Tác giả: Kim Dung/ Kỳ Duyên
Tranh Thành Chương. Nguồn: http://phannguyenartist.blogspot.com
Tại sao ta lại nhớ nhau
Tại sao cả hai im lặng
Tại sao anh lại nhớ nắng
Tại sao em nhớ mùa trăng Tiếp tục đọc
Tác giả: Kim Dung/ Kỳ Duyên
Tranh Thành Chương. Nguồn: http://phannguyenartist.blogspot.com
Tại sao ta lại nhớ nhau
Tại sao cả hai im lặng
Tại sao anh lại nhớ nắng
Tại sao em nhớ mùa trăng Tiếp tục đọc
KD: Bạn bè yêu quý vừa gửi cho mình câu chuyện này 😀 😳
Bốn người khách vốn thuộc hạng văn thi sĩ … vào một quán nhậu. Trong khi chọn món ăn, cô hầu bàn đến cười duyên :
-“Em rót bia cho mấy anh nhé?”
Anh A liền tán :
-“Xin lỗi, em mỹ danh là gì, ở đâu ?”
Cô cười dịu dàng:
-“Hỏi quê… rằng biển xanh dâu,
Hỏi tên… rằng mộng ban đầu đã xa”.
Anh B vỗ đùi:
-“Úi chà ! Giỏi thơ thiệt ! Tuyệt vời. Rót bia đi”.
-“Dạ . Cảm ơn quí anh”.
Anh C đon đả :
-“Lấy thêm ly. mời Em cùng ngồi uống cho vui”.
-“Dạ”.
Thế là bàn có một bông hồng giữa đám sỏi đá. Tiếp tục đọc
“Bao nhiêu Thỏ thành Gấu”. “Nghị quyết gối đầu giường”. “Chúng ta đang nói về chúng ta”. “ĐBQH nói gì thì nói trừ tham nhũng”… Nghị trường năm nay ấn tượng vì tràn ngập những phát ngôn… ấn tượng.
Bao nhiêu con Gấu bị tuyên là Thỏ
Ấn tượng nhất là câu hỏi chất vấn Chánh án TAND TC của ĐBQH Nguyễn Bá Thuyền “Liệu có bao nhiêu con Gấu bị tuyên là Thỏ”.
Trong khi đó, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Lê Thị Nga nói về “Suy đoán có tội”, đại kỵ của ngành tư pháp- với Chánh án:
“Trong quá trình điều tra lại, cơ quan điều tra, viện kiểm sát phải hoàn toàn dựa trên những bằng chứng sự thật khách quan nếu không đủ căn cứ kết luận ông Nguyễn Thanh Chấn phạm tội thì phải đình chỉ điều tra ngay, không phụ thuộc vào kết quả điều tra Lý Nguyễn Chung, tuyệt đối không được dùng nguyên tắc suy đoán có tội theo hướng không chứng minh được tên Chung phạm tội thì chính là ông Chấn”.
Điều đáng buồn Chánh án thậm chí còn không biết thế nào là “Gấu bị tuyên là Thỏ”. Tiếp tục đọc
Tác giả: Trần Đình Sử
KD: Một bài viết đáng đọc. Quản lý văn hóa trong xã hội Việt chưa bao giờ thể hiện có tư tưởng, triết lý, và am hiểu văn hóa một cách sâu sắc. Mà thường có xu hướng cực đoan, “chính trị hóa”, nên lúc thì ở thái cực này- nghiệt ngã, ấu trĩ, duy ý chí, lúc ở thái cực khác, thả nổi, lúng túng và hỗn độn.
Có lần, mình có hỏi GS Cao Huy Thuần khi ông đến làm việc, trò chuyện với Tuần Việt Nam- xin GS giải thích thế nào là Bản sắc văn hóa Việt? Ông cứ lúng túng, và bảo: Một câu hỏi khó quá. Đó cũng vẫn là câu hỏi mình băn khoăn đến tận giờ, mà chưa tìm ra câu trả lời một cách minh triết và thuyết phục.
Hoàng Ngọc Hiến là nhà giáo, nhà phê bình văn học, nhà triết luận văn hoá, nhà dịch thuật. Người ta đã biết nhiều về ông với tư cách nhà phê bình văn học mà ít biết về ông như nhà triết luận văn hoá. Về mặt này ông thể hiện một niềm trăn trở khôn nguôi đối với các vấn đề văn hoá Việt Nam hiện đại. Ông vừa từ biệt chúng ta để ra đi vĩnh viễn, nhưng những trăn trở của ông về văn hoá Việt Nam hiện tại đã đặt ra hàng loạt vấn đề hết sức quan trọng và thiết thực mà những ai đang băn khoăn về văn hoá Việt Nam hiện thời không thể bỏ qua. Những trăn trở của ông sẽ còn mãi với văn hoá Việt Nam hôm nay và mai sau.
Giáo sư Hoàng Ngọc Hiến. Nguồn Vnexpress.net
Hoàng Ngọc Hiến đã viết hàng chục bài báo về văn hoá nói chung cũng như về văn hoá Việt Nam, đặc biệt là bài Sức mạnh văn hoá và sự phát triển của văn minh (trường hợp Việt Nam) (Trong Tác phẩm chọn lọc, nxb Hội nhà văn, Hà Nội, 2008), thể hiện nỗi niềm trăn trở của ông với tư cách là một nhà trí thức có trách nhiệm đối với các vấn đề văn hoá Việt Nam hiện đại. Tiếp tục đọc
KD: Rất có thể lại “hòn đất ném đi hòn chì ném lại. Và chỉ… béo báo chí lẫn Blog 😀 😀 😀
Vợ chồng đại tá Đinh Hữu Tấn và vợ chồng Võ Văn Phước.
Dư luận đang ồn ào chuyện “hai nhân vật” trong chương trình “Như chưa hề có cuộc chia ly” được xác định là giả. Những người làm chương trình đã lên tiếng, nhưng đó là “giải trình” cho rõ. Những cuộc “bút chiến” chưa có điểm dừng. Xin đừng đẩy niềm tin đến bên bờ vực, khi “thật, giả” vẫn cứ dùng dằng.
Từ những cái sai…
“Như chưa hề có cuộc chia ly” (NCHCCCL) là chương trình mang đầy ý nghĩa nhân văn, là nhịp cầu để bao đứa trẻ vì nhiều lý do bị thất lạc, tìm lại được cha mẹ, cội nguồn, như lời anh Nguyễn Hữu Thành (quê ở Tân Quy Đông, Sa Đéc, Đồng Tháp) chia sẻ, sau khi dư luận biết được một sự thật. Chương trình đã tìm được mẹ cho anh, nhưng ba năm sau, khi anh thử ADN thì cả hai không cùng huyết thống. Tiếp tục đọc
Bạn phải đăng nhập để bình luận.