Tác giả: Hoàn Oanh- Hải Minh
KD: Đã thấy Xuân ngấp nghé rùi 😀
KD: Đã thấy Xuân ngấp nghé rùi 😀
Tác giả: Nguyên Đan
KD: Mình không dám suy diễn như Luật sư Phạm Văn Phất, nhưng cần thấy, thông thường những kẻ “trong cuộc” bao giờ cũng có cái thính nhạy tự vệ, và tính nước cao chạy xa bay để phòng thân.
Tác giả: Tô Văn Trường
KD: Ngay sau bài viết của ông Nguyễn Minh Nhị, Ts Tô Văn Trường vừa gửi cho mình bài viết này, bàn sâu thêm về những vấn đề xung quanh Hoàng Sa. Nỗi đau của nước Việt về chủ quyền lãnh thổ hẳn không phải của riêng bất cứ người Việt nào, mà là nỗi đau chung. Có điều giải quyết, nhìn nhận vấn đề này lại rất khác nhau.
Cảm ơn Ts Tô Văn Trường
Anh Bảy Nhị (nguyên Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh An Giang) cho biết mới có ngày họp mặt truyền thống ngành vô tuyến điện, nay là Bưu chính-Viễn thông tại An Giang với sự tham gia của nhiều anh đã từng ở cương vị lãnh đạo cao nhất tỉnh: 02 nguyên Bí thư tỉnh ủy, 02 nguyên Chủ tịch UBND tỉnh, 02 nguyên thủ trưởng cơ quan công an và quân đội vv… đều đã về hưu có trao đổi với nhau về đề nghị Nhà nước truy phong Liệt sĩ cho 74 tử sĩ VNCH trận hải chiến Hoàng Sa cách đây 40 năm.
Quần đảo Hoàng Sa cách huyện đảo Lý Sơn của tỉnh Quảng Ngãi chỉ 123 hải lý. Ảnh: Wikipedia (nguồn: VnExpress) Tiếp tục đọc
Tác giả: Nguyễn Minh Nhị
KD: Ông Nguyễn Minh Nhị, cựu Chủ tịch UBND tỉnh An Giang có gửi cho mình bài viết này. Chỉ tiếc bài viết gửi giữa lúc “trên’ có chỉ đạo không được đưa về Hoàng Sa nữa. Nên mình đành đưa lên Blog để bạn đọc đọc và chia sẻ với tấm lòng một vị quan chức tận tụy vì dân, và sống đàng hoàng, mà mình rất kính trọng.
Cảm ơn ông Nguyễn Minh Nhị
Ảnh: Ông Nguyễn Minh Nhị, cựu Chủ tịch UBND tỉnh An Giang
Trưa nay, anh em ngành Vô tuyến điện tỉnh An Giang họp mặt theo thông lệ hàng năm kỷ niệm ngày truyền thống. Trong bàn chúng tôi mạn đàm, không chỉ có những cựu hiệu thính viên năm xưa, sau hòa bình đã chuyển ngành công tác khác nhau, hầu hết đều là cán bộ cốt cán, không ít người làm Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch ủy ban Nhân dân tỉnh hoặc thường vụ Tỉnh ủy nhưng nay đã về hưu. Cũng như thường lệ, năm nay cũng có các anh Nguyễn Hữu Khánh, trưởng Cơ yếu (mật mã) của tỉnh ủy, nguyên Bí thư Tỉnh ủy và các anh nguyên chỉ huy trưởng Bộ chỉ huy quân sự tỉnh, nguyên giám đốc Công an tỉnh …cũng có mặt vì sự quen biết gắn bó nhau trong công tác từ những năm 1960.
Sự kiện chúng tôi gặp gỡ lại trùng vào thời điểm cách đây 40 năm Trung Quốc đơn phương tấn công xâm lược, chiếm đóng trái phép quần đảo Hòang Sa của Việt Nam lúc bấy giờ do quân lực Việt Nam Cộng hòa đồn trú, sau cái bắt tay trong “bóng tối” giửa Chu Ân Lai và Kít-sing-gơ. Và câu chuyện chúng tôi cũng xoay quanh vấn đề Hoàng Sa, bổng anh Nguyễn Hữu Khánh vổ vai tôi nói: “Tôi muốn gặp báo Tuổi Trẻ cám ơn về loạt bài kể chuyện Hoàng Sa 40 năm trước với sự hy sinh anh dũng của 74 chiến sĩ Việt Nam Cộng hòa, để đề đạt nguyện vọng qua báo, Nhà nước ta nên công nhận 74 người đã hy sinh giử đảo là Liệt sĩ – anh còn nhấn mạnh – Tối thiểu là Liệt sĩ”!. Tiếp tục đọc
KD: Đây là một quyết định đúng. Nếu như có sự nhạy cảm trực giác về tâm lý, sẽ thấy không phải ngẫu nhiên ông PTC có đơn xin từ nhiệm chức danh thành viên HĐQT ACB. Liệu có phải là người mẹo mực, và “đánh hơi” khá, mới có quyết định này? Liệu có chuyện PTC không còn ở VN nữa hay không, và có liên quan gì đến việc phục hồi điều tra hay không, cũng là một câu hỏi cần giải đáp.
Còn với ACB, cú “ngã” bởi Huyền Như quá đau. Nhưng đều xuất phát từ cái gốc – lòng tham, và sự giẫm đạp pháp luật
Chiều 20-1, nguồn tin Báo Người Lao Động cho hay VKSND Tối cao đã quyết định phục hồi điều tra đối với ông Phạm Trung Cang, nguyên phó chủ tịch HĐQT Ngân hàng TMCP Á Châu (ACB), vì có dấu hiệu đồng phạm với Nguyễn Đức Kiên (bầu Kiên – nguyên phó chủ tịch HĐQT, phó chủ tịch Hội đồng Sáng lập ACB) cố ý làm trái các quy định của nhà nước về quản ký kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng xảy ra tại ACB. Tiếp tục đọc
Khác với lúc đứng riêng rẽ một mình, cái vô danh trong đám đông đem lại cho người ta một sự an toàn và cảm giác được bảo vệ nhất định.
Cuối năm nhìn lại, ngỡ ngàng vì năm cũ đã qua với không ít câu chuyện giật mình.
Nào những người dân bình thường hiền lành, thân ái với nhau, lại trong tích tắc trở nên khác hẳn, hăm hở lao vào núi bia đổ, lễ mễ khuân ra mấy bịch, rồi háo hức quay lại làm đợt nữa. Điều gì đã xảy ra?
Điều gì làm cho một số thanh niên, đang đi chơi với bạn gái, bỗng hăng lên lao vào “đánh hôi” kẻ trộm chó như đi trẩy hội?
Lý do gì làm những người công dân xây dựng hàng ngày chăm chỉ mang cơm đi làm, bỗng trở nên hung hãn và đập phá chính ngay công việc đem lại miếng cơm manh áo cho họ? Tiếp tục đọc