Thưa bạn đọc Blog Kim Dung/ Kỳ Duyên!
Vì những lý do tế nhị, chủ Blog xin được gỡ bài viết này xuống. Hy vọng sẽ đăng lại trong một dịp thuận lợi, với thông tin đầy đủ.
Xin cảm ơn bạn đọc xa gần.
Kim Dung/ Kỳ Duyên
Thưa bạn đọc Blog Kim Dung/ Kỳ Duyên!
Vì những lý do tế nhị, chủ Blog xin được gỡ bài viết này xuống. Hy vọng sẽ đăng lại trong một dịp thuận lợi, với thông tin đầy đủ.
Xin cảm ơn bạn đọc xa gần.
Kim Dung/ Kỳ Duyên
Dưới đây là một số “ứng viên” mà Frida Ghitis, người phụ trách chuyên mục thế giới của báo Miami Herald và World Politics Review cho rằng đã đứng sau những sự kiện định hình năm 2013.
Edward Snowden
Edward Snowden vẫn chưa bước sang tuổi 30 khi anh ta vén rèm phơi bày sự thật về quy mô do thám “khủng khiếp” của Cơ quan An ninh quốc gia Mỹ (NSA). Trong khi NSA để mắt tới những thứ khác thì một cá nhân đơn lẻ ở giữa tổ chức này lại gây ra một cơn chấn động. Tiếp tục đọc
![]() |
Ông Nguyễn Bá Thanh, Trưởng ban Nội chính Trung ương (ảnh: internet) |
KD: Cười đây 😀 Cảm ơn bạn bè nhìu nhìu 😛
1. Một bài thi
Con lạy thầy. Con van cô. Chấm dễ dễ. Không cần nhiều. Năm điểm thôi. Đâu có khó. Phải không thầy. Sẽ làm được. Thầy chấm hơn. Con cám ơn. Thầy chấm ít. Thầy được gì ? Chẳng gì cả. Con thi rớt. Phải thi lại. Lại gặp nhau. Thầy lại cực. Phải chấm nữa. Cực thầy thôi. Con ko muốn. Thấy thầy cực. Thế nên thầy. Chấm đậu nhá.
2. Một bài luận có đầu đề: “Em hãy tả lại một vụ đắm tàu”.
Một cậu học sinh đã viết: “Thuyền trưởng đã không kịp phản ứng khi cơn bão biển ập tới. Trong vòng 30 giây, con tàu đã chìm, không có tin tức gì thêm vì không còn người nào sống sót, hết.”
3. Một bài luận tiếng Anh ngắn về hoàng tử và công chúa.
Bài làm như sau: “Hoàng tử và công chúa gặp nhau tại lâu đài. Hoàng tử hỏi :””Can you speak Vietnamese?”” Công chúa trả lời:””Sure””.
Thế là sau đó cả bài văn nó viết toàn bằng tiếng Việt hết.
4. Chú Pa tàu .
Một chú ba tàu ở Sài Gòn đi xe gắn máy zô đường cấm bị cảnh sát giao thông thổi phạt Về nhà bác bức xúc kể với mấy ông bạn hàng xóm: Pữa lay, ngộ li xe pị tằng CS giao tông nó thủi, ngộ tấp vô, ló hỏi ngộ: – Zái tò của ông lâu? Ngộ lói ngộ hỏng có lem zái theo, chỉ có lem cái cạc thui… Tiếp tục đọc
KD: Theo dõi đối thoại ở phiên tòa, tâm lý những bị cáo, chỉ thấy Trần Hải Sơn là người thành khẩn nhất. Còn lại, đặc biệt Dương Chí Dũng là kẻ cực kỳ ngoan cố. Bởi tham nhũng rất khó bắt ở chỗ phải chứng minh được “vật chứng” theo nguyên tắc xét xử “trọng chứng hơn trọng cung”. Đến hai căn hộ của DCD mua cho bồ nhí, mà bà vợ DCD cũng còn tự nhận là bà ta đưa tiền cho DCD mua thì đúng là “chối tỉ”. Nhưng để chối tội hộ và cứu DCD, để không bị mất tiền, thì cái lưỡi con người ta sẵn sàng “không xương” cho nhau kiểu đó.
Bài viết đã ‘điểm” được bản chất của cơ chế xã hội hiên nay: Một nền kinh tế tiêu tiền mặt và không có sự công khai, minh bạch, thì hệ lụy của nó, tất yếu còn nhiều vụ kiểu DCD nữa.
Như bạn đọc đã biết, Dương Chí Dũng và Mai Văn Phúc đã phải nhận án tử hình sau phiên tòa xét xử vừa diễn ra được dư luận đặc biệt quan tâm.
Phần tranh luận của phiên tòa diễn ra phức tạp, đúng như lời phát biểu của ông Nguyễn Bá Thanh – Trưởng ban Nội chính TƯ trước cử tri thành phố Đà Nẵng: “Cú đấm mở màn cho cuộc chiến chống tham nhũng cam go và thách thức”. Điều này được thể hiện khi chỉ có ông Trần Hải Sơn thành khẩn khai nhận tham ô 5,8 tỉ đồng. Ông Trần Văn Sơn cũng có thể khai khác đi, nếu không có bằng chứng không thể chối cãi là số tiền này được phản ánh trên tài khoản và các chứng từ của Công ty Phú Hà. Tiếp tục đọc
KD: Câu hỏi rất hay. Và bài trả lời phỏng vấn đã chỉ ra được nhiều vấn đề bản chất của tâm lý này. Cái rõ nhất là nếu đụng tới lợi ích thì sao? Sự nhùng nhằng của cải cách và không cải cách là ở chỗ này.
“Không ai có thể bắt một đất nước có chủ quyền mạnh như Việt Nam phải cải cách được. Vấn đề cuối cùng là thực tâm có muốn cải cách hay không thôi”, ông Nguyễn Xuân Thành nêu quan điểm.
Liệu có thể yên tâm rằng, hội nhập là con đường vòng để tháo gỡ những nút thắt khó khăn hiện nay? So với láng giềng, Việt Nam đang ở đâu? Tuần Việt Nam giới thiệu phần tiếp theo cuộc trò chuyện với ông Nguyễn Xuân Thành, Giám đốc chương trình giảng dạy kinh tế Fulbright, nhà nghiên của Viện Rajawali về châu Á thuộc trường Harvard Kennedy.
Nợ xấu là vấn đề lớn nhất
Trong bối cảnh hiện nay, ông có cho rằng hội nhập sẽ góp phần cải cách nền kinh tế Việt Nam? Khi gia nhập WTO ta cũng có nhiều hy vọng như vậy song thực tế nhiều cam kết WTO vẫn chưa được thực hiện?
– Thực ra quan điểm và kỳ vọng đó cũng không hoàn toàn đúng vì chưa có cơ sở. Không ai có thể bắt một đất nước có chủ quyền mạnh như Việt Nam phải cải cách được.
Vấn đề cuối cùng là thực tâm có muốn cải cách hay không thôi.
Đương nhiên, cái gì cũng cần có điều kiện và cái giá của nó. Tiếp tục đọc
KD: Lần đầu tiên công khai những con số lãng phí kiểu này, kinh khủng. Nhưng chưa ai có thể tính được hiệu quả những chuyến đi thăm học tập kiểu gì? Hay toàn là để “đi đâu đó”?
Những con số “tế nhị”
Ngày 3/10/2013, bản tin trên một tờ báo điện tử dẫn lời chuyên gia kinh tế Lê Đăng Doanh nói: “Tôi vừa từ nước ngoài về, Đại sứ Việt Nam tại Liên Bang Nga Phạm Xuân Sơn cho biết bình quân một năm đón tiếp từ 200- 220 đoàn công tác từ Việt Nam sang, có đoàn tới 60 người”. Nhưng cũng chỉ rất nhanh sau đó, câu trên đã được sửa lại thành “một Đại sứ cho biết…”.
Có thể, số đoàn vẫn chỉ là 200-220, nhưng rõ ràng “Một Đại sứ”, khác với “Đại sứ Phạm Xuân Sơn”. Có thể, vì những con số là tế nhị nhạy cảm cũng không biết chừng.
Giá cho một cặp vé khứ hồi đi Moscow rẻ nhất là 17 triệu VNĐ, hạng thương gia lên tới 52 triệu. Không khó để tự những người nông dân tính ra một năm như thế, họ phải làm ra bao nhiêu thóc chỉ để phục vụ cho các đoàn công tác nước ngoài. Tiếp tục đọc
KD: Thế nên, mình thực sự kính trọng tư cách và bản lĩnh phi thường của Bà Hillary Clinton. Thật hiếm có!
Tờ báo lá cải của Mỹ National Enquirer tung tin bà Michelle Obama đã gặp gỡ với luật sư ly hôn và nói với ông Obama rằng bà muốn một cuộc sống riêng biệt. Hiện bà Michelle “chuẩn bị chuyển vật dụng cá nhân của tổng thống Mỹ ra khỏi căn nhà triệu USD của họ ở Chicago”.
Cơn thịnh nộ của bà khởi nguồn từ vụ chụp ảnh tai tiếng tại lễ tưởng niệm ông Mandela hôm 10-12. Các nhà báo mô tả Tổng thống Obama, Thủ tướng Anh David Cameron và Thủ tướng Đan Mạch Helle Thorning-và Schmidt chụp ảnh tự sướng với nhau bằng điện thoại thông minh. Tiếp tục đọc