24 họa sĩ nổi tiếng trên chuyến bay Malaysia mất tích bí ẩn

Tác giả: Bích Ngọc (tổng hợp)

Có 24 họa sỹ nổi tiếng của Trung Quốc đã cùng có mặt trên chuyến bay MH370 của hãng hàng không Malaysia vừa mất tích bí ẩn.

24 họa sĩ người Trung Quốc đã có mặt trên chuyến bay mất tích của hãng hàng không Malaysia là những thành viên trong đoàn đại biểu đến tham dự triển lãm trưng bày mỹ thuật có chủ đề “Giấc mơ Trung Quốc: Những gam màu xanh đỏ”. Triển lãm được tổ chức tại thành phố Kuala Lumpur của Malaysia, từ ngày 4/3 đến ngày 6/3.

Theo China Daily, thực tế, bên cạnh 24 họa sĩ còn có những người thân, nhân viên phục vụ đi cùng, tổng cộng đoàn người lên tới 30 thành viên. Đây là nhóm hành khách lớn nhất có quan hệ với nhau và cùng có mặt trên chuyến bay bí ẩn mang số hiệu MH370 của hãng hàng không Malaysia.

Ông Daniel Liau, người đứng ra tổ chức triển lãm tại Kuala Lumpur cho biết lần cuối cùng ông liên lạc với đoàn họa sĩ Trung Quốc, do ông Hou Bo dẫn đầu, là ngay trước khi họ chuẩn bị lên máy bay, vào khoảng nửa đêm ngày 7/3. Chuyến bay dự kiến sẽ đáp xuống sân bay Bắc Kinh vào lúc 6h30 sáng ngày 8/3. Tiếp tục đọc

Tiết lộ ảnh người Iran dùng hộ chiếu đánh cắp và Dò được tín hiệu MH370 ở eo biển Malaysia

Tác giả: Sầm Hoa

Cảnh sát Malaysia vừa tiết lộ bức ảnh Poria Nour Mohamad Mehrdad (19 tuổi) – một trong những người đã sử dụng hộ chiếu đánh cắp để lên chuyến bay MH370 của hãng hàng không Malaysia Airlines vào hôm 8/3.

Đọc thêm: Dò được tín hiệu MH370 ở eo biển Malaysia (đăng bên dưới)


Iran, hộ chiếu đánh cắp, máy bay
Cảnh sát Malaysia công bố bức ảnh chụp Nour Mohamad Mehrdad

Tờ News Strait Times đưa tin, phát biểu trước giới truyền thông, Giám đốc Cảnh sát Malaysia, ông Khalid Abu Bakar cho biết, mẹ của Poria Nour Mohamad Mehrdad, quốc tịch Iran, đang đợi con trai mình ở sân bay Frankfurt (Đức) và bà được biết anh ta đã di chuyển bằng một tấm hộ chiếu lấy cắp,

Trước đó, mạng tin news.com.au dẫn lời ông Khalid Abu Bakar nói rằng một nam giới không phải người Malaysia đã được nhận dạng là đã sử dụng một trong hai cuốn hộ chiếu bị đánh cắp. Cơ quan điều tra đã nhận dạng được người này qua hệ thống camera giám sát ở phi trường. Tiếp tục đọc

Về một bóng hình muôn năm cũ

Tác giả: Đào Dục Tú

KD: Anh Đào Dục Tú vừa gửi cho Blog bài viết về cụ Á Nam Trần Tuấn Khải, “một nhà thơ VN, nổi danh từ thời tiền chiến. Các bút danh của ông là: Á Nam (thường dùng), Đông Minh, Đông Á Thị, Tiểu Hoa Nhân, Lâm Tuyền Khách, Giang Hồ Khách, Lôi Hoàng Cư Sĩ.” (theo Bách khoa toàn thư mở Wikipedia)

Cảm ơn anh Đào Dục Tú luôn có những bài viết về văn hóa, mà những “hương xưa” ấy không bao giờ phai tàn, giữa thời cuộc ngổn ngang chuyện kim tiền hôm nay. Cũng là một cách nuôi dưỡng lòng người trân trọng cái Đẹp.

 

Ảnh Á nam Trần Tuấn Khải (theo Bách khoa toàn thư mở Wikipedia)

Vãng cảnh chùa hay đi lễ đền, lễ miếu ngày xuân, thấy cảnh lác đác người lặng lẽ xem vài ba ông đồ thời @ viết chữ Nho (bán), cho chữ Hán,tự nhiên liên tưởng đến bài thơ Ông Đồ nổi tiếng của cụ Vũ Đình Liên. ” Những người muôn năm cũ” áo the khăn xếp “mình hạc xương mai” xửa xưa hóa thân thành những chàng sinh viên Hán Nôm ,hóa thân thành những người đang độ trung niên trai tráng ăn vận hợp thời trang “hậu hiện đại” ngồi ” vẫy bút trong mưa” (Có  tác gia thời danh dịch phỏng “vũ trung tùy bút” ấn tượng như thế). Cảm ” Những người muôn năm cũ” ,tôi tự nhiên nhớ đến  một tác giả chắc trăm phần  cũng là một ông đồ mà tên tuổi quen quen lạ lạ,độc giả văn chương Việt có thể biết có thể không ,có thể nhớ ,có thể quên. Ấy là cụ Á Nam Trần Tuấn Khải. Tiếp tục đọc

Tư duy kiểu ông Truyền

Tác giả: Tiến Hải

KD: Mình vừa nhận được bài viết của bạn đọc Nguyễn Tiến Hải. Có lẽ cũng là một nhà báo vì email của anh cho biết anh ở Tạp chí CS. Bài viết tiếp tục xoay quanh đề tài ông Trần Văn Truyền,  xoay quanh tính hai mặt của khái niệm “tư duy nhiệm kỳ”. Xin được đăng tải lên Blog để bạn đọc đọc và chia xẻ.

Cảm ơn anh Nguyễn Tiến Hải  😀   

Báo Người cao tuổi, số ra ngày 21-2-2014 đăng một bài viết phản ánh về khối tài sản kếch xù của ông Trần Văn Truyền, nguyên ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, nguyên Tổng Thanh tra Chính phủ (TTCP) gây xôn xao dư luận. Và, mới đây, “các cụ” (Báo Người cao tuổi) lại cho đăng tiếp một bài tiết lộ thông tin động trời về những quyết định trong công tác cán bộ của ông Truyền trước lúc ông về hưu. Bài báo nêu rõ, chỉ tính từ tháng 3-2011 đến ngày 03-8-2011 ông Truyền đã ký quyết định bổ nhiệm, đề bạt gần 60 cán bộ cấp cục, vụ tại cơ quan TTCP. Điều đáng chú ý là trong số 60 vị này, có khá nhiều người không nằm trong diện quy hoạch, phẩm chất, năng lực và trình độ chuyên môn đều kém. Điều đáng chú ý nữa là, theo Nghị định 178/2007/NĐ-CP của Chính phủ thì số cán bộ cấp phó các cục, vụ, viện trực thuộc Bộ không được quá 3 người. Song, ông Truyền cứ “ký đại”khiến cho nhiều cục, vụ của cơ quan TTCP số cán bộ cấp phó lên tới 4 đến 6 người.

        

                          Ảnh Tuổi Trẻ                                                                        

 

 

           Sau những bài viết nêu trên của Báo Người cao tuổi, một số bạn bè, đồng nghiệp và độc giả trực tiếp gọi điện hoặc gửi email hỏi tôi:

           – Tư duy của ông Trần Văn Truyền có phải là một kiểu tư duy nhiệm kỳ?

           – Nếu tư duy của ông Trần Văn Truyền là một kiểu tư duy nhiệm kỳ thì nó thuộc loại nào trong ba kiểu tư duy nhiệm kỳ mà ông đã nêu trong bài viết của mình ở Tạp chí Cộng sản?vv… Tiếp tục đọc

Chiều dĩ vãng

       

Tác giả: Kim Dung/ Kỳ Duyên

KD: Hôm nay là ngày kỷ niệm thành lập báo Nhân Dân “nhà mềnh” (11/3). Bỗng nhớ tới bài thơ này. Một thời tuổi trẻ quá ngây thơ, non dại, yêu nghề, lý tưởng hóa mọi điều, để rồi ngỡ ngàng, vỡ tan, để rồi đau đớn… Một câu chuyện tình, hay số phận một cá nhân?

 

Có một chiều dĩ vãng

Bỗng nghe tiếng người xa xăm

Đã qua rồi nhớ thương khắc khoải

Chỉ còn đây xa lạ âm thầm

 

Một mùa hạ chói chang thâm trầm

Của day dứt và nuối tiếc

Của những gì gì em không còn muốn biết

Đã xa rồi người ơi Tiếp tục đọc

Chốn xưa của Nguyễn Khôi

Tác giả: Nguyễn Khôi

KD: Bất ngờ, mình nhận được email và bài thơ Chốn xưa của Nguyễn Khôi, một bạn đọc và CTV của Blog, với nội dung “chuyển vần lục bát phỏng thơ KD/KD”, thật vui và thú vị. Xin được đăng lên đây, để bạn đoc đọc và chia sẻ.

Cảm ơn anh Nguyễn Khôi  😀

CHỐN XƯA
(Chuyển vần lục bát phỏng thơ Kim Dung/ Kỳ Duyên)
———
Tình cờ trở lại chốn xưa
Lá cây Cơm Nguội vàng bờ Hồ Tây
  Váy em thêu vạt Cỏ May
Cớ chi găm ống “quần Tây”…hỡi chàng ?

  Từ ngày đò đã sang ngang
Chốn xưa là của chàng nàng nào đây ?
  Ngực trầm nóng bỏng tóc mây
Lặng trông…em tiếc cái ngày thanh tân.

  Qua rồi dầu dãi tháng năm…

        Góc thành nam Hà Nội 8-3-201

———–

Cũng xin đăng lại bài Chốn xưa của mình  😀 Tiếp tục đọc

Trung Quốc đầu tư nghìn tỷ vào Nam Định, thêm lo?

Tác giả: Thu Phương

KD: Cũng là một kiểu “quyền lực mềm” êm ái

 

Trung Quốc đầu tư 1.400 tỷ đồng xây dựng nhà máy sản xuất sợi, dệt tại Nam Định và không ngừng đầu tư vào các lĩnh vực kinh tế khác.

 

 

TTXVN đưa tin, Ủy ban Nhân dân tỉnh Nam Định vừa cấp giấy chứng nhận đầu tư cho Công ty TNHH Tập đoàn Dệt may YULUN Giang Tô (Trung Quốc) xây dựng nhà máy sản xuất sợi, dệt, nhuộm với tổng vốn đầu tư 68 triệu USD (tương đương hơn 1.400 tỷ đồng) tại khu công nghiệp Bảo Minh (huyện Vụ Bản).

Ông Nguyễn Việt Thắng, Trưởng Phòng Quản lý Đầu tư Quy hoạch – Ban Quản lý các khu công nghiệp tỉnh Nam Định cho biết, theo giấy chứng nhận đầu tư, Công ty TNHH Tập đoàn Dệt may YULUN Giang Tô (có trụ sở tại thành phố Tĩnh Giang, tỉnh Giang Tô, Trung Quốc) sẽ triển khai xây dựng nhà máy trên diện tích 80.000m2 tại khu công nghiệp Bảo Minh, với công suất sản xuất sợi 9.816 tấn/năm; dệt 21,6 triệu mét/năm; nhuộm 24 triệu mét/năm.

Dự án có tiến độ thực hiện từ nay đến tháng 6/2016, thời hạn sử dụng đất 46 năm kể từ ngày cấp giấy chứng nhận đầu tư.

Doanh nghiệp dệt may Trung Quốc sẽ gia tăng đầu tư vào Việt Nam.
Doanh nghiệp dệt may Trung Quốc sẽ gia tăng đầu tư vào Việt Nam. Tiếp tục đọc

“Dị dạng” như… Hà Nội

Tác giả: Hà Anh (tổng hợp)

KD: Và liệu có dị dạng ở… tư duy quản lý đô thị HN không?  😀

Hà Nội sẽ là nơi của nhà siêu mỏng, siêu méo, chuồng cọp tại khu chung cư, mụn mọc trước những tòa nhà đồ sộ.

Nhà siêu mỏng, siêu méo

Nếu dự thảo quy chuẩn Việt Nam về quy hoạch đô thị và thiết kế cảnh quan với nội dung kích thước tối thiểu lô đất xây dựng nhà ở liền kề là 25m2 (rộng 2,5m, dài 1m) được thông qua đồng nghĩa với việc Bộ Xây dựng đã cho phép hợp thức hóa nhà siêu mỏng.

Trong khi trước đây chính Bộ Xây dựng từng ban hành tiêu chuẩn thiết kế nhà ở, trong đó quy định diện tích tối thiểu phải từ 40-45m2, chiều rộng diện tích đất phải lớn hơn hoặc bằng 5m.

Trả lời trên báo Tiền Phong, TS Đào Ngọc Nghiêm – Phó Chủ tịch Hội Quy hoạch kiến trúc Hà Nội cho biết, nhà ở diện tích nhỏ (25m2) ảnh hưởng rất lớn đến bộ mặt cảnh quan, kiến trúc đô thị. Trong khi chúng ta đang quyết liệt chống xây dựng nhà siêu mỏng, siêu méo; cấm xây nhà trên những lô đất hình dáng không thích hợp, giờ quy định vậy lại thành cho phép tồn tại nhà siêu mỏng.

Nhà siêu mỏng, siêu méo sẽ được hợp thức hóa?
Nhà siêu mỏng, siêu méo sẽ được hợp thức hóa? Tiếp tục đọc

Phút 89

Tác giả: Di Du

KD: Nhưng còn có phút “89 khác” nữa: Vì sao cái QĐ loại 207 ngành bị Bộ GD- ĐT cấm tuyển sinh năm 2014, lại được tung ra đăng trước Tết Nguyên Đán trên báo chí- thì rất ít người biết?

Trong số đó, đến nay 62 ngành đã rà soát kịp và bổ sung kịp số giảng viện cơ hữu, và được cấp giấy phép tiếp tục đào tạo. Con số còn lại 145 ngành sẽ từ nay ‘treo” lơ lửng trên đầu các trường. Đương nhiên một cuộc chạy đua “vũ trang “… tiến sĩ, thạc sĩ sẽ diễn ra tại các cơ sở được phép đào tạo trên ĐH. Sẽ hình dung nó gấp gáp và quyết liệt như thế nào, để cho 145 ngành- nồi cơm chính chủ của các trường, có thể bắc lên bếp tiếp tục đun đun nấu nấu.

Bi kịch cho một nền GD không chỉ là chất lượng ĐT- GD cho học sinh, sinh viên, mà còn ở ngay chất lượng các tiến sĩ, thạc sĩ, các thầy giảng viên… Cái vòng luẩn quẩn của GDVN cứ thế, như trong một ca khúc thiếu nhi”: Xoay tròn, xoay tròn, xoay tròn…  😀

 Trong vòng 2 tuần trước lúc nghỉ hưu, ông Nguyễn Thành Rum – giám đốc Sở VH, TT&DL TPHCM ký hơn 19 quyết định bổ nhiệm. Trong vòng 6 tháng trước lúc rời nhiệm sở, nguyên Tổng Thanh tra Chính phủ Trần Văn Truyền quyết định bổ nhiệm 60 cán bộ.

 

Những con số khủng về nhân sự được quyết định ở phút 89 ấy hẳn phải chào thua con số này: Từ nay đến 2017 phải đào tạo ra hơn 100 tiến sĩ, hơn 400 thạc sĩ.

Ảnh chỉ mang tính minh họa. Nguồn :Trên mạng

Căn cứ vào phát biểu của Vụ trưởng Vụ Đại học – Bộ GD & ĐT, trong số 207 ngành bị Bộ cấm tuyển sinh năm 2014, thì 62 ngành đã rà soát và bổ sung kịp số giảng viên cơ hữu (gồm 1 tiến sỹ, 3 thạc sỹ đúng chuyên ngành), qua đó được Bộ cấp tiếp giấy phép. Còn lại 145 ngành, Bộ “ân hạn” từ bây giờ đến năm 2017 phải đáp ứng đủ số giảng viên cơ hữu. Những ngành đặc thù như nhiếp ảnh, đạo diễn điện ảnh… – vốn rất hiếm giáo sư, tiến sỹ, thạc sỹ – sẽ không còn được coi là đặc thù từ sau năm 2017. Như vậy, trong 3 năm, xã hội sẽ phải “sản xuất” ra hơn 100 tiến sĩ, hơn 400 thạc sỹ để “bù”. 3 năm ấy, các ngành hiểm như nhiếp ảnh, truyền hình, sân khấu, điện ảnh… sẽ phải cố mà đạt được tỷ lệ vàng 1 – 3. Tiếp tục đọc

Đề phòng “chạy” để được luân chuyển

Tác giả: Nguyễn Đình Hương

KD: “Chạy” là môn thể thao thời thượng rất được các cán bộ ưa chuộng, có tác dụng khỏe toàn diện: Khỏe về quyền, về lợi, về danh. Biểu hiện ra bên ngoài là các dinh thự, biệt thự khủng của con, của vợ…  Ngăn chặn môn “chạy” như thế nào đây, thưa bác Nguyễn Đình Hương, mới là điều mọi người dân mong mỏi?

Còn nhớ, vụ chạy 100 triệu vào cái “ghế” công chức ở HN, do chính ông Trần Trọng Dực, Chủ nhiệm UBKT thành ủy HN, đưa ra. Ồn ào chê chán, rút cục chìm xuồng và hòa cả làng. Rút cục cả xã hội chung sống với môn thể thao “chạy” của những người khỏe …tiền.

Chúng ta cũng phải đề phòng “chạy” để được luân chuyển, nhất là sắp đến Đại hội Đảng có liên quan đến nhân sự cấp ủy vì thế phải “chạy” để lọt vào danh sách.

Thực hiện chủ trương luân chuyển cán bộ, Bộ Chính trị, Ban Bí thư vừa có quyết định luân chuyển đợt một gồm 44 nhân sự. Trong đó có 25 nhân sự giữ chức Phó Bí thư Tỉnh ủy, Thành ủy, 19 nhân sự giữ chức Phó Chủ tịch UBND tỉnh, thành phố. Tuần Việt Nam xin giới thiệu bài viết của ông Nguyễn Đình Hương (nguyên Phó trưởng Ban Tổ chức Trung ương) xung quanh vấn đề nêu trên.Luân chuyển cán bộ là một chủ trương đúng, phù hợp với quy luật phát triển của cán bộ trước đây cũng như trong thời kỳ đổi mới. Từ trước Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI (năm 1986), Đảng đã có chủ trương điều cán bộ từ cơ quan trung ương về nhận vai trò lãnh đạo chủ chốt ở địa phương. Và ngược lại, điều cán bộ giữ chức vụ lãnh đạo các tỉnh, thành lớn về nhận công tác tại cơ quan Trung ương.

luân chuyển cán bộ, chạy chức, chạy quyền, con ông cháu cha, cán bộ trung ương, Nguyễn Đình Hương, Đại hội Đảng toàn quốc,
Ông Nguyễn Đình Hương. Ảnh: Lê Anh Dũng Tiếp tục đọc