Tác giả: Phương Thảo
KD: Người cao tuổi bao giờ cũng dễ gặp nhiều bi kịch, nhất là nỗi cô đơn, kể cả có khi cô đơn giữa con cái, vì sự khác biệt thế hệ. Mình đăng bài này với mong muốn bạn đọc cao tuổi của Blog đọc và chủ động thay đổi cuộc sống theo hướng tích cực, tâm lý cân bằng, bình thản, và yêu đời, cùng tập luyện sức khỏe phù hợp để giữ tuổi trẻ ở lại lâu hơn.
Mong tất cả không cô đơn. Và an lạc trong tâm hồn
Ở vào tuổi “như chuối chín cây”, nhiều người cao tuổi bị đẩy vào tình cảnh như người “không gia đình”, dẫn đến hậu quả nhẹ là bị trầm cảm còn nặng là điên!
Hơn 20% người già mắc bệnh
Dân số thế giới đang “già” đi với tốc độ nhanh chóng, theo thống kê của tổ chức dân số thế giới, hiện có 800 triệu người hơn 60 tuổi và có thể lên tới 2 tỉ người vào năm 2050. Trong đó, thống kê của tổ chức Y tế Hoa Kỳ cho biết, hơn 20% người trên 55 tuổi có các rối loạn tâm thần với các biểu hiện: trầm cảm, lo âu, điên loạn… Đây là tỷ lệ rất cao, đặc biệt ở các quốc gia đang phát triển thì chiếm phần lớn. Cũng bởi vậy, chủ đề của ngày tâm thần thế giới năm nay là “Sức khỏe tâm thần và người lớn tuổi”.
Chứng trầm cảm tác động đến 7% người lớn tuổi, bệnh nặng có thể dẫn đến ý định tự tử. Thời gian đầu, chứng trầm cảm ở người già bắt đầu từ việc lơ là, thiếu quan tâm từ những người người thân trong gia đình làm giảm sự hứng thú của họ trong cuộc sống. Sau đó dẫn đến các biểu hiện lo lắng, sợ sệt và mất tin tưởng liên tiếp rồi cuối cùng là tâm thần (dạng trầm cảm). Rất nhiều nghiên cứu đã chứng minh tình trạng căng thẳng, trầm cảm ngay sau tuổi trung niên góp phần làm tăng nguy cơ trầm cảm khi về già của con người nói chung, phụ nữ nói riêng. Tiếp tục đọc →