Tiến cử và sử dụng hiền tài

Tác giả: Tiến Hải

KD: Cảm ơn anh Tiến Hải đã gửi bài viết này cho Blog Kim Dung/ Kỳ Duyên. Hóa ra, anh Nguyễn Tiến Hải, là cựu Phó Tổng Biên tập Tạp chí Cộng sản, thường viết bài lấy bút danh Tiến Hải, và nhiều bút danh khác.

Tiến cử và sử dụng người hiền tài không phải không có nhiều bài học của người xưa. Có điều, muốn có tấm lòng ấy, người tiến cử trước hết phải là người hiền tài thật sự, và  vì lợi ích quốc gia.  

Nay, nhan nhản chuyện các “nhóm lợi ích”, thì việc tiến cử người hiền tài hẳn là vẫn có và có nhiều. Nhưng là người …”hiền tài” cho các “nhóm lợi ích”?   😦             

 

Quốc gia nào, thời buổi nào cũng có người hiền tài. Vấn đề quan trọng là ở chỗ có phát hiện ra họ, có dám dùng, biết dùng và biết cách bảo vệ họ hay không (bởi vì người hiền tài rất dễ bị ghen tỵ, hãm hại). Vì thế các bậc thánh hiền đã dạy: Không biết người hiền tài là thảm họa thứ nhất. Biết mà không dùng là thảm họa thứ hai. Dùng mà không tin là thảm họa thứ ba. Tin, dùng nhưng không bảo vệ được hiền tài là thảm họa thứ tư.

Như vậy, việc nhận biết hiền tài và sử dụng đúng hiền tài quả là không dễ một chút nào. Cho nên các bậc thánh hiền lại dạy: Muốn chọn và sử dụng đúng hiền tài phải có những yếu tố cơ bản sau đây: Tiếp tục đọc

Máy bay mất tích ‘rơi xuống biển Vũng Tàu’?

Tác giả: Đ.Tâm (tổng hợp)

Một nhân viên của giàn khoan dầu Songar Mecur (ngoài khơi Vũng Tàu) khẳng định, đã tận mắt chứng kiến một chiếc máy bay bốc cháy trong khoảng 10-15 giây trước khi rơi xuống biển vào rạng sáng 8/3.

Để làm rõ thông tin trên, vào chiều tối 13/3, ông Michael Jerome Mckay – làm việc tại giàn khoan dầu Songar Mecur đã được đưa vào đất liền, làm việc cùng Sở Ngoại vụ tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu.

Trong buổi làm việc, ông Michael xác nhận đã nhìn thấy một chiếc máy bay rơi xuống biển Vũng Tàu vào rạng sáng 8/3.

Vũng Tàu, máy bay, mất tích, tìm kiếm, MH370, Boeing 777-200, giàn khoan dầu
Nội dung bức thư ông Michael gửi cho hãng ABCNews Tiếp tục đọc

Cơm và Phở

Tác giả:

KD: Chít cười. Bạn bè iu quý vừa gửi cho Cơm và Phở. Chuyện muôn đời, dù no, nhưng chắc chả bác nào, anh nào chê bàn về Cơm và Phở. Xin đưa lên đây để thư thái chút ít…  😀  😳

Ăn mãi cơm nhà, ngán tận hông
Thèm sao bát phở quán bên sông
Phở ngon, đậm chất vi dinh dưỡng
Xin phép bà, tôi thử được không?


– Bà vợ nghe xong, hiểu ý chồng. Hơi tức tối, nhưng vẫn thủ thỉ lại với chồng:

Cơm nhà còn dẻo trong nồi đồng
Phở chỉ thơm tho mùi viễn vông
Bổ dưỡng gì đâu, toàn bột ngọt
Cơm mình chất lượng lắm nghe ông!

Tiếp tục đọc

Tiếng sấm no, sấm đói một thời

Tác giả: Đào Dục Tú

KD: Cảm ơn anh Đào Dục Tú luôn cho bạn đọc Blog được … sống chậm  😀

Mình sống ở thành phố, đọc bài này lần đầu tiên mới hiểu “sấm no, sấm đói”. Thấm thía thêm về ngôn ngữ dân gian.

Tiết tháng hai ” trồng đậu” vùng đồng bằng sông Hồng thường có mưa dầm,thứ mưa ướt át, nhớt nhát, ẩm thấp. Nhiều người đi làm ăn xa “thừa nắng phương nam” thì nhớ, còn người ở gần “chờ nắng phương nam” thì. . . sợ. Bỗng một hôm trời đang ủ dột đột ngột quang mây, ban trưa thỉnh thoảng nắng rực lên như ngày đầu hè.

Thời tiết buổi sáng âm âm u u hắt hiu gió lạnh là thế mà chiều vãn, cơm nước xong, lại thấy bức bối thế nào. “Chiều chậm đưa chân ngày” (Hồ Dếnh), tự nhiên tiếng sấm nhỏ ì ầm chân mây. Sao năm nay sấm sớm thế nhỉ. Chưa sang tháng ba “mẹ bảo mùa xuân đã cạn ngày” (Nguyễn Bính). Thường thì tháng ba lúa chiêm xuân mới “lấp ló đầu bờ-hễ nghe tiếng sấm phất cờ mà lên” kia mà. Tiếp tục đọc

Toàn cảnh màu xám của ngành nông nghiệp

Tác giả: Tô Văn Trường

KD: Ts Tô Văn Trường là một nhà khoa học rất thẳng thắn. Ông vừa gửi cho mình bài viết này, về thực trạng những được, mất của ngành Nông nghiệp. Nguyên nhân do đâu, hẳn cần mổ xẻ ở nhiều góc nhìn và cấp độ. Nhưng chắc chắn, không thể thiếu trách nhiệm của người quản lý ngành.

Cảm ơn Ts Tô Văn Trường  😀

Cuối năm 1996, khi về nước nhận nhiệm vụ mới, nhiều lần tôi đã phát biểu và viết góp ý với lãnh đạo Bộ Nông nghiệp & PTNT về chiến lược phát triển nông nghiệp của nước nhà. Trong đó, đáng chú ý nhất là: Bộ ta xưa nay chỉ mới chú trọng phát triển nông nghiệp vì vế đầu của Bộ là nông nghiệp nên không có gì lạ.

Tuy nhiên, đây chỉ là phần ngọn, cái gốc là phải phát triển nông thôn vì liên quan đến xây dựng cơ sở hạ tầng (thủy lợi, giao thông), giáo dục, khoa học công nghệ vv… sẽ là nền tảng để phát triển nông nghiệp vv…

Thời kỳ dưới sự lãnh đạo của Bộ trưởng Lê Huy Ngọ tuy chưa phải như ý nhưng để lại nhiều dấu ấn, kể cả phát triển thủy lợi. Phó Thủ tướng Nguyễn Công Tạn là người “đỡ đầu” cho Bộ trưởng Cao Đức Phát nhưng có lần ông cũng phải phát biểu: “Thử hỏi chục năm nay lĩnh vực nông nghiệp đã làm gì cho đất nước”? Tiếp tục đọc

Nguyên CTN, ĐT Lê Đức Anh: Để mất lãnh thổ là tự sát

 

Tác giả: Tuấn Nam (theo Trí thức trẻ)

 

 

 

Nói về lời thề giữ biển ở Trường Sa, Đại tướng Lê Đức Anh nhớ lại: “Tôi chỉ đạo rằng các điểm nào có thể đóng quân được là phải đóng quân hết kể cả đảo nổi và đảo chìm”

 

 

>> Gạc Ma 26 năm sau Hải chiến Trường Sa: Những hình ảnh gây phẫn nộ

 

>> Hải chiến Trường Sa 1988: “Lính Trung Quốc quá dã man!”

 

>> Hải chiến Trường Sa: 12 bức ảnh Trung Quốc tự vạch mặt mình

 

Sự kiện 14/3/1988 ở quần đảo Trường Sa đã trở thành một sự kiện không thể bị lãng quên trong lịch sử chiến đấu và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam. Một tháng sau khi diễn ra Hải chiến Trường Sa, Đại tướng Lê Đức Anh (khi đó là Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng) ra thăm Trường Sa. Tiếp tục đọc

Nước mắt nào hào hùng, nước mắt nào đau thương

Tác giả: Đào Tuấn

 

anh4Hồi xưa người cha nào cũng sẽ động viên con mình lên đường thôi. Nhưng nó chết rồi thì giờ gia đình chỉ mong được đón về dù là chút xương tàn của nó. Có phải chết không biết ở đâu đâu. Nó nằm ngay ở Gạc Ma. Cứ để lâu thì tan hết còn đâu. Lắm lúc tôi hỏi tại sao giữa mình với Trung Quốc giờ không mâu thuẫn nữa mà họ lại không cho trục vớt hài cốt con tôi”.

 

 

 

Nước mắt đã rơi rất nhiều trong ngày giỗ 26 năm liệt sĩ Nguyễn Minh Tâm. Những giọt nước mắt của người vợ mất chồng, nước mắt của những đứa con mất cha, đau thương đấy mà tự hào đấy.

Tiếp tục đọc

Những ngày buồn của ông Trần Xuân Giá

Tác giả: Theo Thesaigontimes

KD: Tuổi già vốn đã nhiều nỗi buồn hơn khi còn trẻ. Tuổi già mang bạo bệnh và đau hơn, là mang một cái án “treo” lơ lửng trên số phận, và danh dự chính mình. Còn gì buồn hơn? Nhưng mình vẫn nghĩ ông TXG hẳn là người rất có bản lĩnh.

Đủ để có triết lý tự sống sao cho vẫn giữ được phong thái, và cân bằng. Đó mới là điều cần thiết, ngay cả khi vấp ngã.

Ở tuổi 78, mang bệnh (ung thư) và cái án lơ lửng trên đầu, ông Trần Xuân Giá lẽ ra phải suy sụp. Song, ở con người từng giúp phát triển khu vực doanh nghiệp tư nhân Việt Nam vẫn lộ rõ một phong thái lịch lãm và một trí nhớ mẫn tiệp, dù gương mặt không giấu được nỗi buồn.

Những con số sống động

Trung tuần tháng 6-2005, một vụ trưởng ở Văn phòng Trung ương Đảng tìm gặp ông Giá. Phòng của ông Giá sát với phòng làm việc của Thủ tướng Phan Văn Khải, người đã đích thân chọn ông làm Trưởng ban Nghiên cứu của Thủ tướng.

trần-xuân-giá, bầu-kiên, đại-án, acb, ngân-hàng, sai-phạm, xét-xử, lãi-suất, bộ-trưởng
Ông Trần Xuân Giá

Vị vụ trưởng được ông Phan Diễn, Thường trực Ban Bí thư, yêu cầu sang gặp ông Giá để tìm hiểu về các chủ trương liên quan đến việc cho tư nhân kinh doanh vàng trước năm 1990. Ông nói với vị vụ trưởng: “Cậu xuống văn thư, lấy Văn bản 319/CT ngày 24-5-1989 lên đây, rồi tớ sẽ kể”. Nửa tiếng sau, vị vụ trưởng cầm văn bản đó lên, và không giấu nổi vẻ sửng sốt, hỏi: “Sao từng ấy năm trôi qua mà anh nhớ đến tận số, ngày, tháng như vậy?”. Tiếp tục đọc

5 chiếc máy bay mất tích bí ẩn trong lịch sử

Tác giả: Phi Nga

 

Giống như vụ mất tích của chiếc MH370 của hãng hàng không Malaysia Airlines, những chiếc máy bay dưới đây đã biến mất bí ẩn và thậm chí những mảnh vỡ của chúng cũng không được tìm thấy trong một thời gian dài. 

 

 

1.Amelia Earhart, 1937

 

Amelia Earhart chụp hình trước chuyến bay vòng quanh thế giới và đã không bao giờ trở lại. 

 

Trong số các trường hợp “không bao giờ” được tìm thấy là chuyến bay của nữ phi công Amelia Earhart. Vào năm 1937 Amelia Earhart là nữ phi công đầu tiên bay một mình qua Đại Tây Dương.  Tiếp tục đọc

Phát hiện máy bay mất tích MH370 nằm dưới biển?

Tác giả: Thanh Huyền

Với hình ảnh vệ tinh có độ phân giải cao, người dùng Mike Seberger đánh dấu hình ảnh ghi nhận dường như có vật thể giống máy bay MH370 đang nằm dưới biển.

Một người dùng hệ thống mạng Tomnod của Công ty DigitalGlobe bất ngờ phát hiện thấy hình ảnh dường như là chiếc máy bay Boeing MH370 mất tích nằm dưới đại dương. Hiện các chuyên gia đang nghiên cứu hình ảnh này.

 

 

DigitalGlobe – một công ty cung cấp hình ảnh vệ tinh ở bang Colorado (Mỹ) – cho biết họ đã kích hoạt một hệ thống Internet gọi là Tomnod, cho phép tất cả mọi người có máy tính và Internet truy cập để giúp tìm kiếm chiếc máy bay Malaysia mất tích.

 

Công ty cho biết, để đáp ứng với lưu lượng truy cập chưa từng có, họ dự định sẽ đăng tải một loạt hình ảnh mới của khu vực nơi chiếc máy bay mất tích. Tiếp tục đọc