Tác giả: Đào Dục Tú
KD: Thú thực, mình là dân thành phố chính hiệu, nhưng không giải thích được tại sao mình lại mê những làn điệu quan họ vang, rền, nền nẩy; mê những làn điệu chèo: lới lơ, làn thảm, sẩm xoan… đến vậy.
Chỉ có thể giải thích, trong huyết mạch của mình, vẫn có dòng máu của quê cha đất tổ Nam Định, vẫn có dòng máu của làng quê Việt. Và Tết Nguyên đán, thế nào mình cũng phải nghe một số làn điệu quan họ, làn điệu chèo, lạ thế. Chỉ khi đó, mình mới thấy hương vị Tết cổ truyền.
Nhưng một điều này rất chắc chắn, là khi hiểu và yêu những làn dân ca xứ sở, thì khả năng tiếp nhận âm nhạc hiện đại, khiêu vũ mới tốt. Đó là một điều bí ẩn và đó cũng dễ hiểu như quy luật. Đó là nền tảng văn hóa gốc gác có vững, thì sự tiếp nhận hiện đại mới chọn lọc, không bị lố lăng, lố bịch.
Cũng như trong khiêu vũ, nếu không nắm vững bài bản các điệu nhảy cổ điển như tango, valse… đừng nghĩ rằng có thể nhảy các điệu nhảy hiện đại tốt.
Cảm ơn anh Đào Dục Tú 😀
Ông bạn tôi người quê Đông Ngàn đất Kinh Bắc xưa, có ba cái ” đồng” với tôi, đồng niên, đồng hương, đồng môn, chỉ thiếu đồng liêu (cùng cơ quan), đồng tộc nữa là đủ ngũ đồng- tiêu chuẩn chọn người giao du,cộng sự hoặc. . . kế cận của các cụ thời phong kiến nghìn năm.

Đối đáp giao duyên. NguồnTrên mạng
Làng ông cách làng tôi ba cánh đồng lúa xuân chậy dài chừng bốn cây số. Gia đình ông cũng như hầu hết người làng đều làm nghề mộc gia dụng cao cấp, thời nay đại gia đại ca đủ cấp dộ tiêu xài mua sắm đồ giả cổ nên kiếm bộn tiền, nên mức sống quân bình cao gấp rưỡi gấp đôi nơi khác chỉ chủ yếu trông vào “lúa lang lạc lợn” (thóc ,khoai lang ,cây lạc ,con lợn) như thời bao cấp cánh làm báo đi địa phương hay tán chuyện tếu táo. Tiếp tục đọc →
Bạn phải đăng nhập để bình luận.