Biệt thự “khủng” của quan chức – chuyện thường thôi!

Tác giả: Nguyễn Duy Xuân

Chuyện biệt thự “khủng” của ông Trần Văn Truyền đang làm nóng dư luận. Thấy trên báo, ông trần tình rất chi là chân thật, như muốn cởi hết lòng mình ra trước bàn dân thiên hạ. Đồng cảm cùng ông, xin có mấy dòng chia sẻ.

Biệt thự của ông Trần Văn Truyền (ảnh: Minh Giang)
Biệt thự của ông Trần Văn Truyền (ảnh: Minh Giang)

Theo tôi nghĩ, thứ nhất là chuyện ông xây cái biệt thự chẳng có chi mà dư luận phải thanh động lên thế. Đất nước thời hội nhập, kinh tế phát triển, chả còn mấy ai nghèo khó như xưa. Đi đến đâu cũng thấy nhà cao cửa rộng, đường sá thảm nhựa, thảm bê tông thênh thênh. Đến mấy bác nông dân cả đời chân lấm tay bùn mà còn xây được biệt thự, huống chi là quan chức cấp cao như ông Truyền cả đời cống hiến cho cách mạng?

Theo con gái ông kể lại, bao nhiêu năm hoạt động, ông chịu nhiều cực khổ lắm rồi. Bây giờ nghỉ hưu cất một cái nhà, cũng thường thôi, để an dưỡng tuổi già thì có chi là quá đáng mà thiên hạ cứ đồn thổi um lên nhỉ? Tiếp tục đọc

Những hình ảnh đẹp mê hồn của bán đảo Crimea, Ukraina

Tác giả: Đất Cảng (theo russiantraveling.com)

 

Bán đảo Crimea là khu vực tự trị thuộc Ukraina nằm ở phía Bắc Biển Đen. Thành phố Yalta ở miền Nam Crimea là một điểm đến yêu thích của rất nhiều du khách khắp nơi trên thế giới. Nằm không quá xa Yalta, núi Ai-Petri cho du khách một bức tranh toàn cảnh tuyệt vời của Biển Đen và nền văn minh trên bờ. Hầu hết các bức ảnh dưới đây được chụp từ trên đỉnh Ai-Petri vào một ngày mùa thu sương mù bởi Savin Stanislav – một blogger khá nổi tiếng của Nga.

 

 

 Thành phố Yalta nhìn từ trên cao
Từ trên đỉnh Ai-Petri chúng ta có thể nhìn thấy Yalta bao phủ trong sương mù Tiếp tục đọc

Bến Tre báo cáo TƯ về khối tài sản của ông Truyền

Tác giả: Theo Dân trí

Tỉnh ủy Bến Tre đã gửi công văn đến Văn phòng TƯ Đảng báo cáo tình hình dư luận về khối tài sản của ông Trần Văn Truyền. Tỉnh xin ý kiến chỉ đạo của Trung ương để ổn định dư luận ở địa phương.

Sáng 2/3, trao đổi với PV Dân trí qua điện thoại, ông Nguyễn Quốc Bảo, Phó Bí thư Tỉnh ủy Bến Tre, xác nhận: “Tỉnh ủy đã gửi công văn xin ý kiến đến Văn phòng TƯ Đảng báo cáo tình hình dư luận về khối tài sản của ông Trần Văn Truyền”.

biệt thự, ông Trần Văn Truyền, thanh tra, Chính phủ, Bến Tre
Căn biệt thự của ông Truyền.

Theo ông Bảo, sau cuộc họp Ban Thường vụ, Tỉnh ủy đã thống nhất gửi công văn đến Văn phòng Trung ương Đảng với nội dung chủ yếu về khối tài sản của ông Trần Văn Truyền – nguyên Tổng thanh tra Chính phủ – được đăng trên một số tờ báo trong thời gian gần đây, gây dư luận không tốt trong quần chúng nhân dân và cán bộ đảng viên. Tỉnh xin ý kiến chỉ đạo của Trung ương để ổn định dư luận ở địa phương.  Tiếp tục đọc

Phát hiện chấn động tại hiện trường vụ sập cầu treo

Tác giả: H. Sang- T. Xuân

KD: Thật đau xót, nhưng chẳng nên chấn động. Trong xã hội mình hiện nay, những chuyện tày đình vẫn còn có thể xảy ra, nữa là chuyện vài viên gạch  😦

Trụ bê tông của cầu treo mới bị lật tại thôn Chu Va 6, xã Sơn Bình (Tam Đường, Lai Châu) được làm bằng gạch, chứ không được đúc bằng bê tông nguyên khối theo như thiết kế của cầu treo.

 

Liên quan đến vụ sập cầu treo ở bản Chu Va 6, xã Sơn Bình, huyện Tam Đường, Lai Châu, thông tin mới nhất gây chấn động là người dân đã phát hiện như trên.

Theo đó, sau khi xảy ra sự cố sập cầu treo tại bản Chu Va 6, những người dân địa phương đã phát hiện cột trụ cầu treo chỉ được xây bằng gạch nung đỏ.

Chu Va; Tam Đường; Lai Châu; sập cầu
Trụ bê tông của cầu treo mới bị lật tại thôn Chu Va 6 được làm bằng gạch Tiếp tục đọc

Chuyên gia Nguyễn Trần Bạt:Ai bỏ tiền ra mua, mua cái gì? là cả một vấn đề khổng lồ

Tác giả: Cẩm Thúy (thực hiện)
Vào thời điểm này, khi chỉ còn 2 năm cuối của nhiệm kỳ Chính phủ, thông điệp mạnh mẽ được đưa ra về tái cấu trúc nền kinh tế mà cụ thể là cổ phần hoá 432 doanh nghiệp nhà nước trong 2 năm 2014-2015, liệu có phải là một cuộc chạy đua có tính lịch sử bù lại cho sự chậm trễ trước đó (từ năm 2007 đến nay chỉ có trên 300 doanh nghiệp được cổ phần hoá)?
Chuyên gia Nguyễn Trần Bạt trong cuộc trò chuyện tuần này với báo Đại Đoàn Kết đã phân tích thấu đáo và đưa ra những kiến giải rất riêng xung quanh việc tái cấu trúc nền kinh tế. Trong đó, đặc biệt nhấn mạnh đến sự cần thiết của một tinh thần khác, một phương thức khác để cổ phần hoá DNNN.

Cổ phần hoá 432 doanh nghiệp nhà nước là một thách thức Tiếp tục đọc

Ba lãnh đạo khiến người dân ‘thù ghét’ ‘kính nể’ ‘ngỡ ngàng’

Tác giả: Chu Công Phùng

KD: Myanmar là một quốc gia đáng để cho nhiều quốc gia khác, trong đó có VN… học tập?

Nhiều người dự đoán Thống tướng Than Shwe sẽ hành xử như lãnh tụ một số nước Châu Á là “được bầu làm Cố vấn” cho đảng cầm quyền hoặc cho chính phủ mới theo kiểu “buông rèm nhiếp chính”. Nhưng ông chọn nghỉ hưu. Nhiều người chuyển thái độ từ “thù ghét” sang “kính nể”. Dư luận quốc tế ngỡ ngàng.

Gần đây, những thay đổi chóng mặt đã diễn ra tại Myanmar, từ cải cách chính trị, tổ chức Seagame 27 và giờ là Chủ tịch luân phiên ASEAN 2014.

Từng là đại sứ VN tại Myanmar trong một thời kỳ có nhiều chuyển biến mạnh mẽ, ông Chu Công Phùng đã có những phân tích kỹ lưỡng về đất nước này. Hiện, ông vẫn theo dõi những diễn biễn mới, và  nhìn nhận sự phát triển của Myanmar trong tương quan thế giới. Xin trân trọng giới thiệu góc nhìn của ông.

Thống tướng Than Shwe và lộ trình 7 bước

Nhân tố chủ yếu dẫn đến sự thay đổi sâu sắc và toàn diện tại Myanmar suốt 3 năm qua là yếu tố con người bao gồm vai trò cá nhân lãnh tụ và vai trò tập thể nhân dân.

Về vai trò cá nhân, bài viết này sẽ điểm lại 3 nhân vật góp phần tạo ra thay đổi “ngoạn mục” tại Myanmar. Tiếp tục đọc

Vì sao cổ phần hóa trước đây không thành công?

Tác giả: Huỳnh Phan (thực hiện)

KD: Cái title lạc quan, bởi chắc giờ đây cổ phần hóa nhiều tập đoàn đã… thành công? Trong khi bản thân nhiều vị quan chức phải thừa nhận “tái cơ cấu” rất chậm chạp.

Khi có khủng hoảng toàn cầu (cuối năm 2008) thì lãnh đạo lại thấy cần tăng cường khả năng can thiệp của nhà nước đối với thị trường, với nỗi lo sợ thì trường sẽ không chống đỡ nổi và kinh tế có khả năng sụp xuống.

Ngày18/2, tại phiên làm việc của Chính phủ với các DN, Thủ tướng đã đề ra mục tiêu cổ phần hóa (CPH) mạnh mẽ trong 2 năm tới. Từng nhiều năm theo dõi, tư vấn và phản biện quá trình CPH ở Việt Nam, bà Phạm Chi Lan sẽ chia sẻ về sự khúc khuỷu của con đường CPH lâu nay cũng như triển vọng sắp tới.

Phạm Chi Lan, kinh tế, cổ phần hóa
Bà Phạm Chi Lan. Ảnh Lê Anh Dũng

Quá trình cổ phần hóa (CPH) của Việt Nam từ trước đến nay đã có lúc nào suôn sẻ chưa?

– Chưa lúc nào suôn sẻ.

Ngay cả trước đây, khi chúng ta công bố đã CPH được một số rất lớn là hơn 3 ngàn DNNN trong 6-7 năm, thì chuyện cũng không hề suôn sẻ. Sở dĩ nhiều như vậy vì đây đều là những đơn vị rất nhỏ, là một cửa hàng mậu dịch quốc doanh chẳng hạn, đang hoạt động yếu hay thực tế là đã chết.

Khi Việt Nam chuẩn bị vào WTO,  sau ĐH Đảng năm 2006, người đứng đầu CP tuyên bố sẽ CPH 500 DN nhưng cuối cùng chỉ đạt không tới một nửa. Chỉ làm trong 2 năm 2006 – 2007, sau đó chững lại. Tiếp tục đọc