Tác giả: Kim Dung/ Kỳ Duyên
KD: Có một số bạn bè, và cả bạn đọc email hỏi: Sao thơ của KD buồn thế. Mình giật mình trước câu hỏi đó. Thú thực, mình làm thơ cũng… hồn nhiên như con người mình vậy 😀
Nhưng nhiều lúc cũng vui lắm chứ 😀
KD: Có một số bạn bè, và cả bạn đọc email hỏi: Sao thơ của KD buồn thế. Mình giật mình trước câu hỏi đó. Thú thực, mình làm thơ cũng… hồn nhiên như con người mình vậy 😀
Nhưng nhiều lúc cũng vui lắm chứ 😀
KD: Đây là một vụ án hình sự cực kỳ phức tạp, có thể trở thành đề tài để các sinh viên Luật, học và phân tích cực kỳ bổ ích. Một vụ án hình sự nhưng chứa đựng các quy phạm pháp luật của Luật Dân sự cực kỳ phức tạp, hóc búa. Có lẽ các cơ quan điều tra sẽ phải tiếp tục điều tra kỹ lưỡng hơn nữa, về từng chi tiết, thời gian, địa điểm. Mọi sự bỏ sót một chi tiết trong điều tra lúc này, đều có thể làm sai lệch tính chất vụ án.
Phía ngân hàng ACB cho rằng: “Huyền Như là người có chức vụ, quyền hạn, đã lợi dụng chức vụ, quyền hạn, bằng thủ đoạn gian dối để chiếm đoạt tài sản của Vietinbank do mình có trách nhiệm quản lý. Đây là dấu hiệu của tội tham ô tài sản chứ không phải tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản ?”
Trong vụ án Huyền Như, Ngân hàng ACB bị chiếm đoạt 718 tỷ đồng. Trước tòa, vị đại diện ACB đã có một bài trình bày quan điểm khá dài nhằm “mổ xẻ” những tình tiết liên quan trong vụ án.
Vietinbank không biết?
Với hành vi lừa đảo, chiếm đoạt gần 4.000 tỷ đồng, “siêu lừa” Huỳnh Thị Huyền Như đã bị đề nghị tuyên phạt mức án kịch khung là tù chung thân. Tuy nhiên, phần trách nhiệm bồi thường gần 4.000 tỷ đồng mới là điều gây tranh cãi nhất suốt những ngày xét xử vừa qua.
Trong phần phát biểu quan điểm về vụ án, đại diện VKSND TP.HCM giữ quyền công tố kết luận Vietinbank không phải bồi thường. Luật sư của Vietinbank hoàn toàn đồng tình với VKS, khẳng định Vietinbank vô can trong vụ án.
Bởi lẽ, ngay từ khi bắt đầu nảy sinh động cơ chiếm đoạt tài sản, đối tượng Huyền Như nhắm tới là tài sản của các đơn vị, cá nhân. Huyền Như đã lợi dụng danh nghĩa của Vietinbank để huy động tiền. Tiếp tục đọc
Ông Vũ Mão – nguyên Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội. Ảnh: Ngọc Quang. |
Như Báo Giáo dục Việt Nam đã đưa, tại phiên tòa ngày 7/1/2014, Dương Chí Dũng đã khai nhận được tin mình bị khởi tố bắt giam từ một vị lãnh đạo của ngành công an nên bỏ trốn. Đồng thời, Dương Chí Dũng cũng khai đã đưa cho vị lãnh đạo này 500.000 USD để nhờ chạy án.
Hội đồng xét xử TAND TP Hà Nội xét thấy đây là dạng thông tin tuyệt mật của nhà nước nhưng đã lộ thông tin nên đề nghị khởi tố vụ án làm lộ bí mật nhà nước theo quy định tại điều 263 Bộ luật hình sự.
Trao đổi với PV Báo Giáo dục Việt Nam tối qua, ông Vũ Mão – nguyên Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội nhận định, việc Dương Chí Dũng khai trước tòa là nhận được tin tuyệt mật từ một cán bộ của ngành công an đang gây sự chú ý đặc biệt của nhân dân cả nước. Tiếp tục đọc
“Siêu lừa” Huyền Như
I– Khi vụ án xử anh em nhà họ Dương vừa lắng xuống, là lúc vụ án xử Huỳnh Thị Huyền Như (36 tuổi), nguyên Phó Trưởng phòng quản lý rủi ro Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương VN (Vietinbank t/p HCM), nổi lên. Vì tính chất ghê gớm của những thủ đoạn lừa đảo mà xã hội tặng cho Huyền Như một “biệt danh” xứng đáng: Siêu lừa!
Không rõ, khi làm ở phòng quản lý rủi ro, Huyền Như đã quản lý ra sao, còn trong thực tế, cô ta mang đến … rủi ro khủng khiếp cho xã hội.
Con đường sa chân vào tội lỗi của người đàn bà trẻ chả có gì khó hiểu- tham vọng về tiền bạc. Xuất phát từ những món nợ trước đó đầu tư vào bất động sản không có khả năng thanh toán. Nhưng hệ lụy thì vượt xa con số các vụ án Vinashin, Vinalines trước đó: Hơn 4000 tỷ đồng của 09 công ty, 04 ngân hàng và 03 cá nhân bị cô ta lừa đảo, chiếm đoạt.
Còn sự nhẹ dạ, cả tin của các ngân hàng, tổ chức, cá nhân cô ta nhắm tới thì thật… khó hiểu. Chả thế, rút cục, cùng hầu tòa với cô ta, có tới hơn 20 bị cáo, 15 nguyên đơn dân sự (bị hại), 80 cá nhân, tổ chức có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan.
Một người đàn bà nhỏ nhắn, trông rất bình thường, bỗng “nổi tiếng” trong một vụ án khổng lồ, kỳ lạ, cả quy mô, tính chất phức tạp chằng chéo lẫn thời gian xử kéo dài. Một vụ án hình sự nhưng hàm chứa rất nhiều án luật: Dân sự, kinh tế…, xen lẫn cả sự ranh ma lọc lõi lẫn nhẹ dạ cả tin, xen lẫn cả tiền lẫn tình cay đắng, cả tính chất tội phạm lẫn nạn nhân. Đặc sắc nhất, đến ngay cả Bầu Kiên cùng ngân hàng ACB, một “cáo già” trong giới tài chính và cực kì khôn ngoan trong làm ăn, cũng bị Huyền Như lừa khéo tới 718 tỉ đồng, theo kiểu lời ăn, lỗ cùng… ở tù. Tiếp tục đọc
Tác giả: (Theo Báo Công lý và Xã hội XUÂN GIÁP NGỌ)
Danh họa Salvador Dali có nói một câu đơn giản mà kiêu hãnh: “Là họa sĩ thì hãy vẽ đi”. Tôi chẳng phải họa sĩ, cũng chẳn phải nghệ sĩ nhưng có một điều rất chắc chắn tôi là đàn ông.
Phẩm chất đáng quý nhất của đàn ông là gì? Mỗi người có một cách định nghĩa khác nhau. Với tôi, đó chính là khả năng yêu tưởng chừng như vô tận. Bây giờ và mãi mãi. Tôi chưa hề bao giờ nghe một ai dù say quắt cần câu, say ngất ngư, say mất cả lý trí mà dám nói trước đám đông là đang cần… Viagra. Bất kỳ ai cũng mạnh miệng tuyên bố mình là “thứ thiệt”.
1.
Ngay từ lúc lọt lòng, đặt hai chân trên trái đất này là lúc tôi bắt đầu ghi nhận lấy hình ảnh người phụ nữ vào óc. Rồi, lúc lớn lên với những cuộc tình khi thăng hoa bay bổng lên tận chín tầng mây xanh; lúc tuyệt vọng tưởng chừng đã sa chân xuống tận chín tầng địa ngục thì nỗi ám ảnh về phụ nữ càng hằn sâu da thịt, xuyên qua ký ức lẫn thời gian. Tôi quan niệm rằng, cứ trình bày hết những suy nghĩ về phụ nữ ắt có nhiều thú vị cho chính mình và người bạn đọc.
Tại sao thú vị? Tiếp tục đọc
KD: Cải cách thể chế kinh tế, và xây dựng nền quản trị quốc gia văn minh, là hai giải pháp căn cốt trước tiên, để nước Việt có thể chấn hưng, hạn chế tham nhũng, và phát triển. Nhưng nó sẽ đụng chạm tới các nhóm lợi ích. Và đây mới chính là vật cản lớn nhất, để thấy vì sao nước Việt cứ luẩn quẩn…
Không ai cho rằng cải cách thể chế nói riêng và hiện đại hóa đất nước nói chung là việc dễ dàng. Nhưng cũng không thể bảo đó là việc quá sức người hay không có tiền lệ, bởi nhiều nước đã thành công, kể cả trong những điều kiện không kém ngặt nghèo. Hiểm họa ngoại xâm, vật lực ít ỏi, tài nguyên cạn kiệt chưa hẳn là trở lực, có khi lại là nhân tố thúc đẩy cải cách để tự cứu nhờ biết dựa vào sự tự cường từ chính chất lương con người của đất nước mình. Như lịch sử nhiều nước cho thấy, “đại canh tân” thành công thường là kết quả của cuộc đại vận động đến từ sự khao khát mãnh liệt của đại đa số nhân dân, sự thức tỉnh sâu sắc của các giới tinh hoa, tài năng và uy tín của người cầm quyền. Không phải ngẫu nhiên khi vận mệnh đất nước trong thời điểm ấy được so sánh với giây phút hiểm nguy, thử thách của chiếc máy bay: cất cánh hoặc gục ngã. Bên cạnh những gương thành công, tiếc thay, cũng không thiếu những vết xe đổ do thiếu thực tâm và bất tài. Tiếp tục đọc
KD: Nói về tham nhũng, thì bất cứ vị chính khách VN nào cũng có thể chỉ ra mức độ nguy hại của nó. Và giải pháp, diệt trừ tham nhũng không phải không có. Có điều nước Việt có khả năng và dũng cảm để thay đổi hay không thôi. Bắt đầu từ tư duy kinh tế, tư duy thiết chế chính trị- xã hội.