Quang minh chính đại thì không có biệt thự quan chức

Tác giả: Trần Đình Huỳnh

Quang minh chính đại chính là công khai, minh bạch hóa thông tin, là điểm căn cốt nhất để thực hành dân chủ.

 


Trong “Bài nói chuyện với những cán bộ, đảng viên lâu năm” ngày 9/12/1961 của Hồ Chủ tịch có đoạn: “Đảng ta quang minh chính đại. Đảng ta như thế, đảng viên cũng phải như thế…”. Quang minh chính đại chính là công khai và minh bạch hóa thông tin, là điểm căn cốt nhất để thực hành dân chủ mà dân chủ lại là chìa khóa của mọi thành công.
Trong việc hoạch định chính sách trong đó có vấn đề tổ chức và nhân sự, từ sau ngày thống nhất đất nước tới nay, bên cạnh những thành công thì còn không ít thiếu sót, thậm chí sai lầm. Mấy chục năm qua, Đại hội nào của Đảng cũng đều đề cập tới nguyên nhân của thiếu sót, khuyết điểm nhưng sao có không ít vụ việc không những không giảm nhẹ đi mà lại còn nổi cộm lên và ngày một trầm trọng hơn? Trong nhiều thập kỷ vừa qua cho đến hôm nay, Đảng đã và vẫn đang cùng nhân dân trăn trở để tìm ra những giải pháp hữu hiệu.

Trần Văn Truyền, dân chủ, công khai, minh bạch
Biệt thự của ông Trần Văn Truyền tại xã Sơn Đông, TP Bến Tre. Ảnh: Soha Tiếp tục đọc

Những ‘chú em’, ‘cô em’ của các ‘ông lớn’

Tác giả: Theo Nông nghiệp VN

KD: Xã hội mình có tâm lý hay học tập theo phong trào: Nuôi cá trê phi, nuôi chó Nhật, nuôi ốc bươu vàng…, chỉ sợ sau đây lại có phong trào tìm các “chú em, cô em” kết nghĩa  😀

 

Một đời công tác mà vớ được một vài “cô em kết nghĩa” như thế, thì con cháu mấy đời ăn không hết của, ở không hết nhà.

 

 

Chuyện “một ông anh” của Dương Chí Dũng, nguyên chủ tịch HĐQT Tổng Công ty hàng hải Việt Nam, nguyên Cục trưởng Cục Hàng hải, Bộ GTVT, được Dũng biếu đến 510.000 USD và chuyển 1 triệu USD của một “cô em xã hội” khác đến “kính biếu” chưa kịp khiến dư luận hết bàng hoàng, thì nay, dư luận lại càng bàng hoàng hơn, bởi lòng thơm thảo của một “cô em kết nghĩa” của ông Trần Văn Truyền, nguyên Tổng Thanh tra Chính phủ.

Số là ông Truyền đã xây một ngôi biệt thự tại ấp 3 xã Sơn Đông, TP Bến Tre, trên diện tích 16.000 m2 đất. Một biệt thự vô cùng hoành tráng. Về giá trị ngôi biệt thự của ông Truyền, theo người dân địa phương, thì chỉ riêng mảnh đất đã có giá 24 tỷ (1,5 triệu/m2).
Tiền xây ngôi biệt thự chính cỡ hơn chục tỷ. Đó là chưa kể ngoài ngôi biệt thự chính, quanh nó còn 4 ngôi nhà làm bằng loại gỗ cực quý, để phục vụ cho những việc như uống trà, tiếp khách, và nội thất bên trong…
Dinh thự của ông Trần Văn Truyền trong khuôn viên 3 héc-ta tại xã Sơn Đông, thành phố Bến Tre, tỉnh Bến Tre.

Dinh thự của ông Trần Văn Truyền trong khuôn viên 30.000 m2 tại xã Sơn Đông, thành phố Bến Tre, tỉnh Bến Tre. Ảnh: Báo Người cao tuổi. Tiếp tục đọc

Mưu kế “cái đinh gỉ” và chuyện dinh thự ông Trần Văn Truyền

Tác giả: Bùi Hải (theo Trí thức trẻ)

KD: Bớt được mỗi “cái đinh gỉ” trong bộ máy công quyền thì “cái van gỉ” trong tim, trong lòng hàng ngàn, hàng vạn người như chị Ngọc, sẽ được thay mới (Bùi Hải)

Nhưng “công nghệ” bớt đinh gỉ, thay van gỉ lại… còn rất kém cỏi bởi nhiều lý do. Người ta không muốn có công nghệ đó thì sao? Nên những người dân sẽ luôn còn phải chung sống với những cái …đinh gỉ, là vậy.

6 căn nhà gỗ trong dinh thự rộng mênh mông 16.000m2 của ông Trần Văn Truyền – nguyên UVTW Đảng, nguyên Tổng Thanh tra Chính phủ, không có lấy một chiếc đinh.

 

 

Bài 1: Ông Trần Văn Truyền lên tiếng vụ có nhiều biệt thự “khủng”
Bài 2: Phó Chủ tịch tỉnh Bến Tre nói về biệt thự của ông Trần Văn Truyền
Bài 3: TBT Kim Quốc Hoa: “Đủ cơ sở đưa tin về biệt thự của ông Truyền”
Bài 4: Cận cảnh biệt thự gây choáng ngợp của ông Truyền tại Bến Tre
Bài 5: Dinh thự “khủng” của ông Trần Văn truyền qua lời kể của hàng xóm
Bài 6: Ông Truyền được “em kết nghĩa” biếu tiền xây biệt thự “khủng”
Bài 7: Biệt thự ông Truyền và ngôi nhà 51m2 của Chủ tịch Trương Tấn Sang
Bài 8: Nếu là chủ những căn biệt thự sang trọng đó… tôi sẽ xấu hổ
Bài 9: Phó Ban Nội chính TƯ: Vụ ông Truyền không phải nhiệm vụ của Ban
Bài 10: Sau hội chứng “một ông anh” sẽ đến trào lưu “một người em”?
Bài 11: Chủ nhiệm VP Chính phủ: Khó mà trả lời được vụ ông Truyền
Bài 12: TBT Kim Quốc Hoa: “Chúng tôi có đủ chứng cứ ông Truyền sai phạm”
Bài 13: Vụ ông Truyền “bổ nhiệm cán bộ ồ ạt”: Bộ Nội vụ nên vào cuộc
Bài 14: Phải thanh tra tất cả hồ sơ của cán bộ do ông Truyền bổ nhiệm”
Bài 15: Mưu kế “cái đinh gỉ” và chuyện dinh thự ông Trần Văn Truyền

 

Khi thủ phạm của vụ sập cầu treo Lai Châu được phát hiện là…một chiếc ốc, nhà thơ – nhà báo Hồng Thanh Quang đã đưa ra một nhận xét rất đáng suy nghĩ: “Vụ sập cầu ở Lai Châu cho thấy, lắm khi chỉ một cái đinh nhỏ có thể làm sụp đổ cả một công trình lớn… Vậy mà chúng ta cứ quen mồm nói: Chẳng là cái đinh gì! Một xã hội coi rẻ tầm quan trọng của những cái đinh luôn bị rình rập bởi những sự cố bất ngờ thê thảm”. Tiếp tục đọc

Kiểm soát tài sản qua bản… tự khai!

Tác giả: Thế Kha (thực hiện)

KD: Thế nên, sự liêm chính của các quan chức cũng là qua… văn bản  😀

Ông Phạm Trọng Đạt, Cục trưởng Cục Chống tham nhũng (Cục IV) – Thanh tra Chính phủ, khẳng định như vậy khi trả lời Báo Người Lao Động ngày 4-3

 

* Phóng viên: Thưa ông, dự thảo đề án kiểm soát thu nhập, tài sản của người có chức vụ, quyền hạn đã được trình lên Thủ tướng Chính phủ, Bộ Chính trị xem xét phê duyệt chưa?

Kiểm soát tài sản qua bản... tự khai!

Ông Phạm Trọng Đạt: Mới đây, Bộ Chính trị đã có Chỉ thị 33/2014 về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng trong việc kê khai và kiểm soát việc kê khai tài sản. Còn đề án kiểm soát thu nhập của người có chức vụ quyền hạn thì đang chờ Chính phủ phê chuẩn. Sau này, việc kê khai tài sản sẽ chỉ là một bước, một khâu. Hiện nay, việc thực hiện Luật Phòng chống tham nhũng chưa kiểm soát được quà biếu, thu nhập tăng thêm… Việc kê khai tài sản cũng chỉ kiểm soát được thông qua bản tự kê khai mà thôi! Trong khi kiểm soát thu nhập thì rất rộng, nhiều vấn đề; việc trả lương qua tài khoản chỉ là một nội dung thôi. Đi kèm với đó sẽ có các chế tài khác để xử lý.

* Việc thực hiện kê khai tài sản của cán bộ công chức, viên chức đã được Thanh tra Chính phủ thực hiện từ năm nào?

– Từ khi có Luật Phòng chống tham nhũng. Từ năm 2007-2008, chúng tôi đã thực hiện và đến nay vẫn tiếp tục bổ sung, hoàn thiện sau khi có Chỉ thị 33/2014. Tiếp tục đọc

Không được đổ lỗi cho dân

Tác giả: TS Nguyễn Văn Khải

KD: Mà chỉ “để” dân… gánh thiệt hại thôi  😦

Nguyên nhân ban đầu được xác định là do ốc neo cáp của cầu làm ẩu.

Tìm kiếm đầy đủ các nguyên nhân gây ra “sập” cầu Chu Va 6 là việc làm rất có trách nhiệm của người đứng đầu ngành giao thông vận tải. Song, tiếc rằng việc triển khai tìm kiếm nguyên nhân đang có vấn đề.

 

 

Trước hết, cây cầu treo này không sập mà chỉ đứt ốc neo – dân dã gọi là đứt dây chằng. Hàng trăm bức ảnh chụp ốc neo đứt đôi cho ta thấy chất lượng của ốc rất kém, kể cả từ vật liệu cho tới công nghệ tạo ra nó. Với 3 ốc neo còn lại chúng ta có thể xác định được: Độ chịu căng dãn, độ chịu nén, độ chịu uốn và độ chịu xoắn của mỗi con ốc.

 

Tôi đảm bảo rằng, dù có kéo 4 cái ốc neo này với một lực bằng tổng trọng lượng cầu, trọng lượng những người đi qua và quan tài, ốc neo cũng không thể tách làm đôi với mặt cắt rất phẳng như vậy vì bốn ốc neo này có thể chịu được lực kéo dãn còn lớn hơn rất nhiều lần. Tiếp tục đọc

Myanmar trả lời nghi vấn là ‘sân sau’ của TQ

Tác giả: Chu Công Phùng- cựu Đại sứ VN tại Myanmar

KD: Bài cuối trong loạt 3 bài viết về Myanmar, một quốc gia thực đáng “nể”, đáng là tấm gương cho VN.

Việc Myanmar quyết định ngừng xây dựng đập thủy điện 3,6 tỉ do Trung Quốc là chủ đầu tư đã là câu trả lời rõ ràng cho nghi vấn làm “sân sau”.

 

Đọc thêm:

Bài 1: Ba lãnh đạo khiến người dân ‘thù ghét’ ‘kính nể’ ‘ngỡ ngàng’

Bài 2: Để tránh vết xe đổ của những lãnh đạo trước

‘Nelson Mandela thứ hai’

Trong năm 2013, thế giới vừa tiễn biệt Nelson Mandela, một trong những lãnh đạo vĩ đại nhất của thế kỷ 20. Tinh thần của Mandela là: vượt qua thù hận, nỗi đau và quyền lực cá nhân; thật sự hòa giải dân tộc và xây dựng hòa bình.

Tinh thần và phẩm chất của Nelson Mandela đã và đang được thể hiện ở một nhân vật đặc biệt tại Myanmar, đó là bà Aung San Suu Kyi.

Suốt 20 năm kể từ năm 1990 đến 2010, bao gồm thời kỳ cầm quyền của tướng Saw Maung và tướng Than Shwe, vì là đối thủ chính trị lớn nhất của chính phủ quân sự, nên bà Aung San Suu Kyi chỉ được sống tự do trong thời gian rất ngắn sau mỗi lần được phóng thích. Thời gian còn lại lúc thì bà ngồi tù, lúc thì bị giam lỏng. Đảng NLD của bà nhiều lần bị chia rẽ, phân hóa, nhưng bà vẫn kiên trì đấu tranh với lý tưởng chính trị của mình là xây dựng một Liên bang Myanmar dân chủ và thịnh vượng. Tiếp tục đọc

Điểm yếu của điệp viên Phạm Xuân Ẩn

Tác giả: Hồ Hương Giang (thực hiện)

KD: Mình rất kính trọng ông Trần Xuân Ẩn, có thể nói, đây là người VN mình kính trọng nhất, không có người thứ 2. Vì sự dấn thân cho dân tộc, dù cuộc đời ông sau này cũng ba chìm bẩy nổi một cách âm thầm. Cái điểm yếu nhất của ông trong bài viết, mà nói theo ý thức hệ CS, là không được “mơ hồ” trước địch- ta. Nhưng thực ra, cũng là lòng nhân sâu sắc của con người trước con người từng là “bạn”. Cái giá khắc nghiệt của một nghề nghiệp đặc thù

Một vài lần trong cuộc đời của một điệp viên, ông ấy đã cứu những người Mỹ và người Việt phía Cộng hòa, điển hình là trường hợp bác sĩ Trần Kim Tuyến. Đó là điểm yếu khiến ông ấy gặp rắc rối sau này.

LTS: Bản đầy đủ của cuốn sách với tựa đề khá dài X6 – Điệp viên hoàn hảo – Cuộc đời hai mặt phi thường của Phạm Xuân Ẩn” đã gây được sự chú ý lớn tại Việt Nam và Mỹ. Như một hồi kí của điệp viên Phạm Xuân Ẩn dưới góc nhìn của nhà sử học danh tiếng Larry Berman, “X6 – Điệp viên hoàn hảo” đã giải mã khá nhiều cho người Mỹ về một người anh hùng của Việt Nam và vẫn đang là dấu hỏi của CIA đến tận bây giờ.

Sau khi sự kiện 11/9 xảy ra, người Mỹ rất quan tâm tới trường hợp của Phạm Xuân Ẩn và rất muốn biết cách nào ông đã xâm nhập sâu vào thế giới báo chí cao cấp Mỹ, lấy được những thông tin tối mật mà không hề bị lộ thân phận cho đến tận giờ phút cuối cùng.

Giáo sư Larry Berman tin rằng ông thật may mắn khi được Phạm Xuân Ẩn trao gửi những thông tin và tâm sự quý giá lúc cuối đời – dù Berman biết ông chỉ có được một phần trong rất nhiều những biến cố, suy tư trong cuộc đời Phạm Xuân Ẩn.

Ông chia sẻ suy nghĩ với Tuần Việt Nam.

Phạm Xuân Ẩn, điệp viên, nhà báo, người Mỹ, Việt Nam
Điệp viên Phạm Xuân Ẩn, Ảnh tư liệu Tiếp tục đọc