Bắt Giám đốc Trung tâm cứu trợ trẻ em tàn tật tỉnh Hà Giang

Tác giả: theo Báo Tin tức

KD: Một việc làm kịp thời, đúng đắn. Tham ô đã xấu, tham ô của trẻ khuyết tật thì nó là thứ “ăn bẩn” nhục nhã, và bất nhân vô cùng. Mà sao họ không sợ quả báo nhỉ. Số tiền không quá lớn, nhưng nó rất “lớn” về tính chất vô liêm sỉ.

Chỉ trong hai năm 2012 và 2013, Giám đốc Trung tâm này cùng thuộc cấp đã ăn bớt tiền hỗ trợ trẻ khuyết tật từ vài chục nghìn đến 100.000 đồng/trẻ.

Ngày 27/12, Công an tỉnh Hà Giang đã quyết định bắt tạm giam 3 tháng đối với 2 đối tượng Phạm Ngọc Thành (SN 1966), Giám đốc và Nguyễn Thị Lan Anh (SN 1976), Kế toán tại Trung tâm cứu trợ trẻ em tàn tật tỉnh Hà Giang về hành vi “tham ô tài sản” được quy định tại Khoản 2, Điều 278 Bộ luật Hình sự.

Công an tỉnh Hà Giang thực hiện lệnh bắt tạm giam bị can Phạm Văn Thành, sáng nay 27/12
Công an tỉnh Hà Giang thực hiện lệnh bắt tạm giam bị can Phạm Văn Thành, sáng nay 27/12.

Đồng thời, cơ quan điều tra cũng đã tiến hành khám xét khẩn cấp nơi ở của 2 đối tượng Thành và Lan Anh; khám xét phòng làm việc tại cơ quan Trung tâm cứu trẻ em tàn tật tỉnh, trước sự chứng kiến của các cơ quan chức năng. Tiếp tục đọc

Từ ngày mai, chồng chửi vợ sẽ bị phạt tiền

Tác giả: Theo Khám pha.vn

KD: Mình rất thích cái tin này. Lúc nào túng tiền, kiếm cách khiêu khích cho ông chồng chửi, ít nhất cũng được 1 tr đồng  😀

Nhưng nghĩ mãi không biết cách nào. Vì ông chồng mình, và cả con trai nữa, chưa bao giờ nói tục, chửi bậy.  He…he…

Mà với cái cung cách hành dân là chính, thì ai sẽ là người phạt nếu chồng chửi vợ nhể? Riêng cái việc nộp phạt, lấy hóa đơn, thì  có lẽ  các ông chồng không bao giờ chửi vợ là… tốt nhất   😀

Từ ngày mai (28/12), nhiều quy định xử phạt vi phạm hành chính như: “tội bất hiếu”, “chồng chửi vợ”, “chồng ngăn vợ gặp bạn bè”,… bắt đầu có hiệu lực.

Đây là những quy định thuộc Nghị định 167/2013/NĐ-CP về “xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng cháy và chữa cháy; phòng, chống bạo lực gia đình” mà Chính phủ mới ban hành.

Tiểu tiện ở đường phố bị phạt 300.000 đồng

Người mang “tội bất hiếu” sẽ bị xử phạt đến 2 triệu đồng. Cụ thể, Điều 50 của Nghị định nêu rõ: Phạt tiền từ trên 1,5 triệu đồng đến 2 triệu đồng đối với hành vi: Bỏ mặc không chăm sóc thành viên gia đình là người già, yếu, tàn tật, phụ nữ có thai, phụ nữ nuôi con nhỏ; Đối xử tồi tệ với thành viên gia đình như: bắt nhịn ăn, nhịn uống, bắt chịu rét, mặc rách, không cho hoặc hạn chế vệ sinh cá nhân. Tiếp tục đọc

Cuối năm buồn của Sài Gòn Tiếp Thị

Tác giả: Mạnh Quân

KD: Đọc bài này, rất chia sẻ với các bạn đồng nghiệp SGTT. Hy vọng những kiến nghị của các bạn được t/p HCM tiếp nhận, xử lý và giải quyết thấu tình đạt lý. Mong mọi bất ổn, nỗi buồn sẽ qua.

Cả đêm không ngủ. Buồn. Chao đảo…Cuối cùng thông tin cũng không còn giữ được nữa. Nói như Bút Lông cũng đúng: 107 con người còn lại của SGTT đang chuẩn bị phải chọn lọc, dự tuyển vào chính tờ báo của mình khi đổi cơ quan chủ quản…

107 nhân sự báo Sài Gòn Tiếp Thị hoang mang trước khả năng mất việc
Ảnh Một Thế Giới

Trong 107 người đó, sẽ có rất nhiều người sẽ rơi vào cảnh thất nghiệp. Bởi tiêu chí của tờ báo SGTT bộ mới, bởi yêu cầu của cơ quan chủ quản mới, một ban biên tập mới…đi theo hướng khác. Có những người không còn phù hợp, có những người không còn cần thiết…Trong số đó có những người giỏi giang, tay nghề khá…nhưng đơn giản, vì báo SGTT mới đi theo hướng hàng hóa, mua sắm, tiêu dùng…gẫn gùi, thiết thực, dân sinh hơn, không cần đến những thông tin vĩ mô, những chuyện điều tra, phê bình, chiến đấu…như thời chị Kim Hạnh-người khai sinh ra báo. Hướng đi đó, có thể hay hơn hiện nay, có thể làm tờ báo sống tốt hơn, cũng sẽ có nhiều độc giả, nhiều nhà quảng cáo tìm đến…

Nhưng bao nhiêu con người, trong đó có cả những người gần gũi mình mấy năm nay, một chốc rơi vào cảnh chờ trợ cấp thất nghiệp. Không có một chút nhân ái nào, không có sự bao dung nào..sự nhẫn tâm của nghề nghiệp, của cuộc chơi chính trị…thật cay đắng, nghiệt ngã. Đó là một cú sốc. Làm sao có thể ngủ ngon được nữa đây ? Tiếp tục đọc

Cùng Hoàn Chỉnh Danh Sách 74 Liệt Sĩ Hoàng Sa

Tác giả:  Huy Đức

 

Từ năm 2006, tôi bắt đầu tiếp xúc với các sỹ quan Hải quân Việt Nam Cộng hòa, tìm kiếm danh sách 74 liệt sĩ hy sinh trong trận hải chiến chống quân Trung Quốc xâm lược Hoàng Sa ngày 19-1-1974. Tuy nhiên, do không thể tiếp cận hồ sơ mà Hải quân Việt Nam Cộng hòa để lại sau ngày 30-4-1975, do thời gian đã trôi qua quá lâu nên ngay cả Phó đề đốc Hồ Văn Kỳ Thoại cũng không thể có một danh sách có đầy đủ họ tên, quê quán các liệt sĩ.

Danh sách mới nhất mà Trung tá Vũ Hữu San, Hạm trưởng Khu trục hạm Trần Khánh Dư (HQ 04), người tham gia trận hải chiến này, thu thập được cũng chỉ có 68 liệt sĩ có đủ họ tên. Sắp kỷ niệm 40 năm ngày Hoàng Sa rơi vào tay quân xâm lược Trung Quốc, xin công bố bản danh sách này, hy vọng thân nhân của các liệt sĩ, bạn đọc gần xa, cùng chung tay bổ sung tên họ, quê quán, địa chỉ liên lạc thân nhân của những người đã ngã xuống vì Hoàng Sa thiêng liêng.

 

Mong nhà báo Thu Uyên, thông qua chương trình “Như chưa bao giờ có cuộc chia ly”, giúp tìm kiếm thông tin, cùng hoàn chỉnh bản danh sách này:

 

DANH SÁCH 74 LIỆT SĨ HY SINH TRONG TRẬN HOÀNG SA 19-1-1974 Tiếp tục đọc

Vì sao Quinvaxem “đạt an toàn” vẫn gây tai biến?

Tác giả: BS Trần Song Hào

KD: Một bài viết về chuyên môn rất đáng đọc.

Khổ nỗi, theo như mình được biết, loại Quinvaxem nhập vào VN là loại hỗ trợ của WHO cho các quốc gia đang phát triển, trong đó có VN. Chính vì thế, trong một bài viết, mình mong ước và đã đề nghị VN nên thành lập Quỹ Văcxin trẻ em để có thể mua những loại văcxin tốt hơn cho trẻ tiêm dùng, có sự đóng góp của các nhà hảo tâm, của các bậc cha mẹ, dân tự quản lý, kiểm soát, không sử dụng cơ chế nhà nước, tùy theo khả năng kinh tế của những gia đình khá giả, hạn chế thấp nhất những tai biến rủi do. Nhưng xem ra, để đóng tiền mua những loại văcxin tốt cũng là một công việc khó khăn?

Quinvaxem vẫn đang được tiêm chủng cho các cháu từ 2 tháng tuổi đến 7 tháng tuổi (Ảnh Thu Uyên- Báo Tuổi Trẻ)

Quinvaxem vẫn đang được tiêm chủng cho các cháu từ 2 tháng tuổi đến 7 tháng tuổi (Ảnh Thu Uyên- Báo Tuổi Trẻ)

Tính từ năm 2007 đến hết tháng 11 năm nay đã có 61 trẻ tử vong sau khi tiêm chủng các loại, trong đó có 43 ca sau tiêm Quinvaxem. Đặc biệt trong sáu tháng từ 1-10-2012 đến 1-3-2013 đã có 21 ca tai biến sau tiêm Quinvaxem với 12 trẻ chết và 9 trẻ cứu được.

Những ca tử vong sau tiêm Quinvaxem ở Việt Nam theo các nhà chức trách là “không liên quan đến văcxin”. lẽ mà họ nêu ra là Quinvaxem đạt yêu cầu về an toàn theo tiêu chuẩn và dựa vào thông báo của Tổ chức Y tế thế giới (WHO).

Sự thật, Quinvaxem có an toàn không? Tại sao “văcxin đạt tiêu chuẩn an toàn” mà có tử vong liên tiếp sau tiêm chủng? Trả lời câu hỏi này cần hiểu rõ ba vấn đề cốt lõi liên quan đến Quinvaxem. Đó là chất lượng văcxin; sự giới hạn của kỹ thuật kiểm định; cơ chế phản ứng cấp của cá thể sau tiêm chủng. Tiếp tục đọc

ĐƠN XIN CỨU XÉT KHẨN CẤP CỦA TẬP THỂ NGƯỜI LAO ĐỘNG ĐANG LÀM VIỆC TẠI BÁO SÀI GÒN TIẾP THỊ

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập- Tự do- Hạnh phúc
______________________

TP.Hồ Chí Minh, ngày 26 tháng 12 năm 2013

ĐƠN XIN CỨU XÉT KHẨN CẤP
CỦA TẬP THỂ NGƯỜI LAO ĐỘNG ĐANG LÀM VIỆC TẠI
BÁO SÀI GÒN TIẾP THỊ
VỀ SỰ TỒN TẠI CỦA BÁO SÀI GÒN TIẾP THỊ

Kính gửi:
– Ông Lê Thanh Hải – Bí thư Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh,
Đồng kính gửi:
Ông Lê Hoàng Quân – Chủ tịch Ủy ban Nhân dân TP.HCM,
Ông Hứa Ngọc Thuận – Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân TP.HCM

Căn cứ vào thông báo số 924/TB-VP của Ủy ban Nhân dân TP. HCM ban hành ngày 30 tháng 11 năm 2013 về Nội dung kết luận của Phó chủ tịch Ủy ban Nhân dân TP.HCM Hứa Ngọc Thuận tại cuộc họp về kiến nghị của Báo Sài Gòn Tiếp Thị.
Căn cứ vào thông tin của Ban biên tập báo Sài Gòn Tiếp Thị thông tin lại về nội dung cuộc làm việc giữa Ban biên tập báo Sài Gòn Tiếp Thị, các trưởng phòng ban cùng đại diện Ban biên tập Thời báo Kinh tế Sài Gòn vào ngày 23 tháng 12 năm 2013. Theo đó, Thời báo Kinh tế Sài Gòn chỉ nhận để duy trì thương hiệu Sài Gòn Tiếp Thị chứ không phải nhận bàn giao tất cả.

Thời báo Kinh tế Sài Gòn đã chuẩn bị phương án dự kiến là xin ra bộ mới, sử dụng măng set Sài Gòn Tiếp Thị dựa trên cơ sở kế thừa tôn chỉ mục đích của Sài Gòn Tiếp Thị và chỉ tiếp nhận phóng viên, biên tập viên khoảng 10 người. Như vậy số lượng nhân sự dự kiến không phải là danh sách thống nhất được tiếp nhận theo tinh thần Thông báo số 924/TB-VP của Văn phòng Ủy ban Nhân dân TP.HCM ngày 30 tháng 11 năm 2013 mà tất cả nhân sự phải đăng ký tuyển dụng. Tiếp tục đọc

‘Nhiều quan thế, dân sống sao nổi!’

Tác giả: TS Ngô Thành Can (Học viện HCQG)

KD: Nói theo tinh thần của Phật hoàng Trần Nhân Tông- thì đó là sự kế thừa của hậu bối. Mình đã từng làm việc ở một bộ phận, mỗi quan phụ trách.. một dân. Dân thì làm không hết việc, quan suốt ngày tiếp khách, tán chuyện, nhậu nhẹt và nhận lộc.

Bản thân Việt Nam cần nhìn nhận và hành động sát với thực tế một đất nước còn nghèo, còn thua kém bạn bè thế giới.

>>Chuyện ‘tế nhị’ và những chuyến đi ‘quá trời’

Mới đây, thông tin về tình trạng “lạm phát” cán bộ ở một số đơn vị chính quyền tại một tỉnh ở Đông Bắc được báo chí đưa rầm rộ đã khiến nhiều người không khỏi sửng sốt.

Theo đó, chỉ nguyên một UBND phường Hồng Hải (TP.Hạ Long) có tới 475 cán bộ, còn UBND thị trấn Mạo Khê (huyện Đông Triều) có tới 639 “công bộc” hưởng lương, phụ cấp từ ngân sách nhà nước… Tính toán cho thấy, hàng năm, ngân sách phải chi gần 5,5 tỷ đồng để “nuôi” đội ngũ nhân sự trên của Mạo Khê.

Còn nhớ, vừa năm ngoái dư luận cũng phải xôn xao về một xã mấy trăm cán bộ ở tỉnh Thanh Hóa.

Mấy tầng lãng phí

Có một câu chuyện từng được nhắc trong một bài báo của Tuần Việt Nam khiến tôi nhớ mãi. Đó là, Phật Hoàng Trần Nhân Tông, sau khi nhường ngôi cho vua con Trần Anh Tông, ít lâu sau, từ Yên Tử trở về, liếc qua cuốn sổ ghi chép việc vua con phong quan, người đã cầm cuốn sổ đó vất ra giữa sân. Và thét lên, tiếng thét còn nhói đau cho đến tận bây giờ, dù 700 năm đã trôi qua: “Đất nước bé bằng bàn tay, quan nhiều như thế, dân làm sao sống nổi”(!). Tiếp tục đọc