Tác giả: Quang Thiều (Theo BBC)
KD: Mình không hề biết gì về ông Nguyễn Kiến Giang. Nhưng hôm nay đọc bài và lời dẫn của Bọ Lập, muốn khóc. Mình không vào Đảng, nhưng người mình yêu quý ngưỡng mộ nhất là Phạm Xuân Ẩn, và cả ba người thầy lớn nhất với mình ở Báo Nhân Dân, đều là Đảng viên, hai người bị khai trừ vì những éo le của cuộc đời, một người cuối cùng được minh oan. Cả ba người đó, đều là những người thầy có nhân cách đàng hoàng mà mình may mắn được làm việc và học ở họ cách sống, cách đứng lên trong sóng gió.
Những giông bão trong chính trị thì luôn khắc nghiệt, tàn nhẫn. Với mình, điều gì vì lợi ích dân tộc, lợi ích đất nước, vì lợi ích nhân dân đều đáng trân quý, là lớn nhất, duy nhất và để theo đuổi cả đời. Trong cuộc hành trình đến văn minh, văn hóa, có những con người nhìn sớm trước thời đại, và họ phải trả giá đắng cay. Nhưng mình tin, rồi sẽ có lúc mọi giá trị sẽ được đánh giá công bằng. Hành trình của nhận thức bao giờ cũng là một cuộc hành trình đau đớn, có khi đầy máu và nước mắt.
Mình kính trọng câu nói của ông: “Tôi coi mỗi nhà tư tưởng đều có đóng góp của mình vào trong tiến triển của tư tưởng loài người cả.”
Kính trọng nhân cách của ông.
Và như Bọ Lập, xin được ngưỡng vọng trước vong linh ông, một người tôi không hề được biết.
 |
Nhà nghiên cứu Nguyễn Kiến Giang |
NQL: Với tôi, ông Nguyễn Kiến Giang là một trong những nhà nghiên cứu kiệt xuất nhất mà tôi đã từng biết. Tôi vinh dự được là đồng hương, được quen biết và là học trò nhỏ của ông. Ông về trời vào lúc 9 giờ sáng ngày 2/12/2013, hưởng thọ 83 tuổi để lại nỗi tiếc thương vô hạn cho những ai ưu tư trước thời cuộc trong cả nước. Cùng với Nguyễn Hữu Cảnh, Ngô Đình Diệm, Võ Nguyên Giáp, Hàn Mạc Tử, Lưu Trọng Lư. v.v ông là niềm tự hào vô bờ bến đối với dân Quảng Bình nói riêng. Xin nghiêng mình ngưỡng vọng trước vong linh ông, cầu cho ông vể cõi Phật được bình an.
Nhà nghiên cứu Nguyễn Kiến Giang đã từ trần hồi 9 giờ sáng nay 2/12 tại Hà Nội, để lại cho tôi nhiều nổi thương nhớ. Ông có tên thật là Nguyễn Thanh Huyên, sinh ngày 22-1-1931 tại một làng quê Quảng Bình bên con sông Kiến Giang. Ông Giang xuất thân từ gia đình thuộc ‘cừu gia tử đệ’, tức là gia đình có mối thù với giặc nước. Các cụ thân sinh ra ông tham gia cộng sản từ những năm 1930, anh em của ông và bản thân ông đều tham gia Việt Minh rất sớm. Từ năm 1945 ông đã trở thành đảng viên cộng sản, khi mới 14 tuổi. Tiếp tục đọc →