Năm Mới Năm Me…

Tác giả: Alan Phan

KD: Một bài bình kín đáo. He…he…

 

 

 

Trong một xã hội đa dạng, hành xử của từng cá nhân luôn khác nhau, dù hoàn cảnh có tương tự. Nhờ vậy, chúng ta mới có được một bức tranh đẹp (hoặc xấu) với nhiều mầu sắc để thưởng ngoạn. Tôi nhớ những ngày qua Trung Quốc vào đầu 1976, tôi chưa bao giờ thấy một môi trường “xám xịt”, như một cỗ máy chạy mệt mỏi dưới hầm những nhà máy cũ, sắp phế thải. Từ áo quần người dân, kiểu tóc, âm thanh ngoài phố…cho đến những thể hiện lo âu, chán nản…hiện lên qua những ánh mắt gần như không còn sức sống của một đạo quân zombies, Trung Quốc thực sự nằm ngoài hành tinh.  Ở mặt khác, xã hội càng năng động, thay đổi, thì xử trí tương tác lại phức tạp, khó đoán.

 

Những ngày cuối năm tại Việt Nam, người thì lo tổ chức tiệc tùng ăn nhậu để tạm biệt năm cũ, có lẽ họ ăn nhậu chưa đủ trong 2013 nên phải làm thêm vài cú chót. Người thì lo kết toán sổ sách coi năm vừa rồi tài sản bốc hơi bao nhiêu; hay lộc trời bất ngờ cho thêm ít nhiều (thực ra họ biết rất rõ, vì lương thì họ không quan tâm, nhưng “lậu” thì dự đoán chính xác từng xu). Người thì suy tư về một năm mới sẽ đem lại những hy vọng gì, hay cũng cũng nhiều thất vọng như năm cũ. Tiếp tục đọc

Đẹp mặt chưa!

Tác giả: MP

KD: Câu chuyện này liệu có phải quá hi hữu? Khi vụ việc xảy ra, mình đã nghĩ mãi về cái sự bầu bán, hay tôn vinh lâu nay. Có một điều rất lạ, khi có sự bầu bán, tôn vinh cao thấp gì, thì những người quản lý, những cán bộ lãnh đạo cũng thường được “phần” đầu tiên, trong khi có những người lao động thực sự có nhiều đóng góp thì luôn chịu thiệt thòi.

Cách đây ít lâu, báo chí đưa tin bắt ông Nguyễn Văn Oai – Thầy thuốc Nhân dân, nguyên Giám đốc Bệnh viện Bưu điện về hành vi “lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ”. Đã “leo” lên đến cái danh thầy thuốc Nhân dân, mà vẫn không vì… nhân dân

Dẫu sao, cuối cùng cái vụ “Đẹp mặt chưa” này nó cũng sòng phẳng  😀  

Nó cho công tác tổ chức cán bộ thêm một bài học về quản lý giữa thời buổi trắng đen còn lẫn lộn này.

Đọc thêm: http://tuoitre.vn/Chinh-tri-Xa-hoi/588350/vu-anh-hung-khai-man-thanh-tich–to-cao-dung-su-that.html

Thế là sáng nay các báo đồng loạt đăng bài về chuyện “không may” của ông cựu Bí thư Thừa Thiên Huế. Đành rằng cái gì đến thì sẽ đến nhưng cái lỗ hỏng “đúng quy trình” một lần nữa được đưa ra bàn cãi…

Khi đương chức, đương quyền, thành tích và danh hiệu của ông này gặt hái được phơi phới, chẳng có vật cản nào ngăn nổi bước tiến vinh quang của ông ta.
Giá như, câu chuyện “cô tiếp viên buộc phải tát tai kẻ ăn nhậu vô lối” khiến dư luận cũng như các cơ quan hữu trách để ý đến từ đầu thì cái “thành tích và đạo đức” cao quý ấy sẽ được soi xét thận trọng ngay từ cơ sở thì đâu đến nổi phải ê chề đến mức độ thế này. Ê chề cho người được “trao” và cả người có quyền trao. Tiếp tục đọc

Phạt nặng, có “xóa” được nạn phong bì trong bệnh viện?

Tác giả: Đức Anh

KD: Câu hỏi này, để các bác sĩ trả lời  😀

Để có dịch vụ tốt, nhiều bệnh nhân phải đưa phong bì.

Kể từ 1.1.2014, bác sĩ nhận phong bì của bệnh nhân sẽ bị phạt 30 triệu đồng. Người đưa phong bì cũng bị xử phạt. Ngành y tế hy vọng, với mức phạt cao sẽ đủ sức răn đe. Tuy nhiên, liệu có “xóa” được vấn nạn phong bì hay không thì vẫn phải chờ câu trả lời từ thực tế.

“Tố” vòi tiền nhưng không dám thừa nhận?

Qua đường dây nóng của Bộ Y tế, người dân liên tiếp phản ánh có tình trạng đưa hối lộ bác sĩ (BS) rất tinh vi tại BV K (cơ sở 1, Quán Sứ, Hà Nội).  Tiếp tục đọc

Luật sư Dương Chí Dũng bác tin nộp tiền thoát án tử

Tác giả: Theo Đất Việt

KD: Thật ra, ngay từ đầu, nhiều người đã “cá” với nhau sẽ không có chuyện tử hình Dương Chí Dũng. Nhưng kết cục thái độ của Nhà nước, thái độ của tòa án với các đại trọng án kiểu này, còn là “phép thử” về  lòng tin của nhân dân, chứ không còn chỉ là số phận một vài kẻ tham nhũng giỏi trốn tội, hoặc nhơn nhơn cười cợt trước tòa. Dù nhìn ảnh vợ DCD thấy thật tội nghiệp.Đúng là chồng ăn ốc, vợ … đổ vỏ

Trước án tử của Dương Chí Dũng, gia đình bị cáo đã gửi đơn xin cứu xét và niềm tin về việc Dương Chí Dũng có thể thoát án tử càng được củng cố sau khi tìm hiểu về Nghị quyết 01/2001 của TAND Tối cao. Thế nhưng, Luật sư của ông Dương Chí Dũng lại bác bỏ ý kiến này.

Luật sư: Ông Dũng không thừa nhận tội tham ô

Ngày 2/1, trao đổi với PV, trước sự việc gia đình ông Dũng có ý định nộp tiền bồi thường để thoát án tử, Luật sư Trần Đình Triển (Đoàn luật sư TP. Hà Nội, một trong ba luật sư bào chữa cho bị cáo Dương Chí Dũng) cho biết: “Việc nộp tiền bồi thường là thông tin hoàn toàn không chính xác”.

Ông Triển nói rõ: “Nghị định 01 cũng nằm trong Điều 46 của Bộ luật hình sự, có nghĩa nếu họ khắc phục hậu quả thì được hưởng tình tiết giảm nhẹ. Nhưng ở đây giảm nhẹ cái gì, ông Dũng có xin giảm nhẹ đâu, vì ông Dũng khẳng định mình không phạm tội tham ô, trong khi đó tội tham ô là mức án tử hình”.

Ông Triển nhấn mạnh rất nhiều lần rằng: ông Dũng khẳng định mình không phạm tội thì bồi thường cái gì? Dựa vào điều đó làm gì?

Luật sư, Dương Chí Dũng, nộp tiền, án tử
Dương Chí Dũng không thừa nhận tội danh Tham ô tài sản Tiếp tục đọc

2014: Khởi đầu cao trào nói thật

Tác giả: Lê Doãn Hợp

KD: Mục đích thì tốt, nhưng đọc cái title mình thấy buồn cười. Có cao trào tất có thoái trào. Một xã hội phải mở cao trào nói thật, xã hội đó có nguy cơ lắm. Vấn đề vì sao người ta quen nói dối, thì phải nhìn vào chính bản chất kết cấu của thể chế quản lý chính trị- xã hội. Bệnh thành tích, sự nói dối lan tràn, thì làm thế nào để con người trở lại “nói thật”. Câu trả lời không thuộc người dân.….

Từ năm 2014 trở đi cần phát động cao trào nói thật, báo cáo đúng.  Mọi báo cáo của địa phương, cơ sở,doanh nghiệp đều phải thẩm định, ai báo cáo sai phải xử lý nghiêm túc.

Tại diễn đàn những kỳ họp Quốc hội gần đây, các đại biểu, các cơ quan và quan chức có trách nhiệm đã công khai phê phán chất lượng, tính logic và độ chính xác của các báo cáo thống kê về kinh tế xã hội và nghi ngờ các số liệu đưa ra không sát với thực tế. Thực trạng này đang trở thành một mối lo của nhiều người, trở thành căn bệnh kéo dài ngày càng nặng hơn. Tiếp tục đọc

Nhân cách Nguyễn Hiến Lê

Tác giả: Nguyễn Hoa Lư

 

150px-Nguyenhienle1. Có một người mà cuộc đời, tư tưởng, tính tình thể hiện trong cuộc sống và trên những trang viết hòa quyện, bổ túc nhau tạo nên một nhân cách rất đặc biệt, khó phai mờ. Người đó là học giả Nguyễn Hiến Lê.

 

Trước Giải phóng, ông đã nổi tiếng với hơn 100 đầu sách đủ thể loại được xuất bản.

 

Sau 1975, dù biết chắc cuộc đời không đủ dài để nhìn thấy những đứa con tinh thần của mình đến với độc giả, ông vẫn âm thầm lao động trên những tập bản thảo đồ sộ.

 

Tháng 7 năm 1978, ông hoàn thành cuốn “Khổng Tử”.

 

Năm 1979, ông viết cuốn cuối cùng về triết học Tiên Tần “Kinh dịch, đạo của người quân tử”.

 

Năm 1980, ông về ẩn cư ở Long Xuyên, viết cuốn cuối cùng là cuốn hồi kí. Kết thúc bộ “hồi kí”[1] vào tháng 9, năm 1980 bằng một câu bùi ngùi như sau:  “Từ nay lại ngày ngày nằm trên võng dưới mái hiên, bên gốc mận đỏ mà nhìn mây và đọc sách”[2]. Tiếp tục đọc

Kinh tế 2013: Những nghịch lý và cải cách bị bỏ lỡ

Tác giả: Ts Lê Đăng Doanh

KD: Với VN, các từ “bỏ lỡ, bỏ qua cơ hội lịch sử, cơ hội tuột khỏi tầm tay…” dường như không hề xa lạ. Vì sao? Chịu, không giải thích được. Thế nên, “mãi mãi là người đến sau”?

Nhìn lại kinh tế năm 2013, trong khi ghi nhận những tiến bộ đã đạt được, chúng ta không thể không lo lắng về những gánh nặng đang chờ đợi giải quyết trong năm 2014.

Theo những số liệu chính thức đã được công bố, tăng trưởng GDP năm 2013 ước tính là 5,42%, tuy không đạt mục tiêu kế hoạch đề ra là 5,5%, song đã cao hơn năm 2012 (5,25%). Như vậy, có thể coi kinh tế Việt Nam đã vượt đáy, bắt đầu quá trình hồi phục chậm. Tuy nhiên, mức tăng trưởng này thấp hơn nhiều so với trước đây (7-8%) và cũng thấp hơn mức tăng trưởng của Lào (7,9% năm 2012) và Campuchia (7,2% năm 2012). Đồng thời, khoảng cách giữa nước ta và các nước ASEAN khác như Indonesia và Malaysia ngày càng doãng ra chứ không xích gần lại.

Như Thủ tướng công bố hôm 5-12 trước các nhà tài trợ nước ngoài, GDP của Việt Nam theo giá hiện hành đã đạt mức 176 tỉ đô la Mỹ, GDP đầu người đạt 1.960 đô la Mỹ. (Trong khi đó, theo ông Hà Quang Tuyến, Vụ trưởng Vụ Hệ thống tài khoản quốc gia, Tổng cục Thống kê, ước tính GDP bình quân đầu người năm 2013 là 1.890 đô la Mỹ).

Ổn định kinh tế vĩ mô đã có bước cải thiện nhất định với mức lạm phát cả năm là 6,04%, tỷ giá so với đồng đô la Mỹ ổn định hơn, chỉ tăng hơn 1%/năm, thấp hơn nhiều so với chỉ số giá tiêu dùng, dự trữ ngoại tệ đạt mức ba tháng nhập khẩu, dù vẫn rất thấp so với các nước trong khu vực nhưng là mức cao nhất của Việt Nam từ trước đến nay. Lãi suất ngân hàng đã giảm đáng kể.

Xuất khẩu đạt mức 132,2 tỉ đô la Mỹ, tăng 15,4%, gấp ba lần mức tăng GDP và là mức tăng xuất khẩu cao trong các nước ASEAN và đóng góp đáng kể vào quá trình hồi phục kinh tế. Nhập khẩu ước đạt 131,3 tỉ đô la Mỹ. Tiếp tục đọc