Thực

Tác giả: Kim Dung/ Kỳ Duyên

 

  Bài thơ tình nào anh dành tặng em

  Khi ráng chiều lộng lẫy

  êm đềm

  Ngả xuống đời

  Mộng mơ cùng tỉnh thức

 

  Cuộc đời này rất thực

  Và cũng rất “ảo vọng” chân trời Tiếp tục đọc

Sai phạm tràn lan

Tác giả: Bài và ảnh Tử Trực

KD: Mình là dân làm báo, mà thú thực, nhiều khi đọc báo thấy buồn lắm. Vì có quá nhiều điều bất an bất ổn trong quản lý các cấp về tất cả mọi lĩnh vực. Nước Việt sẽ đi về đâu với cung cách quản lý tùy tiện, và thả nổi “sống chết mặc… di tích” như thế này?  😦

.

Quảng Ngãi có hàng chục di tích lịch sử cấp tỉnh, quốc gia hư hại, xuống cấp nghiêm trọng do bị lấn chiếm, không người tôn tạo, trông coi…

 

 

Toàn tỉnh Quảng Ngãi hiện có 199 di tích lịch sử – văn hóa được chính quyền ra quyết định công nhận để bảo vệ. Trong đó, 28 di tích lịch sử – văn hóa thuộc cấp quốc gia, 76 di tích cấp tỉnh. Những năm qua, UBND tỉnh Quảng Ngãi đã quyết định đầu tư, tôn tạo nhiều di tích nhưng hiện vẫn còn không ít nơi xuống cấp, hư hỏng hoặc rơi vào lãng quên.

Dài cổ ngóng kinh phí

Những ngày cuối năm 2013, chúng tôi quay lại xóm Tân An, xã Đức Phong, huyện Mộ Đức, tỉnh Quảng Ngãi – nơi có nhiều di tích về các chiến công oanh liệt trong kháng chiến chống Mỹ. Đã hàng chục  năm sau ngày đất nước thống nhất nhưng nhiều người dân nơi đây vẫn còn nghèo khó, lam lũ. Cùng với đó, những chứng tích về cuộc chiến oanh liệt trong kháng chiến chống Mỹ cũng bị bỏ quên.

Nhà tưởng niệm xóm Tân An, xã Đức Phong xuống cấp nặng nề do không được trùng tu, sửa chữa
Nhà tưởng niệm xóm Tân An, xã Đức Phong xuống cấp nặng nề do không được trùng tu, sửa chữa Tiếp tục đọc

Từ vụ lập bàn thờ đòi nợ: Cái xấu lộng hành có gốc gia đình

Tác giả: Viết Thịnh (thực hiện)

Từ việc lập bàn thờ cho đến dùng gà vịt, “bom bẩn”, quan tài để đòi nợ, PGS-TS Trịnh Hòa Bình, Giám đốc Trung tâm Điều tra Dư luận xã hội – Viện Xã hội học, cho rằng: “Đó là những biểu hiện sự sói mòn các hệ giá trị”.

 

“Một trong những nguyên nhân dẫn đến hiện tượng này là chức năng gia đình cũng đang bị biến đổi, cái xấu, cái ác có môi trường để phát triển” – PGS-TS Trịnh Hòa Bình nhận định.

 

Giá trị xã hội bị biến dạng, lệch lạc

 

. Phóng viên:Thưa ông, theo dõi việc “lập bàn thờ đòi nợ” diễn ra ở xã Lai Uyên, Bến Cát, Bình Dương, ông có suy nghĩ gì về cách thức mà con người đang đối xử với con người trong xã hội ngày nay?

 

+ PGS-TS Trịnh Hòa Bình: Nói một cách hài hước, hành động đó của chủ nợ thể hiện tính năng động, sự tích cực tìm tòi để tìm các giải pháp, chiêu thức để đạt được mục đích của con người. Tuy nhiên, điều đó cũng phản ánh thực trạng khác ở xã hội nước ta là luật pháp và các riềng mối quan hệ xã hội không nghiêm, nó bị nhờn.

 

. Vậy ông lý giải gì về hành động của chủ nợ trong tình huống đó? Tiếp tục đọc

Thiên tai và nhân tai – “tai” nào nghiệt ngã?

Tác giả: Lê Tùng

KD: Cả hai! Nhưng cái tai do “nhân”  đáng sợ hơn nhiều. Bởi cái tai do “thiên” nhiều khi cũng vẫn là hệ lụy của “nhân tai” mà ra.

Sáng ngày 22/11/2013, trở về từ tâm lũ, ngay trên nghị trường Quốc hội, Phó thủ tướng Hoàng Trung Hải xót xa nói, thiệt hại của đồng bào miền Trung là quá lớn, quá khủng khiếp. Có tới 43 người chết, 4 người mất tích, 70 người bị thương, trên 400 căn nhà bị sập, hàng trăm nghìn căn nhà bị ngập, 400.000 gia cầm chết, 30.000 gia súc chết, diện tích lúa và hoa màu bị ngập trên diện rộng…

Thiên tai vượt tầm hiểu biết của con người

Trước khi cơn lũ lịch sử ập xuống dải đất miền Trung, siêu bão Haiyan cũng đã “liếm nhẹ” dải đất miền Trung, gây ra tâm lý lo lắng cho hàng triệu người dân. Ơn trời (có người khấn, nhờ Đại tướng Võ Nguyên Giáp kịp về an nghỉ nơi Vũng Chùa, đứng đầu sóng ngọn gió, trấn yểm Tổ quốc) mà nhân dân miền Trung thoát đại nạn. Trên thực tế, thiên tai thì phải chịu, thiên tai tàn phá trái đất này đã hàng nghìn năm. Thiên tai chẳng chừa ai, chẳng chừa dân tộc, màu da nào cả. Ngay như người bạn Philippines cùng khối ASEAN, mỗi năm phải hứng chịu hàng chục cơn bão lớn nhỏ. Người dân Philippines đi làm khắp thế giới, kiều hối cả trăm tỉ USD cũng chỉ để phục vụ một việc duy nhất – khắc phục thiên tai. Nước mắt Tacloban, Cebu vẫn còn chưa tan sau bão Haiyan…

Hàng vạn đồng bào bị lũ lụt, thiên tai cướp mất nhà cửa mỗi năm Tiếp tục đọc

Để thanh thản nói ‘tôi là người tử tế!’

Tác giả: Lê Quang Bình (Viện trưởng Viện nghiên cứu Xã hội, Kinh tế và Môi trường – iSEE)
.
KD: Nhưng với những kẻ tham nhũng, nhóm lợi ích, những kẻ chỉ biết lợi ích của mình, giẫm dạp lên pháp luật, đạo lý con người, thì sống tử tế cực kỳ… khó. Họ biết cách sống, hành động của họ gây hại cho cả xã hội, nhưng họ vẫn cứ làm. Mà họ vẫn thanh thản thì sao? Thậm chí ra trước tòa còn cãi “Tôi vô tội”. Sự kêu gọi hãy thay đổi từ chính mỗi người, nghe có vẻ duy ý chí.
Một xã hội bất ổn hay không, là dựa trên nền quản trị của quốc gia đó có khoa học, văn minh và hợp thực tiễn hay không, dựa trên pháp luật có nghiêm minh và công bằng, không bị bịt mắt bởi đồng tiền hay không? Không thể dựa trên những lời kêu gọi, hô hào, những phong trào học tập này nọ, mà rút cục, có khi là sự nói dối lẫn nhau.
Tỷ như vụ ông Hồ Xuân Mãn, nguyên Bí thư Tỉnh ủy Thừa thiên- Huế hẳn hoi, cuối cùng vẫn bị tước danh hiệu AHLLVT, bởi sự “cướp công” đồng đội đồng chí. AHLLVT thành… Anh hùng “khai man”. 

Hãy bắt đầu bằng những nguyên tắc đơn giản nhất: không gây hại cho người khác để thanh thản nói rằng “tôi là người tử tế!”

2013 là một năm bấn loạn của xã hội Việt Nam. Những sự việc làm đau lòng như bảo mẫu đánh trẻ em, án oan sai do ép cung ông Nguyễn Thanh Chấn, xả lũ theo quy trình gây thiệt hại kinh tế và chết người ở miền Trung, phi tang xác khách hàng sau khi gây tai nạn ở thẩm mỹ viện Cát Tường. Có lẽ, một trong những điểm chung của các vụ việc này là sự thiếu vắng của giá trị sống nhân văn. Nói cách khác, chúng ta đã sống không tử tế với nhau.

Năm 2014 đã đến, hy vọng con người Việt Nam sống tử tế với chính bản thân mình, gia đình mình, bạn bè, hàng xóm và với những người xung quanh mình hơn. Điều này nghe có vẻ khó vì chúng ta đang sống trong một môi trường ô nhiềm về mọi mặt. Nhưng môi trường này do chính chúng ta tạo ra, nên hãy thay đổi nó từ chính mỗi người.  Tiếp tục đọc

Những phát ngôn “khó quên nhất” năm 2013

Tác giả: N.Quỳnh – P.Thảo – K.Tân

KD: Mỗi tờ báo chọn phát ngôn ấn tượng của năm 2013 theo cách quan niệm hoặc… trí nhớ của mình, thành thử có khi trùng nhau. Nhưng cũng có những phát ngôn chưa được báo nào bình. 

Năm 2013 đi qua đã để lại nhiều phát ngôn ấn tượng mà có thể nhiều người còn “thuộc làu” và khắc ghi nhiều năm nữa, đồng thời cũng lưu giữ không ít những phát ngôn làm phẫn nộ, thậm chí gây bão dư luận mà “dư chấn” của nó vẫn chưa nguôi.

Năm 2013 đã khép lại, nhưng có thể nói, rất nhiều phát ngôn góc cạnh, ấn tượng của những người có trách nhiệm, những “công bộc” của dân vẫn là những vấn đề nóng bỏng, cần đeo đuổi, cần lời giải trong năm 2014 và những năm tới. Với những phát ngôn làm “tổn thương” người nghe rồi có thể sẽ được xí xóa, nhưng đó vẫn được xem như một trải nghiệm với mỗi người nói chung. Chúng tôi xin được điểm lại những phát ngôn khó quên của năm 2013 đã từng được đăng tải trên báo Dân trí:  

Trong phiên thảo luận về công tác phòng chống tham nhũng tại UB Thường vụ Quốc hội ngày 18/9/2013, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng  nhận định thẳng thắn: “Nếu không tham nhũng thì quan chức lấy tiền đâu đi nhậu, đi chơi này đi chơi kia, chức vụ này chức vụ kia không tham nhũng lấy đâu tiền mà chạy”. Tiếp tục đọc

Trường Sa mùa biển động: Nhà sư đi… biển

Tác giả: Mai Thanh Hải.

Chiều xuất phát ra Trường Sa (21.12.2013), giữa đông đặc quân phục Hải, Lục, Không quân trên cầu cảng căn cứ Cam Ranh (Khánh Hòa), chợt nổi trội bóng áo nâu, áo vàng của một nhóm các nhà sư, cũng lỉnh kỉnh đồ đạc, đi từ ngoài vào cảng, lên tàu.

Đại đức Thích Pháp Đạt (thứ 3 từ trái qua, hàng đứng) và thầy Từ Thiện Tâm (thứ 4 từ trái qua, hàng đứng), trong buổi chia tay người thân, Phật tử trước khi lên tàu ra Trường Sa

 
Thuyền trưởng và Chính trị viên tàu HQ-571 đón các thầy lên tàu

Từ quần đảo Trường Sa, trong hành trình công tác của tàu HQ-571…

Suốt hành trình sóng gió của tàu HQ-571 ra các đảo thuộc Quần đảo Trường Sa, lính ta cứ đi qua Phòng B5 của tàu là nhẹ chân, rón rén nhìn tấm giấy dán ngoài cửa “Phòng hai sư thầy” rồi vụt qua, thì thầm bảo nhau: “Chuyến biển này cũng có hai nhà sư, ra… thay trụ trì ngoài Chùa Trường Sa Lớn”… Tiếp tục đọc