Làm gì tránh “bẫy” kiểu Huyền Như khi gửi tiền?

Tác giả: Trường Giang (thực hiện)

KD: Trong vụ này, nếu Vietinbank không làm sáng tỏ, không có sự sòng phẳng với khách hàng bởi cơ chế quản lý quá lỏng lẻo, thì dư luận xã hội nên có thái độ tẩy chay. Bởi đồng tiền mồ hôi nước mắt của người dân tích cóp được, đi gửi vào một ngân hàng mà quản lý vô trách nhiệm thì quá bằng “gửi trứng cho ác”.

Riêng mình, chắc chẳng bao giờ. Vì cứ nhắc tới Vietinbank, lập tức nhớ ngay tới cô nàng siêu lừa Huyền Như. Khiếp vía vì lòng tham và thủ đoạn ghê tởm.

Qua vụ “siêu lừa” Huyền Như nóng rẫy, nhiều người đặt câu hỏi về việc làm thế nào đảm bảo an toàn cho tài sản tiền gửi vào ngân hàng, tránh “dính bẫy” kiểu siêu lừa Huyền Như?
Luật sư Trần Minh Hải: Vụ án Huyền Như là một minh chứng cho những chuẩn mực đảo lộn

“Khi giao dịch với ngân hàng đừng nên làm điều gì khác thường, hạn chế thông qua trung gian, tránh giao dịch bằng những tiện ích quá rủi ro (như dịch vụ ngân hàng tại chỗ) nếu như không chắc chắn được đầu mối giao dịch”.

“Mỗi người dân khi đi gửi tiền tiết kiệm cũng nên suy tư, lãi suất tiền gửi luôn tỷ lệ thuận với rủi ro hậu quả”.

Trao đổi với Infonet, Luật sư Trần Minh Hải – Giám đốc Điều hành Công ty Luật Basico nhìn nhận, vụ việc là một minh chứng cho những chuẩn mực đảo lộn. “Sự lừa đảo của Huyền Như diễn ra trong một bối cảnh nhập nhằng huy động vốn của cả ngành ngân hàng, thiếu quản lý giám sát của cả hệ thống ngân hàng. Hầu hết trường hợp khách hàng bị chiếm đoạt tiền trong vụ án này, đều đinh ninh mình đang giao dịch hợp pháp với ngân hàng mà vẫn đứng trước nguy cơ bị mất hoàn toàn số tiền đã thực gửi vào ngân hàng”- luật sư Hải nói.

Thưa luật sư, với những vụ việc mà do lỗ hỏng, buông lỏng quản lý của ngân hàng dẫn tới hậu quả là cán bộ ngần hàng dễ dàng qua mặt hàng loạt hàng rào kỹ thuật để lừa đảo, chiếm đoạt số tài sản lớn, thì ngân hàng đó sẽ phải giải quyết hậu quả, đền bù như thế nào cho các tổ chức, cá nhân gửi tiền nhưng “mặc bẫy” của cán bộ đó như thế nào?

Đối với trường hợp người phạm tội dưới tư cách là một cán bộ Trưởng một đơn vị kinh doanh của ngân hàng, dùng tư cách, uy tín, thẩm quyền, hạn mức do ngân hàng giao phó, lợi dụng sự tin tưởng, lách qua nhiều kẽ hở trong hệ thống quản trị rủi ro ngân hàng để phạm tội chiếm đoạt tiền gửi của khách hàng.

Theo Điều 618, Bộ luật Dân sự về “Bồi thường thiệt hại do người của pháp nhân gây ra cũng quy định rõ: “Pháp nhân phải bồi thường thiệt hại do người của mình gây ra trong khi thực hiện nhiệm vụ được pháp nhân giao; nếu pháp nhân đã bồi thường thiệt hại thì có quyền yêu cầu người có lỗi trong việc gây thiệt hại phải hoàn trả một khoản tiền theo quy định của pháp luật”.

Như vậy, ngân hàng đó cần nhận trách nhiệm bồi hoàn cho những trường hợp khách hàng gửi tiền, sau đó truy đòi từ cán bộ đã rút ruột tiền từ ngân hàng mình.

Nhiều câu hỏi được đặt ra quanh vụ xét xử Huỳnh Thị Huyền Như. Ảnh: Nguyễn Cường

Sau vụ việc này ông có lời khuyên nào đối với người dân khi gửi tiền vào ngân hàng để tránh xảy ra những thiệt hại đáng tiếc tương tự?

Khi giao dịch với ngân hàng đừng nên làm điều gì khác thường, hạn chế thông qua trung gian, tránh giao dịch bằng những tiện ích quá rủi ro (như dịch vụ ngân hàng tại chỗ) nếu như không chắc chắn được đầu mối giao dịch. Và có một điều tôi nghĩ là mỗi một người dân khi đi gửi tiền tiết kiệm cũng nên suy tư, lãi suất tiền gửi luôn tỷ lệ thuận với rủi ro hậu quả.

Xin cảm ơn ông.

———-

Nguồn: Infonet