Món quà bất ngờ

Tác giả:

KD: Chưa đến Lễ Giáng sinh, nhưng bè bạn đã gửi đến cho câu chuyện cảm động này. Muốn đưa lên ngay để bạn đọc cùng được chia sẻ. Với mình, đây cũng là món quà Giáng sinh bạn bè gửi tặng- món quà của lòng tốt. Cảm ơn bạn bè yêu quí và chuẩn bị vui Giáng sinh hạnh phúc nhé!

Đi mua quà Giáng Sinh có thể là công việc căng thẳng nhất trong năm. Đặc biệt là mua quà Giáng Sinh để tặng vợ, đó còn là một thách thức đặc biệt. Tặng máy hút bụi có vẻ thiếu tình cảm, tặng vé xem bóng đá có vẻ không thực tế, còn tặng thiết bị nhà bếp thì hoàn toàn không thể được. Tôi cảm thấy lúng túng khi Giáng Sinh sắp đến. Bí quá, tôi nhờ Sally – cô thư ký của tôi – giúp tôi chọn quà. Chúng tôi đi bên nhau trên đường dành riêng cho người đi bộ, cách cửa hiệu kim hoàn hai dãy phố. Làm việc ở khu thương mại cũng tiện lợi, vì gần các cửa hiệu mua sắm. Tuy nhiên, nó cũng có những bất lợi.

Trên đường, trước mặt chúng tôi là hai người đàn ông vô gia cư, đang ngồi co ro bên cạnh đường ống dẫn hơi nóng của một tòa nhà. Tôi định băng qua đường để tránh họ, nhưng xe cộ đông đúc quá. Trước khi tiếp tục bước tới, tôi đổi bên để Sally đối mặt với họ. Chắc chắn họ sẽ xin tiền chúng tôi, làm bộ để mua đồ ăn, nhưng số tiền bố thí sẽ được quăng vào cửa hàng rượu bia. Tiếp tục đọc

Thay vì xây lăng mộ, hãy mở trường mầm non

Tác giả: (theo SGTT)

KD: Quá chuẩn!

Những sĩ quan SS của phát xít Đức khi giết người Do Thái, những người lính Pol Pot khi bổ cuốc vào đồng loại, những người lính Nhật trong thảm sát Nam Kinh, lính Bosnia trong thanh trừng sắc tộc ở Nam Tư… tất cả đều cho rằng mình không sai, rằng mình làm theo lệnh cấp trên, rằng mình làm việc phải làm.

cô giáo, bạo hành, mầm non, mở trường
Nhìn bức ảnh này, phụ huynh khó biết đã “giao con cho chằn”. Ảnh: kenh14.vn 

Tác gia Mỹ gốc Đức Hannah Arendt đã phân tích cho mọi người thấy con người sẽ man rợ thế nào khi cái ác trở thành việc thường nhật, trở thành cái phổ biến không đáng bận tâm. Một trong những điều thường trực trong đầu của những con người làm nên cái ác tận cùng này đều là tước bỏ tính người trong “đối tượng cần xử lý”; nói cách khác là họ từ bỏ tính thấu cảm (empathy) của mình để coi “đối tượng cần xử lý” không phải là đồng loại, để từ đó có những việc làm vượt ra khỏi các quy tắc đạo đức thông thường. Tiếp tục đọc

Cỗ thịt chuột ở Đình Bảng

Tác giả: Vũ Nho– (Tặng : Nhà văn Lê Xuân Quang)

KD: Mình đăng lại, vì nó là tập quán văn hóa một vùng quê- Đình Bảng (Bắc Ninh), thấy lạ. Nhưng giả sử có món đó ngay trước mặt, mình không bao giờ dám ăn. Sợ lắm!  Nhìn mình đã sợ rùi.  Khiếp vía  😀
.
Từ lâu lắm rồi, thiên hạ đồn thổi “cỗ Đình Bảng không có món thịt Chuột là không to”.
Đó là lối ngoa  truyền cho vui như đòi ăn gan Ruồi, trứng Trâu…kiểu như thi nói khoác của các tay “phó phét” làng Đông An trên Yên Phong ấy thôi.
Món chuột thui bán giá cao đắt khách.
Cỗ bàn đám xá ở Đình Bảng xưa nay đứng  cỡ số 1 của xứ Bắc Kỳ, hàng năm trong làng có trên 300 (ba trăm) đám cỗ bàn cưới xin, giỗ chạp, khao vọng,lễ tiết…chả thế mà có những “nhà”, những “họ” (hoạt động như Công ty TNHH bây giờ) chuyên giết lợn làm giò chả, “nem Báng” (tên nôm của Đình Bảng) là đặc sản tiến Vua; có nhiều nhà chuyên làm bánh Gio, bánh Xu Xuê (phu thê),có các vị đầu bếp chuyên đi “làm giúp”  cỗ bàn trong họ, trong làng. Mà làng Đình Bảng (kẻ Báng) đã tồn tại mấy nghìn năm nay, lối hôn nhân “ta về ta tắm ao ta” khép kín thì cả làng ai mà chả có họ với nhau . Tiếp tục đọc

“Bầu” Kiên có gánh tội thay ai?

Tác giả: theo H.C.T (Petrotimes)

Việc bà Đặng Thị Ngọc Lan – vợ và bà Nguyễn Thúy Hương – em gái ruột của “bầu” Kiên thoát vòng lao lý, có nhiều nghi ngại rằng: Là do Kiên đã nhận hết, gánh hết tội.

Bầu Kiên sắp bị đưa ra xét xử như một trong những đại án lớn nhất của năm nay. Việc bà Đặng Thị Ngọc Lan – vợ và bà Nguyễn Thúy Hương – em gái ruột của “bầu” Kiên thoát vòng lao lý, có nhiều nghi ngại rằng: Là do Kiên đã nhận hết, gánh hết tội. 2 người phụ nữ này có “dấu chân” trong các phi vụ buôn bán vàng trái phép – một trong những tội trạng lớn nhất của Nguyễn Đức Kiên.
Bầu Kiên có gánh tội thay ai?

Vợ “bầu” Kiên, bà Đặng Ngọc Lan vốn là Tổng giám đốc Công ty B&B – nơi mà Nguyễn Đức Kiên đã dùng để thực hiện một loạt các hoạt động kinh doanh trái pháp luật của mình. Đặng Ngọc Lan đại diện Công ty B&B ký hợp đồng số 01-VGSHĐUT.08 ủy thác đầu tư kinh doanh vàng với Ngân hàng ACB với nội dung: Công ty B&B ủy thác cho Ngân hàng ACB thực hiện các hoạt động đầu tư tài chính thông qua việc kinh doanh giá vàng ngoài lãnh thổ Việt Nam theo chỉ thị bằng văn bản của Công ty B&B. Tiếp tục đọc

Khó kiểm soát thu nhập quan chức!

Tác giả: Thế Kha

KD: Kiểm soát làm sao nổi? Ngoài lương còn có bổng, lộc, lậu…  😀   Một chữ ký Dự án cũng đẻ ra tiền bạc, thì kiểm tra kiểu gì?

Tất cả thì có “ta với ta”. Như trong vụ Dương Chí Dũng đó, chỉ có mỗi câu “Cảm ơn em”

Quan trọng, nếu nền quản trị quốc gia hiện nay vẫn như … hiện nay, nền kinh tế vẫn tiêu tiền mặt là chủ yếu (trừ mỗi khoản phát lương) thì minh bạch, công khai vẫn là cái bánh của con nhà giàu mà con nhà nghèo không bao giờ có thể mơ ước. Vậy thì yên tâm đi. Đừng hy vọng kiểm soát được thu nhập các quan chức. Nhá!  😀

.

Thanh tra Chính phủ vừa dự kiến lộ trình kiểm soát toàn bộ thu nhập của người có chức vụ, quyền hạn; mong muốn nhiều bộ, ngành chung tay góp sức để công tác phòng chống tham nhũng đạt hiệu quả

 

 

Theo dự thảo Đề án Kiểm soát thu nhập của người có chức vụ, quyền hạn do Thanh tra Chính phủ vừa đưa ra lấy ý kiến rộng rãi, sau năm 2020, toàn bộ thu nhập của quan chức sẽ được kiểm soát như quy định của Luật Phòng chống tham nhũng.

Một nguyên nhân quan trọng khiến việc kiểm soát thu nhập còn nhiều hạn chế là do nền kinh tế Việt Nam vẫn chủ yếu sử dụng tiền mặt Ảnh: HỒNG THÚY
Một nguyên nhân quan trọng khiến việc kiểm soát thu nhập còn nhiều hạn chế là do nền kinh tế Việt Nam vẫn chủ yếu sử dụng tiền mặt Ảnh: HỒNG THÚY Tiếp tục đọc

Chẳng biết vui hay buồn

Tác giả: Nguyễn Quang Lập

KD: Vui chứ Bọ. Vì  Hot Boy Bọ vẫn là nhà văn nổi tiếng nhất hiện nay “sánh vai” với em Nguyễn Ngọc Tư, nên nhà văn Phạm Toàn khen là đúng rùi.  Nhà văn khen nhà văn là khó lắm đó  😀

Đến lượt mình- nhà báo- khen cả hai ông nhà văn. Hot Boy Bọ thì khỏi nói. Còn ông nhà văn Phạm Toàn- chửa thấy ông già nào… say mê trẻ con như cái ông già Phạm Toàn này. Lúc nào gọi cho ổng đặt bài cũng chỉ thấy cười như nghé, rồi trịnh trọng lắm: “Anh đang gấp rút làm cho nhóm Cánh Buồm”, còn mình chỉ gọi là nhóm Cánh Bướm  😀

 

Quen bác Phạm Toàn đã lâu, chưa khi nào nghe bác nhắc đến văn mình chứ đừng nói khen. Sáng chủ nhật đẹp trời bỗng đâu thấy bác khen bọ Lập trên trang Bauxite nhân giới thiệu truyện ngắn Đường đời không lối rẽ của minh. Đọc thấy sướng, vội vàng đăng lên khoe với bà con.
Câu chuyện bắt đầu như mọi câu chuyện theo kiểu Nguyễn Quang Lập, nghĩa là như không có văn, không định làm văn, càng không thấy dấu vết nào của sự cố ý “làm văn”.

Tôi làm ở báo Cửa Việt … tôi túng bài cho số Tết … tôi mò ra Hà Nội … tôi không định đặt bài cái “thằng Phương” bạn tôi ấy, nhưng rồi lại có bài của nó đem về dùng, chỉ bỏ đi chừng năm trăm chữ …”  Tiếp tục đọc

Răng đen… hạt huyền

Tác giả: Lê Anh Dũng

KD: Lê Anh Dũng là phóng viên ảnh “xịn” nhất hiện nay của VNN. Các chùm ảnh của LAD luôn có sự tìm tòi, khám phát mới mẻ và thú vị. Nhưng cái title bài, mình xin biên tập lại cho hấp dẫn hơn   😀

Bài trên VNN: http://vietnamnet.vn/vn/xa-hoi/154371/-nu-cuoi-den-nhanh—–ton-vinh-ve-dep-phu-nu-xua.html

Hàm răng đen nhánh hạt huyền từng là biểu tượng cho nét nét đẹp của phụ nữ xưa nay chỉ còn được lưu giữ bởi những phụ nữ lớn tuổi người Kinh.

 Tục ngữ Việt có câu “cái răng, cái tóc là góc con người” và hàm răng đen nhánh hạt na chính là biểu tượng cho vẻ đẹp, cái duyên của phụ nữ Việt Nam trải qua hàng nghìn năm lịch sử.

Cũng như nhiều dân tộc vùng Đông Á, tục nhuộm răng xuất hiện ở Việt Nam từ hàng nghìn năm trước (theo các truyện cổ tích và truyền thuyết Việt Nam) và được tôn vinh như một nét đẹp không thể thiếu ở người phụ nữ.

Tục nhuộm răng đã trở thành nét văn hóa không chỉ của cộng đồng người Kinh mà tồn tại ở cộng đồng các dân tộc Thái, Tày, Mường, Dao, Lự, Si La… sống trên dải đất Việt Nam. Tiếp tục đọc

Những chuyện rùng rợn cứ tiếp tục xảy ra…

Tác giả: Nguyễn Vĩnh Nguyên (theo SGTT)

KD: Một khi xã hội bị băng hoại về đạo lý, thì sự băng hoại đó thường phản ánh sâu sắc, và cũng đau đớn nhất ở bất cứ lĩnh vực nào, trong quan hệ giữa người và người.Những gì trong bài viết chỉ là phản ánh một điều lớn hơn trong xã hội.

Mình nhớ câu ngày xưa, khi học về chủ nghĩa tư bản, có câu: Người với người là chó sói, đầy miệt thị chủ nghĩa này. Cái cách quản lý thả nổi, cái cách các nhóm lợi ích xâu xé quyền lợi của nhân dân hiện nay cho thấy “chủ nghĩa tư bản hoang dã” bắt đầu phản phất nơi này, nơi kia…

Sự tàn nhẫn đang diễn ra và bị lờ đi hoặc lãng quên trong cuộc sống này theo một lối mòn có phần dễ dãi ngay trong chính bản thân từng người.

>>Bạo hành trẻ: Sự chịu đựng đã đến giới hạn

Lúc 2 giờ 45 phút sáng 1.11.2013, bé gái Nguyễn Thị Thuỳ Dung chào đời tại bệnh viện Phụ sản Trung ương, là công dân thứ 90 triệu của Việt Nam. Số phận đã chọn bé gái này đứng vào vị trí của một dấu mốc đẹp trên biểu đồ dân số của một đất nước.

Cũng khoảng 2 giờ 45 phút, sáng 28.11.2013, trong một phòng trọ tại thành phố Cần Thơ, một thai phụ 18 tuổi đã đẻ rơi một cháu gái ngay khi vừa bán dâm xong. Tám tiếng sau, hai mẹ con may mắn được phát hiện và đưa vào bệnh viện, thoát cơn nguy kịch. Người mẹ trẻ nói rằng, dù biết đứa con trong bụng đã lớn nhưng vẫn phải bán dâm để kiếm tiền mua cơm.

trẻ em, bảo mẫu, bạo hành

Trẻ em được xem là tương lai của xã hội. Nhưng, trước khi là tương lai, đó là đối tượng sống trong hiện tại, cần được nâng niu trong hiện tại bằng tình yêu thương, trách nhiệm và sự công minh chính trực của người lớn. Ảnh: Đào Ngọc Thạch Tiếp tục đọc