Tác giả: Văn Chung (ghi)
KD: Giữa thiết kế và thực tiễn của thi cử bao giờ cũng có một khoảng cách, mà các vị ngồi ở phòng lạnh của Bộ GD khó hình dung hết. Đưa ra tỷ lệ 20% học sinh khá, giỏi được miễn thi. Nhưng tính toán thế nào để cái chuẩn 20% khá giỏi của vùng Tây Bắc, Tây Nguyên có khác gì với Hà Nội, Sài Gòn không? Thứ hai, liệu Bộ GD có tiên đoán được cái 20% khá giỏi được miễn thi này sẽ là nơi có thể nảy ra biết bao tiêu cực, mà trước hết là tiêu cực cho con em… hiệu trưởng, giáo viên không? Không biết bộ GD có lường trước được cái sự chạy điểm mang tính hệ thống từ lúc bước vào năm học không? Nhưng đó đã là thực tế của những năm trước đây, khi có chủ trương cộng điểm cho học sinh khá giỏi đó.
Cải cách thi cử là cần thiết, nhưng Bộ GD cứ luẩn quẩn, loanh quanh về số lượng môn thi, hết 6 môn lại 5 môn, hết 5 môn lại 4 môn. Thụt thụt, thò thò…
Chiều 2/1, Bộ Giáo dục-Đào tạo họp báo công bố hai phương án dự kiến thay đổi cho kỳ thi tốt nghiệp THPT và giải đáp nhiều thắc mắc liên quan.
2 phương án
Ông Mai Văn Trinh, Cục trưởng Cục khảo thí&Kiểm định chất lượng (Bộ GD-ĐT) cho biết: Ngoài phương án thi 2 môn bắt buộc, 2 môn tự chọn, Bộ GD-ĐT còn phương án thi 5 môn.
![]() |
Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Vinh Hiển (bên phải) và ông Mai Văn Trinh, Cục trưởng Cục khảo thí&Kiểm định chất lượng (Bộ GD-ĐT) trong buổi họp báo chiều 2/1. (Ảnh: Văn Chung). |
Theo đó, thí sinh sẽ thi 3 môn bắt buộc là Toán, Ngữ văn, Ngoại ngữ, 2 môn khác là tự chọn trong số các môn: Vật lí, Hóa học, Sinh học, Địa lí và Lịch sử. Tiếp tục đọc
Bạn phải đăng nhập để bình luận.