“Kéo Hoàng Sa vào gần đất liền: Cần làm ngay”

TS Trần Công Trục. 

 

TS Trần Công Trục, Nguyên Trưởng ban, Ban biên giới của Chính Phủ đã khẳng định như vậy với PV xung quanh ý tưởng “Kéo Hoàng Sa lại gần đất liền” của Thành ủy Đà Nẵng.

 

 

Ngay sau khi đăng bài trả lời của ông Bùi Văn Tiếng, Trưởng Ban tổ chức Thành ủy, kiêm Chủ tịch Hội Nghiên cứu lịch sử Đà Nẵng, đã có rất nhiều ý kiến hoan nghênh, ủng hộ. Dưới đây là bài trả lời của TS Trần Công Trục.

 

Hoàng Sa mãi trong lòng dân tộc Việt

 

Tôi rất hoan nghênh báo điện tử Infonet đã thông tin về sự kiện tại Đà Nẵng và trực tiếp là UBND huyện Hoàng Sa đã khởi động đợt  hoạt động hướng về Hoàng Sa, nhân 40 năm ngày Trung Quốc cưỡng chiếm phần phía Tây quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam, hoàn thành việc dùng vũ lực xâm chiếm toàn bộ quần đảo này. Tiếp tục đọc

Họa sĩ giúp phá án vụ bắt cóc trẻ em là ai?

Tác giả:  Anh Sinh

KD: Hôm đọc tin người mẹ trẻ mới sinh con được một ngày tuổi, em bé bị bắt cóc, mà đau thắt ruột. Nhìn gương mặt người mẹ trẻ đau đớn, mình cũng không sao cầm lòng được. Có trải qua sinh nở  “dứt ruột”, mới hiểu tình mẫu tử là thế nào. Mới hiểu “lòng cha mẹ” là thế nào. Nay, có câu chuyện người họa sĩ góp phần phá án, xin được đưa lên để bạn đọc chia sẻ, vui chung cho gia đình em bé, và cảm ơn chàng họa sĩ Phan Vũ Linh  😀

Điều rất hay, sự thành công đầu tiên của chàng họa sĩ, rất có thể sẽ mở ra một ngành vẽ thiết kế phục vụ công tác điều tra của ngành chức năng, điều mà ở nước ta còn quá mới mẻ, xa lạ. Và đây là lần đầu tiên. Và biết đâu cũng là số phận, là rẽ ngoặt để Phan Vũ Linh lại bước vào một ngành “cha truyền con nối” kỳ lạ.

Ít ai biết, người phác họa chân dung nghi can qua lời kể của người mẹ mất con và nhân chứng, từ đó giúp quá trình phá án nhanh chóng là 1 họa sĩ, giảng viên…khá nổi tiếng, tên Phan Vũ Linh.

Họa sĩ vẽ chân dung “mẹ mìn” như thế nào?

Gặp P.V VietNamNet, Phan Vũ Linh chia sẻ một cách khiêm tốn: “Đây là lần đầu tiên tôi dùng khả năng của mình để giúp lực lượng công an. Thực ra việc bắt giữ được nghi can bắt cóc trẻ em có sự thành công của nhiều yếu tố, chứ không hẳn từ tấm ảnh chân dung phác họa của tôi.

Nghe tin phá được vụ án, giải cứu cháu bé an toàn tôi rất vui mừng”.

Họa sĩ, kể chuyện, chân dung, bắt cóc, bé trai
Họa sĩ Phan Vũ Linh Tiếp tục đọc

Chiếc phong bì không còn chứa đủ tiền hối lộ

Tác giả: Nguyễn Viễn Sự (thực hiện)

Có hay không hành vi đưa và nhận hối lộ còn phải chờ cơ quan chức năng điều tra, làm rõ nhưng những lời khai tại phiên tòa xét xử Dương Tự Trọng mới đây cho thấy có những cuộc giao dịch mà tiền USD được chất đầy trong những vali, giỏ xách.

Và chuyện đưa và nhận tiền với hàng trăm ngàn USD ấy diễn ra hết sức bình thường, đơn giản…

>> Xem toàn cảnh Đại án Dương Chí Dũng
>> Không đủ căn cứ để khởi tố vụ án đưa, nhận hối lộ
>> Lật lại hành trình Dương Tự Trọng giúp Dương Chí Dũng bỏ trốn

TS Phạm Duy Nghĩa (trưởng khoa luật Trường ĐH Kinh tế TP.HCM) nói: “Giả định rằng những lời khai tại tòa là sự thật thì nửa triệu USD mà ông Dương Chí Dũng mang đi hối lộ phải đựng trong túi kéo. Còn 1 triệu USD mà trước đó một bị cáo khác khai đã đưa cho ông Dũng thì phải bỏ trong vali kéo… Tiếp tục đọc

Dương Tự Trọng mặc áo Black Flag ra tòa : Chiếc áo không làm nên thầy tu?

Tác giả: Anh Đức- Cao Tuân

KD: Bài viết có một sự phát hiện tinh tế. Mình là người tự cho là tư duy phóng khoáng, khoáng đạt về ăn mặc. Nhưng hôm nhìn chiếc áo Dương Tự Trọng mặc trước tòa, rất đỗi ngạc nhiên. Mình thấy trước hết lại là kiểu áo phông không có cổ, và dòng chữ, thấy như DTT vừa rời sân bóng đá. Đọc bài, thấy là của gia đình gửi vào, họ cũng rất khổ tâm trước những dị nghị của xã hội về chuyện này, lòng không nỡ nghĩ sâu thêm.

Nhưng mình chê DTT chọn chiếc áo này. Vì nguyên là một quan chức, nay trở thành bị cáo trước một phiên tòa của một vụ án ầm ĩ, lẽ ra DTT nên chọn chiếc áo sơ mi có cổ, nghiêm chỉnh. Đó thể hiện sự tôn trọng tòa án và cũng là thể hiện văn hóa cá nhân, cho dù đang ở vị thế bị cáo.

Chỉ là một việc ăn mặc, nhưng cũng giúp cho cơ quan chức năng có thêm kinh nghiệm và quy định bổ sung về cách ăn mặc của các bị cáo khi ra hầu tòa.

Sự kiện Dương Tự Trọng mặc chiếc áo phông đen, với dòng chữ lớn Black Flag đang gây chú ý trong dư luận. Không ít người cho rằng cán bộ tòa án đã không chú ý đúng mức đến vấn đề trang phục của bị cáo.  

Dương Tự Trọng mặc áo Black Flag ra tòa : Chiếc áo không làm nên thầy tu? - Ảnh 1

Bị cáo Dương Tự Trọng và chiếc áo gây tranh cãi Tiếp tục đọc

Tờ báo nào bạn không nên đọc?

Tác giả: Khải Đơn

 

Tôi đọc báo mỗi ngày, vì thế tôi viết bài sau đây, nghĩa là không phải nó đúng 100% nhá, chỉ là tôi thự thấy vậy qua kinh nghiệm thôi. Ai biết thêm xin comment giúp tôi ở dưới.

 

Có rất nhiều trang web hoặc báo giấy mỗi ngày mà bạn đọc. Đôi khi bạn cảm thấy rất giận dữ và bực dọc vì một bài báo, hoặc nó quá kinh dị, hoặc nó đưa một thông tin nhảm nhí, hoặc đơn giản, là nó bịa ra 1 câu chuyện. Đâu là dấu hiệu để bạn quyết định mình không nên đọc 1 tờ báo nào đó hoặc không nên tin một chuyện nào đó trên báo viết ra? Tôi có vài dấu hiệu sau đây!

 

1. Đưa các tin tức có tính kỳ thị, xung đột, xúc phạm nhân thân hoặc danh dự người được đề cập trong bài viết mà không xóa mặt:

 

 

Bài viết này xuất hiện trên báo Hà Nội Mới, nói về 1 cô gái bán dâm. Hình này khi chụp lại tôi đã xóa mặt cô, nhưng báo Hà Nội Mới thì để nguyên hình ảnh. Tờ báo này còn đăng cả tên thật, địa chỉ, quê quán của cô gái. Tiếp tục đọc

Vì sao Huyền Như thực hiện trót lọt hành vi phạm tội?

Tác giả: Kha Miên

KD: Tất cả, là cái giá đắt của lòng tham. Siêu lừa Huyền Như vừa là thủ phạm lừa đảo vừa là nạn nhân của tín dụng đen.

Bào chữa cho bị cáo Huyền Như, 3 vị luật sư đã nêu ra nhiều nguyên nhân dẫn đến việc “siêu lừa” thực hiện trót lọt hành vi phạm tội như: Việc mê lãi suất cao của nguyên đơn dân sự, người bị hại; sự quản lý lỏng lẻo của VietinBank Chi nhánh TP HCM; áp lực tín dụng đen…

 

 

Sau khi VKSND TP HCM đề nghị mức án tù chung thân đối với “siêu lừa” Huỳnh Thị Huyền Như, 3 luật sư gồm: Nguyễn Tiến Hùng, Lê Nguyễn Quỳnh Thi, Nguyễn Văn phân tích các nguyên nhân dẫn đến việc “siêu lừa” thực hiện trót lọt hành vi phạm tội.

Kê khai tài sản trong kinh tế “bao tải tiền“

Tác giả: Đào Tuấn

KD: Nhưng nếu không có sự kê khai tài sản trong kinh tế “bao tải tiền” thì sẽ lộ hết sâu, hết ghẻ, hết bạch tuộc. Nói như em chân dài Ngọc Trinh “thì cạp đất mà ăn à”?

3.000-4.000 tỉ đồng đã đi đâu? Đây là câu hỏi được đặt ra ngay từ đầu trong vụ án Huyền Như. Và chắc chắn, đặt ra rồi cũng chỉ để đó. Nó đầy những băn khoăn như số tiền 500.000USD mà Dương Chí Dũng khai đã đưa cho “một ông anh”.

Những dấu hỏi, những băn khoăn của dư luận đang chỉ minh chứng một điều: Tất cả những quy định về kê khai tài sản ở ta cho đến giờ hầu như chỉ là những quy định trên giấy, đặt ra đó, nhưng ít tác dụng trên thực tế.
Không ai biết được tài sản của một cán bộ, trừ phi ông ta liên quan đến một vụ án tham ô, cho dù những bảng kê khai tài sản vẫn được bổ sung hằng năm, được công khai tại nơi người đó làm việc.  Tiếp tục đọc

Cao Bằng: Bị ép cưới tảo hôn, một học sinh lớp 9 viết đơn kêu cứu, bỏ trốn và muốn… tự tử

Tác giả: Doãn Hoàng- Hoài Phương

KD: Câu chuyện cô bé nữ sinh lớp 9 thương tâm quá. Mình đưa lên Blog để góp một chút thông tin về số phận của những em gái, những thiếu nữ vùng cao như Cao Bằng và còn những đâu đâu nữa… đang rất cần sự quan tâm thiết thực trước hết là của nhà trường, của hội phụ nữ, ngành văn hóa, của các ngành, và quản lý chính quyền. Không biết đến giờ, số phận cô bé ra sao khi bị ép cưới ở tuổi đang đi học?

Cảnh Mỵ lên gặp chính quyền xã kêu cứu

Học sinh Hoàng Thị Mỵ, dân tộc Mông, đang học lớp 9 THCS xã Sơn Lập, huyện Bảo Lạc, tỉnh Cao Bằng đã bị bố mẹ ép lấy chồng khi còn quá… trẻ con. Mỵ bảo, Mỵ muốn đi học, Mỵ không có tình cảm với người đến đòi cưới.

Hai bên gia đình đã dọa dẫm, truy hỏi, rồi bố mẹ Mỵ nhận 5 triệu đồng tiền “ăn hỏi” của nhà trai. Đám cưới dự kiến diễn ra vào thứ 4, ngày 15.1.2014  này. Trước tình cảnh đó, Mỵ đã vô cùng đau khổ, gọi cho một nhà báo ở thành phố Cao Bằng và đang chuẩn bị bỏ trốn khỏi bản lảng, ra đó tá túc để lánh nạn. Tiếp tục đọc

Ẩu đả tại Thái Nguyên và chuyện ‘tháo ngòi nổ’

Tác giả: Lê Nguyễn Duy Hậu

KD: Đây là một vụ việc, mà các cấp quản lý chính quyền rất cần chú ý.

Bởi tính quan liêu xa rời thực tiễn và nói dối chỉ thấy thành tích, với nhiều vị đã thành thói quen trong thực thi bổn phận.

Việc “tháo ngòi” những ẩu đả này phải là ưu tiên hàng đầu, chứ không phải là nỗi lo về hình ảnh của VN trong mắt bạn bè quốc tế.

Đọc thêm: >> Họ trở nên hung bạo từ khi nào?

>> Để thanh thản nói ‘tôi là người tử tế!’

Sự tích tụ tâm lý

Vụ việc ẩu đả tại nhà máy Samsung Thái Nguyên là một câu chuyện rất đáng quan tâm. Nhiều ý kiến cho rằng đây là một hành vi thiếu suy nghĩ của công nhân, xuất phát từ ý thức kém và gây ảnh hưởng đến hình ảnh VN trong mắt nhà đầu tư. Có người còn kết luận, chính cách hành xử của người lao động VN đang khiến đất nước trở nên nghèo nàn, lạc hậu.

Theo ý kiến cá nhân, tôi nghĩ tâm lý bình thường của con người là né tránh xung đột. Riêng với người VN, dĩ hòa vi quý đã được nâng lên thành truyền thống. Vậy nên, một cá nhân bốc đồng như thế đã là chuyện hiếm, một tập thể mấy trăm công nhân cùng về phe để chống lại vài mươi bảo vệ lại càng khó hình dung.

Nguyên do phù hợp nhất chỉ có thể là vì họ đã tích tụ những ức chế tâm lý, cũng như những khó khăn không được phía chủ và lực lượng bảo vệ thông cảm. Ức chế có thể không gây xung đột ngay lập tức, nhưng vô hình đã chia “chiến tuyến” giữa phía chủ và người làm công trong cùng DN. Bầu không khí đó khiến một vụ việc rất nhỏ cũng dẫn đến va chạm nghiêm trọng. Tiếp tục đọc

Toàn cảnh vụ xét xử siêu lừa Huyền Như

Tác giả: VietNamNet

Từ ngày 6/1, “siêu lừa” Huỳnh Thị Huyền Như đã phải ra trước vành móng ngựa để đối diện với những cáo buộc liên quan đến hàng ngàn tỷ đồng bị chiếm dụng trái phép.

Bí ẩn người khắc dấu giả vụ Huyền Như

Để chiếm đoạt hơn 4.911 tỷ đồng, Huỳnh Thị Huyền Như đã thuê làm giả gần chục con dấu. Tuy nhiên, suốt quá trình điều tra người được Như khai khắc dấu không được xác định.

Sẽ xử hình sự nhiều lãnh đạo trong vụ Huyền Như?

VKSND TP.HCM kiến nghị xem xét, xử lý trách nhiệm hình sự một loạt cán bộ lãnh đạo liên quan, đồng thời cho rằng Vietinbank không có nghĩa vụ phải bồi thường.   Tiếp tục đọc