Bớt can thiệp hành chính, nạn “bôi trơn” sẽ giảm

Tác giả: Nghĩa Nhân
KD: Nhưng thế thì lấy đâu ra… “màu”  😀
Vụ hối lộ 80 triệu yen của JTC trong dự án của ngành đường sắt ở Hà Nội, rồi nghi vấn “bôi trơn” 2,8 triệu USD liên quan tới dự án đô thị Sing-Việt ở TP.HCM vừa lộ ra, kèm theo những tố cáo tham nhũng triệu đô trong vụ án Dương Chí Dũng mấy tháng trước… đặt ra câu hỏi: Giải pháp nào để ngăn ngừa tham nhũng, tiêu cực, “bôi trơn” trong hoạt động kinh tế?
“Thực ra tiêu cực, nhũng nhiễu thì ai cũng cảm nhận được cả. Dân thường gặp cơ quan nhà nước, làm giấy tờ gì đều rất ngại ngần, rất dễ phải nhờ vả, lo lót. Nhưng đấy là tham nhũng vặt. Cái mà người nghiên cứu vĩ mô như tôi suy nghĩ là tại sao ở ta lại dễ xảy ra những vụ tham nhũng lớn, cỡ triệu đô… Tất cả vụ việc ấy là biểu hiện của các yếu kém thuộc kinh tế thị trường định hướng XHCN mà chúng ta đang xây dựng, hoàn thiện” – TS Nguyễn Đình Cung, quyền Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương, nhận định.

Lợi ích các bên hình thành từ cơ chế xin-cho

. Phóng viên: Vậy những yếu kém cụ thể như thế nào, thưa ông?

+ TS Nguyễn Đình Cung: Vừa rồi Bộ Kế hoạch và Đầu tư có báo cáo đánh giá năm năm thực hiện Nghị quyết Trung ương 6 khóa X về hoàn thiện thể chế kinh tế, qua đó liệt kê một số hạn chế, yếu kém cơ bản.

Chẳng hạn, ta đang phụ thuộc quá nhiều vào các văn bản hướng dẫn, nhất là các quyết định điều hành mang tính hành chính của cơ quan nhà nước. Tức là hiệu lực của pháp luật đang phải dựa nhiều vào cách giải thích, thực hiện luật của bộ ngành, quan chức. Điều đó khiến nhiều vấn đề về thể chế và quản lý kinh tế bị ảnh hưởng bởi quan hệ xin-cho, ban phát.

Một phần không nhỏ lợi ích của các bên liên quan được hình thành từ mối quan hệ xin-cho ấy chứ không phải từ hoạt động kinh tế tạo ra giá trị mới cho xã hội. Vì thế thể chế kinh tế của ta đang tạo động lực khuyến khích hình thành “khu vực kinh tế địa tô”.

. Ý ông là khu vực liên quan đến các quyết định hành chính gắn với hoạt động kinh tế?

+ Đúng. Đây là khu vực kinh tế thu lợi nhờ có quyền ban hành các quyết định hành chính để thực thi luật pháp, để phân bổ nguồn lực và quyền kinh doanh. Đó cũng có thể xuất hiện ở khu vực quản lý nhà nước liên quan tới các lĩnh vực độc quyền kinh doanh, đến chi phối quyền đầu tư kinh doanh trong các ngành liên quan… mà không phải bỏ ra một lượng lao động nào cả.


 

. Thế còn liên quan đến đất đai thì sao? Chúng ta thừa nhận đây là lĩnh vực tham nhũng nóng nhất, vậy đã có giải pháp gì để bít lại các khe hở dễ dẫn tới “bôi trơn”, tiêu cực?

+ Đất đai nóng vì ta không đưa các yếu tố thị trường vào được.

Thị trường sơ cấp là bước đưa đất đai đang thuộc quyền sử dụng của người dân sang cho doanh nghiệp (DN). Ở khâu này toàn thông qua các quyết định của Nhà nước về định giá đất, xác định mức đền bù, ra quyết định giao đất, cho thuê đất. Tất cả là thuần túy hành chính xin-cho, không hề tuân theo chuẩn mực thị trường nào.

Đất khi đã vào tay DN rồi thì bắt đầu bước sang thị trường thứ cấp. Lúc đó chênh lệch giá với cái mà người dân được trả khi thu hồi vô cùng lớn, ắt tạo động lực buộc DN phải “bôi trơn”, cán bộ dễ nhũng nhiễu, tiêu cực.

. Luật Đất đai từ năm 2003 đã mở ra cơ chế để DN tự thỏa thuận với người dân về giá đất…

+ Cơ chế ấy rất tốt nhưng 10 năm qua không vận hành hiệu quả được vì Nhà nước chưa rút lui. Một bên là cơ chế thỏa thuận, dân được lợi hơn nhưng cán bộ nhà nước bị đặt ra ngoài cuộc chơi và DN phải chịu chi phí tốn kém hơn. Một bên vẫn cho phép DN – Nhà nước được xin-cho để thu hồi đất với giá rẻ mạt. Vậy thì DN và cán bộ công quyền chẳng có động lực gì để phải chọn cách thỏa thuận cả.

Luật Đất đai sửa đổi vừa rồi khắc phục được một chút, theo cách liệt kê cụ thể những loại dự án, công trình mà áp dụng cơ chế Nhà nước thu hồi đất. Còn lại là để thị trường, để DN – người dân tự thỏa thuận. Đấy cũng là một cách thu hẹp sự can thiệp của Nhà nước vào thị trường.

Với cách ấy, tôi nghĩ những dự án như đô thị Sing-Việt mà quý báo đề cập sẽ không đến mức phải “bôi trơn” 2,8 triệu USD.

Càng bớt can thiệp hành chính, môi trường kinh doanh càng lành mạnh

. Đâu đó vẫn có lập luận là cần phải tăng cường vai trò quản lý của Nhà nước với thị trường. Vậy bớt thủ tục hành chính thì liệu có làm giảm vai trò quản lý nhà nước không?

+ Phải đặt câu hỏi ngược lại: Nhà nước cần quản cái gì và tại sao phải quản? Không trả lời được, không xác định được rõ ràng mục đích của quản lý thì đừng nói là phải quản lý. Nhưng ngay cả khi nêu ra được mục đích nào đó thì lại phải nhớ đừng đạt mục đích bằng mọi giá mà phải bằng chi phí xã hội thấp nhất thì hẵng làm.

. Vậy quay trở lại quy định DN phải đăng ký ngành nghề kinh doanh vẫn đang tồn tại trong Luật DN hiện hành. Khi đưa điều khoản đó vào luật, người ta xác định mục đích là gì?

+ Khi làm Luật DN 2005 đã có ý kiến đề nghị bỏ rồi. Nhưng quan điểm áp đảo khi đó là vẫn phải giữ, cho dù không xác định được mục đích cụ thể của quy định. Thế rồi trải qua thời gian mới thấy hóa ra nó chả có ý nghĩa gì cả mà chỉ thêm cản trở gia nhập thị trường của DN.

Với lại qua thực tiễn, Nhà nước cũng thấy rằng chỉ cần quản lý thông qua việc xác định những ngành nghề kinh doanh có điều kiện là được. Cho nên nay có thể bỏ hẳn quy định chung về đăng ký ngành nghề kinh doanh, thay vào đó Nhà nước chỉ tập trung kiểm soát về điều kiện kinh doanh trong những trường hợp cụ thể, cần thiết, được định trước.

. Nhưng còn khái niệm ngành nghề kinh doanh có điều kiện – tức là vẫn phải giấy phép – phải xin-cho và rất dễ “bôi trơn”, tiêu cực?

+ Không tránh khỏi được. Vấn đề là phải tiếp tục đấu tranh để rà soát xem ngành nghề nào thực sự cần điều kiện và điều kiện nào có thể đơn giản hóa thủ tục giấy tờ.

Chẳng hạn, xăng dầu là ngành kinh doanh có điều kiện. Để lấy được giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh xăng dầu thì DN phải xin mười mấy giấy bổ trợ nữa. Vậy cần rà soát xem có bớt được giấy bổ trợ nào không. Có thể đơn giản hóa theo cách DN chỉ phải tới một cửa cơ quan nhà nước, còn các thủ tục phụ trợ khác, các cơ quan chức năng phải tự làm việc với nhau…

Nói chung ngay cả khi Nhà nước phải can thiệp thì cũng phải tính sao thuận lợi nhất cho DN, cho người dân, với chi phí thấp nhất.

. Nhưng thực tế danh mục ngành nghề kinh doanh có điều kiện vẫn đang ngày một dài ra và DN vẫn than khổ với rừng giấy phép, thủ tục. Xem ra cải cách thể chế kinh tế không hề dễ?

+ Tôi nói đâu có gì mới. Rất nhiều nội dung cải cách đã có từ Nghị quyết Trung ương 6, rồi được chỉ ra trong Chương trình hành động của Chính phủ từ mấy năm trước nhưng đến nay đâu đã được thực sự triển khai.

Vai trò của Nhà nước là làm cho thị trường vận hành tốt, qua đó tự nó điều chỉnh hành vi của DN. Nếu quan niệm được thế thì trước mỗi quyết định, cơ quan nhà nước sẽ phải tự đắn đo là làm thế có tốt cho thị trường, có phù hợp với quy luật vận hành của thị trường không, liệu để thị trường tự điều chỉnh có tốt hơn không. Nhà nước rút lui, càng bớt sự can thiệp hành chính vào thị trường thì môi trường kinh doanh tự nó sẽ lành mạnh, sẽ bớt đi nguy cơ, kẽ hở cho tiêu cực, tham nhũng. Giải pháp suy cho cùng vẫn là thị trường, thị trường và thị trường.

. Xin cảm ơn ông.

 

Các vụ nước ngoài hối lộ Việt Nam

Năm 2008, Ủy ban Chứng khoán Hoa Kỳ SEC cáo buộc Siemens AG “dùng các khoản hối lộ để thắng thầu các thiết bị y tế tại Việt Nam”.

Năm 2010, căn cứ theo tài liệu của tòa án Đức, “Daimler AG và các chi nhánh đã chi 10 triệu USD hối lộ cho các quan chức ở ít nhất 22 quốc gia” trong đó có Việt Nam.

-Cũng năm 2010, Ủy ban Chứng khoán Hoa Kỳ (SEC) cáo buộc Công ty Viễn thông VERAZ đã “hối lộ tổng giám đốc của một công ty viễn thông nhà nước ở Việt Nam để thắng thầu”.

-Năm 2010, Nexus Technology bị phạt 27 triệu USD, ba nhân viên của họ nhận án tù hàng chục năm vì “hối lộ các cơ quan chính phủ tại Việt Nam”. Vụ này có được nhắc đến trên báo chí trong nước nhưng hình như đến nay vẫn chưa có kết quả.

-Năm 2011, cũng vì các vụ hối lộ ở Việt Nam, hãng bảo hiểm lớn nhất thế giới Aon bị Bộ Tư pháp Mỹ phạt 1,75 triệu USD.

ĐỨC HOÀNG

———-

http://plo.vn/thoi-su/bot-can-thiep-hanh-chinh-nan-boi-tron-se-giam-457570.html

 

Già ơi, chào Mi!

Tác giả:

KD: Cảm ơn bạn bè iu quý đã gửi cho những bức ảnh thật thú vị, và ý nghĩa. Già ơi, chào Mi   😀

Xưa tê sáu chục đã già,
Bi chừ tám chục vẫn là còn son.
Điện thoại tán gẩu cười giòn,
Tiá lia như thuở trăng tròn mười lăm.

Tại răng ta phải quan tâm?
Chuyện ngồi xe đẩy hay cầm batoong.
Cứ tin mình vẫn còn ngon,
Dù đủ chín chục hay tròn một trăm.
Việc chi khóc kín, than thầm!
Trời cao dù “ sập cái rầm” đã sao?
Bỏ qua những chuyện tào lao,
Dùng InterNet nói khào mua vui.
Hảy yêu đời như tụi tui!
Khi gần nhắm mắt còn cười nhăn răng .

Internet mania,
Thú vui thời đại tuổi già giải khuây.
Ngừa lú lẩn trong tầm tay,
Mại dô các bạn dịp may cuối đời.

*******

Tiếp tục đọc

“Tiềm năng” tham nhũng trong ODA

Tác giả: Lê Châu

Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải yêu cầu phải đánh giá lại để tìm ra lĩnh vực “tiềm năng” tham nhũng của ODA…

“Tiềm năng” tham nhũng trong ODA

Một góc dự án đường sắt trên cao tại Hà Nội.

Ngày 29/3, Ban chỉ đạo quốc gia về vốn ODA đã tổ chức Hội nghị thúc đẩy giải ngân chương trình, dự án ODA. Chủ trì Hội nghị, Phó thủ tướng Hoàng Trung Hải đặt vấn đề về trách nhiệm và yêu cầu phải đánh giá lại để tìm ra những lĩnh vực “tiềm năng” tham nhũng của ODA.

“Rõ ràng chúng ta chưa hoàn thành trách nhiệm. Sau vụ PCI, hai bên đã có ủy ban hợp tác, kiểm tra giám sát để phòng chống tham nhũng, nhưng nay có thể vẫn lọt”, ông Hải nói. “Trong phòng chống tham nhũng cần phải đánh giá những lĩnh vực “tiềm năng”. Vì thế, trong quá trình triển khai dự án ODA, các bộ ngành cũng phải đánh giá lại xem quá trình như vậy thì “tiềm năng” tham nhũng nằm ở đâu?”.

Quan điểm cứng rắn, biện pháp mạnh mẽ

Theo Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng, nghi án Công ty tư vấn giám sát giao thông vận tải Nhật Bản (JTC) hối lộ 16 tỷ đồng cho quan chức ngành đường sắt Việt Nam, nếu đúng là thực tế có như thế, thì đây là một điều hết sức đáng tiếc xảy ra trong công tác quản lý và sử dụng vốn ODA tại Việt Nam.

Đại diện Cơ quan hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA) nêu quan điểm rằng, đã đến lúc các bên cần có quan điểm cứng rắn hơn, biện pháp mạnh mẽ hơn nhằm phòng ngừa tham nhũng, hối lộ, cạnh tranh không bình đẳng trong quá trình triển khai các dự án ODA.

Hiện, Đoàn công tác Bộ Giao thông Vận tải do Thứ trưởng Nguyễn Ngọc Đông dẫn đầu sang làm việc với các cơ quan Nhật Bản vẫn chưa thể xác minh được nghi án Công ty JTC đã “lót tay” 16 tỷ đồng đối với lãnh đạo ngành đường sắt Việt Nam. Vụ việc này đã giao cho cơ quan tư pháp Nhật Bản (Cảnh sát điều tra, Viện kiểm sát, Cơ quan thuế) điều tra.

Trong 20 năm qua, các khoản ODA mà Việt Nam đã ký kết, bình quân khoảng 3 tỷ USD/năm. Bên cạnh việc đó là một nguồn tài chính đáng kể thực hiện sự nghiệp đổi mới toàn diện đời sống kinh tế – xã hội của đất nước, thì đó còn là mảnh đất màu mỡ cho tham nhũng, như phân tích của Phó thủ tướng Hoàng Trung Hải, quy trình quyết định dự án ODA hiện nay quá dài, qua quá nhiều cơ quan là điều kiện cho nảy sinh ra tiêu cực.

Trong khi đó, không rõ trách nhiệm khi xảy ra vi phạm. Đại biểu Quốc hội khóa XI, XII, GS. Nguyễn Minh Thuyết nhớ lại 10 năm trước khi ông có mặt ở Nghị trường đã chứng kiến những dự án ODA cực kỳ vô lý nhưng vẫn được đưa ra, ráo riết vận động đại biểu đồng ý và thể hiện quyết tâm thực hiện rất cao. Một trong những dự án vô lý đó là Dự án đường sắt cao tốc Bắc – Nam.

“Vận động ráo riết lắm. Theo phản ánh của đại biểu Quốc hội và báo chí lúc đó, trước kỳ họp, có trên 20 đại biểu được Tổng công ty Đường sắt Việt Nam mời đi nước ngoài tham quan đường sắt cao tốc. Cuối cùng, dự án này vẫn bị Quốc hội bác bỏ. Thật may vì trong tình hình kinh tế như hiện nay, làm sao có thể thực hiện được dự án 56 tỉ USD đó”, ông Thuyết nói

“Tôi cho rằng Chính phủ, Quốc hội cần nghiên cứu hết sức nghiêm túc về viện trợ ODA vì đây không phải là tiền cho không. Sớm muộn gì chúng ta cũng phải trả nợ. Nếu vay nhiều mà thất thoát nhiều, tham nhũng nhiều như thế này thì chúng ta sẽ để lại một gánh nợ lớn cho con cháu”, ông Thuyết cho hay.

Còn nhớ, khi quan hệ hợp tác phát triển giữa Việt Nam và các nhà tài trợ được nối lại vào năm 1993, cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt đã nhấn mạnh hiệu quả viện trợ trong một thông điệp gửi tới Hội nghị bàn tròn về viện trợ Việt Nam: “Điều quan trọng là các nguồn vốn bên ngoài phải được sử dụng có hiệu quả. Chính phủ nhận trách nhiệm điều phối và sử dụng viện trợ nước ngoài, với nhận thức sâu sắc rằng nhân dân Việt Nam sẽ là người gánh chịu cái giá phải trả cho sự thất bại nếu nguồn vốn này không được sử dụng có hiệu quả”.

“Ma trận” quản lý ODA

Cam kết nhận trách nhiệm trong việc quản lý vốn ODA đã được Chính phủ thể chế hóa bằng 5 Nghị định của Chính phủ ban hành trong 20 năm qua. Bình quân khoảng 4 năm một lần, các nghị định của Chính phủ về quản lý và sử dụng ODA được đổi mới.

Về tổ chức quản lý và điều phối ODA, ở Trung ương, nghị định của Chính phủ quy định ủy ban Kế hoạch Nhà nước trước đây nay là Bộ Kế hoạch và Đầu tư, đảm trách vai trò cơ quan đầu mối về quản lý và điều phối ODA của Chính phủ.

Phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư trong quản lý và điều phối ODA còn có Bộ Tài chính, Bộ Tư pháp, Bộ Ngoại giao, Ngân hàng Nhà nước và Văn phòng Chính phủ.

Để hướng dẫn thực hiện các nghị định của Chính phủ về quản lý và sử dụng ODA, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã ban hành thông tư chung hướng dẫn thực hiện nghị định về quản lý sử dụng ODA. Bộ Tài chính ban hành thông tư hướng dẫn về quản lý tài chính trong nước đối với các chương trình và dự án ODA và Bộ Ngoại giao ban hành thông tư hướng dẫn ký kết các điều ước quốc tế về ODA.

Để áp dụng nghị định Chính phủ và Thông tư của một số bộ quản lý nhà nước về ODA trong những điều kiện cụ thể của mình, một số Bộ, ngành và địa phương ban hành các Quy chế quản lý và sử dụng ODA trong nội bộ của đơn vị mình như Bộ Y tế, Bộ Xây dựng, các UBND TP. Hà Nội, Tp.HCM, Cần Thơ, và tỉnh Thái Nguyên,…

Như vậy, có thể nhận thấy việc quản lý ODA khá phức tạp, ngoài nghị định chuyên trách về quản lý và sử dụng ODA, việc sử dụng ODA còn chịu sự chi phối của các văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan trong nước, cũng như các quy định và thủ tục của nhà tài trợ như đấu thầu mua sắm, di dân giải phóng mặt bằng và tái định cư, quản lý tài chính…

———–

http://vneconomy.vn/20140331080051463P0C9920/tiem-nang-tham-nhung-trong-oda.htm

 

 

Ngày nói dối, Chủ tịch VFF và…Trịnh Công Sơn

Tác giả: Hoàng Bách

KD: Nói dối, nói zây hổng phải zây, nói zây hổng làm zây … là nét “văn hóa” khá phổ biến của xã hội ta, đâu cứ riêng thể thao. Đâu cứ riêng ngày nói dối mới… nói dối nhể?  😀

Trịnh Công Sơn mất đúng ngày “nói dối” – 1/4/2001, tính đến nay đã tròn 13 năm.

Một người bạn của nhạc sỹ Trịnh Công Sơn, mới đây đã được bầu làm Chủ tịch VFF, đó là ông Lê Hùng Dũng. Vấn đề là những chuyện này thì có gì liên quan đến nhau?

Từ chuyện họ Lê của ông Dũng

Sau khi ông Lê Hùng Dũng đắc cử, nhiều người thắc mắc hình như tên họ của ông không rõ ràng.

Cụ thể, trong Đại hội VFF khóa VII, đã có hai ái nữ của ông Dũng tới chúc mừng cha mình, đó là Nguyễn Lê Bích Phương và Nguyễn Lê Lâm Ngân. Bố họ Lê sao con họ Nguyễn? Tiếp tục đọc

13 người phụ nữ “độc nhất vô nhị”

Tác giả:

KD: Cảm ơn bạn bè iu quý đã gửi cho những tấm hình “độc nhất vô nhị” này. Khiếp quá    😀

———

Người phụ nữ gầy nhất thế giới

Kseniya Bubenko sinh ra tại Liên Bang Nga, mặc dù cao 158 cm nhưng cô chỉ nặng 20 kg.

13 người phụ nữ

Người phụ nữ béo nhất thế giới

Rosalie Bradford thuộc tiểu bang Florida, Hoa Kỳ từng được đưa vào kỷ lục Guiness với cân nặng 545 kg.

13 người phụ nữ

Tiếp tục đọc

Hạn chế ‘con ông cháu cha’ trong lịch sử

Tác giả:

Tìm kiếm, tuyển chọn, bồi dưỡng đúng được người có tài, đức để ra làm quan phò dân, giúp nước, luôn là một ưu tiên trong lịch sử truyền thống Việt Nam, theo nhà nghiên cứu văn hóa từ Việt Nam.

Tệ nạn lạm dụng quan hệ quyền lực ‘con ông cháu cha’ gây lũng đoạn hệ thống nhà nước, giúp tư lợi cá nhân, trên thực tế đã luôn được nhiều triều đại trong quá khứ của Việt Nam tìm cách hạn chế, như ở thời kỳ của Triều đình nhà Nguyễn kéo dài suốt 143 năm, theo nhà nghiên cứu Nguyễn Đắc Xuân.

Hôm 30/3/2014, nhà nghiên cứu điểm lại một số quan chế trong quá khứ từ hình thức ‘tập ấm’, ‘hội trị’ cho tới ‘hậu bổ’ sau này ở cuối thời Nguyễn, để chỉ ra những gì mà theo ông Việt Nam hiện nay có thể tham khảo.

Theo ông Xuân, không phải cứ được một xuất xứ thuận lợi nào đó về mặt quan quyền từ gia đình, dòng họ, mà một người nào đó theo dạng vẫn được gọi là ‘con ông cháu cha’ có thể dễ dàng ra làm quan khi thiếu các phẩm chất được yêu cầu, kỳ vọng.

Ông Xuân nói: “Không phải có chuyện do tập ấm mà các con ông quan lớn ra làm quan, cái đó trong Triều Nguyễn không có, không có cái đó.

“Còn trường hợp con mà giỏi, thi cử đậu, đạt, thì họ ra làm quan thì chuyện đó bình thường, không phải vì do tập ấm mà họ ra làm quan. Còn mấy ông phò mã, con của Vua cũng không có ra làm quan, phần lớn họ được lương hưởng, không có ra làm quan,

So sánh với chế độ tuyển chọn, bồi dưỡng, bổ nhiệm quan chức cao cấp lớp kế cận ngày nay, nhà nghiên cứu nói:

“Bây giờ Việt Nam cũng có chế độ đưa mấy con mấy ông lớn vô để kế nghiệp mình, để xây dựng, đào tạo lên để kế nghiệm mình, thì cái đó giữa cái này và cái thời xưa Triều Nguyễn thì hoàn toàn khác nhau, chứ không có giống nhau.”

‘Phải đi chỗ khác’

Theo nhà nghiên cứu, riêng trong Triều Nguyễn (1802-1945), trong phần lớn thời gian, nhiều quy định nghiêm ngặt đã được áp dụng để kiểm soát, ngăn cấm việc lợi dụng quan hệ cá nhân, huyết thống, thân thuộc để các nhóm cầm quyền thao túng quyền lực.

Ông Xuân nói: “Anh làm quan, anh không được đứng đầu tỉnh của anh, ở huyện của anh, mà anh phải đi chỗ khác.

“Thứ hai là anh tới chỗ đó anh làm mà có một người bà con nội ngoại của anh rồi, thì nếu người đó không quan trọng thì đổi người đó đi và anh được làm quan.

“Còn nếu người đó quan trọng không thay đổi được thì anh phải đi chỗ khác, chứ anh không được về địa phương đó.

Nhà nghiên cứu còn cho hay có những quy định mà Vua cũng phải tuân thủ.

Ông nói: “Đó là những cấm kỵ, hay là họ ngoại, họ ngoại của Vua, con cháu họ hàng của mấy bà vợ, không được ra làm quan, không được làm quan.

“Và cái đó ghi rất rõ ở trên Văn Thánh, là một cái bia ghi rõ là họ ngoại không được làm quan.

“Thí dụ con cháu bà Từ Dũ giỏi cỡ mấy, không ai được làm quan, cho tiền rồi về nhà ở nhà thôi, chứ không ra làm quan.

“Tập ấm là lương và vinh dự thôi, chứ không hoàn toàn tập ấp là ra làm quan.”

Đổi chác quyền lực’

Theo nhà nghiên cứu, Triều Nguyễn cũng đã có những quy định nghiêm nhằm răn đe, nghiêm cấm việc quan lại đổi trác quyền lực với nhau, chẳng hạn như người này nhờ người khác giúp đỡ, bao bọc quyền lực, tạo điều kiện biệt đãi cho con cháu mình được làm quan ở nơi người quen của mình.

Và ngược lại, để đổi lại, quan chức nhờ vả đó sẽ bao bọc, biệt đãi con cái của quan chức khác để con cháu hai bên cùng được làm quan lại ở các vị trí, vị thế cao trọng, với điều kiện thuận lợi, dễ dàng.

Ông Xuân nói:

“Cái đó Triều Đình không biết thì thôi, chứ Triều Đình biết là chết, nói chung là rất sòng phẳng, không có cái chuyện đổi trác lẫn nhau, không có cái đó, hồi xưa không có cái đó.

“Nhưng vào cuối Triều Nguyễn, không còn có (mạnh) nữa, thì cũng có thể xảy ra một vài trường hợp họ hàng, chứ không có nhiều đâu.

“Triều Đình biết là coi như kỷ luật ngay lập tức, đuổi anh về liền, là cách chức anh liền lập tức chứ không có chuyện gia đình trị, hay họ hàng, con ông cháu cha như bây giờ là không có, hoàn toàn không có.”

‘Phễu lọc khoa cử’

Theo nhà nghiên cứu, chế độ khoa cử ngặt nghèo cũng giúp bảo đảm người chân tài, thực học, có đạo đức và các phẩm chất theo yêu cầu có thể được tuyển vào bồi dưỡng, học tập để sau ra làm quan, trong khi những ai dù là ‘con ông, cháu cha’ nhưng không có tài, đức, cũng có thể bị gạt ra ngoài.

Năm 1911, trong thời Pháp thuộc, người Pháp đã mở hệ thống trường đào tạo giới chức hành chính ở Việt Nam, về Trường hậu bổ, ông Nguyễn Đắc Xuân bình luận:

“Trường hậu bổ là anh đã học hành rồi, anh đã đỗ đạt rồi, nhưng anh không trực tiếp ra làm quan được, mà anh phải học. Anh học hành chánh, anh học đạo đức, anh học về nguyên tắc làm quan…

“Rồi sau anh đi ra làm quan, anh không phải từ Hậu Bổ ra đi làm quan liền đâu, mà anh phải về thực tập ở những nơi mà người ta sẽ cử anh tới. Cho nên anh phải thực tập mấy năm đó, một thời gian ngắn hay dài rồi anh mới được bổ, anh mới được chính thức ra làm quan, chứ không được ra làm quan.

Về việc tiến cử quan lại, theo nhà nghiên cứu, có những quy định mà tới nhà Vua cũng phải tuân thủ.

Ông Xuân nói: “Theo tôi cho đến thời gian độc lập của Triều Nguyễn, có hai loại là ông Vua cũng không có quyền cử người, mà nó phải qua khoa cử. Anh thi đỗ rồi, anh ra, người ta chọn anh, rồi anh mới ra làm quan.

“Cái thứ hai những người tài ở các địa phương, rồi địa phương đó đưa từ xã lên huyện, rồi lên tỉnh, rồi Triều đình mới biết giỏi, thì kêu vào thử lại.”

Phải chịu trách nhiệm’

Triều đình phong kiến cũng có quy định nghiêm ngặt nhằm nâng cao chất lượng của việc tiến cử quan lại, mà theo ông Xuân, trong trường hợp người nào tiến cử quan lại sai, người đó sẽ phải chịu trách nhiệm liên đới.

Ông Xuân nói: “Anh làm quan, anh giới thiệu một người ra làm quan, sau đó người đó tỏ ra là quan lại không tốt, thì người giới thiệu phải chịu trách nhiệm.

“Nặng là người giới thiệu có thể mất chức, chứ không phải là anh giới thiệu lên thì muốn làm gì thì làm.

“Bây giờ người ta kết nạp Đảng có hai người giới thiệu Đảng, sau cái anh Đảng viên này anh làm tào lao, mà hai người giới thiệu lại không có trách nhiệm gì cả.

“Cũng như bây giờ một ông Ủy viên Trung ương giới thiệu một ông Trung ương, ông Trung ương sau tham nhũng này kia, mà người giới thiệu ông lên Trung ương không có trách nhiệm.

“Hoàn toàn bây giờ người ta không có hiểu những cái hay của Triều Nguyễn ngày xưa, hiện nay không có thực hiện bất cứ một thứ gì cả.

“Mà bởi vậy Triều Nguyễn khó khăn vô cùng, nó nghèo nàn, nó bị Trung Quốc, nó bị các nước, đặc biệt là Pháp áp lực, mà vẫn giữ cho được 143 năm là vì nó nhờ luật lệ rất nghiêm, mà nghiêm nhất là trong vấn đề dùng người.”

Luân chuyển ngày nay’

Gần đây, Ban Tổ chức Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam đã tiến hành đợt một luân chuyển cán bộ cao cấp, kế cận, với 44 quan chức thế hệ trẻ được cử về các địa phương, ban ngành khác nhau ở nhiều tỉnh ngành tham gia lãnh đạo.

Trong số này, khoảng 50% được giới thiệu là nằm trong diện sẽ trở thành các Ủy viên Trung ương Đảng và nắm các chức vụ cao cấp trong chính quyền từ Đại hội Đảng lần thứ 12, dự kiến tổ chức trong năm năm 2016.

Bình luận về điều này, ông Nguyễn Đắc Xuân nói: “Tôi nghiên cứu Triều Nguyễn, anh không đời nào được làm đứng đầu, làm quan chức trong tỉnh của anh, mà anh phải đi tỉnh khác.

“Ngay cả tôn thất ngày xưa ở Huế không được làm Phủ Doãn Thừa Thiên, mà phải ra Thanh Hóa hoặc là các tỉnh khác, chứ không được ở Thừa Thiên Huế. Toàn bộ Triều Nguyễn không có một người tôn thất nào ở tại Thừa Thiên Huế, đứng đầu Thừa Thiên Huế hết.

“Cho nên chuyện này là một ‎ý kiến, một chủ trương của Đảng Cộng sản Việt Nam, thì cái đó tôi chưa hiểu hiệu quả sẽ như thế nào. Tôi chưa biết là nó hay, hay nó dở, nên tôi chưa dám nói, nhưng mà triều Nguyễn thì họ cấm việc đó.”

———–

Nguồn: BBC Tiếng Việt

 

 

 

Chờ ‘tiền lệ’, bao giờ mới có ô tô, điện thoại

Tác giả: Khắc Giang

Khoa học phát triển là nhờ những thứ “không có tiền lệ”. Nếu chờ “tiền lệ,” liệu bao giờ loài người mới có ô tô, điện thoại, hay thậm chí là biết được trái đất có hình tròn thay vì hình dẹt?

Vào một ngày đầy gió, có hai anh em làm nghề bán xe đạp đem chiếc máy bay tự chế đi thử nghiệm. Giữa đám đông đang phấn khích chờ đợi, chợt một quan chức đến thông báo cấm bay, lập biên bản, và yêu cầu tháo gỡ tất cả bộ phận máy móc. Lý do là bởi hoạt động này quá mới, chưa có tiền lệ, và cơ quan chức năng không biết quản lý ra sao.
.
Nếu họ ở Việt Nam?
.
Nếu điều đó là sự thật, thì có lẽ đến bây giờ thế giới vẫn bị chia cắt bởi địa lý xa xôi, Neil Amstrong vẫn chưa đặt chân lên mặt trăng, và trên tất cả giấc mơ bay lượn của loài người vẫn chưa là sự thật.May mắn thay, không có lệnh cấm nào cả. Thay vào đó, anh em nhà Wright được cấp một nơi bay thử riêng, được quyền tự do chế tác máy bay, và cuối cùng là ký hợp đồng sáng chế với quân đội Hoa Kỳ. Phần còn lại là lịch sử.

Nhưng nếu họ ở Việt Nam đúng 100 năm sau, 2014, thì số phận của chiếc máy bay đầu tiên có lẽ không khác nhiều so với chiếc trực thăng tự chế của anh Nguyễn Văn Thắng, một người thợ cơ khí ở Long Biên, Hà Nội.

Sau thông tin anh Thắng tự chế máy bay được biết tới rộng rãi, bộ nọ đã liên hệ và yêu cầu anh không nghiên cứu, chế tạo, thử nghiệm trực thăng, đồng thời cấm bay và phải giữ nguyên hiện vật. Công an phường Long Biên sau đó lập biên bản, bắt anh tháo gỡ toàn bộ máy móc.

Chuyện tương tự cũng diễn ra với ông Nguyễn Quốc Hòa ở Thái Bình, người vừa mới chế tạo chiếc tàu ngầm dân dụng đầu tiên của Việt Nam. Thử nghiệm ban đầu cho thấy chiếc tàu hoạt động tốt, nhưng mong muốn đưa ra biển chạy thử đang vấp phải nhiều rào cản, do cơ quan chức năng không biết xử lý thế nào vì “chưa có tiền lệ”.

Một vài mẩu chuyện về “vượt rào” sáng tạo của người dân cho thấy có một ý tưởng lạ lùng và quyết tâm thực hiện đến cùng ở Việt Nam không phải là điều đơn giản.

khoa học, bầu trời, sáng tạo, Khắc Giang, Việt Nam, tiến sĩ, sáng chế, tàu ngầm, Trường Sa, máy bay
Tàu ngầm Trường Sa 1 của ông Nguyễn Quốc Hòa. Ảnh: TTO

Ai được quyền sáng tạo?

Về lý thuyết, Việt Nam có đầy đủ khuôn khổ hỗ trợ sáng tạo.

Chúng ta có Quỹ Hỗ trợ Sáng tạo Việt Nam (VIFOTEC), được thành lập dựa trên vốn nhà nước. Có Luật Sở hữu trí tuệ để bảo vệ quyền sáng chế. Lại có rất nhiều các cuộc thi, giải thưởng hàng năm, để tôn vinh “sáng tạo.” Nhà nước mong muốn các cơ chế đó thúc đẩy sự phát triển công nghệ- kỹ thuật ở Việt Nam.

Vậy nhưng kết quả vẫn không được như ý muốn: Từ trước đến nay, nhiều người thấy phiền lòng vì Việt Nam chưa hề có những phát minh, cải tiến nào thực sự lớn. Xét về mặt kinh tế, các ngành công nghệ cao chưa phát triển. Mặt hàng xuất khẩu chủ lực vẫn là nông nghiệp hoặc gia công. Năm vừa rồi xuất khẩu điện thoại có giá trị cao nhất, nhưng đó là sản phẩm của Samsung lắp ráp tại… Việt Nam.

Xét về đường lối, chúng ta đang đi đúng hướng, bởi sáng tạo luôn là động lực chính cho sự phát triển. Đế chế Anh từng thống trị được cả thế giới nhờ động cơ hơi nước, phát minh của James Watt. Hoa Kỳ, từ một quốc gia non trẻ trở thành cường quốc kinh tế, bắt đầu từ những sáng chế của Edison hay Samuel Morse.

Đến gần đây, “Thần kỳ Đông Á” với sự phát triển kinh tế vượt bậc của Nhật Bản, Hàn Quốc, hay Đài Loan  cuối thế kỷ XX cũng xuất phát từ quyết tâm học tập và cải tiến công nghệ.

Là nước đi sau, yêu cầu sáng tạo của Việt Nam lại càng lớn hơn các quốc gia đi trước. Tuy nhiên, có vẻ như chúng ta đang bị lẫn lộn vai trò của nhà nước trong quá trình đó. Thay vì chỉ giữ chức năng bảo hộ, ở Việt Nam, nhà nước đảm nhiệm luôn vai trò “chỉ đạo,” quyết định cái gì nên chế tác, cái gì không. Điều đó sẽ làm cản trở sự sáng tạo, thay vì thúc đẩy nó như mong muốn.

Bởi sáng tạo trước hết vẫn khởi nguồn từ cá nhân, trong đó niềm đam mê đóng vai trò quyết định.

Nhà nước có thể thành lập một hội đồng khoa học, một trung tâm nghiên cứu với đầy đủ vật chất, nhưng không thể ban hành nghị định yêu cầu ai đó phải đam mê tìm tòi. Nhiệm vụ của Nhà nước, vì thế, chỉ nên giới hạn ở việc tạo ra môi trường tích cực, khuyến khích tất cả các cá nhân tự do suy nghĩ và khám phá. Sáng tạo là quá trình từ dưới lên chứ rất khó để thực hiện từ trên xuống.

Chiếu theo quá trình đó, thì chúng ta đang đi lộn ngược. Rất nhiều các đề án khoa học được đề ra, thực hiện, bổ sung ngân sách, rồi lại xếp gọn trong ngăn kéo. Việt Nam có đến hơn 24 nghìn tiến sĩ, nhiều nhất về số lượng ở ASEAN, nhưng lại có số kết quả nghiên cứu thấp nhất. Trong khi đó những cải tiến, phát minh mang tính thực tiễn từ “cơ sở” lại không được đầu tư, coi trọng bởi vì không phải “trọng điểm.”

Những ý tưởng bị coi là “quái gở,” hoặc không có “tiền lệ” như làm máy bay hay tàu ngầm thì bị cấm đoán, không khuyến khích.

Có chỉ đạo được sáng tạo?

Nhưng khoa học phát triển là nhờ những thứ “không có tiền lệ”. Nếu chờ “tiền lệ,” liệu bao giờ loài người mới có ô tô, điện thoại, hay thậm chí là biết được trái đất có hình tròn thay vì hình dẹt?

Và liệu có ai đủ khả năng để nhận định một ý tưởng là “gàn dở” hay là bước đột phá quan trọng?

Cùng thời gian máy bay và tàu ngầm tự chế của Việt Nam bị cơ quan chức năng xử lý, ở nước Anh, một cậu bé 13 tuổi đã thử nghiệm thành công phản ứng hạt nhân. Cậu được hỗ trợ tài chính, và cho phép tạo ra một lò phản ứng tự chế trong trường. Dễ tưởng tượng ý tưởng của cậu sẽ có số phận như thế nào ở nước ta.

Nói như vậy không phải để phủ nhận vai trò của Nhà nước trong việc thúc đẩy sáng tạo. Thực tế cho thấy nhiều phát minh quan trọng của nhân loại ít nhiều có đóng góp của Nhà nước hay quân đội, ví dụ gần đây nhất là sự ra đời của máy tính và mạng internet.

Chính sách đúng đắn của các chính phủ ở các quốc gia cũng là nhân tố quyết định để chuyển hóa nền kinh tế từ nông nghiệp sang công nghệ cao chỉ trong vài thập kỷ. Có thể thấy như ở Hàn Quốc và Đài Loan.

Tuy nhiên, các nước nói trên nhìn chung chỉ nỗ lực tạo ra môi trường phù hợp để sáng tạo từ đó nảy mầm, thay vì cưỡng ép, thúc đẩy bằng mệnh lệnh hành chính. Và không quốc gia nào cấm đoán người dân nghiên cứu chế tạo sản phẩm không gây hại cho xã hội. Ngay cả Trung Quốc, nước nổi tiếng về tính kỷ luật, gần đây cũng cho phép một người nông dân thử nghiệm chiếc máy bay tự chế ở Sâm Châu, Hồ Nam, với điều kiện nó đáp ứng đầy đủ tiêu chuẩn kỹ thuật.

Nhiều ý kiến cho rằng sự can thiệp của Nhà nước sẽ hỗ trợ hoạt động sáng tạo phát triển có định hướng và phù hợp với thực tiễn hơn. Nhưng ranh giới can thiệp để “hỗ trợ” hay “hạn chế” là rất mong manh. Và nhiều khi sự nhiệt tình thái quá cộng với thiếu hiểu biết dễ trở thành phá hoại.

Sự can thiệp quá mức dễ làm mất đi thành tố quan trọng nhất của sáng tạo: Sự tự do. Người phát minh, sáng chế có thể không cần hỗ trợ tài chính, nhưng tự do là điều kiện tiên quyết. Muốn loài chim bay lên, phải cho nó bầu trời.

————

http://vietnamnet.vn/vn/tuanvietnam/167699/cho–tien-le—bao-gio-moi-co-o-to–dien-thoai.html

 

 

“Về đây với thu trần gian…”

Tác giả: Đào Dục Tú

KD: “Thu trần gian…: ở đây chính là ca dao, mà tác giả Đào Dục Tú đã dẫn dắt bạn đọc đi thăm thú, chiêm ngưỡng hết vẻ đẹp này đến vẻ đẹp khác của nàng.

Cảm ơn anh Đào Dục Tú   😀
Có một bài ca dao rất đỗi quen thuộc xưa nay sách giáo khoa phổ thông và cả đại học thường xếp vào đề mục tình yêu hay trữ tình gì đó được mở đầu bằng hai câu khởi hứng, tùy hứng tưởng như bâng quơ vô nghĩa:
Trên trời có đám mây xanh
Ở giữa mây trắng xung quanh mây vàng

Ảnh trên mạng

Xem ra đám mây trời ba sắc huyền hoặc kia chỉ làm cái việc tung tăng đưa đẩy lời ước ao khao khát của anh chàng chân quê để nó bớt sượng hơn, bớt “phô” hơn thôi:”Ước gì anh lấy được nàng”. Lời ngỏ thật thà bao nhiêu thì lời hứa hẹn bay bổng nên hão huyền bấy nhiêu :”Ước gì anh lấy được nàng-Để anh mua gạch Bát Tràng về xây”.

Tiếp tục đọc

Chuyện Tình-Tiền của đại gia và gái bao…

Tác giả: Thủy Liên

Một đại gia Trung Quốc khi cần có thể bỏ tiền để bao một nữ sinh trong vòng 1 năm với giá cả không phải ai cũng chịu được.

Trung bình giá một nữ sinh làm gái bao là khoảng 10 vạn tệ/năm (khoảng trên 300 triệu đồng), trong đó có nữ sinh của các trường tên tuổi thì giá còn lên tới 50 vạn tệ/năm (khoảng 1,5 tỷ đồng). Nếu trường càng danh tiếng về trí tuệ và sắc đẹp thì giá càng cao, cứ như vậy một bảng giá dành cho các đại gia thèm của lạ là những nữ sinh dần dần được hình thành

Không có tiền… đừng có mơ?

“Nữ sinh làm gái bao” từ lâu vốn đã là chủ đề được đề cập với tần suất cao và được xã hội rất quan tâm. Nhưng nếu như thật sự xuất hiện “báo giá nữ sinh làm gái bao” thì đây quả là tiếng chuông báo động về những tệ nạn trong xã hội đang ngày càng nở rộ dưới nhiều hình thức tại Trung Quốc. Đó là lời nhận xét của không ít cư dân mạng khi tận mắt chứng kiến “báo giá của nữ sinh làm gái bao” được tung lên mạng. Trong báo giá này có ghi đầy đủ mức học phí và sinh hoạt phí của “gái bao hoặc vợ lẽ” hiện là sinh viên của các trường ĐH tại Bắc Kinh, Thượng Hải, Hàng Châu, Tô Châu (Trung Quốc), nhằm đáp ứng cho những đại gia có nhu cầu. Điểm qua một vài con số có thể thấy, trung bình báo giá của một nữ sinh làm gái bao là khoảng hơn 10 vạn tệ/năm, con số này sẽ cao hơn tùy thuộc vào danh tiếng về trí tuệ và sắc đẹp của các trường ĐH tại đây.

Nữ sinh rêu rao tìm đại gia “bao nuôi” đã trở thành đề tài nóng trên mạng xã hội Trung Quốc suốt thời gian qua. Chuyện các cô nàng có nhan sắc trời phú, chân dài miên man, vì “đói kém” sinh hoạt phí, tung ảnh mát mẻ lên mạng và sẵn sàng trao thân gửi phận cho một “mạnh thường quân” rộng lòng “bao nuôi” mình quả không còn hiếm.

Đã từng có sự việc một thiếu nữ xinh đẹp tự xưng là Liên Liên, sinh viên trường ĐH Phổ Đà, TP Thượng Hải, Trung Quốc tung loạt ảnh nóng mắt của mình lên một trang web nhằm kiếm người nuôi dưỡng đã khuấy đảo dư luận. “Tôi tên là Liên Liên, cao 1,65m, nặng 47kg, cỡ ngực ở size 38D, hàng khủng nhé” là lời giới thiệu gây sốc của thiếu nữ có gương mặt bầu bĩnh này.

Tiếp nối sự kiện của Liên Liên là loạt ảnh khoe cơ thể đầy táo bạo của 2 thiếu nữ 9X với mục đích kiếm đại gia sẵn sàng trả chi phí chơi game cho họ. Thậm chí hai cô gái này còn để lại lời nhắn: “Nếu có người sẵn sàng đối tốt với chúng tôi, chúng tôi sẽ hậu tạ đầy đủ!”.

Như để minh chứng cho hiện tượng này, mới đây, một bảng giá “bao nuôi” chân dài được phát tán rộng rãi trên các trang mạng. Trong đó, đối tượng chính là các nữ sinh viên tại Thượng Hải, Quảng Đông… với mức “bao nuôi” từ 20.000 NDT (tương đương khoản tiền 66 triệu đồng) đến 500.000 NDT (tương đương 1,6 tỷ đồng). Theo thông tin trên mạng, mức giá sẽ cao thấp khác nhau, tùy thuộc vào nữ sinh đó tới từ trường nào cũng như hình thức của các cô này “chuẩn” đến đâu. Nhưng theo nhiều đại gia từng trải chia sẻ, mức giá cao chưa chắc đã vớ được hàng “ngon”. “Nếu không khéo chọn thì chưa chắc mất nhiều tiền đã có được những cô gái đẹp, bởi cái cách mà họ (những cô gái trẻ) tự PR cho bản thân rất khéo, bạn cần phải có sự kiểm định kỹ về thông tin trước khi đưa ra quyết định tiến tới ký hợp đồng”, anh Lưu Quế Phong, một đại gia trong lĩnh vực bất động sản tại Thượng Hải bật mí.

Trong khi đó, chi phí “bao nuôi” chân dài tại Bắc Kinh còn “khủng” gấp bội phần. Để chăm sóc một thiếu nữ của ĐH Thanh Hoa, đại gia phải chi từ 63.000 USD – 95.000 USD/năm. Riêng các sinh viên của Học viện điện ảnh Bắc Kinh – cái nôi đào tạo các đại mỹ nhân Trung Quốc, mức giá cũng theo đó mà tăng lên ngất ngưởng, từ 71.000 USD – 103.000 USD/năm.

Chưa hết, nếu muốn “lọt mắt xanh” đại gia, các chân dài buộc phải trang bị đầy đủ các văn bằng, chứng chỉ liên quan tới học vấn để khẳng định giá trị bản thân, gồm: Thẻ sinh viên, chứng chỉ tiếng Anh trình độ B, C hoặc tiếng Anh giao tiếp. Riêng các đối tượng không phải sinh viên, như người mẫu hoặc tiếp viên hàng không, mức giá… vô cùng.

Ở Trung quốc có rất nhiều những cuộc thi hoa hậu lớn nhỏ. Những cuộc thi như vậy chỉ phục vụ cho những đại gia cần tìm tình nhỏ.

Đây không phải sự thật?

Trước những thông tin này, cảnh sát các địa phương Trung Quốc đã và đang vào cuộc điều tra, làm rõ thực hư sự việc. Riêng dư luận tỏ ra bức xúc. Nhiều ý kiến cho rằng, những nữ sinh trong một phút nông nổi, a dua theo trào lưu, đã nhất thời đánh mất lòng tự trọng và nhân phẩm, cúi đầu trước tiền bạc. Tuy nhiên, cũng có người tỏ ra cảm thông với nỗi “khát tiền” của các thiếu nữ khi cho rằng, lỗi lớn thuộc về xã hội, khiến một bộ phận giới trẻ sẵn sàng bán đi nhân phẩm và thể xác của mình để đổi lấy vật chất.

Sau khi báo giá này được tung lên mạng thì rất nhiều nữ sinh của các trường ĐH trên đã lên tiếng bất bình phản đối và cho rằng đây là “trò đùa ác” của ai đó. Quan điểm của họ là: “Nữ sinh trở thành vợ bé hay gái bao, chúng ta vốn đã được nghe nhàm tai, thực tế là ai cũng có tính tò mò và rất thích lưu tâm tới những vấn đề “xấu xa” của người khác. Nhưng chúng tôi mấy năm trong trường ĐH chưa từng biết có chuyện báo giá lộ liễu như vậy. Những lời đồn về nữ sinh trở thành gái bao của đại gia không hiếm nhưng đấy không phải là số đông. Tôi không tin có người lại có kinh nghiệm từng trải hoặc là có đủ thời gian và năng lực để đi thống kê những thông tin đó. Đây cũng là minh chứng cho quan điểm “không phải điều gì bạn nhìn tận mắt trên thế giới ảo đều đúng”.

Bảng báo giá nữ sinh Trung Quốc làm gái bao xuất hiện trên mạng.    Ảnh: TL

Nhưng cũng có những cư dân mạng cho rằng: Chẳng ai dại gì đi “vạch áo cho người xem lưng” khi tự nhận “giá trị” của mình được xác minh trên báo giá đó. “Họ chẳng qua là trung tâm môi giới muốn kiếm tiền nhờ dịch vụ này, họ đã ghi hẳn mục đích môi giới và kèm theo ảnh chân dung các nữ sinh đó chưa đủ thuyết phục sao?”, anh Phan Thế Bình, một cư dân mạng phản bác. Cũng theo anh Bình thì tại Trung Quốc vẫn tồn tại những cuộc tuyển người yêu, tuyển vợ cho các đại gia thì câu chuyện về báo giá “gái bao sinh viên” không phải là không có.

Trước đây cảnh sát Thượng Hải cũng đã từng phát hiện một vụ việc có nhiều nét tương đồng với sự kiện này, khi một đường dây gái bao trong đó có không ít người là sinh viên tại TP này bị đưa ra ánh sáng. Đối tượng được những người cầm đầu đường dây này chính là các vị đại gia lắm tiền, nhiều của. Các cô gái với vẻ bề ngoài là sinh viên rất dễ làm xao lòng các đại gia, “bởi giá trị của họ rõ ràng cao hơn những cô gái bán dâm khác”, anh Bình cho biết.    

Dù muốn hay không những thông tin được tiết lộ thời gian qua phần nào cũng phản ánh một thực trạng đáng báo động tại Trung Quốc, khi mà giá trị đồng tiền đang lấn át nhân cách, đạo đức, lối sống của một bộ phận không nhỏ giới trẻ nước này. Thực tế trên đang đặt ra cho các nhà chức trách nhiệm vụ nặng nề hơn trong việc ngăn chặn, tiến tới đẩy lùi hoàn toàn loại hình “mại dâm” trá hình trên.

———–