Đã khuya rồi, vẫn ngồi đếm… view

Tác giả: Theo Fb Mạnh Quân

KD: Mình chưa có Fb, dù các bạn đồng nghiệp TVN hò hét khản cổ, bắt phải vào. Bận quá thể, mới chỉ mỗi cái Blog bleo bé tý tẹo, đã thấy không còn thời gian đâu, không hiểu vào Fb (mà tính mình cũng ham vui), thì ra sao, nên cứ lần lữa mãi.

Hôm nay, các bạn TVN cười rinh rích rồi chuyển cho mình một bài ngắn này, thấy bảo là của Fb Mạnh Quân. Đọc thấy buồn cười. Đúng là cái vinh, cái nhục của nghề báo. Xin được đăng lại để bạn đọc hiểu thêm, vì sao các báo đều có cướp, giết, hiếp, có lá cải lá sung… loạn cả lên

——-
Làm báo thời này có sái sướng là công nghệ: máy tính, smart phone, máy ảnh…đầy rẫy, có nhiều cái thuận tiện.

Ảnh mang tính minh họa. Nguồn Trên mạng
Nhưng khổ nhất là sức ép về view. Làm báo chăm chăm câu view. Nhà nhà câu view. Người người câu view. Ở nhiều báo, View là chỉ tiêu quan trọng nhất để oánh giá hiệu quả của nhà đầu tư với tờ báo, của tòa soạn với từng ban, của từng ban với từng phóng viên…

Vì thế cho nên nhiều báo câu view bằng mọi giá. Nên có phải có những bài, thậm chí bịa đặt ra để có view cao, chấp nhận bị chịu phạt, bị đồng nghiệp chửi , bất chấp cả luân lý, đạo đức…như dạng bài: con cắt chân, tay mẹ; kiều nữ Hải Dương…Bài kiều nữ Hải Dương, chỉ trong nửa ngày, 1 triệu view. Kinh hoàng. Tiếp tục đọc

Dũng cảm nhìn vào sự thật

Tác giả: Pierre Darriulat (Bùi Thu Trang dịch)

KD: Nhưng khổ lắm. Dũng cảm nhìn vào sự thật xong rồi… không làm gì. Hoặc có làm, thì lại làm theo kiểu” tiến hai bước, lùi …ba bước”  😦

 
Trong lớp trẻ ngày nay không có nhiều người theo đuổi các ngành KH&CN mà chỉ chạy theo sự hào nhoáng của tên gọi các ngành học, các trường đại học đua nhau mở các khóa kinh tế học, quản trị, marketing, nhưng sự thật là đa phần họ chỉ đào tạo ra những giao dịch viên ngân hàng, những nhân viên bàn giấy, những đốc công, và những người bán hàng.
Do ảnh hưởng từ những giá trị chuẩn mực của khoa học phương Tây, chúng ta vẫn thường tôn vinh những phẩm chất như sự nghiêm túc trong tư tưởng và đạo đức khoa học, hay tự do học thuật; chúng ta đấu tranh chống lại những luận điệu áp đặt mang tính phi khoa học, khuyến khích lối tư duy phê phán; hướng tới sự kết hợp hài hòa giữa nghiên cứu cơ bản và nghiên cứu ứng dụng, giữa lý thuyết và thí nghiệm hay quan sát thực tế, giữa nghiên cứu và giảng dạy; chúng ta cũng mong muốn những lời phát biểu của Giáo sư Hồ Đắc Di tại rừng Việt Bắc những năm 1947 – 1949 sẽ trở thành nền tảng để xây dựng hệ thống đại học Việt Nam hiện đại. Đó là những lý tưởng tốt đẹp mà nhiều người trong chúng ta đã dành cả cuộc đời mình để theo đuổi. Tiếp tục đọc

Nội quy “Hội những người yêu vợ”

Tác giả:

KD: Ngày 8/3 đã qua, nhưng bạn bè iu quý của mình vẫn còn “cay cú” lắm với ngày này, nên vẫn gửi tiếp để đọc, cho… biết tay  😀

Xin đăng lên đây để bạn đọc đàn ông… biết tay  😛

Chén chú chén anh, canh kỹ kẻo vợ nhìn thấy

Xem thêm: Ảnh hài hước: Thích nhậu nhưng sợ vợ – Cười – Tin Ngắn

Chén chú chén anh, canh kỹ kẻo vợ nhìn thấy

Xem thêm: Ảnh hài hước: Thích nhậu nhưng sợ vợ – Cười – Tin Ngắn

Sợ vợ nhìn thấy. Nguồn: Tin ngắn

Nhân dịp Quốc tế phụ nữ 2014 vừa rồi tại Nha Trang diễn ra đại hội lần thứ hai của “Hội những người yêu vợ”. Đại biểu đến từ hơn 120 quốc gia tiến bộ nhất trên thế giới. Đại hội lần này nhằm xây dựng nội quy, những điều cần nhớ, quy tắc ứng xử với vợ… Có rất nhiều ý kiến được đưa ra, người thì cho rằng các ông chồng phải luôn nhớ ngày cưới, người thì nói phải nhớ ngày sinh nhật vợ, ngày tỏ tình, ngày trao nụ hôn đầu… v.v và v.v… Cuối cùng đại hội thống nhất đưa vào nội quy hai điều chung cần nhớ nhất như sau:
1. Phải nhớ rằng mình đã có vợ.
2. Phải nhớ vợ mình tên gì.

 

*
* * Tiếp tục đọc

Vị đại sứ 99 tuổi kể 3 lần làm cứng họng Bộ Ngoại giao Trung Quốc

Tác giả: Tuấn Nam (theo Trí thức trẻ)

 Đại sứ Nguyễn Trọng Vĩnh nói: “Cảng TP. Hồ Chí và cảng Hải Phòng đâu phải là cái ao nhà của Trung Quốc mà họ tự ý quyết định đưa tàu vào được”.

 

LTS: Là một vị tướng quân đội nhưng ông đã có “cú tạt ngang” sang ngành ngoại giao cực kỳ ấn tượng khi đã có 13 năm làm Đại sứ đặc mệnh toàn quyền tại Trung Quốc trong những khoảng thời gian đặc biệt căng thẳng giữa hai nước (giai đoạn 1974 – 1987). Đã có lần, khi gặp người tiền nhiệm của mình là ông Ngô Thuyền, ông đã nói rằng: “Anh thì sang Trung Quốc uống rượu, tôi thì sang cãi nhau!”. Quả thật với những gì đã thể hiện tại Trung Quốc trong thời kỳ mối quan hệ giữa hai nước có những trục trặc thì lời nói đùa đó quả không ngoa. Chính phần thắng của những lần cãi nhau đó luôn thuộc về phía Đại sứ Việt Nam đã góp phần không nhỏ trong việc giữ trọn Quốc thể của Việt Nam tại Trung Quốc. Ông chính là Thiếu tướng Nguyễn Trọng Vĩnh – nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, cựu Đại sứ đặc mệnh toàn quyền, Trưởng đoàn ngoại giao tại Trung Quốc – nhân vật chính trong câu đối: Làm cố vấn miền Tây, nhớ lời Bác, không làm “lão Toàn quyền”, luôn nhớ chữ “chủ quyền của Bạn”/ Đi đại sứ nước Tàu, theo ý Đảng, chẳng ngại “người Đại quốc”, giữ trọn điều “Quốc thể về ta”.

Chúng tôi tìm đến nhà Thiếu tướng Nguyễn Trọng Vĩnh (SN 1916) vào một ngày giữa tháng 2 rét buốt. Năm nay đã 99 tuổi nhưng ông vẫn giữ được sức khỏe và sự minh mẫn. Khi biết về ý định của chúng tôi muốn khai thác những câu chuyện về cách ứng xử của Đại sứ Việt Nam trước cách ứng xử của phía Trung Quốc trong thời kỳ quan hệ giữa hai nước Việt Nam – Trung Quốc không còn được nồng ấm như dưới thời Chủ tịch Hồ Chí Minh (năm 1974 – 1987), ông cười và nói ông rất sẵn lòng. Tiếp tục đọc

Mất ghế vì thiếu minh bạch tài sản

Tác giả: Tuấn Anh

KD: Ngược lại có những quốc gia, thiếu minh bạch nên mới… có ghế  😀

Hầu hết người dân các nước đều mong đợi các nhà lãnh đạo và quan chức công khai thông tin về tài sản cá nhân. Khi mong muốn chính đáng đó không được đáp ứng hoặc tài sản kê khai thiếu minh bạch, có thể dẫn đến sự công phẫn của dư luận và bất ổn chính trị như ở Argentina, Slovenia hay Nigeria.

Trường hợp của đương kim Tổng thống Nigeria Goodluck Jonathan là ví dụ điển hình cho thấy vị trí quyền lực của người đứng đầu đất nước cũng có thể bị chao đảo nếu khước từ nguyện vọng của người dân về minh mạch tài sản.

Ông Jonathan đắc cử ghế lãnh đạo Nigeria sau cuộc bầu cử tháng 4/2011 (do là phó tổng thống, ông đương nhiên trở thành tổng thống lâm thời của Nigeria từ tháng 2/2010 sau khi vị trí này bị bỏ khuyết vì cái chết đột ngột của ông Umaru Yar’Adua). Tiếp tục đọc

Cầu an quá có thể đánh mất mình

Tác giả: Hoàng Hường (thực hiện)

Có thể chính lịch sử bấp bênh đã tạo ra tâm lý đó. Cho nên sự yên bình chính là hạnh phúc, và người Việt dễ dàng thỏa mãn vì thế.

KD: Xin dẫn lời tòa soạn giới thiệu Nhà báo Nguyễn Phương Mai, 37 tuổi, có bằng TS về giao tiếp đa văn hóa (Intercultural Communication) tại ĐH. Utrecht, Hà Lan. Chị là chuyên gia đào tạo về kỹ năng mềm, và giảng dạy môn Đàm phán/ Giao tiếp Đa văn Hóa tại ĐH Khoa học ứng dụng Amsterdam, Hà Lan và là nhà báo tự do. Chị đã đặt chân tới hơn 80 quốc gia khác nhau.

Nguyễn Phương Mai là tác giả cuốn “Tôi là một con lừa” xuất bản năm 2013. Ngày 12/3 sắp tới chị sẽ cho ra mắt cuốn tiếp theo, “Con đường Hồi giáo”, sau chuyến đi qua 13 nước Trung Đông thời kỳ hậu Mùa Xuân Ả Rập.

Tuần Việt Nam có cuộc trò chuyện với TS Nguyễn Phương Mai về ảnh hưởng của tôn giáo, tín ngưỡng tới sự phát triển xã hội, và quan điểm tự do của phụ nữ.

Đọc thêm: Phần 1: Vì sao VN tránh được bi kịch thánh chiến?

Tuần Việt Nam tiếp tục cuộc trò chuyện với TS Nguyễn Phương Mai về các xung đột văn hóa.

Người Việt cầu an

Sự hòa trộn tôn giáo có ảnh hưởng gì đến văn hóa của người Việt?

Với một nền văn hóa và tôn giáo nhiều du nhập, người Việt dễ thích nghi ở mọi hoàn cảnh. Đó là điểm mạnh. Mặt trái của vấn đề là chính sự linh hoạt đó khiến người Việt có thể dễ dàng đánh mất bản thân, không định vị được giá trị của mình, nhất là trong bối cảnh bị một nền văn minh lớn như Trung Hoa áp sát biên giới và một nền kinh tế mãi không cất cánh. Tiếp tục đọc

Sự thật lịch sử và quyền lợi dân tộc

Tác giả: Trần Văn Chánh

 

Năm 2007, trong khi tình hình quan hệ Việt-Trung vẫn tiếp tục có những diễn biến phức tạp, được biết có một quyển sách do NXB Lao Động vừa ấn hành xong thì có lệnh thu hồi. Sách này tập hợp những bài viết của một tác giả chuyên khảo về sử địa-văn hóa Việt Nam và khu vực Đông Á-Đông Nam Á, không có một lời nào chỉ trích Trung Quốc, nhưng chỉ vì có một bài viết liên quan đến cuộc đăng quang năm 2000 của tổng thống Trung Hoa Dân Quốc Trần Thủy Biển vốn bị Trung Quốc công kích kịch liệt vì chủ trương “Đài Loan độc lập” của ông này. Việc thu hồi quyển sách như vậy đã được thực hiện vội vã bởi một lý do khá mong manh, có lẽ xuất phát từ những chuyện nhạy cảm về ngoại giao giữa hai bên tranh chấp. 

 

Trước đó một năm, khi chủ biên-hiệu đính quyển Từ điển Lịch sử Trung Hoa (NXB Thanh Niên, 2006) vốn được biên soạn căn cứ chủ yếu vào một sách chữ Hán có đề tài tương tự do Thượng Hải Từ Thư Xuất Bản Xã ấn hành năm 1996, đến mục từ “Cuộc chiến tranh biên giới Việt-Trung 1979”, chúng tôi đã tự động bỏ bớt trước khi qua khâu biên tập chính thức của NXB, vì biết đây thuộc vấn đề nhạy cảm, nội dung lại nói đại khái Việt Nam gây hấn và Trung Quốc cần phải “dạy cho chúng bài học”… Tuy có thể viết lại mục từ này theo một cách trình bày khác, trung thực hơn, nhưng suy đi nghĩ lại, đã quyết định bỏ đi để khỏi sinh phiền. Thật ra, chúng tôi đơn giản chỉ biên dịch thôi chứ chưa hẳn viết sử, nhưng trong một quyển lịch sử Trung Quốc mà bỏ qua giai đoạn chiến tranh biên giới Việt-Trung (các năm 1979, 1988…) thì rõ ràng là thiếu, và những người biên soạn như vậy coi như cũng không làm tròn trách nhiệm đối với độc giả. Tiếp tục đọc

Tản mạn quan điểm, phương pháp và thái độ nghiên cứu sử học

Tác giả: Trần Văn Chánh

KD: Bài dài nhưng rất cần đọc để hiểu về  tinh thần viết “sử học” VN, các nhà “sử học” VN và sâu xa lý giải được vì sao trẻ em VN lại chán và thờ ơ với môn sử như thế. Nó cũng là hệ lụy của việc ‘chính trị hóa sâu sắc” sử học, và dẫn đến các nhà … sử nô

Những năm gần đây, nhiều vấn đề lịch sử nói chung hay nhân vật lịch sử nói riêng đã được giới nghiên cứu sử học xem xét lại, nhờ vậy vấn đề triều Nguyễn hay một vài nhân vật lịch sử nổi bật như vua Gia Long, các cụ Lê Văn Duyệt, Phan Thanh Giản, Nguyễn Trường Tộ, Trương Vĩnh Ký, Phạm Quỳnh… cũng đã được đánh giá lại trong một tinh thần thông thoáng cởi mở hơn xưa rất nhiều, và việc làm nầy đều được mọi tầng lớp trong xã hội hoan nghênh tán đồng. 

 

Có lẽ từ giờ trở đi, nhân dân Việt Nam khỏi phải mất công tranh cãi nhau dài dòng về tư cách tốt xấu của cụ Lê Văn Duyệt hay cụ Phan Thanh Giản nữa. Nghe tin cụ Lê Văn Duyệt được dựng tượng đồng, cụ Phan Thanh Giản được đánh giá tốt lại như thế, chắc không ai mừng gì riêng cho cá nhân các cụ, vì dù sao các cụ cũng đã ra người thiên cổ từ lâu, nhưng mừng cho nhân dân địa phương tại những nơi quê hương xứ sở của các cụ có được những tấm gương sáng rạch ròi để mà hãnh diện và noi theo.

Và ở một đằng khác, mừng cho giới sử học ngày nay đã thoát ra được thời kỳ dài mông muội của chủ nghĩa giáo điều để có được những nhận thức sáng suốt đúng đắn hơn về một số vấn đề liên quan đến lịch sử và nhân vật lịch sử, nhờ thế đã xác nhận lại lần nữa cho chắc nịch những điều mà toàn dân thật ra đã có nhận thức từ lâu. Tiếp tục đọc