Mại dâm ở… trung tâm SEA Games

Tác giả: Thành An (từ Nay Pyi Taw)

 

Các cô gái tại một CLB đêm ở Myanmar.

 

Gã tài xế taxi đỗ xịch chiếc xe trước cửa một ngôi nhà lớn có cổng sắt, mấy nhân viên an ninh mặc áo dạ quang mau mắn đẩy cửa. Khi chiếc xe đi dần vào trong, gã tài xế mới nói: “Chúng ta đã đến. Đây là nơi ăn chơi bậc nhất Nay Pyi Taw. Và ở đây, tất nhiên, có các cô gái…”.

Bia ôm kiểu Myanmar: 200 ngàn/giờ

Các phóng viên Thái Lan khi đến tác nghiệp SEA Games 27 ở Nay Pyi Taw đều than vắn thở dài. Thậm chí trên tờ Bangkok Post, phóng viên Thái Lan gọi Nay Pyi Taw bằng cái tên rất liêu trai: “Thành phố ma” – trong tựa đề bài báo “Nay Pyi Taw now less of a ghost town” (tạm dịch là “Nay Pyi Taw giờ chẳng khác gì một thành phố ma”).

 

Những người Thái ở Bangkok vốn đã quá quen với những hộp đêm, những sexshow phục vụ khách du lịch hay những quán bar dễ tìm hơn quán trà đá ở Việt Nam tỏ ra rất bức bối khi Nay Pyi Taw bói không ra một nơi để vui chơi, giải trí sau một ngày căng thẳng mệt nhọc. Tiếp tục đọc

Nhân cách Nguyễn Mạnh Tường qua thử thách

Tác giả: Nguyễn Bá Bảo

KD: Những người trí thức ảnh hưởng văn hóa Pháp, bao giờ cũng có tư duy mềm dẻo, uyển chuyển và tâm hồn họ trong sáng kỳ lạ, và biết đâu có cả sự ngây thơ nữa. Như Gs. Ls Nguyễn Mạnh Tường là một ví dụ. Họ sống theo lý tưởng, dấn thân vì lý tưởng nhận thức tự thân. Chỉ tiếc nhiều người  cuộc đời gặp quá nhiều chông gai lẽ ra không đáng có, không xứng đáng với họ. Cho dù sau này có sự đánh giá lại, thì những đắng cay họ đã phải chịu đựng, cũng chính là tổn thất cho sự văn minh văn hóa nói chung của một xã hội.

Gs Nguyễn Mạnh Tường

Tôi vốn là cựu học sinh Trường Bưởi ngày xưa (tức Trường Chu Văn An ngày nay, khoá học 1939 – 1942. Tôi học Ban Tú Tài trường này, có may mắn và vinh dự được học Thầy Nguyễn Mạnh Tường hai năm liền, năm thứ nhất và năm thứ 2 Tú Tài, 1939 – 1940 và 1940 – 1941.

Được biết Thầy và là học trò của Thầy từ thời tuổi trẻ, không hiểu vì sao ngẫu nhiên khi về hưu ở tuổi ngoài sáu mươi (1982), tôi lại có diễm phúc cùng Thầy sống gần nhau, cùng sinh hoạt và vui tuổi già trong một tổ chức vô cùng thú vị, Câu lạc bộ du lịch người cao tuổi do Ông Vũ Đức Thận, nguyên Thứ trưởng Bộ Xây dựng về hưu, tổ chức và làm chủ tịch. Do đó, tôi và người Thầy thân yêu của mình có nhiều dịp cùng nhau đi du lịch khắp nơi trong cả nước, từ Miền Bắc, qua Miền Trung, đến Miền Nam, vào tận điểm tận cùng của đất nước, Mũi Cà Mâu. Qua những chuyến đi này, qua những ngày đêm cùng ăn cùng ở với nhau, Thầy trò chúng tôi càng có nhiều cơ hội cùng nhau chuyện trò thân mật, hiểu rõ thêm về cuộc đời của nhau, tình nghĩa Thầy trò đã già nửa thế kỷ ngày càng thắm thiết. Tiếp tục đọc

Tại

Tác giả: Ngọc Hạnh

KD: Mình vừa nhận được bài thơ của tác giả Ngọc Hạnh cách đây mấy hôm, với chủ đề Tại- cùng lời “thách đấu” – đấu thơ.  Bất ngờ quá. Mình hơi lúng túng. Vì mình có phải dân thơ chuyên nghiệp đâu. Cũng không hề biết tác giả ở đâu, Ngọc Hạnh là tên hay bút danh, hi…hi…

Mà người đề nghị đấu thơ cũng dấu luôn danh tính, thân phận.

Chợt nghĩ, trước đây ở Hang Cua – Blog Hiệu Minh, trong các còm sĩ, một chàng còm sĩ có biệt danh chết cười:  Tịt Tuốt, chuyên ghẹo mình, và mình cũng ghẹo lại chàng. Vì thế Hang Cua rất vui.  Lâu nay, Tịt Tuốt biến mất không dấu vết, mình đã nhiều lần comm, “kêu gọi” đối phương trở về, mà vẫn biệt tăm. Nay xuất hiện Ngọc Hạnh  😀  😳

Vừa buồn cười, vừa thấy thú vị, ngồ ngộ hay hay. Cảm ơn Ngọc Hạnh            

                                  TẠI

              Còn đây trọn vẹn nghĩa tình

           Trong từng chia sẻ có mình có ta

 

           Bâng quơ thấm đẫm mặn mà

           Nhớ gần rồi lại thương xa bồn chồn

 

           Mơ mơ tỉnh tỉnh chập chờn

           Có làn sóng nhẹ đang vờn trùng khơi  Tiếp tục đọc

Người Hoa có nhiều điều khác người Việt

Tác giả: Hoàng Hồng Minh (Nguồn: Tia Sáng)

KD: Mình copy từ nhà Tổng Cua- Hiệu Minh về, chắc lão chả biết gì đâu  😀 

Nói gì thì nói, văn hóa Trung Hoa là một trong những đỉnh cao văn hóa nhân loại, và số 01 văn hóa phương Đông. Thực sự, mình vẫn thích cả phim cổ, nhạc không lời Trung Hoa. Lúc này cũng đang nghe sáo, nhị của một bản nhạc Tây Tạng. Réo rắt, da diết buồn, và mênh mông trời đất, cao nguyên, núi đồi… Con người sao bé nhỏ trước sự hùng vĩ vậy.

Và tình yêu cũng đầy sắc màu nhớ thương…

Tử Cấm Thành. Ảnh: HM

Tử Cấm Thành. Ảnh: HM

Giống là vậy, thế nhưng nhìn cho kĩ, nhiều điều của xứ Hoa vẫn cứ khác xứ Việt.

Nếu bạn gặp ai lần đầu ở xứ lạ, mà người đó bảo bạn rằng bạn là người Việt, không phải là người Hoa, thế mà thực sự đúng là như vậy, thì người đó quá là tài! Có những người như thế thật, người xứ tây hẳn hoi, nhưng chính tôi cũng không dám chắc mình đủ tinh anh được đến như thế. Tiếp tục đọc

Ấn tượng Vũ Bằng

Tác giả: Vũ Nho

 

Do hoàn cảnh đặc biệt của Vũ Bằng, như mọi người đã biết, vì vậy mà lứa tuổi như chúng tôi tốt nghiệp cấp 3 năm 1966 chỉ có thể biết Vũ Bằng qua nguyên mẫu  Hoàng trong truyện ngắn nổi tiếng của nhà văn Nam Cao : Đôi mắt.  Thú thật, khi đó,  không hiểu sao, cậu  thanh niên nhà quê như tôi lại rất nể phục nhân vật Hoàng. Dù cho thầy giáo có nói rằng Hoàng là nhân vật trí thức tư sản, là con người xấu, là người có thị hiếu “kém cỏi, hạn chế” của nhà văn “chợ đen”

Ảnh nhà văn Vũ Bằng. Nguồn: Trên mạng

( Xin bỏ quá cho, chắc thầy dạy tôi nhắc lại những đánh giá của các vị Phong Lê- Huệ Chi, Lương Thanh Tường, Võ Phi Hồng và Hà Minh Đức viết về Nam Cao thời  những năm 60 – Mời đọc :  Hà Bình Trị – “Nhìn lại sự nhìn lại gần đây với tác phẩm Đôi mắt” trong cuốn Nam Cao qua nửa thế kỉ, nhà xuất bản Giáo dục, 2001, trang 154 ). Tiếp tục đọc

Chiếc boomerang của tôi

Tác giả: Lê Mai

KD: Cũng như quy luật của chiếc boomerang khi ném đi, sự phản hồi luôn luôn tốt trong cuộc sống. Sự một chiều sẽ giết chết tính sáng tạo và động lực của phát triển. Đáng thương và đáng buồn là sự độc diễn- (Lê Mai).

Một bài viết ngắn, chỉ thông qua chiếc Boomerang đơn giản, nhưng để nói tới quy luật thực tiễn- sự phản biện, cần được coi như động lực kích thích sự điều chỉnh của xã hội để phát triển.  Sự phản biện ở nhiều quốc gia là điều bình thường. Nhưng ở VN ta tại sao coi như là một vấn đề gì nghiêm trọng, to tát, như “phản động” vậy?

Hay bởi có những vị tư duy cứng nhắc luôn “nhất thể hóa” mình là chân lý? Cái tư duy xơ cứng đó, ngẫm cho cùng cũng là hệ lụy sâu sắc của cơ chế xin cho, ban phát.

Cảm ơn anh Lê Mai.

Rời Australia, hành trang của tôi có thêm một vật lưu niệm rất đáng giá: chiếc boomerang. Thực ra, nó chỉ là một vật lưu niệm bán ở các cửa hàng (Gift shop), người ta mua tặng tôi. Một chiếc boomerang nho nhỏ, xinh xắn, sơn màu hồng nhạt xen lần với màu nâu đỏ, có những chấm hoa li ti, những hình vẽ trang trí thể hiện nền văn hóa Australia rất tinh tế. Lập tức, tôi liên tưởng đến những thổ dân nước Úc với kỹ thuật tuyệt vời khi họ ném chiếc boomerang rồi đứng yên một chỗ đợi nó quay trở lại. Họ đâu có nghiên cứu gì về lý thuyết khí động học, song họ có thực tiễn lâu đời – họ nắm được quy luật. Mà ai nắm được quy luật, người đó là nhà triết học vậy.

Tôi cũng muốn thử ném chiếc boomerang của tôi, song biết chắc rằng nó sẽ không quay trở lại và rất có thể bị hỏng, đành thôi. Thật tiếc là tôi không có thời gian và cơ hội để học kỹ thuật ném ấy. Tiếp tục đọc

Bạo hành trẻ và những ông lớn được nuông chiều

Tác gỉa: Kỳ Duyên

Nếu tư duy kinh tế vẫn xơ cứng, ý thức hệ vẫn bảo thủ, và sâu xa nữa, lợi ích nhóm bị ảnh hưởng, thì cái cô Đào của ca dao xưa, có thể phải đau khổ mà trả lời chàng Mận ngày nay: Vườn hồng có lối nhưng chưa ai …cho vào.

IĐó là chuyện ngược đời, nhưng lại có thật đã diễn ra trong xã hội ta, khiến lòng người bất bình.

Vụ việc hành hạ ba trẻ mầm non, lớn nhất mới 04 tuổi, nhỏ nhất mới 01 tuổi của các bảo mẫu đáng … kinh sợ- Nguyễn Thị Thiên Lý (sinh năm 1984), Lê Thị Đông Phương (đồng thời là chủ cơ sở nuôi giữ trẻ mầm non Phương Anh- P. Hiệp Bình Phước, Q. Thủ Đức, t/p HCM) đang làm kinh động cả xã hội. Người viết bài đã không dám xem clip “ấn tượng kinh hồn” này, khi nhìn thấy nét co rúm trên gương mặt bạn đồng nghiệp, nói lên tất cả. Cái ác đối với con trẻ đã đi quá giới hạn chịu đựng của người lớn.

Xã hội chưa hề quên, hàng chục vụ việc những “quỷ dữ” đội lốt cô bảo mẫu, đội lốt cha mẹ hành hạ trẻ một cách tàn độc, chấn động lương tâm cả xã hội trước đó.

bạo hành, mầm non, DNNN, tập đoàn Kinh tế
Hình ảnh bảo mẫu Quảng Thị Kim Hoa hành hạ trẻ mầm non Tiếp tục đọc

VietNamNet sinh nhật tuổi 16

Tác giả: Bài và ảnh Kỳ Duyên

Ngày 19/12 mới đây, báo VietNamNet tổ chức sinh nhật tuổi 16 của mình. Năm nay, vừa chỉ là năm lẻ, kinh tế xã hội lại đang khó khăn, nên tòa soạn chủ trương tổ chức nội bộ, không mời quan khách. Ngay bộ phận trong t/p HCM cũng tự tổ chức kỷ niệm ở trong đó.

Dù vậy buổi sáng ngày 19/12, vẫn nhiều đại diện cơ quan đến tặng hoa. Hương hoa thơm lựng từ ngoài hành lang vào đến phòng làm việc, thanh tao và lộng lẫy muôn màu sắc. Nhà thơ Việt Phương, một người bạn thân thiết của VNN, trong buổi sáng cũng đến thăm, chúc mừng và trò chuyện thân mật về nghề báo.

Buổi chiều, Tổng Biên tập tổ chức cho anh chị em vui chơi, liên hoan ở Khu đô thị sinh thái Ecopark, cách HN khoảng 30 km.

Ecopark quả là nơi lý tưởng cho những hoạt động ngoài trời kiểu này. Khuôn viên rất đẹp, cây cối nhiều và quy hoạch của khuôn viên hợp lý.

16 năm đã qua- với tuyên ngôn luôn đồng hành cùng dân tộc- VietNamNet đã trải qua biết bao buồn vui, thăng trầm. Đánh giá, nhận xét về tờ báo ra sao, như thế nào, là tùy cảm nhận của mỗi bạn đọc. Với riêng mình, từng trải qua môi trường báo chí chính trị lớn nhất nước, thì chính ở đây, mình tìm thấy những điều tri kỷ, tri âm, những điều mình tâm đắc nhất về nghề báo.

Đó là hạnh phúc của người cầm bút.

Cảm ơn VietNamNet đã cho mình tình yêu nghề báo, sâu sắc, lãng mạn, và tràn đầy đến thế, những năm tháng này.

Xin được đưa một số hình ảnh trong lễ Sinh nhật tuổi 16 của VietNamNet.

TBT Bùi Sĩ Hoa thắp nến. Phó TBT Phạm Anh Tuấn mở rượu chúc mừng

TBT Bùi Sĩ Hoa phát biểu. Chúc mừng Sinh nhật VNN! Tiếp tục đọc

Trái cấm của Ngọc Trinh

Tác giả: Đào Tuấn

KD:  Anh nhà báo Đào Tuấn này, viết gì thì viết, em Ngọc Trinh vẫn cứ là … trái cấm nếu các anh không phải đại gia. Bởi không có tiền cạp đất mà ăn à. Phát ngôn ấn tượng này sẽ còn sống lâu hơn bất cứ câu nói hay ho nào  😀

 

  “Nữ hoàng nội y” đã lại làm “nổ tròng mắt” dư luận khi tung ra bộ ảnh “Cám dỗ” gợi cảm đến độ không thể cám dỗ hơn. Gì nhỉ. “Nữ hoàng nội y” không nội y gần như cởi truồng. Rồi thì những trái táo đỏ, những hộp quà đỏ, cái “cây nhận thức” theo môtíp trái táo cấm của nàng Eva trong vườn địa đàng. Và điểm nhấn của bộ ảnh cám dỗ, thứ trái cấm cám dỗ nhất trong màn quảng cáo kinh điển, tất nhiên không phải là trái táo, mà chính là người cầm trái cấm đó.

Với một người “không tiền cạp đất mà ăn” như Ngọc Trinh, không khó để biết, nàng chỉ thuần túy là một “trái cấm” mà những người khác đã đặt bên cạnh quả táo. Tiếp tục đọc