Người tượng

Tác giả: Dạ Ngân (nhà văn)

KD: Bài viết ngắn mà rất ấn tượng

                           Ông Nguyễn Kiến Giang

                   Ông Nguyễn Kiến Giang từng là một cộng tác viên thân thiết của NXB Đà Nẵng, NXB Đà Nẵng đã in cuốn ” NHỮNG BÀI PHÁT BIỂU CỦA PHI ĐEN” do Ông dịch. Vào những năm chín mươi của thế kỷ trước, với sự nhiệt tình thành tâm,  Ông Nguyễn Kiến Giang là cầu nối để NXB Đà Nẵng đến được với nhiều  Nhà trí thức lớn  trong đó có nhà văn hóa Nguyễn Khắc Viện để rồi được vinh dự in cuốn ” BÀN VÀ LUẬN”, một cuốn sách chính luận xuất sắc của ông Nguyễn Khắc Viện được bạn đọc đánh giá rất cao.

                   Viết về Ông Nguyễn Kiến Giang như tả một ngọn núi lớn, ngàn lời không thể nói hết.

                     trankytrung.com xin giới thiệu bài viết của nhà văn Dạ Ngân về Ông.

————————————————-

Được gặp Kiến Giang không nhiều. Đôi ba lần ở những cuộc họp và một lần ở nhà riêng của ông. Không gặp nhiều nhưng biết nhiều. Ai không biết Kiến Giang, hẳn người đó không quan tâm gì đến chiều sâu Hà Nội.

Chao ơi, một gương mặt kỳ lạ. Ấn tượng một lần cho mãi mãi. Không có nhận xét khác. Chữ kỳ lạ được hiểu với góc độ điêu khắc. Chữ kỳ lạ chỉ muốn dành cho riêng ông. Chữ kỳ lạ là chính xác nhất, với những gì ông đã vượt qua, trở thành và nung nấu nên. Tiếp tục đọc

Bắt được tín hiệu thi thể người dưới cầu Thanh Trì

Tác giả: Theo Tri thức

Với phương pháp mới vào cuộc tìm kiếm thi thể chị Huyền, Giáo sư Vũ Văn Bằng – Liên hiệp các hội Khoa học kỹ thuật VN cho biết đến nay đã bắt được tín hiệu thi thể người.

– Giáo sư có thể nói rõ về phương pháp mới áp dụng vào việc tìm kiếm thi thể nạn nhân Lê Thị Thanh Huyền ?– Đây thực chất không phải phương pháp mới trong khoa học mà đã có từ hàng chục năm. Máy tìm kiếm được sử dụng là máy địa bức xạ từ thứ cấp, loại máy này đã được sử dụng để tìm kiếm thi thể người bị vùi lấp trong các thảm họa sạt lở núi, chết đuối và cả tìm mộ liệt sỹ…

Phương pháp này chỉ mới khi áp dụng để tìm kiếm thi thể của chị Huyền sau những tháng ngày vừa qua không có kết quả dù đã rất nhiều lực lượng tham gia tìm kiếm.



Giáo sư Vũ Văn Bằng và máy địa bức xạ. Ảnh: Tiến Mạnh. Tiếp tục đọc

Tặng

Tác giả: Việt Phương

KD: Nhà thơ  Việt Phương vừa gửi đến cho mình một chùm thơ. Mình xin được chọn 03 bài  đăng lên Blog cùng bạn đọc chia sẻ. Thơ  ông rất trẻ, ý nhị, trong sáng, luôn “đập” cùng nhịp đập của đời sống đương đại. Đau, nhưng không mất đi niềm tin mãnh liệt ở cái thiện.

Xin cảm ơn nhà thơ Việt Phương.


                       XIN



         Xin người là một giấc mơ
         Để còn trắng một đợi chờ trên mây

         Xin người là một vòng tay
         Để còn rớt một mê say giữa đường

         Xin người là một chiều sương
         Để còn đọng một xót thương trong lòng Tiếp tục đọc

Bố trí cán bộ như ném đá xuống hồ!

Tác giả: Tô Hội (thực hiện)

KD: Đọc bài này bỗng nhớ, thời trẻ, mình đã từng nhận xét: Công tác cán bộ là “phản động nhất”- theo nghĩa triết học, ngăn cản sự phát triển của xã hội. 31 tuổi, không chịu nổi cách đề bạt, bố trí cán bộ lãnh đạo chỉ chọn những kẻ kém cỏi, dốt nát nhưng có lý lịch 03 đời “trong sạch”, hoặc những kẻ cơ hội, nịnh bợ phát tởm, mình đã viết thẳng thư  cho một vị Tổng biên tâp của cơ quan báo. Chỉ nhận được sự im lặng là vàng.

Và từ 26 tuổi, tự chọn lựa không vào Đảng. Con đường đi cô đơn, đau đớn, và vì thế luôn “thua thiệt”. Nhưng để được sống là mình, “để bảo toàn nhân cách” (câu này của nhà thơ Hồng Thanh Quang- mình rất thích).

Ở tầm vi mô, hệ lụy của cung cách đề bạt, tuyển chọn cán bộ có thể thấy ngay. Nhưng ở tầm vĩ mô, cũng như giáo dục vậy, hệ lụy của một cung cách tuyển chọn, đề bạt đội ngũ cán bộ, có lẽ phải 10- 15 năm sau mới ngấm hết.

.

 

Theo GS.TSKH Phan Xuân Sơn, bố trí cán bộ chủ chốt là người địa phương khác không cẩn thận, một chút sóng gợn lên, rồi mặt hồ lại phẳng lặng.

 

Lo “thọc gậy bánh xe”

 

Tỉnh ủy Quảng Ngãi vừa cho biết đã ban hành chủ trương thực hiện việc bố trí cán bộ chủ chốt gồm các chức danh Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch UBND, Trưởng công an, Chánh án TAND và Viện trưởng Viện KSND các huyện, thành phố không phải là người địa phương. Ông đánh giá thế nào về cách làm này?

 

Nhiều nước đã làm điều này rồi. Trong thời phong kiến ở Việt Nam, dù các chức quan chủ chốt không phải là người địa phương, nhưng đâu phải là các địa phương đó không có tình trạng cục bộ. Đối với Quảng Ngãi, tôi nghĩ đây là bước thử nghiệm để tìm ra phương pháp quản lý hành chính hiệu quả. Tiếp tục đọc

Nhóm lợi ích và lợi ích nhóm

Tác giả: Nguyễn Vi Khải (Nguyên thành viên Ban Nghiên cứu của Thủ tướng Chính phủ, HẢI VÂN ghi)

KD: Nói cho công bằng, cả tham nhũng lẫn nhóm lợi ích trong nhiều trường hợp hòa quyện với nhau kiểu “hai trong một”. Thế nên rất khó chống, cho dù bao nhiêu phím bàn rát bỏng, bao nhiêu bài báo vẫn chỉ như …  “nước sông công lính”.

Bởi nó gắn rất chặt với cơ chế, thể chế chính trị- kinh tế- xã hội. Ở cơ chế này, kiểm soát quyền lực lại rất yếu thế.

Tại Hội nghị lần thứ III Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng trong bài phát biểu khai mạc đã chỉ ra vấn đề lợi ích nhóm và tư duy nhiệm kỳ, đồng thời yêu cầu Quốc hội có trách nhiệm có giải pháp xử lý.

 

Đây là cách đặt vấn đề rất cần thiết. Trong buổi tiếp xúc cử tri Hải Phòng đầu tháng 5/2012, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cũng khẳng định: “Cần kiên quyết loại bỏ nhóm lợi ích”. Tiếp tục đọc

Cha tôi: Ông Phan Khôi

Tác giả: Phan Thị Mỹ Khanh

Năm 2001, sau hai năm hoàn thành bản thảo, tập hồi ký Nhớ cha tôi, Phan Khôi (Nxb. Đà Nẵng) của Phan Thị Mỹ Khanh (sinh năm 1927) được công bố rộng rãi. Cuốn sách thể hiện những hồi ức xúc động, trung thực của tác giả về gia cảnh, những chặng đường đời quanh co, cuộc sống đời thường gần gũi, hoạt động viết văn, viết báo phong phú… của bậc sinh thành, đồng thời cũng phác họa được đôi nét nổi bật về đời sống tư tưởng của một thế hệ trí thức dấn thân, và về một thời đại nhiều biến chuyển mà họ đã can dự.

Sau 2 năm, Phan Thị Mỹ Khanh tiếp tục cho in hồi ký Nhớ lại một quãng đời (Nxb. Đà Nẵng) bộc lộ những trải nghiệm cá nhân, giải tỏa những ký ức dồn nén, thêm một lần nữa cung cấp cho độc giả những tư liệu quý. Tuy nhiên, cho đến nay nhiều độc giả vẫn còn ít được biết đến một bài viết quan trọng cũng của Phan Thị Mỹ Khanh công bố ngay sau một năm ngày học giả Phan Khôi mất (1959) và giữa lúc đất nước đang bị chia cắt làm hai miền. Được sự đồng ý của bà Phan Thị Mỹ Khanh, chúng tôi trân trọng gửi tới độc giả bài “Cha tôi: Ông Phan Khôi” như là một trong “chứng từ gốc” về con người đời thường, con người tư tưởng… của Phan Khôi – nhìn từ một khoảng cách gần. Bài báo đã được đăng trên tạp chí Phổ Thông số 29 ra ngày 1.3.1960 và số 30 ra ngày15.3.1960, với lời dẫn của nhà thơ, chủ bút Nguyễn Vỹ.

Mai Vũ sưu tầm và giới thiệu

 *Bà PHAN THỊ MỸ KHANH là con gái của ông Phan Khôi, hồi thiếu thời được ông cưng nhất. Hiện nay bà sống nơi đồng áng, ở thôn Kỳ Lý, quận Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam. Trong bài ký ức sau đây, bà PHAN THỊ MỸ KHANH ghi chép lại cả một thời dĩ vãng mà bà được sống bên cạnh ông Thân sinh, trong đó bà nhận xét rất vô tư và đầy đủ về tính tình và nhân cách của nhà Văn nho ấy.Chúng tôi xin thành thật cảm ơn bà PHAN THỊ MỸ KHANH đã gửi tài liệu rất có giá trị này cho tạp chí PHỔ THÔNG.         

                                                                         N.V

Tôi chỉ sống gần Thầy tôi (chúng tôi quen gọi cha bằng thầy) trong quãng thời gian mười một năm thôi, nhưng trong trí tôi giờ đây còn ghi không biết bao nhiêu kỷ niệm, là hình ảnh của người yêu kính đã lặng ngủ bên bờ kia vĩ tuyến.

Nhà văn, nhà báo Phan Khôi . Nguồn Baomoi. com

Tôi bắt đầu biết thầy tôi từ năm tôi đúng sáu tuổi. Không phải là từ năm sinh tôi ra đến năm ấy, Thầy tôi không bao giờ về nhà đâu, nhưng vì tôi còn bé quá mà mỗi năm Thầy tôi chỉ về ít hôm trong dịp Tết Nguyên đán rồi lại ra đi. Trí óc non nớt của tôi lúc bấy giờ không đủ nhớ một cách vội vàng dù chỉ là hình ảnh một người cha. Vì thế, năm tôi đúng sáu tuổi, tôi mới bắt đầu sống chung với người đã có công như núi Thái Sơn sinh ra tôi, và cũng bắt đầu từ đấy, tôi biết thế nào là tình cha con, dù cái biết ấy chỉ trong phạm vi một đứa trẻ. Tiếp tục đọc

“Tôi không tin”

Tác giả: Lê Thanh Tâm

KD: Nhân Dân cũng không hề tin, thưa Chủ tịch nước!  😀

.

 

Đó là ý kiến của Chủ tịch nước Trương Tấn Sang khi đề cập việc Bộ trưởng Bộ Nội vụ Nguyễn Thái Bình trả lời chất vấn trước Quốc hội là chỉ có 1% cán bộ, công chức thuộc dạng “sáng vác ô đi, tối vác ô về”.

Ý kiến này được nêu lên trong cuộc tiếp xúc cử tri TP.HCM ngày 2-12. Nguyên văn câu nói: “Chắc chắn không phải 1%, tôi không tin. Đảng đã nói trên giấy trắng mực đen là một bộ phận không nhỏ, còn 1% thì đâu có lớn”.

 

Đúng là tin sao được một con số “đẹp” đến mức nằm mơ cũng chẳng thấy. Con số này có vẻ như rất lạc lõng trước một thực tế không mấy tươi tắn. Tin sao được khi mà người dân không nơi này thì nơi khác vẫn thường phàn nàn hoặc chỉ trích về lề lối làm việc tắc trách, cửa quyền, quan cách, nhũng nhiễu, phiền hà của các “đầy tớ”. Tiếp tục đọc

Lại “khẩu chiến” về chiếc lọ penicilin – di vật của liệt sĩ Hoàng Ngọc Đảm

Tác giả: Linh Trần

KD: Nói theo cái title bài của nhà báo Võ Văn Tạo (đăng ở dưới), thì  lại “có vấn đề rồi đây”  😀

 

Nhà ngoại cảm Phan Thị Bích Hằng một mực khẳng định không hề có lọ penicillin trong mộ liệt sĩ Hoàng Ngọc Đảm. Đạo diễn Minh Chuyên lại xác nhận có nhưng không biết nguồn gốc từ đâu…

Hai ngày qua, cuộc “khẩu chiến” trên báo chí giữa nhà ngoại cảm Phan Thị Bích Hằng và nhà văn Minh Chuyên – biên kịch, đạo diễn bộ phim “Linh hồn Việt cộng” từng gây xúc động người xem vì cái kết có hậu của cuộc chiến tranh mà người của hai bên chiến tuyến: Người mất, kẻ còn… khiến dư luận càng “tá hỏa tam tinh”, bởi ai cũng giành phần đúng về mình.

Phải công nhận rằng, mấy tháng qua, dư luận được phen no nê về các cuộc “khẩu chiến” trước một sự kiện mà bên thì bảo đúng, bên bảo sai.

Liệt sĩ… biết tên huyện của mình sẽ đổi từ Thái Ninh thành Thái Thụy?

Bắt đầu từ clip của chương trình “Trở về từ ký ức”, tố cáo một số nhà ngoại cảm làm giả di vật, hài cốt của liệt sĩ để trục lợi. Người thì lên án tố cáo việc làm phi đạo đức- nhất là trục lợi trên xương máu người đã hy sinh vì nền độc lập nước nhà, người thì quả quyết, không thể vơ đũa cả nắm, cũng có những gia đình nhờ nhà ngoại cảm tìm mộ liệt sĩ, qua giám định gene, khẳng định là đúng danh tính liệt sĩ.

Rồi đến chuyện “thật, giả” của “Như chưa hề có cuộc chia ly”, nay lại “có hay không” về chiếc lọ penicilin – di vật của liệt sĩ Hoàng Ngọc Đảm. Tiếp tục đọc

Oan án Nguyễn Thanh Chấn: “có vấn đề” rồi!

Tác giả: Võ Văn Tạo

KD: Nhà báo Võ Văn Tạo vừa gửi cho mình bài viết này. Xin đăng lên để bạn đọc chia xẻ.

Cảm ơn nhà báo Võ Văn Tạo

Liên quan oan án Nguyễn Thanh Chấn, trong bài “Sáu điều tra viên đều phủ nhận đánh đập, ép cung ông Chấn”, báo Người Lao Động onlines (và vài báo onlines khác) ngày 10-11-2013 đăng tải thông tin: một lãnh đạo Tỉnh ủy Bắc Giang cho biết, sáng cùng ngày, Tỉnh ủy đã họp để nghe Ban Giám đốc công an tỉnh báo cáo về vụ ông Chấn. Theo đại tá giám đốc Phạm Văn Minh chốt lại thì “không có vấn đề gì”(!?), 6 điều tra viên phải viết tường trình đều phủ nhận (!) việc đánh đập, ép cung, hướng dẫn ông Chấn khai vào bản cung.

chan-490.jpg

Ảnh: Người Lao động

Thái độ của Công an tỉnh Bắc Giang như đổ thêm dầu vào lửa. Vì trước đó, các báo đều nhất loạt đăng tải thông tin ông Chấn thuật lại tường tận quá trình Công an, VKS, Tòa án tỉnh Bắc Giang điều tra, truy tố, xét xử với đầy đủ họ tên các điều tra viên, kiểm sát viên, thẩm phán. Bất cứ ai có đầu óc không bị “có vấn đề” đều chắc 100%  ông Chấn hoàn toàn trung thực. Với “kinh nghiệm” bị bắt giam, bị tra tấn, bị đe dọa giết hại, bị ngồi tù oan hơn 10 năm, ông Chấn chẳng “dại”, “giỡn mặt người nhà nước” mà mắc tội vu khống. Tiếp tục đọc