Trương Tửu tự bạch [3]

Tác giả: Trương Tửu

Gs Trương Tửu

*1954; Sau năm 1952-53 dạy ở Thanh Hóa đến Hội nghi Giơnevơ 1954. Về Hà Nội tôi dạy ở Lê Thánh tông 3 năm. Lứa anh Văn Tâm tốt nghiệp ở đấy. Lứa sau là anh Hà Minh Đức, Nguyễn Đình Chú…

Trở về Hà Nội tôi nghiên cứu lại, định viết bộ Văn học sử Việt Nam, dành hết thời giờ vào đấy, chẳng để ý đến ai. Chỉ có học trò đến hỏi những gì chưa rõ để về các anh ấy viết báo. Thời gian này sau khi bị đấu, tôi thôi dạy. Anh Đức có đến tôi chơi một lần. Tôi bảo anh không nên đến, có hại cho anh chẳng có lợi gì cho tôi. Anh hãy còn trẻ.  Anh cứ về chịu khó học hành chăm chỉ, cố gắng giữ được tư cách làm người. Anh ấy cảm động lắm, từ đó anh ấy không đến. Cách nay mấy năm các anh ấy họp lớp thầy trò mới gặp lại. Ba mươi mấy năm… Tiếp tục đọc

Trương Tửu tự bạch [2]

Tác giả: Trương Tửu

 

*GIAI ĐOẠN 1940 ĐẾN CÁCH MẠNG 1945

Làm ở Hàn Thuyên. Tôi là người sáng lập và phụ trách. Lôi thôi là ở Hàn Thuyên. Ra đến 50 cuốn sách, toàn sách nghiên cứu.

Có mấy đặc điểm đáng chú ý:

– Đó là nhà xuất bản có mục đích phổ biến những kiến thức khoa học, chủ yếu là khoa học xã hội và yêu nước. Nếu có thể được thì có khuynh hướng XHCN. Thực ra nó không là nhóm gì cả, nó là một số anh em chơi với nhau. Tôi đứng ra lập và bảo anh em viết gì thì viết đi. Như bảo bác sĩ Phạm Ngọc Khuê viết cuốn Óc khoa học. Bảo anh Nguyễn Đình Lạp viết cho cái tiểu thuyết về ngoại ô; anh Nguyễn Đức Quỳnh viết cho lịch sử về Tây phương…Nhưng anh ấy không phải người theo Mácxit. Lúc ấy mình chỉ cần phổ biến những cái tiến bộ. Vì thế những khuynh hướng của tất cả các sách của Hàn Thuyên rất phức tạp. Quyển Kinh thi Việt Nam hết sức ái quốc, yêu nước, phương pháp thì Mácxit. Tiếp tục đọc

Trương Tửu tự bạch[1]

Tác giả: Trương Tửu

Gs Trương Tửu

Gs Trương Tửu

Lời Tòa Soạn: Trương Tửu sinh ngày 18 tháng 10 năm 1913, trong một gia đình trung lưu ở Gia Lâm [Hà Nội]. Mẹ mất sớm, cha là một nhà nho thủ cựu, nghiêm khắc nhưng tôn trọng chí hướng của con.

Ông học hết năm thứ nhất bậc trung học, rồi học trường Kỹ nghệ thực hành ở Hải Phòng. Năm 1927, bị đuổi học vì tham gia bãi khoá ở Hà Nội để đòi thực dân Pháp thả tác giả bài thơ Chiêu hồn nước [Phạm Tất Đắc]. Bị buộc rời trường, ông tự học chương trình Tú tài Pháp Việt.

Từ năm 1941 đến 1946, Trương Tửu làm Giám đốc Văn chương NXB Hàn Thuyên. Trongkháng chiến chống Pháp, ông là ủy viên Hội Văn hóa Việt Nam, chi hội phó Chi hội Văn hóa Thanh Hóa, tham gia bí thư đoàn liên đoàn Văn nghệ kháng chiến liên khu IV, dạy trường Thiếu sinh quân, trường Dự bị đại học…

Sau hiệp định Genève 1954, ông dạy Trường đại học Sư phạm, Đại học Văn khoa Hà Nội. Năm 1957, ông được phong chức danh Giáo sư.

Đầu năm 1958, ông bị buộc thôi việc vì dính líu đến vụ Nhân văn giai phẩm. Sau đó, ông chuyển sang nghiên cứu y học và sống bằng nghề Đông y.

Trương Tửu mất vào ngày 16 tháng 11 năm 1999, tại Hà Nội, thọ 86 tuổi.

Về Giáo sư Trương Tửu, mặc dù nhiều chục năm cuối đời do vướng nạn, không tiếp tục được sự nghiệp khoa học của mình nhưng cho đến nay dư luận học thuật và xã hội vẫn đánh giá ông là một nhà khoa học, nhà văn, nhà giáo tài danh của đất nước hồi giữa thế kỷ XX. Dư âm học thuật, văn chương của ông vẫn còn mãi đến bây giờ và chắc là còn rất dài lâu nữa.

Nhân kỉ niệm 100 năm ngày sinh Gs Trương Tửu, chúng tôi đăng tải nội dung cuộc trao đổi của ông với Pgs Tôn Thảo Miên và Ts Hà Công Tài [Viện văn học – Viện hàn lâm KHXHVN] như một sự tưởng nhớ ông, một chân dung văn hóa của nước nhà tk XX. Đầu đề bài ghi chép là do tòa soạn VHNA đặt.

[…]. Tôi quan niệm vấn đề là con người anh như thế nào chứ không phải là tiểu sử. Cần xem quan niệm của tác giả về sự sống, và quan niệm này thể hiện qua tác phẩm như thế nào chứ không phải là từ bên ngoài.

Quan niệm của tôi về viết tiểu sử: Người ta không cần biết anh viết được mấy chục quyển sách, dự bao nhiêu Hội nghị thế giới, làm chức gì. Người ta cần biết con người anh như thế nào, đối với bạn bè, vợ con như thế nào… Tiếp tục đọc

Phân loại ngoại tình để… tính chuyện ly hôn

 

Tác giả: theo Trịnh Trung Hòa (SGTT. vn)

Có những phụ nữ chịu đựng chồng ngoại tình nhiều tháng, nhiều năm. Có người nhẫn nhịn nuôi cả con rơi chồng đem về; có người mỗi lần chồng bỏ nhà đi theo gái thì tiền của trong nhà cũng đi theo…

 

 

 

Ảnh minh họa

Một phụ nữ ở Hà Nội, khoảng 50 tuổi, ăn mặc lịch sự, tự lái ôtô đến văn phòng tư vấn. Bà kể, bà có chồng là một nhà kinh doanh bất động sản hơn bà chục tuổi. Ông gầy dựng cho hai người con nhà cửa khang trang, công việc ổn định. Ông khuyến khích vợ học lái ôtô và mua tặng bà một chiếc xe. Yêu cầu duy nhất của ông đối với vợ con là để ông bồ bịch thoải mái. Bà vợ cũng giả đui giả điếc như không biết, nhưng được thể, gần đây mỗi tuần một lần ông đưa người tình về nhà ăn cơm, yêu cầu vợ con tiếp đón đàng hoàng! Chưa hết, tuần trước, ông chồng lại làm một việc khiến bà không nhịn được nữa: đưa người tình về quê ra mắt họ hàng, tổ chức ăn uống linh đình như đám cưới! Những ông chú bà bác đến dự tiệc còn được tặng phong bì nên không ai phản đối. Người vợ gần như suy sụp và cuối cùng quyết định ly hôn. Trước khi đưa đơn ra toà, bà đến trung tâm tư vấn để tham khảo ý kiến. Tiếp tục đọc

Án tử hình nhiều nói lên điều gì?

Tác giả: Thiên Kim

KD: Nói lên một xã hội bất an, nhiều tội phạm, tội ác, tệ nạn. Một xã hội mà nhìn đâu cũng thấy công an, cảnh sát là một xã hội quá nhiều bất ổn.

Nhưng trong bài viết, có một câu cực kỳ hình thức, giáo điều, đó làchính quyền, đoàn thể nơi Trúc ở đã làm gì được cho y để mới 20 tuổi đầu, máu trong người hắn đã lạnh khủng khiếp như vậy?”. Xin lỗi là chưa bao giờ mình thấy chính quyền, đoàn thể có tác dụng giáo dục thực chất, nhất là đoàn thể. Mà anh Basam có lần nói một câu hơi bị chuẩn là chỉ “dây máu ăn phần”

Loại bỏ án tử hình là mục tiêu mà một xã hội văn minh hướng tới. Trong khi đó, ở nước ta, thật đáng buồn khi dư luận xã hội luôn nhiệt tình kêu gọi và ủng hộ các bản án tử hình. Đó không phải là bất nhẫn mà là sự bất lực trước cái xấu, cái ác

 

 

Dư luận vẻ như nức lòng sau những bản án tử hình. Tôi đã định đặt nhan đề bài viết này như vậy sau hàng loạt án tử hình được tuyên gần đây cho các vị quan chức tham nhũng, kẻ tạt axit và kẻ cầm đầu băng cướp chặt tay. Đúng là quá vui khi những kẻ sâu dân mọt nước, độc ác mà mình căm ghét đã phải trả giá đắt là bị loại khỏi đời sống xã hội. Càng nức lòng hơn khi nhận thấy ngành tư pháp đã làm đúng như nguyện vọng của đa số người dân là nghiêm khắc hơn đối với tội phạm để đủ sức ngăn ngừa và răn đe. 

Tuy nhiên, khi kẻ có tội phải trả giá bằng mạng sống, đám đông thôi reo hò thì còn lại gì cho bị hại, cho xã hội chúng ta? Không còn gì cả ngoài những lo ngại, chua chát.

Đề nghị tù chung thân kẻ cầm đầu băng chặt tay cướp xe SH

Tuyên án nặng chứng tỏ pháp luật chỉ mới phát huy tác dụng răn đe chứ chưa ngăn ngừa tội phạm Tiếp tục đọc

Tiếng Huế

Tác giả: Phan Thịnh ((e-cadao.com)

KD: Cảm ơn bạn bè yêu quí gửi cho bài này. Thêm một sự hiểu biết về “đặc sản văn hóa” Huế. Chúc một ngày nghỉ cuối tuần vui vẻ và chuẩn bị đón mừng năm mới 2014 nhé 😀

Thổ ngữ tiếng Huế

Tiếng Huế không phải chỉ đơn giản tê mô răng rứa như thỉnh thoảng vẫn xuất hiện trong thơ, nhạc và văn xuôi như những nét chấm phá rất dễ thương để nói về người và xứ Huế; mà nhức đầu, phức tạp, nhiêu khê, đa dạng và phong phú hơn nhiều . Tùy vào từng địa phương của Huế, cách phát âm có chỗ nặng nơi nhẹ; lúc thanh tao khi khó hiểu.

Học trò xứ Quảng đi thi/ Thấy em gái Huế chân đi sao đành


Xin được đơn cử một câu rất Huế, một tâm sự kín đáo giữa hai o đang tuổi lấy chồng: “Tau noái với mi ri nì, en còn ở dôn, rứa mà bữa tê tề, en chộ tau phơi ló ngoài cươi, en kiêu tau vô, bồn tau lên chờn, cái ba . . . en đẩn . Mi quai chướng khôn ?” Sở dĩ tâm sự kín đáo vì đây là chuyện riêng của hai người, nói bằng thổ ngữ, nhưng ý nghĩa thì như vầy: “Tao nói với mày như vầy, ảnh còn ở rể, vậy mà hôm kia kìa, tao đang phơi lúa ngoài sân, ảnh kêu tao vào, bồng tao lên giường, rồi ảnh . . . Mày coi có kỳ không Tiếp tục đọc

Ấn tượng cuối năm: Nỗi đau “thập kỷ” và tiếng gọi đáy sông…(II)

Tác giả: Kỳ Duyên

Cái chết của Lê Thị Thanh Huyền, sự tự do tạm thời của Nguyễn Thanh Chấn không thể coi là kết thúc. Nó phải được coi là sự “kích hoạt” của những cải cách dài hơi và kiên trì- cải cách tư pháp, cải cách hành chính, của luật chính quyền địa phương, nhằm xây dựng một nền quản lý xã hội, nền tư pháp khoa học, khách quan, bất vị thân, bất vị tiền và bất vị quyền.

Năm 2013 cũng là năm đời sống nước Việt đương đại liên tiếp xảy ra những vụ việc- những nỗi đau của con người làm chấn động cả nhân tâm.

Những cố gắng của một quốc gia trên hành trình hội nhập là đáng ghi nhận, nhưng trên hành trình đó, số phận con người với những tai họa, rủi ro khôn lường cũng lại phản chiếu một loạt vấn đề nóng bỏng khác- “lỗi hệ thống” của quản lý xã hội nói chung, của pháp luật nói riêng- cho thấy sớm muộn nước Việt phải có sự quyết liệt thay đổi, để phù hợp với văn minh, văn hóa hiện đại, đem lại sự bình an, an lành cho chính tâm hồn người Việt.

Điển hình của những nỗi đau đó, là câu chuyện thương tâm về số phận một người đàn ông và một người đàn bà. Người đàn ông giờ đã tạm trở về với cuộc sống đời thường, nhưng ký ức 10 năm bị tù tội oan uổng hẳn còn ám ảnh ông suốt cuộc đời. 10 năm đó, là “phép thử” lạ lùng cho ông thấy rõ sự tồi tệ, vô cảm của con người, và ở phía bên kia của đời sống, là vẻ đẹp tuyệt vời của tình yêu thương. Vẻ đẹp đó, vực ông dậy sau những ngã quỵ oan trái, an ủi và nâng đỡ ông, cho ông tái sinh, không phải sự sống, mà chính là sự tự tin làm người. Tiếp tục đọc

Người Việt xài sang

Tác giả: Tô Hà- Chánh Trung

KDTrong công việc thì mắc bệnh hình thức, thành tích, dối trá. Trong đời sống thì thích sài sang. Khổ nhất là “cái đầu”, tầm văn hóa của không ít vị thì lại không được… “sang” cho lắm, kể cả khi đi xe hơi cao cấp, điện thoại di động đắt tiền. Thứ “giàu sổi” thì dẫn đến “ở thì” là vậy.

Năm 2013, kinh tế đầy khó khăn nhưng người tiêu dùng Việt Nam vẫn mạnh tay chi hàng tỉ USD để sắm xe hơi cao cấp, điện thoại di động đắt tiền

 

 

Theo Tổng cục Hải quan, tính chung 11 tháng năm 2013 đã có tổng cộng 31.469 chiếc ô tô nhập khẩu vào Việt Nam với kim ngạch hơn 643,88 triệu USD. So với cùng kỳ năm 2012, ô tô nguyên chiếc nhập khẩu tăng 28,8% về số lượng và tăng 16,1% về giá trị.

Rolls-Royce, Lexus ngày càng nhiều

Đáng lưu ý là dòng xe sang nhập khẩu từ các nước Anh, Pháp, Đức, Mỹ chiếm không lớn về số lượng nhưng lại có kim ngạch khá cao. Trong số gần 20 quốc gia và vùng lãnh thổ xuất khẩu ô tô vào Việt Nam thì các thương hiệu xe sang chủ yếu thuộc về Mỹ, Anh, Đức, Pháp. Chỉ riêng 4 thị trường này trong năm 2013 xuất khẩu tổng cộng 2.433 chiếc ô tô vào Việt Nam nhưng giá trị kim ngạch lên đến hơn 90 triệu USD. Trong khi Việt Nam nhập khẩu từ Hàn Quốc tổng cộng 13.094 ô tô nhưng giá trị chỉ có 150,749 triệu USD. Điều này cho thấy các dòng xe đắt tiền đang ngày càng được tiêu thụ mạnh ở Việt Nam.

Mỗi năm người Việt Nam chi khoảng 1 tỉ USD cho việc mua sắm điện thoại mới Ảnh: Chánh Trung
Mỗi năm người Việt Nam chi khoảng 1 tỉ USD cho việc mua sắm điện thoại mới Ảnh: Chánh Trung

Năm 2013, thị trường ô tô có nhiều giai đoạn bi đát khi sản lượng bán hàng sụt giảm thê thảm, giải pháp khuyến mãi hầu như không còn tác dụng, phải chờ đến những tác động từ chính sách phí trước bạ mới có phần ấm lên. Ngay trong hoàn cảnh đó, phân khúc xe siêu sang vẫn sôi động với sự ra mắt đại lý chính thức đầu tiên của Rolls-Royce tại Việt Nam vào tháng 6-2013, đánh dấu cho việc đưa xe Rolls-Royce chính hãng vào thị trường trong nước với con số ước tính đến thời điểm đó đã có khoảng 70 chiếc. Tiếp tục đọc

Cha con người mù

Tác giả:  NSUT Nguyễn Thị Kim Chi

KD: Cảm ơn nhà báo Võ Văn Tạo đã gửi cho KD câu chuyện nhân bản vào một ngày sắp cuối năm


Chiều Xuân lạnh lẽo, trước cửa quán xuất hiện hai khách lạ, dường như hai cha con. Người con trai ân cần dìu cha mù. Cậu chừng 18-19 tuổi, quần áo vẻ nghèo túng, nhưng trầm tĩnh của người có học, dường như vẫn đang là học sinh.

Cậu con đến trước mặt tôi gọi to: “Cho hai bát mì bò”. Tôi định viết phiếu thì cậu ta xua tay. Tôi ngạc nhiên nhìn, cậu chỉ tay vào bảng giá trên tường phía sau lưng tôi, khẽ nói chỉ một bát có thịt, bát kia rắc chút hành là được. Lúc đầu, tôi hơi thắc mắc, nhưng sau đó chợt hiểu. Hoá ra, cậu gọi to hai bát mì bò như vậy là cố tình cho cha nghe thấy. Tôi đoán cậu không đủ tiền, nhưng lại không muốn cha nghe, bèn cười thông cảm.

Bếp nhanh nhẹn bê lên hai bát mì nóng hổi. Cậu con chuyển bát mì bò đến trước mặt cha, trìu mến nói: “Cha, có mì rồi, cha ăn đi thôi, cẩn thận kẻo nóng!”. Rồi cậu ta bưng bát mì không thịt về phía mình. Người cha không ăn ngay, ông dò dẫm đũa trong bát. Mỗi lần gắp trúng thịt, lại bỏ sang bát của con. “Ăn đi con, con ăn nhiều thêm một chút, có sức học, sắp thi tốt nghiệp rồi, nếu đỗ được đại học, sau này làm người có ích”. Giọng người cha hiền từ, đôi mắt mờ vô hồn, nhưng khuôn mặt sạm nắng và nhăn nheo sáng nụ cười ấm áp, mãn nguyện. Điều khiến tôi ngạc nhiên là người con không hề từ chối việc cha gắp thịt. Cậu lặng lẽ gắp trả bát mì của cha. Tiếp tục đọc