‘Tự sướng’ với con số tăng trưởng ‘ảo’

Tác giả: Lục Dương

Sự chênh lệch quá lớn giữa GDP (Tổng sản phẩm quốc nội) và GNI (Tổng thu nhập quốc dân) trong báo cáo của Ngân hàng Thế giới (WB) đã chỉ ra rằng: Tăng trưởng nền kinh tế Việt Nam đang phụ thuộc quá lớn vào vào các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), trong khi các doanh nghiệp nội phần nhiều đã suy kiệt.

Trong khi kinh tế Việt Nam mải say sưa với con số GDP vẫn tăng trưởng qua các năm mà quên một điều cốt yếu rằng: GDP không loại bỏ số tiền mà người Việt Nam phải dành ra để trả nợ, và khoản lợi nhuận doanh nghiệp nước ngoài chuyển về nước họ. Trong khi đó, GNI – chỉ tính theo hoạt động sản xuất kinh doanh của công dân hay pháp nhân một nước, bất kể họ đang ở đâu – phản ánh chân thực hơn nền kinh tế Việt Nam thực sự đã làm được những gì – lại thường xuyên bị bỏ quên trong các báo cáo. Tiếp tục đọc

“Cuộc chiến” với Thu Uyên: Luật sư Triển xin ngừng thông tin trên Facebook

Tác giả: BTV (tổng hợp)

KD: Vừa mới đăng bài có phát biểu của ông Lê Cao Tâm dưới đây, lại đọc được bài này. Ôi trời là “siêu thị mặt người”- (tên tập thơ của Trần Quang Quý), mình đành đưa tiếp và cũng coi như Blog Kim Dung/ Kỳ Duyên xin kết thúc câu chuyện cuộc chiến Thu Uyên và Ls Trần Đình Triền ở đây.

Càng tranh luận, báo chí càng đưa thông tin, càng thấy nhân cách con người giờ chả ra làm sao cả. Chán!

Cuộc chiến trên báo chí, website, mạng xã hội giữa luật sư Trần Đình Triển và nhà báo Thu Uyên được đẩy lên đỉnh điểm khi ông Lê Cao Tâm, một người được cho là cung cấp chứng cứ cho luật sư Triển, xuất hiện trên Công luận và khẳng định tài liệu mà luật sư Triển tung lên mạng là giả mạo. Vị tiến sĩ – luật sư này đã lên tiếng cáo buộc ông Lê Cao Tâm “trả lời một cách dối trá” và xin kết thúc tranh luận trên Facebook, chuyển tài liệu cho cơ quan chức năng…
Cuộc chiến giữa luật sư Trần Đình Triển (giữa) và  nhà báo Thu Uyên (trái)
đã có thêm sự xuất hiện của ông Lê Cao Tâm (phải) Tiếp tục đọc

Biệt thự triệu đô, rừng cây trăm tỉ?

Tác giả: Đào Tuấn

KD: Nói như Chủ tịch Hồ Chí Minh, Chủ tịch Bình Dương là một “ông quan cách mạng” rùi  😀

Hổng biết, đợt học tập tấm gương của Bác Hồ, ông Chủ tịch này có phát biểu, và học tập được những gì không?

Tòa dinh thự nguy nga và bề thế được cho là của Chủ tịch UBND tỉnh Bình Dương

Hồi tháng 10, trong một động thái chưa từng có tiền lệ, Giáo hoàng Francis đã thẳng tay miễn nhiệm giám mục Franz-Peter Tebartz-van Elst vì “lối sống xa hoa”.

Franz-Peter Tebartz-van Elst, từng được truyền thông Đức gọi là “giám mục lấp lánh”. Lấp lánh từ những chuyến bay hạng nhất đến Ấn Độ để… thăm hỏi người nghèo. Lấp lánh cho đến khoản 31 triệu euro để sửa sang dinh thự riêng với những phòng tắm xa hoa 15.000 euro, bàn hội nghị 25.000 euro. Và ngay cả nhà nguyện nữa, gọi kiểu Việt Nam là “nhà nguyện dát vàng”, với trị giá tới 2,9 triệu euro. Tiếp tục đọc

“Như chưa hề có cuộc chia ly”: Bị khủng bố và đe dọa

Tác giả:

KD: Mình nghĩ, ông Lê Cao Tâm là một người đàng hoàng, chính trực

 

\Ông Lê Cao Tâm tại buổi sáng gặp phóng viên Nhà Báo & Công Luận (Ảnh: Đông Dương)

 

Đã có những dấu hiệu khủng bố và đe dọa xung quanh chương trình “Như chưa hề có cuộc chia ly” khi trận chiến xung đột giữa MC Thu Uyên và luật sư Trần Đình Triển bắt đầu trên Facebook tuần qua. Nhà Báo & Công Luận cung cấp cho bạn đọc những thông tin nóng và mới nhất từ vụ việc hy hữu này…

 

Nhân vật thứ ba xuất hiện…

Sau một thời gian dài im hợi lặng tiếng trước “cuộc chiến sinh tử” giữa tiến sĩ-luật sư Trần Đình Triển và nhà báo Thu Uyên, ông Lê Cao Tâm – người chủ thực sự của SGBS, đồng thời là người phụ trách đội tìm kiếm và cũng là người trực tiếp tìm kiếm đoàn tụ lại trường hợp bác Tấn với con nuôi Võ Văn Phước năm nào – người đáng lý ra phải chịu trách nhiệm trước búa rìu dư luận trong thời gian qua, lại không có ai đả động đến. Bất thần xuất hiện,  ông xin gặp phóng viên Nhà Báo & Công Luận để lên tiếng. Tiếp tục đọc

Người Việt khôn vặt, láu cá hay sáng tạo?

Tác giả: Nguyễn Công Nghĩa

KD: Có đủ cả ba thứ. Nhưng thông thường khôn vặt, láu cá lại được “nhầm lẫn” là thông minh. Đó là thứ “thông minh” thiển cận, ngắn hạn.

.

Dân gian thường lưu lại những câu chuyện về sự khôn vặt, láu cá, ứng biến linh hoạt, mà đôi khi bị lầm tưởng là sáng tạo.

Đánh cắp bản quyền xấu xí

Ở mọi quốc gia, sách giáo khoa là hệ thống văn bản quan trọng nhất nhằm mang đến kiến thức và cả kỹ năng sống cho học sinh. Chính vì thế, nó khác với các loại sách tham khảo, và nó cần được biên soạn kỹ lưỡng ở mức tối đa có thể. Tuy nhiên, nhiều hạt sạn vẫn thường xuyên xuất hiện.

Trong sách Tiếng Việt lớp 3 (tập 2) của Bộ GD&ĐT, tại trang 22-23 có câu chuyện “Ông tổ nghề thêu” Trần Quốc Khái.

Đại ý, Trần Quốc Khái là một cậu bé nhà nghèo ham học, sau này làm quan to trong triều. Trong dịp được cử đi sứ, vua Trung Quốc đã thử tài bằng cách giam ông tại lầu cao. Trần Quốc Khái đã tình cờ học cách thêu và làm lọng. Khi về nước, ông đã dạy cho dân nghề này và được suy tôn là ông tổ nghề thêu. Tiếp tục đọc