Tự bạch

Tác giả: Kim Dung/ Kỳ Duyên 

                             Viết cho một email, về thời trẻ…


Là con gái ai cũng mê làm đẹp

Em cũng thế

Một thời đầu non góc bể

Đâu cũng có ánh tình si

.

Người con gái nhút nhát tuổi xuân thì

Vòng eo thon đầm hoa chiếc mũ rộng vành rạng rỡ

Giấu đi ngượng nghịu giấu đi ngu ngơ giấu đi

nụ cười trẻ thơ

. Tiếp tục đọc

Cấm tắm và…

Tác giả:

KD: Cảm ơn bạn bè iu quý. Cười chút cho nhẹ đầu óc  😀

Một cảnh sát trên bờ hồ nói với cô gái :

– Ở đây cấm tắm !

– Thế tại sao anh không nói trước khi tôi cởi quần áo ?

– Bởi vì, cởi quần áo không bị cấm…

***

Một người đàn ông đến gặp bác sĩ dinh dưỡng :

– Thưa bác sĩ, đã nhiều năm rồi vợ tôi thường xuyên “ăn nem”, đầu làng cuối xóm mọi người đều mách cho tôi biết làm tôi vô cùng lo lắng … Tiếp tục đọc

“Vườn phố Thường vụ” ở thành phố Bến Tre

Tác giả: Bài và ảnh Trường- Sơn- Đức Hoàng

KD: Các cụ Người Cao tuổi quyết liệt phết!  😀   Các bác làm “quan cách mạng” từ lâu rùi. Đó cũng là làm theo lời Bác Hồ. Có điều là … làm ngược thôi  😛

 

Vừa qua, bạn đọc Báo Người cao tuổi và cư dân mạng đã đến thăm “biệt dinh” trong một “Dự án gia đình” của ông Trần Văn Truyền (cựu Ủy viên Trung ương Đảng, cựu Tổng Thanh tra Chính phủ) ở thành phố Bến Tre. Sau đó, Tòa soạn nhận được rất nhiều thông tin từ mọi miền chia sẻ bản lĩnh của những người cầm bút. Họ đặt câu hỏi: Cán bộ là công bộc của dân, nếu làm quan cách mạng mà giàu có nhanh chóng thì ai mà chẳng muốn “phục vụ nhân dân” đến hơi thở cuối cùng?

Căn nhà nhiều tầng ông Trần Công Ngữ (Bảy Hoàng) được bán hóa giá 180 triệu đồng, ông đem bán thu lợi 7 tỉ đồng.

Căn nhà nhiều tầng ông Trần Công Ngữ (Bảy Hoàng) được bán hóa giá 180 triệu đồng, ông đem bán thu lợi 7 tỉ đồng.

Kì này, mời bạn đọc đến thăm “Vườn hoa phố Thường vụ” nằm ngay Khu Trung tâm Thương mại (TTTM) thành phố Bến Tre của hàng chục “quan tri phủ” hầu hết là Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy Bến Tre. Nhiều năm nay người dân địa phương và cán bộ lão thành, cán bộ nghỉ hưu ở đây bức xúc về quá nhiều dinh thự của “Tập đoàn quan tỉnh” tại khu vực chợ TTTM của thành phố chiếm đất, làm nhà lầu mặt tiền thông thoáng làm của riêng rồi cho thuê hoặc đem bán giá cao thu lợi lớn. Đi đầu “phong trào” này là ông Huỳnh Văn Be (Ba Phương Hùng), cựu Ủy viên Trung ương Đảng, cựu Bí thư Tỉnh ủy Bến Tre. Tiếp tục đọc

Suy nghĩ về cách tiệm cận của Bộ Công Thương trong các dự án bauxite

Tác giả: Nguyễn Thành Sơn (Giám đốc BQL các dự án than đồng bằng sông Hồng- Vinacomin)

KD: Ts Tô Văn Trường vừa gửi cho mình bài viết này của TS Nguyễn Thành Sơn, với lời giới thiệu, Ts Nguyễn Thành Sơn là người trong ngành, am hiểu sâu sắc cả về lý luận và thực tế. Blog Kim Dung/ Kỳ Duyên xin được đăng tải để bạn đọc và trao đổi, chia sẻ, suy ngẫm.

Cảm ơn Ts Tô Văn Trường.

Các phương tiện thông tin đại chúng gần đây đưa tin nhiều về báo cáo giải trình với Ủy ban thường vụ Quốc Hội của Bộ Công Thương về các dự án bauxite Tây Nguyên, trong đó có nêu ra các “ưu đãi” để dự án có “lãi”.

Về việc Bộ Công Thương đề xuất các “ưu đãi”

Theo báo cáo của Bộ Công thương, 2 dự án Tân Rai và Nhân Cơ đều đã điều chỉnh tăng tổng mức đầu tư lên 15.400 tỷ đồng và 16.800 tỷ đồng; lỗ lũy kế của Tân Rai đến năm 2015 là 460 tỷ đồng, Nhân Cơ lỗ dự kiến đến 2020 là 3.000 tỷ; một yếu tố dẫn đến lỗ tăng mạnh là do giá bán alumin thấp hơn dự kiến 70 USD/tấn. Do đó, Bộ Công Thương đã đề xuất và tham mưu với nhà nước tiếp tục “ưu đãi” một cách tương đối triệt để và đồng bộ cho cả 2 dự án này.

Khai thác bauxite tại Đăk Nông (Ảnh: Việt Báo) Tiếp tục đọc

Hà Nội nhận bất lợi vì sáp nhập Hà Tây

Tác giả: Thái Linh

KD: Hết gói 30.000 tỷ, chuyện bauxite, giờ đến chuyện sáp nhập Hà Tây vào HN. Tại sao toàn những chủ trương lớn, đòi hỏi tầm nhìn và tư duy lớn, lại đều không thấy … lạc quan nhỉ?

Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh của Hà Nội năm 2013 đã hạ xuống mức thấp và được nhận định là do việc sáp nhập với Hà Tây.

 

 

Vnxpress đưa tin, theo báo cáo PCI 2013 vừa được Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) công bố ngày 20/3, Hà Nội đã tăng gần 20 bậc so với năm ngoái, lên vị trí 33 trên bảng xếp hạng năm nay.

Tuy nhiên, xếp hạng trên vẫn khiến Hà Nội nằm ở nhóm cuối những tỉnh có chỉ số năng lực cạnh tranh “Khá” và kém nhiều thành phố lớn khác như Hải Phòng, Đà Nẵng, Thừa Thiên Huế, TP HCM.

“Tôi biết rằng chính quyền Hà Nội chưa hài lòng với kết quả này”, ông Đậu Anh Tuấn – Trưởng ban Pháp chế VCCI nhận định.

Năm 2013, chỉ số PCI của Hà Nội đạt gần 58 điểm. Trong 10 chỉ số thành phần, có 7 điểm cải thiện so với năm trước như tính minh bạch, chi phí thời gian, dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp, đào tạo lao động và đặc biệt là chỉ số tiếp cận đất đai vì năm ngoái Hà Nội đứng cuối bảng về chỉ tiêu này. Tuy nhiên các chỉ số như gia nhập thị trường, chi phí không chính thức lại giảm.

Hà Nội chỉ số năng lực cạnh tranh giảm
Hà Nội chỉ số năng lực cạnh tranh giảm Tiếp tục đọc

Quốc tế bình luận cảnh vượt suối ở VN

Tác giả:

Cảnh cô giáo và học sinh xã bản Sam Lang, xã Nà Hỳ, huyện Nầm Pồ, tỉnh Điện Biên phải băng qua suối để đến trường trong túi nylon đã xuất hiện trên báo Anh và thu hút nhiều lượt bình luận, trong lúc Bộ Giao thông Vận tải Việt Nam thông báo sẽ sớm xây cầu treo.

Hình ảnh học sinh vượt suối trong túi nylon đã khiến cư dân mạng xúc động lẫn phẫn nộ

Đoạn video dài khoảng 4 phút do cô giáo Tòng Thị Minh, một giáo viên trường Tiểu học Nà Hỳ 2 ghi lại đã khiến dư luận trong nước bị chấn động trước thực trạng khó khăn của các trường học ở vùng sâu, vùng xa tại Việt Nam trong lúc chính quyền đang bị chỉ trích là đổ hàng triệu đôla vào những công trình không có giá trị kinh tế.

‘Rơi nước mắt’

Trả lời phỏng vấn BBC ngày 21/3, bà Lò Thị Thùy, hiệu trưởng Trường tiểu học Nà Hỳ 2, cho biết trường được thành lập từ tháng 8 năm 2004 nhưng trung tâm trường lại đặt ở một bản rất xa. Tiếp tục đọc

“Giỡn” tử thần và chuyện con rể quan cũng xử

Tác giả: Kỳ Duyên

Chả lẽ kẻ bị nốc- ao, cuối cùng lại chính là Lương tâm- trách nhiệm quản lý?

I- Khái niệm ‘cầu túm” chả lẽ rồi đây sẽ đi vào lịch sử vượt khó một cách “kỳ dị”- như lời bà Nguyễn Thị Khá (Ủy viên thường trực Ủy ban Các vấn đề xã hội của QH)- của ngành giáo dục ở các tỉnh miền núi? Một loại hình cầu đặc biệt mà sự “khánh thành, ứng dụng, và khách bộ hành” của nó vừa gây chấn động mạnh đến toàn xã hội. Khiến người Việt vừa bàng hoàng, vừa đau đớn, và ngành giao thông không khỏi hổ thẹn.

Bởi mô hình “cầu túm” có thiết kế và địa danh hẳn hoi: Một túi ni lông cho một cô giáo ở bản Sam Lang (xã Nà Hỳ, huyện Nậm Pồ, tỉnh Điện Biên) chui vào trong, được trùm kín đầu. Những thanh niên trai bản biết bơi, sẽ vừa bơi, vừa túm chiếc túi bơi qua dòng suối những ngày có lũ. Để các cô giáo có thể kịp đến lớp dạy học.

Không ai có thể cảm nhận hết cái cảm giác ngột ngạt, sợ hãi và bồng bềnh về cái chết bất thần có thể đến trong tích tắc bằng họ. Hệt sự đùa giỡn với tử thần! Tiếp tục đọc

‘Việt Nam đang đứng ở ngã ba đường mới’

Tác giả: Pratibha Mehta (Điều phối viên thường trú LHQ và đại diện thường trú UNDP tại Việt Nam)

KD: Việt Nam đang đứng ở một ngã ba đường mới mà nhiều nước có thu nhập trung bình khác cũng gặp phải (Pratibha Mehta).

Nhưng còn một ngã ba khác:  Đi về đâu nước Việt- của ta/Lẫn lộn trắng đen, đúng sai giả trá/ Con đường nào cũng thành…xa lạ/ Ngã ba buồn, như không thể buồn hơn (“Sỏi đá bạc đầu”- KD)

Tình hình kinh tế của Việt Nam sau Đổi Mới tràn đầy những điều phi thường. Tăng trưởng nhanh đã đưa hàng triệu người dân Việt Nam ra khỏi nghèo đói. Điều này có được phần nhiều là nhờ sự quản lý mạnh mẽ của Chính phủ trong việc dần mở cửa và tự do hóa nền kinh tế.

Tuy vậy, tăng trưởng mới ở chiều rộng mà chưa đi vào chiều sâu và chủ yếu vẫn dựa vào tài nguyên thiên nhiên và lao động rẻ mà không có nhiều cải thiện về năng suất và tiếp thu công nghệ, và mới chỉ có giá trị gia tăng thấp.

Pratibha Mehta, UNDP, cải cách kinh tế, 30 năm đổi mới
 Bà Pratibha Mehta Tiếp tục đọc