với một vị lãnh đạo về hiện tượng đó, và đề nghị cơ quan nên có giải pháp, sắp xếp lại tổ chức, vì mình không chịu được lối sống lười biếng. Ông lãnh đạo trả lời: Chúng ta sống nhưng cũng phải có tình thương với con người. Nếu sắp xếp lại thì họ đi đâu? Mình muốn văng tục vào mặt ông này, vì mình không hiểu cái tình thương bao la của ông í kiều gì. Rút cục, cơ quan luôn “nuôi báo cô” những vị đó.
Lại lần khác, nói về nghiệp vụ báo chí, mình cho rằng, cần có sự quy hoạch hẳn hoi những cây bút, đào tạo họ, và có chế độ đãi ngộ sòng phẳng để họ “vắt sức” cho tờ báo. Câu trả lời của một vị Tổng Biên tập vào loại thông minh: Không được đâu chị ơi. Cơ chế chúng ta là “dàn hàng ngang mà tiến”. Thằng nào nhoi lên trước thì thằng ấy dễ chết!
Đúng là một câu trả lời “thông minh”, vì am hiểu cơ chế, môi trường làm việc. Rút cục là dàn hàng ngang và … chẳng ai chịu đọc tờ báo! 😦
Không dám chịu trách nhiệm là “phẩm chất” cần có của người lãnh đạo chăng? Như trong câu trả lời của ông ĐBQH Nguyễn Sỹ Cương trong bài này.
Còn “cái ghế” thì yên vị được, vì tránh được sự bất ổn!
Chỉ 1% công chức không hoàn thành nhiệm vụ hay có đến 1/3 công chức “cắp ô”? Theo ĐBQH Nguyễn Sỹ Cương, Bộ trưởng Nội vụ có đi vi hành cũng không thể biết con số thực.
 |
ĐBQH Nguyễn Sỹ Cương: Bỏ hết những thi tuyển, xét tuyển đi, phức tạp mà rồi chất lượng làm việc không tương xứng. Ảnh: Lê Anh Dũng |
Tại phiên họp Thường vụ QH hồi tháng 9, Bộ trưởng Nội vụ Nguyễn Thái Bình cho biết qua báo cáo của địa phương, chỉ có 1% công chức không hoàn thành nhiệm vụ. Trước đó, Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc từng nhận định 1/3 công chức “sáng cắp ô đi, tối cắp về”. Từ đó đến nay Bộ Nội vụ chưa có thêm thông tin hay giải trình nào. Tiếp tục đọc →
Bạn phải đăng nhập để bình luận.