Ảnh tuyệt đẹp người Pháp chụp Việt Nam

Tác giả: Hồ Hương Giang

KD: Không hiểu sao, khi xem những bức ảnh này, thấy cảm động quá. “Rehahn thích nhất chụp ảnh trẻ con và người già. Bởi trẻ em thì ngây thơ và người già thì đẹp” (HHG). Vì đó là hai sự thánh thiện gặp nhau. Một sự  khởi đầu và một sự kết thúc. Một sự trong trắng ban sơ và một sự bao dung nhân từ sau tất cả những trải nghiệm ở đời…

Rehahn C năm nay 34 tuổi, hiện đã sống tại Hội An được 3 năm sau khi nhận nuôi 2 em nhỏ cơ nhỡ người Việt.

Lần đầu tiên Rehahn đến Việt Nam là năm 2007 theo chân một tổ chức phi chính phủ. Lúc đó anh đang sở hữu một doanh nghiệp in ấn và làm việc cho một vài tờ báo. Việt Nam đã níu chân anh. 32 tuổi, Rehahn quyết định mình phải ổn định cuộc sống ở một nơi nào đó – Việt Nam hoặc Pháp. Cuối cùng anh đã chọn Việt Nam. 

Một bức ảnh của Rehahn C.

Rehahn Photography, Vietnam - mosaic of contrasts

Từ bỏ công việc kinh doanh, Rehahn đến Việt Nam và chọn Hội An làm nơi sinh sống cùng vợ và gia đình. Anh mở nhà hàng và gallery ở đây, thường xuyên rong ruổi khắp các vùng miền, gặp gỡ và khám phá con người, đất nước Việt Nam.  Tiếp tục đọc

Tango

Tác giả: Kim Dung/ Kỳ Duyên   

        

KD: Đêm qua, đêm bán kết bước nhảy hoàn vũ. Thật khâm phục các thí sinh Ngân Khánh, Thu Thủy, và Ốc Thanh Vân. Họ nhảy quá đẹp và ý tưởng sáng tạo đều tuyệt vời.

Nhưng thích nhất vẫn là vũ điệu Tango sang trọng và du dương, mà một thời tuổi trẻ mình mê say… Một thời khổ đau đã không thể làm mình ngã gục. Chính nhờ những điệu nhảy, âm nhạc và khát khao sống đẹp.

Đọc thêm: https://kimdunghn.wordpress.com/2013/09/23/em-trong-vu-hoi-3/#more-759

 Ảnh chỉ mang tính minh họa. Nguồn trên mạng 

Đêm đông gió buốt mưa sa

Em lặng người ngắm bước Tango

 

Bao nhiêu năm tháng đã qua

Hai con người của cách xa Tiếp tục đọc

Con phố ngắn nhất Hà Nội độc đáo như thế nào?

Tác giả:

KD: Thật ra, con phố này nổi tiếng nhất là bởi món nộm thịt bò khô, mà từ tuổi thơ cho đến bây giờ, chị em gái “nhà mềnh” vẫn thỉnh thoảng ra đây, để được ngồi chen chúc trong cái cửa hàng bé như lỗ mũi, húp xì xụp và gắp những gắp nộm đu đủ trộn thịt bò khô cực ngon, cùng chút rau mùi, tương ớt rưới lên.

Không chỉ có nam thanh nữ tú, có thể gặp ở đây các cụ bà người HN gốc cổ đeo chuỗi hạt ngọc thạch vào thưởng thức, những dân Việt kiều tứ xứ, và có nhiều lần, mình thấy các em Tây, anh Tây cũng cầm đũa, húp húp, gắp gắp… Một góc HN xưa giờ đã ồn ào chen chúc xô bồ bát nháo lắm. Nhưng cái khẩu vị của món nộm thịt bò khô có vẻ vẫn được nhà hàng này biết cách lưu giữ. Ôi, nói đến thịt bò khô đã thấy thèm quá   😀

Với khoảng 45 m chiều dài, phố Hồ Hoàn Kiếm được xem là con phố ngắn nhất Hà Nội và có nhiều điều độc đáo thú vị để khám phá.

Nhắc đến phố cổ Hà Nội, nhiều người sẽ nghĩ ngay đến phố Hàng Mã, Hàng Bồ, Hàng Gà… Ít ai biết đến con phố mang tên Hồ Hoàn Kiếm vẫn đang nằm thu mình trong góc nhỏ phố cổ giữa phố Cầu Gỗ dẫn ra phố Đinh Tiên Hoàng và là đoạn đường nối dài thông ra khu vực Bờ Hồ.

8-876879-1372594082_500x0.jpg

Thậm chí, nếu là người ngoại tỉnh hay người mới sống ở Hà Nội có thể còn không biết đến con phố ngắn nhất mà độc đáo của Hà thành. Con phố Hồ Hoàn Kiếm được dân gian hay gọi là phố Hàng Chè. Ở thời kỳ Pháp thuộc nó có tên là Philharmonique (Nghĩa là phố Hội Nhạc). Bởi lẽ, vào thời điểm lúc ấy, trên con phố Philharmonique tập trung nhiều nhất các rạp chiếu bóng, điểm ca nhạc giải trí của Hà Nội. Sau năm 1945 phố đã được đổi tên thành Hồ Hoàn Kiếm (nay thuộc phường Hàng Bạc – quận Hoàn Kiếm).

Phố Hồ Hoàn Kiếm được biết đến là phố ngắn nhất Hà Nội với chiều dài khiêm tốn 45 m. Nhưng, phố vẫn giữ được những nét cổ xưa với những ngôi nhà kiến trúc cổ màu vàng bám đầy rêu phong, gánh hàng rong dong duổi qua phố hàng ngày và ẩm thực đặc trưng của Hà thành. Tiếp tục đọc

Cải cách hành chính: Cái gốc vẫn là thể chế

Tác giả: Vũ Quốc Tuấn (DNSGCT)

Thời gian gần đây, xung quanh Dự thảo Nghị định do Bộ Nội vụ đưa ra về tinh giản biên chế Nhà nước, trong đó dự kiến giảm 100.000 biên chế trong thời gian 2014-2020, đang có nhiều ý kiến bàn luận khá sôi nổi.

Trước ý kiến về con số biên chế sẽ tinh giản, Thứ trưởng Bộ Nội vụ Trần Anh Tuấn giải thích “Không đặt mục tiêu tinh giản 100.000 biên chế”, mà “Mục tiêu là nâng cao chất lượng cán bộ, công chức, bảo đảm tính chuyên nghiệp của hoạt động công vụ” (VNN, ngày 12-2-2014). Tuy nhiên, trong thực tế, vấn đề đặt ra không đơn giản như vậy.

Cuộc cải cách nền hành chính nhà nước – nói cách khác, là một nội dung của cuộc đổi mới chính trị gắn với đổi mới kinh tế mà chúng ta đang thực hiện. Bài viết này xin được nêu lên một số ý kiến để cùng tham gia nghiên cứu, trao đổi.

Xác định đúng chức năng của Nhà nước

> Đề án tinh giản biên chế nhằm vào đội ngũ "cắp ô"
>
6 năm, cắt giảm 100.000 biên chế vẫn khả thi
>
Tinh giản biên chế: Cắt ai, ai cắt?

Từ nhiều năm nay, cuộc cải cách hành chính đã được triển khai, hiện nay là thực hiện Chương trình tổng thể cải cách hành chính giai đoạn 2011-2020 với sáu nội dung: (1) Cải cách thể chế; (2) Cải cách thủ tục hành chính; (3) Cải cách tổ chức bộ máy nhà nước; (4) Xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức; (5) Cải cách tài chính công và (6) Hiện đại hóa hành chính. Tiếp tục đọc

“Tội phạm đòi nợ hiệu quả hơn tòa án”

Tác giả: Phan Đức

KD: Có lẽ vì là lần đầu tiên “hiệu ứng” này được danh chính ngôn thuận công bố, chứ thật ra nó không quá xa lạ. Cố Luật sư Ngô Bá Thành từng có phát ngôn ấn tượng, và nếu ứng dụng vào tình huống của bài viết này cũng không sai:” Nước VN có cả một rừng luật, nhưng khi xét xử lại dùng luật rừng”

Mấy ngày nay, thiên hạ xôn xao về một kết quả điều tra của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI). Kết quả khảo sát trên được ông Nguyễn Minh Đức, Ban Pháp chế VCCI đưa ra tại cuộc Hội thảo “Luật Thi hành án dân sự – Từ góc nhìn doanh nghiệp” do Bộ Tư pháp và VCCI tổ chức tại Hà Nội ngày 26-2. 

Cũng chưa biết phương pháp khảo sát có khoa học không, nhưng khi nó lọt ra ngoài và được thông tin trên báo chí thì đã trở thành một quả bom to đùng: Xã hội đen, tức là bọn tội phạm đòi nợ hiệu quả hơn các công cụ pháp luật (?). Cái kết quả điều tra này vô hình trung đã bào chữa cho tội phạm. Sự thật có như vậy không? Chúng tôi khẳng định là: Không. Tuy nhiên, thực tế cũng cho thấy thi hành án hình sự đang có vấn đề…


Minh họa: Internet Tiếp tục đọc

“Quan tiến sĩ” giúp gì cho việc trị nước?

Tác giả:

KD: Câu trả lời lại thuộc … “sở hữu” các quan Tiến sĩ  😀
Theo thống kê, Việt Nam có khoảng 24.300 tiến sĩ. Trong đó chỉ có hơn 9.000 tiến sĩ đang giảng dạy tại các trường.

Như vậy 15.000 tiến sĩ còn lại không ít người đang làm quan chức. Vấn đề đặt ra ở đây là tấm bằng tiến sĩ giúp gì cho việc lãnh đạo, quản lý đất nước hay nó chỉ làm tăng thêm nạn “tiến sĩ giấy”? Pháp Luật TP.HCM đặt vấn đề này với các chuyên gia, nhà phê bình am tường về lĩnh vực nghiên cứu cũng như hành chính công để cùng bàn thảo.

Nhà phê bình PHẠM XUÂN NGUYÊN:

Tán thành tách rời học vị với địa vị


 
Tôi cho rằng cái việc đề ra mục tiêu phấn đấu có 20.000 tiến sĩ trong thời gian từ nay đến năm 2020 cũng là xuất phát từ cách hiểu sai quan niệm đào tạo tiến sĩ. Nguy hơn nữa là đòi hỏi “tiến sĩ hóa” đội ngũ công chức của bộ máy nhà nước. Tiếp tục đọc

Ngày làm ‘nhà sư’, tối đi mua dâm

Tác giả: Bình Nguyên

KD: Kinh tởm vì những trò quái đản

Ít người biết, những nhà sư này đích thực là “cái bang” chuyên nghiệp, đội lốt nhà sư để lừa tiền bá tánh.

Một hiện tượng đã cũ, lặp đi lặp lại và tốn nhiều giấy mực của báo chí, nhưng hầu như chưa được ngăn chặn. Và để kết tội những đối tượng này không phải là chuyện đơn giản.

Băng nhóm chuyên giả các nhà sư để ăn xin bị đưa vào trung tâm hỗ trợ xã hội. (Ảnh PLVN)

Nghề sư giả cũng lắm công phu

Có rất nhiều cách để những phần tử này tiếp cận lòng kính ngưỡng của người dân. Trong Nam hay ngoài Bắc cũng vậy, khi thì với bộ quần áo nâu sồng, khi thì với bộ y vàng thanh thoát. Với rất nhiều lý do như: xin kinh phí xây dựng chùa cảnh, bán hương để phụ thêm chi tiêu cho sư trụ trì,…nhưng phổ biến nhất vẫn là việc giả sư đi dự lễ trai tăng, đi khất thực. Tiếp tục đọc

Kê khai tài sản như hiện nay thì không thể phát hiện tham nhũng

Tác giả: Nguyễn Gia Hảo

KD: Đó là cách kê khai để “bảo vệ uy tín cán bộ”?

Gần đây trên báo chí và trong dư luận xã hội “lùm xùm” về sự giàu sang của nhân vật nọ, nhân vật kia, là quan chức về hưu, chẳng may rơi vào tầm ngắm của các vụ án tham nhũng, hay trong tình huống bất chợt nào đó…

>>> Kê khai tài sản không phải là cách duy nhất

Vấn đề là nếu căn cứ theo mức thu nhập được chính thức kê khai, thì các vị này có thể đạt tiêu chuẩn được mua nhà ở xã hội hoặc thậm chí được xếp vào diện cận nghèo!

Ai cũng biết tham nhũng đã trở thành quốc nạn, gây bất ổn cho kinh tế-xã hội. Một trong những việc cần làm để chống tham nhũng là bắt buộc cán bộ từ cấp nhất định phải kê khai tài sản. Song, với cách làm như hiện nay, thì kê khai chỉ để cho “tổ chức” biết thôi, người ngoài (người dân) không được biết, và cũng chẳng ai kiểm tra, giám sát tính xác thực của việc này, kể cả các cơ quan có chức năng kiểm tra, kiểm soát… Kê khai tài sản như vậy rốt cục chỉ là việc làm mang tính hình thức hay một thủ tục lấy lệ, hoàn toàn không có tác dụng gì trong việc phòng chống tham nhũng. Trên thực tế chưa hề có vụ tham nhũng nào được phát hiện hoặc xử lý thông qua việc kê khai tài sản. Tiếp tục đọc

Ra ngõ gặp… người Trung Quốc!

Tác giả: Bài và ảnh Đức Ngọc

KD: Các cộng đồng kiều dân sống ở nước ngoài (trong đó có người Việt) làm ăn, cư trú… là chuyện bình thường. Tuy nhiên, người TQ vào VN làm ăn quá nhiều, trong bối cảnh hai nước có những bất đồng xung quanh chủ quyền HS- TS, thì lại khó có thể coi là bình thường. Nhiều vụ, báo chí nêu lên, khi chính quyền địa phương rờ đến thì họ trốn biệt.

Khổ nỗi, các bác chính quyền cơ sở thì lại quá hồn nhiên. Hổng hiểu vì sao. Đừng nên coi chuyện này là nhỏ. Vận mệnh đất nước, chủ quyền dân tộc lúc nào cũng đầy những ẩn họa bất trắc. Và vận mệnh dân tộc không thể quản lý kiểu “mất bò mới lo làm chuồng”

——

Hàng ngàn lao động trái phép đang làm việc chui tại Khu Kinh tế Vũng Áng (Hà Tĩnh), gây ra nhiều hệ lụy về an ninh trật tự, văn hóa ở khu kinh tế lớn nhất Bắc Miền Trung này

 

Vào những lúc cao điểm, Khu Kinh tế (KKT) Vũng Áng có đến 3.000- 4.000 lao động nước ngoài làm việc, chủ yếu là người Trung Quốc. Con số này dự kiến sẽ còn tăng mạnh trong năm 2014 với  khoảng 6.000 lao động nước ngoài đến làm việc tại KKT Vũng Áng.

Hàng ngàn người làm việc chui

Có mặt tại cổng ra vào công trình dự án Formosa (của Đài Loan) ở KKT Vũng Áng đầu giờ chiều 14-3, chúng tôi ghi nhận hàng chục ô tô khách chở công nhân người Trung Quốc tạm trú tại các xã lân cận vào đây làm việc. Tại khu nội trú bên trong khu dự án Formosa, nhiều tốp cán bộ, công nhân người Trung Quốc cũng đang khẩn trương ra công trường.

Một công trình trong khu vực dự án Formosa có rất đông lao động người Trung Quốc làm việc
Một công trình trong khu vực dự án Formosa có rất đông lao động người Trung Quốc làm việc Tiếp tục đọc