Kiện ai?

Tác giả: Tô Văn Trường

KD: Mình vừa nhận được bài viết (gốc) của TS Tô Văn Trường xung quanh vụ Đà Nẵng “dọa kiện”  Bộ TN&MT. Còn bài  đăng trên Một Thế giới với tiêu đề http://motthegioi.vn/Columnist/da-nang-muon-kien-phai-cho-nguoi-duyet-la-thu-tuong-49395.html.

Xin đăng tải bài viết gốc lên Blog để bạn đọc và chia sẻ. Cảm ơn TS Tô Văn Trường

 

Công luận vừa qua, xôn xao chuyện Đà Nẵng dọa kiện Bộ Tài Nguyên & Môi trường về quy trình vận hành liên hồ chứa A Vương, Đắk Mi 4 và sông Tranh 2 trên lưu vực sông Vu Gia- Thu Bồn, đặc biệt là vấn đề xả nước của thủy điện Đắk Mi 4. Chia sẻ, cảm thông với Đà Nẵng vì nếu không có ý kiến sớm người ta ký rồi thì thành ra “mất bò mới lo làm chuồng” nhưng đây mới chỉ là dự thảo mà Bộ TNMT là cơ quan tham mưu và nếu có kiện thì phải chờ kiện người ký quyết định ban hành là Thủ tướng. Tuy vậy, Bộ TNMT cũng phải làm tròn trách nhiệm quản lý nhà nước về tài nguyên nước, không được đùn đẩy đá “quả bóng”  lên Thủ tướng.

Đà Nẵng muốn kiện phải chờ người duyệt là... Thủ tướng!

Trong cuộc sống hàng ngày, chúng ta thường gặp cụm từ ” theo quy trình” bản thân nó đã hàm chứa bao quy định thành văn và bất thành văn, thậm chí chỉ là chỉ đạo của một vài ” yếu nhân” nào đó. Xã hội cần một sự minh bạch và công khai giải trình trách nhiệm với những “theo đúng quy trình ” này. Tiếp tục đọc

Ăn và đọc của người Việt

Tác giả: Đào Dục Tú

KD: Cảm ơn anh Đào Dục Tú, cuối tuần cho bạn đọc thưởng thức “ăn và đọc” cho nhẹ đầu chút, sau những chuyện mệt mỏi chưa lối thoát…

Bài tạp luận của Võ Phiến đăng ở Tân Văn số 4, thời Sài Gòn cũ.Khởi đầu dẫn chuyện,tác giả viết: ” Thỉnh thoảng chúng ta gặp ở tiệm một vài người Mỹ ngồi ăn phở. Có người cầm đũa khá thạo. Trong số một đôi triệu người Mỹ luân phiên đến xứ này rồi đi, những kẻ tò mò tiến xa vào nếp sống Việt Nam tới mức ấy chắc không lấy gì làm nhiều. . .”

 Nhưng phở với họ có khi cũng chỉ là. . . phở vậy thôi,ăn cho biết ,hay ăn trấn an bao tử,qua quýt cho xong nên tác giả nói ngay : ” Tuy nhiên từ chỗ biết ăn phở cho đến cái trình độ am hiểu các đặc điểm,các sở trường sở đoản của từng thứ phở gà,phở bò,phở nước,phở áp chảo,phở tái ,phở chín,phở nạm,phở gàu,phở sụn v..v.. còn nhiều cách biệt “. Cách biệt thứ nhất là người mỗi vùng miền,là người mỗi tính cách đã và sẽ ăn phở khác nhau: “Ngay đến người Việt Nam không phải ai cũng bưng tô phở mà ăn như nhau. Một nông dân ở thôn ấp nào đó ngoài Phú Yên,Quảng Ngãi  v. . .v…       ăn phở Bắc cũng như ăn hủ tiếu Mỹ Tho,cũng như ăn mì Tầu,nghĩa là hững hờ.

Người Việt miền Nam chỉ chấp nhận món phở sau một vài canh cải,tức sau khi đã trút vào tô phở non nửa đĩa giá sống” Tiếp tục đọc

Sau hội chứng “một ông anh” sẽ đến trào lưu “một người em”?

Tác giả: Bùi Hải (theo Trí thức trẻ)

KD: Phát hiện của Trí Thức trẻ rất hay.

Bác Truyền chỉ có “một người em” kết nghĩa là ít đó. Chứ các bác có tên tuổi  thì thường có “nhiều em kết nghĩa” lắm. Hoặc đây mới chỉ là ” một người em” có thực lực mạnh nhất của bác Truyền thôi  😛

 

 

Sự kiện dinh thự trên khu đất rộng tới 16.000m2 của ông Trần Văn Truyền, Nguyên UVTW Đảng, Tổng thanh tra Chính phủ đã hé lộ những chi tiết bất ngờ.

 

 

Bài 1: Ông Trần Văn Truyền lên tiếng vụ có nhiều biệt thự “khủng”
Bài 2: Phó Chủ tịch tỉnh Bến Tre nói về biệt thự của ông Trần Văn Truyền
Bài 3: TBT Kim Quốc Hoa: “Đủ cơ sở đưa tin về biệt thự của ông Truyền”
Bài 4: Cận cảnh biệt thự gây choáng ngợp của ông Truyền tại Bến Tre
Bài 5: Dinh thự “khủng” của ông Trần Văn truyền qua lời kể của hàng xóm
Bài 6: Ông Truyền được “em kết nghĩa” biếu tiền xây biệt thự “khủng”
Bài 7: Biệt thự ông Truyền và ngôi nhà 51m2 của Chủ tịch Trương Tấn Sang
Bài 8: Nếu là chủ những căn biệt thự sang trọng đó… tôi sẽ xấu hổ
Bài 9: Phó Ban Nội chính TƯ: Vụ ông Truyền không phải nhiệm vụ của Ban

 

Cái bất ngờ xuyên suốt là sự vất vả của gia chủ trong cuộc sống sau khi nghỉ hưu cũng như quá trình xây dựng dinh thự. Tiếp tục đọc

Về bài báo liên quan đến cựu Tổng Thanh tra Chính phủ Trần Văn Truyền: Nhằm “tiến tới” sự minh bạch

Tác giả: PV (tổng hợp)

KD: Có thể ông Trần Văn Truyền coi thường “sức khỏe” của các cụ Báo Người Cao tuổi chăng?  😀

Tiến tới sự minh bạch là mục đích tốt của các cụ. Nhưng vậy phải làm cho có hệ thống, bài bản. Không nên chỉ “minh bạch” một ông này, rồi các cụ Người Cao tuổi không còn sức để “minh bạch” ông khác,  thì sẽ không “công khai” một cách “công bằng”  😀

 

 

Từ khi đăng những hình ảnh tư gia ông Trần Văn Truyền (trang thư giãn cuối tuần Báo Người cao tuổi số 31 ra ngày 21/2/2014) đến nay, Báo Người cao tuổi chưa hề nhận được bất cứ phản hồi nào từ phía ông và gia đình, trong khi ông và người thân có nhiều phát ngôn về nguồn gốc của những ngôi nhà, mảnh đất đó trên các tờ báo khác.

 

Trái lại, Báo Người Cao tuổi nhận được rất nhiều ý kiến và nguồn tin mới liên quan đến nhà cửa của gia đình ông, báo sẽ cử PV tiếp cận và tiếp tục xác minh. Để rộng đường dư luận, Báo Người cao tuổi xin trích đăng ý kiến của ông Trần Văn Truyền và con gái; ông Cao Văn Trọng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bến Tre; Trung tướng Nguyễn Quốc Thước, nguyên Tư lệnh Quân khu 4, Đại biểu Quốc hội các khóa VIII, IX, X… đăng tải trên một vài tờ báo và các ý kiến do Phóng viên báo Người cao tuổi thu thập…

 

Lí giải về khối tài sản của mình khiến dư luận băn khoăn, ông Trần Văn Truyền trao đổi với Tri thức trẻ: Thông tin về căn “biệt thự” thì đúng là tôi có xây nhưng đó là căn nhà được dựng trên đất của con tôi mua từ lâu rồi. Đồ đạc trong nhà là do tôi tích cóp rất nhiều năm nay, cộng thêm các anh chị em mỗi người cho một chút, giờ làm nhà rồi thì mang đồ đạc đến. Cái giường ngủ của vợ chồng tôi cũng bình thường chứ lấy đâu ra vài tỉ đồng. Theo vị cựu Tổng Thanh tra Chính phủ, diện tích đất nhà ông chỉ khoảng hơn 1 hecta. Khu đất này ngày trước người ta để hoang hóa, con trai ông mua được với giá rẻ. “Tôi về, mới trồng cây, gây dựng thành một cái vườn như ngày nay. Vậy mà có thông tin là đất nhà tôi rộng 30.000m2 thì không hiểu lấy ở đâu ra?”- ông Truyền nói.

 

Dinh thự của ông Trần Văn Truyền trong khuôn viên 3 héc-ta tại xã Sơn Đông, thành phố Bến Tre, tỉnh Bến Tre.

Dinh thự của ông Trần Văn Truyền trong khuôn viên 3 héc-ta tại xã Sơn Đông, thành phố Bến Tre, tỉnh Bến Tre.

 

Trả lời Báo Pháp luật TP Hồ Chí Minh, trước dư luận về ông như đã loan tin trên phương tiện truyền thông, ông có đề nghị báo chí cải chính, hay nhờ cơ quan pháp luật can thiệp để bảo vệ danh dự cho mình, ông Trần Văn Truyền nói: Tôi là cán bộ diện Trung ương quản lí, nếu cần xác minh làm rõ, các cơ quan chức năng Trung ương vào cuộc, tôi sẽ cung cấp tất cả thông tin liên quan. Riêng với báo chí, tôi cũng đã trả lời rồi chứ không im hơi lặng tiếng. Tiếp tục đọc

Quyền TBT Báo Sài Gòn Tiếp Thị: “Tôi sẽ xin nghỉ hưu non”

Tác giả: 

KD: Khốn khổ, “ốc chưa mang nổi mình ốc, lại phải mang cọc cho rêu”

 

Chiều 28.2, ông Nguyễn Xuân Minh – quyền Tổng biên tập báo Sài Gòn Tiếp Thị (bộ cũ) – đã trao đổi với phóng viên – mà như ông nói là “đầy đủ nhất thông tin từ trước đến nay”. Buổi nói chuyện liên tục bị ngắt quãng bởi những cuộc điện thoại hỏi thăm và những người bạn của ông ở bàn bên đến chia sẻ.

 

“Sau khi báo SGTT bộ cũ bị đình bản, mấy anh em sợ tôi buồn nên kéo tôi lên tít quận 11”, ông Minh nói.

 

Mất cân đối về tài chính

 

Ông có thể cho biết thông tin đầy đủ nhất dẫn đến việc SGTT bị đình bản?

 

Thông tin SGTT bị đình bản có từ cả năm nay. Nó rộ lên nhất từ sau khi có kết luận thanh tra của UBND TP.HCM. Theo phổ biến của cấp có thẩm quyền như UBND TP, Sở Thông tin – Truyền thông TP, có mấy việc như sau:

 

Thứ nhất là tờ báo bị thua lỗ về mặt tài chính và mất khả năng cân đối. Thứ hai là sau kết luận thanh tra, tôi  khi đó là phó tổng biên tập (sau này ông Minh là quyền tổng biên tập báo SGTT – PV) và một anh nữa cũng là phó tổng biên tập có liên đới trách nhiệm với tổng biên tập trước đây cũng bị xử lý kỷ luật. Mà người đã bị kỷ luật thì không thể đảm đương được quyền tổng biên tập. Người ta cho rằng không tìm được người thay thế để đảm đương tờ báo. Người ta cho rằng tờ báo vì lý do tài chính và không có người quản lý thì thôi kết thúc.

 

Cần phải thấy rằng khi tờ báo bị đình bản vẫn là một thương hiệu tốt, có chỗ đứng trong lòng bạn đọc. Sau khi bị đình bản, cái tên SGTT đó sẽ giao cho Thời báo Kinh tế Sài Gòn để ra một phụ bản mới cũng mang tên SGTT. Tôi cũng được biết Thời báo Kinh tế Sài Gòn sẽ lấy măng sét y hệt như vậy, chỉ thay đổi tên cơ quan chủ quản. Còn toàn bộ hình thức như giấy, màu sắc cũng y như tờ SGTT cũ.

 

Ông Nguyễn Xuân Minh  Tiếp tục đọc

Khi nào chúng ta tỉnh ‘hoàng lương mộng’?

Tác giả: Trần Văn Tuấn 

KD: Khi nào có một cấu trúc quản trị quốc gia, một thể chế chính trị thực sự văn minh, khoa học, diệt được quốc nạn tham nhũng, và hạn chế sự tác oai tác quái của các “nhóm lợi ích”- khi đó nước Việt tỉnh “hoàng lương mộng”

Cần phải có niềm tin là một ngày nào đấy chúng ta có thể thành công được như người Nhật Bản sau thế chiến thứ 2 hay người Hàn Quốc trong thời gian gần đây. Không ai có thế ở trên đỉnh vinh quang mãi. Vấn đề của chúng ta chính là không dám ước mơ.

 

 

Suốt tháng qua, con chim mang tên Flappy và những câu chuyện xung quanh nó có vẻ đang mang lại tự tin hơn cho rất nhiều người Việt.

Chí ít là, từ một nước nghèo đói, Việt Nam đã đạt được ít nhiều thành công và tiến bộ sau hơn 20 năm đổi mới và mở cửa hội nhập kinh tế thế giới.

Từng có thời rất nhiều mỹ từ luôn được các nhà tài trợ, ngoại giao dùng khi nói về Việt Nam và khi đó “hoàng lương mộng[1]” đã xuất hiện với rất nhiều người Việt. Ai cũng nghĩ chúng ta sẽ thành Rồng, thành Hổ trong nay mai và không có gì có thể ngăn cản chúng ta đạt được ước mơ (!) Tiếp tục đọc

Điều ngạc nhiên về ô tô Campuchia

Tác giả: Alan Phan

KD: Còn người Việt “ngạc nhiên” và đau đớn cho nước Việt. Các sản phẩm chế tạo lại của các bác Hai Lúa. Các nhà khoa học thì luôn đổ tại “cơ chế”. “Cơ chế” đổ tại… con người!

Đúng là “tại cái nước Việt mình nó thế”!

Khi chúng tôi muốn đầu tư vào Campuchia, những nhân viên của quỹ Viasa đã báo cáo trong một khảo sát tại chỗ (site survey) là lao động và quản trị của Campuchia là “ác mộng”. Có lẽ họ đã sai và hời hợt trong việc đánh giá?

Khác với bình phẩm trên các mạng truyền thông Việt, tôi không mang nhiều ấn tượng hay khâm phục về chiếc xe Angkor EV vừa ráp tại Campuchia. Năm 1983, tôi có đầu tư cùng vài người bạn vào một xưởng sửa xe hơi ở Van Nuys. Với 4 người thợ máy, thợ đồng và 3 người phụ việc, chúng tôi đã ráp nguyên chiếc xe cổ điển Porsche 356 Speedster đời 57, vốn là một mẫu xe của Porsche được yêu thích nhất theo thống kê.

Chúng tôi mua động cơ và sườn xe của VW Beetle, các bộ phận khác như hộp số của Toyota, hệ thống điện của GM…đem về ráp lại trong một thân ngoài xe (body) làm bằng fiberglass, thiết kế theo copy y trang  của model xe Porsche nói trên.

Dĩ nhiên chúng tôi chỉ bán như một replica (phó bản) và không quảng cáo gì về thương hiệu Porsche. Tuy vậy, chúng tôi khoan đúng vài lỗ ở phía trước và sau của thân xe để khách mua xe có thể chạy ra đại lý xe Porsche mua những nhãn hiệu Porsche và tự gắn bằng đinh vít lên.

Hãng Porsche kiện chúng tôi nhưng sau 2 năm tranh tụng, và chúng tôi thắng vì bản quyền thiết kế xe đời 57 của Porsche đã hết hạn sau 20 năm. Sự thành công tạm bợ của chúng tôi tạo một làn sóng ráp và bán các xe replica cổ điển từ Porsche, đến Lamborghini đến Rolls Royce khắp thế giới. Sự thành công này cũng là mồ chôn công ty mình vì quá nhiều cạnh tranh mọc lên như nấm sau cơn mưa rào.

ô tô, Campuchia, kinh tế
Angkor EV 2013 chạy điện do người Campuchia tự sản xuất. Tiếp tục đọc