Tác giả: Thanh Nhân – Ca Linh – NHUNG ĐỖ – Hoàng Dũng
KD: Có rất nhiều nguyên nhân. Kinh tế khó khăn. Nhưng quan trọng hơn, tâm lý người Việt chứa chất nhiều sự chán nản, thất vọng quá khi nhìn về tương lai phát triển của đất nước. Không phải chỉ vấn đề kinh tế, mà còn là đất nước tụt hậu, và không biết đứng ở đâu trong văn minh, văn hóa nhân loại. Đụng vào đâu cũng có quá nhiều chuyện. Từ kinh tế, đến giáo dục, y tế, văn hóa… Nhưng nhất là niềm tin của người dân vào sự liêm chính, hoàn toàn mất. Giờ đây, đâu đâu cũng nghe thấy chuyện tham nhũng, nhóm lợi ích….
Mặt khác, xu thế Tết “hội nhập” ngày càng rõ. Không khí tết cổ truyền xa xưa giờ đã không còn nhiều. Nếu nhìn ở góc độ này, thì cái sự kém vui của Tết lại cho thấy sự vận động, chuyển động tự nhiên của quy luật phát triển.
Dù chỉ còn khoảng 10 ngày nữa là đến Tết Nguyên đán Giáp Ngọ nhưng tại các đô thị lớn, không khí năm mới vẫn chưa rộn ràng; vẻ buồn tẻ thể hiện rất rõ trong nhịp sống thường ngày so với cùng dịp những năm trước
Những năm trước, cao điểm mua sắm rơi vào 20 ngày cận Tết nhưng năm nay, Tết cổ truyền đã đến nơi mà sức mua nói chung vẫn ì ạch, hiện chỉ nhúc nhích ở nhóm hàng biếu tặng, quần áo thời trang, hàng tiêu dùng.
Sức mua ở chợ, siêu thị nhích chậm
Nằm cạnh Co.opmart Phú Lâm (quận 6, TP HCM), sáng cuối tuần (18-1) mà chợ Phú Lâm thưa vắng khách đến lạ. Chị Đặng Ngọc Thanh – bán hóa mỹ phẩm, túi xách trong nhà lồng chợ – cho biết vào thời điểm này 3-4 năm về trước, chị phải thuê thêm người phụ bán hàng nhưng năm nay, chợ Tết hẩm hiu, một người trông coi quầy sạp mà vẫn rất thảnh thơi. Theo chị, năm trước chợ Tết đã “chậm”, năm nay còn “rùa” hơn, doanh thu trung bình mỗi ngày chỉ 3-4 triệu đồng. Nhiều khách quen vẫn chưa ghé mua hàng, chờ thưởng Tết rồi mới tính. “Chợ bây giờ chủ yếu phục vụ người lao động thu nhập thấp. Vào cuối tuần, sức mua không tăng thêm, tức là năm nay nhiều người ăn Tết buồn. Hy vọng vài ngày nữa công nhân lãnh lương – thưởng, sức mua sẽ tăng” – chị Thanh nói. Tiếp tục đọc →