Con trai út của vua Bảo Đại – Bảo Ân

Tác giả: Huy Phương biên soạn

KD: Những nhân vật lịch sử thăng trầm cùng lịch sử, thì hậu thế của họ dường như cũng vậy. Nhất là khi lịch sử đã sang trang…

Cảm ơn tác giả Huy Phương và cảm ơn Bọ Lập nhìu nhìu về bài viết, cũng là tư liệu quý này

Theo Văn học nguồn cội 

“Hoàng tử” Bảo Ân

NQL: Công nhận quá nhiều chuyện bây giờ mình mới biết!

Nhiều người Việt Nam sống ở quận Cam nhiều năm nay nhưng ít người biết có một người con trai của Cựu Hoàng Bảo Ðại đang sinh sống tại nơi này.

Ðó là ông Nguyễn Phước Bảo Ân, con trai của bà Lê Phi Ánh, người vợ không hôn thú của cựu hoàng trong thời gian ở Ðà Lạt. Bà Phi Ánh có hai người con với cựu hoàng là bà Nguyễn Phúc Phương Minh sinh năm 1950 đã qua đời tại Mỹ cách đây vài năm và ông Bảo Ân, sinh năm 1951, đang sống tại thủ phủ tỵ nạn, Westminster.
Chúng tôi không gọi ông Bảo Ân bằng hoàng tử như trong văn bản triều đình mà gọi bằng “Mệ” theo lối xưng hô trong hoàng tộc: Con gái, con trai của vua được gọi bằng Mệ, hàng cháu là “Mụ” chứ không phải ai là Tôn Thất, Bửu, Vĩnh… đều được gọi bằng Mệ như nhiều người đã lầm tưởng (1).
Ðiều đặc biệt không phải vì ông là một hoàng tử lưu lạc, mà vì chính ông là người con nối dõi nhà Nguyễn. Cựu hoàng có tất cả 5 người con trai: Con Hoàng Hậu Nam Phương là Bảo Long không có vợ chính thức, Bảo Thăng không có con; con của Thứ Phi Mộng Ðiệp là Bảo Hoàng chết khi mới 1 tuổi, Bảo Sơn mất khi ông 30 tuổi không có con. Tiếp tục đọc

Giọng điệu trong văn xuôi Vũ Bằng

Tác giả: Hà Minh Châu

Nhà văn Vũ Bằng Nhà văn Vũ Bằng

 

Giọng điệu là một phương diện biểu hiện quan trọng của chủ thể tác giả. Theo Katie Wales, giọng điệu (tone) “được dùng với nghĩa một phẩm chất âm thanh đặc biệt nào đó có liên quan đến những cảm xúc hoặc tình cảm đặc biệt nào đó” [7, tr.478]. Với X.J.Kenedy thì “bất cứ cái gì khiến ta luận ra thái độ của tác giả thường được gọi là giọng điệu” [9, tr.74]. Các nhà nghiên cứu Việt Nam cho rằng: “Giọngđiệu phản ánh lập trường xã hội, thái độ tình cảm và thị hiếu thẩm mĩ của tác giả, có vai trò rất lớn trong việc tạo nên phong cách nhà văn và tác dụng truyền cảm cho người đọc” [6, tr.112].  Như vậy, điểm nổi bật của giọng điệu là qua nó, nhà văn thể hiện thái độ, tư tưởng, tình cảm của chính mình. Tiếp tục đọc

Malaysia kết luận máy bay MH370 bị không tặc

Tác giả: Theo TTXVN

Trung tá Bambang Sudewo, chỉ huy Phi đội số 5 Không lực Malaysia, kiểm tra bản đồ sau một cuộc tìm kiếm chiếc máy bay mất tích hôm 14/3/2014. (Ảnh: AP)

Hãng AP ngày 15/3 đưa tin các nhà điều tra của Malaysia đã đưa ra kết luận chiếc máy bay mất tích của hãng hàng không Malaysia Airlines mang số hiệu MH 370 đã bị không tặc.

Một quan chức chính phủ Malaysia nói các nhà điều tra đã kết luận rằng chính một trong số các viên phi công, hoặc ai đó có kinh nghiệm bay đã cướp chiếc máy bay mất tích này.

Quan chức tham gia cuộc điều tra này nói người ta chưa thể nhận định về động cơ của vụ không tặc này, cũng như chưa rõ chiếc máy bay bị đưa đi đâu. Quan chức này yêu cầu miễn nêu tên bởi ông ta không có quyền thông báo với giới truyền thông. Tiếp tục đọc

“Vì cái tình”

Tác giả: Đào Tuấn

 

Một lái xe có thể làm phó chánh văn phòng huyện ủy không? Câu trả lời là có. Một lái xe có thể làm bộ trưởng bộ nội vụ, thậm chí trở thành tổng thống – như ngài tổng thống đương nhiệm Venezuela Nicolas Maduro – xuất thân từ một tài xế xe bus.

 

Ngay tổng thống lừng danh của nước Mỹ Abraham Lincoln còn xuất thân phu lục lộ, huống chi những người “chỉ đạo đường lối” trên những con đường.

 

Tất nhiên, phải kèm thêm hai chữ ”tất nhiên”: Tất nhiên anh ta được làm bộ trưởng hay tổng thống không thể chỉ vì “lái xe tốt và an toàn”, hoặc thậm chí “vì cái tình”.

 

Câu chuyện một người lái xe “rất tốt và an toàn” được bổ nhiệm Phó Chánh văn phòng Huyện ủy Nông Cống, Thanh Hóa đang gây dư luận, với hầu hết là “những câu hỏi to đùng”, hoặc tệ hơn, những lời mai mỉa, ngay cả khi quyết định bổ nhiệm này được rút lại. Tiếp tục đọc

Có một ngày

Tác giả: Kim Dung/ Kỳ Duyên

Có một ngày em trở về chốn cũ

Nơi ta ngồi bình minh thanh tao

Hương café thơm nức thuở nào

Và hư ảo và mong manh chợt đến

 

Nơi ta ngồi như vẫn còn bịn rịn

Tuổi trẻ đi qua hồn hoa chiều tím

Em rưng rưng trước một yêu tin

Em xao xác trước một cánh chim

Xa nhớ Tiếp tục đọc

Vì sao nhà văn Trang Hạ bị “ném đá” tơi bời?

Tác giả: Minh Tuệ

KD: Mình nghĩ, lỗi tại chương trình mời “khách mời bình luận” đã không mời đúng người. Để hiểu và thấu cảm được những giai điệu một thời khiến người Việt cả nước đầy ý chí sống, chịu đựng gian khổ và can qua của cả dân tộc, thì việc mời một nhà văn trẻ, thế hệ mới, và cũng là người phụ nữ có đầu óc tư duy khác biệt, rất dễ hiểu, Trang Hạ sẽ không thẩm thấu hết cái hay, cái đẹp, cái hơi thở của thời cuộc lúc đó.

Sau khi “Giai điệu tự hào” được phát sóng trên VTV, trên các diễn đàn, nhà văn Trang Hạ (khách mời bình luận chương trình) bị công chúng phản ứng mạnh mẽ, bị cư dân mạng “ném đá” tơi bời vì họ cho rằng những nhận xét của cô đã lãng quên quá khứ…

Vì sao nhà văn Trang Hạ bị “ném đá” tơi bời? 1

Nhà văn Trang Hạ (bìa phải) – khách mời bình luận đang bị “ném đá” tơi bời

Nhà văn “ăn”… mắng!

Trên các diễn đàn đã có hàng trăm bình luận “sốc” liên quan đến các khách mời. Nhiều cư dân mạng còn thả cửa văng tục, chửi bậy để thể hiện sự bức xúc. Rất nhiều những bình luận kiểu như: “Không khác gì lấy pizza chấm vào mắm tôm. Người ta cảm thụ nghệ thuật phải đặt vào hệ quy chiếu của quá khứ, của lịch sử chứ …”; “Bài ca năm tấn hay như vậy mà nhà văn Trang Hạ nói làm tôi quá thất vọng”… Tiếp tục đọc

Ra sức can ngăn công an xã cưới trẻ em làm vợ nhưng không được

Tác giả: Trường Tiến

KD: Chuyện lạ  😀

Dư luận tại huyện Tân Hồng, tỉnh Đồng Tháp đang xôn xao câu chuyện một công an viên cưới cô vợ mới 16 tuổi. Mặc dù có quy định của pháp luật nhưng công an viên Đặng Quốc Thảo của xã Tân Thành A bất chấp sự can thiệp của địa phương, quyết định làm đám cưới với cô bé chỉ 16 tuổi.

 

 

 

Lễ cưới rình rang được tổ chức vào 2 ngày (5-6.3.2014) tại ấp Cả Cái, xã Tân Thành A vừa qua. Bên cạnh chú rể Thảo là cô dâu P.T.K.N mới 16 tuổi nhỏ hơn anh này 13 tuổi. Vì là công an xã nên hàng loạt cán bộ của xã Tân Thành nhận được thiếp mời. Biết chuyện vi phạm pháp luật, nhiều cán bộ gửi thiệp chứ không tham dự. Tiếp tục đọc

Vật thể lạ và tư duy “dị biệt”

Tác giả: Kỳ Duyên (Bản gốc)

Chả cứ dân làng cổ Vân Lôi- xã Bình Yên vừa bị cưỡng chế mới bất yên, mà người dân đô thị Hà Nội bị buộc “cưỡng chế” thực hiện “phạt cho tồn tại” cũng thấy… bất yên chả kém.

INhững ngày này, cả thế giới chấn động bởi vụ việc bi thảm- chiếc máy bay Boeing MH 370 của Malaysia Airlines chở gần 300 hành khách đến từ 14 quốc gia, rời Kuala Lumpur (Malaysia) sau nửa đêm 7/3, đã mất tích một cách bí hiểm chỉ sau 02 giờ bay, cùng toàn bộ kíp phi hành gia, tiếp viên trên đó.

Vụ việc bất ngờ như truyện trinh thám hiện đại, vượt khỏi tầm kiểm soát của con người, đã khiến hàng chục quốc gia, trong đó có Việt Nam, tích cực phối hợp với nước chủ nhà Malaysia, huy động các phương tiện kỹ thuật của quốc gia mình tìm kiếm, với hy vọng tìm ra dấu vết- vật thể lạ- theo cách gọi của giới truyền thông VN- chứng minh cho những phán đoán thương tâm trước hiện tượng bí ẩn.

làng cổ, vật thể lạ, tư duy 'dị biệt', giải tỏa, cưỡng chế, đất đai, Boeing MH 370, máy bay mất tích, Kỳ Duyên, Malaysia, Mẹ Việt Nam anh hùng, phạt cho tồn tại, công trình trái phép,
Hàng trăm hành khách cùng chiếc máy bay định mệnh vẫn chưa được tìm thấy

Có lẽ vì thế mà có một vụ việc chấn động nhưng bị chìm đi, bởi nó khá nghiêm trọng, cả về mặt luật pháp lẫn tính người, tình người. Đó là việc UBND huyện Thạch Thất chỉ đạo chính quyền xã Bình Yên- Thạch Thất (Hà Nội) huy động gần 800 con người đập nát hàng loạt nhà của 52 hộ dân làng Vân Lôi, thuộc xã Bình Yên, tan nát cả một làng cổ bắc bộ (Dân trí, ngày 07/3). Bình Yên bỗng thành bất yên.

Điều đáng nói, sự việc xảy ra vào ngày 24 tháng chạp âm lịch, trước Tết Giáp Ngọ, đẩy hàng trăm người dân, trong đó có nhiều cụ già, trẻ em, thậm chí cả gia đình Mẹ Việt Nam Anh hùng Nguyễn Thị Khuyết cũng rơi vào cảnh không chốn “nương thân”  ngay trong những ngày Tết đến. Tiếp tục đọc

Con “cá bé” trong tư duy một hiệu trưởng đại học

Tác giả: Lê Thanh Phong

KD: Giáo dục ngoài công lập của VN phát triển hoàn toàn ngược với quy luật cạnh tranh về GD của nhiều quốc gia khác. Ở VN, GD ngoài công lập thực chất chỉ là kinh doanh, rất ít có mục đích đào tạo. Vì vậy, mà các ngành đào tạo đều là kiểu “mì ăn liền”, thậm chí “chụp giật”. Mới dẫn đến việc có trường ĐH tư thục khai có 20 tiến sĩ trong đội ngũ giảng viên nhà trường, thực chất chỉ có 01 vị. Và hiện tượng các trường tư thục mâu thuẫn nhau nhau chỉ vì “ăn chia” chắc không phải hiếm.

Có lần hiệu trưởng một trường học tư thục còn bảo thẳng với mình: Bây giờ, kiếm tiền bằng cách nào dễ nhất không, đố nhà báo biết. Đó là mở trường! Với tư duy kiếm tiền nhanh nhất bằng cách mở trường, thì kiếm “cá bé”, “cò con” là điều dễ hiểu.

Tại Hội nghị tổng kết 20 năm phát triển các trường đại học, cao đẳng ngoài công lập diễn ra ngày 14.3, Hiệu trưởng Trường Đại học Quốc tế Hồng Bàng phát biểu rằng, đại học công lập đào tạo nhân tài, lò luyện thép, là tàu lớn đánh bắt xa bờ. Còn đại học ngoài công lập là lò rèn búa, rèn dao, đánh bắt cá con ngay tại chỗ.

Hiệu trưởng trường đại học quốc tế, nhưng lại phát biểu rất quốc nội. Đã là trường đại học thì phải đào tạo nguồn nhân lực đạt chất lượng, không thể có sự phân biệt công hay ngoài công lập, và không thể tự hạ chất lượng xuống hàng “nội địa” như vậy.

Với tư duy tụt hậu đó, chắc chắn đào tạo sinh viên ra trường không đủ trình độ bắt được con cá tại chỗ. Hy vọng quan điểm của vị hiệu trưởng này không phải là quan điểm chung của các trường ngoài công lập. Tiếp tục đọc

Vụ bổ nhiệm lái xe làm Phó chánh Văn phòng: Lãnh đạo muốn cho tôi nghỉ ngơi nên mới bổ nhiệm

Tác giả: Quốc Toàn

KD: Hiện tượng bổ nhiệm lái xe lên một chức vụ quản lý không biết có phải là cá biệt không mà báo chí ầm ĩ đến thế?  😀 . Có điều, phát ngôn như ông Phạm Minh Chính, Bí thư Huyện ủy Nông Cống, thì hóa ra chức vụ không phải là vị thế, là trách nhiệm với xã hội, với địa phương, mà chỉ là thứ để “đãi đằng” lẫn nhau? Chả lẽ cơ chế quản lý chỉ là… mâm cỗ, có miếng to miếng nhỏ?

Còn câu trả lời của ông Nguyễn Văn Hiệp, người lái xe được đề bạt cho thấy, ông có lòng tự trọng và thẳng thắn bằng vạn những vị quan chức khác, chuyên ngụy biện cho các thứ dốt nát, tham lam của mình.

Liên quan đến việc bổ nhiệm lái xe lên làm Phó Chánh Văn Phòng, ông Nguyễn Văn Hiệp phân trần: “ Tôi sẵn sàng từ nhiệm nếu lãnh đạo thấy khó xử”.

 

 

 

Ngày 13/3, phóng viên Giáo dục Việt Nam đã có cuộc gặp với ông Nguyễn Văn Hiệp sau khi có nhiều dư luận không đồng tình với chức vụ Phó Chánh Văn phòng Huyện ủy Nông Cống mà ông được bổ nhiệm tháng 5/2013. Ông Nguyễn Văn Hiệp thẳng thắn: “Tôi sẵn sàng từ nhiệm nếu lãnh đạo thấy khó xử…”. Tiếp tục đọc