Nghi án hối lộ 16 tỷ: Danh sách các sếp giải trình

Tác giả: Gia Văn

 Trong số những người Bộ GTVT triệu tập làm báo cáo giải trình về nghi vấn hối lộ 16 tỷ có cả nguyên Thứ trưởng Bộ GTVT Lê Mạnh Hùng và nhiều lãnh đạo Bộ GTVT đang đương chức.

Ngày 26/3, Bộ GTVT đã có công văn số 3222/BGTVT-TCCB yêu cầu các cán bộ, công chức thuộc diện Bộ quản lý làm báo cáo liên quan đến Dự án đường sắt đô thị Hà Nội (tuyến số 1) giai đoạn 1.

Theo Bộ GTVT, việc này nhằm thực hiện chỉ đạo của Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc giao các cơ quan chức năng xác minh, làm rõ thông tin liên quan đến dự án kể trên.

hối lộ, đường sắt, giải trình, cán bộ, JICA, JTC, ODA, Nhật Bản
Ông Nguyễn Hữu Bằng – Nguyên Chủ tịch Hội đồng thành viên TCT ĐSVN cũng phải làm báo cáo giải trình – Ảnh: GTVT

Tổng số có 10 cán bộ phải làm báo cáo về việc thực hiện chức trách, nhiệm vụ được giao trong quá trình triển khai thực hiện dự án.

Trong đó có 7 người đang đương chức, 3 người đã nghỉ hưu. Ông Lê Mạnh Hùng – nguyên Thứ trưởng Bộ GTVT, người từng phụ trách lĩnh vực đường sắt khi còn đương chức cũng nằm trong danh sách làm báo cáo.

Dự án đường sắt đô thị Hà Nội (tuyến số 1) được cho là dính líu đến nghi vấn hối lộ 80 triệu yên của Cty Tư vấn giao thông Nhật Bản (JTC) với cán bộ ngành đường sắt VN.

Đã có 4 cán bộ thuộc Cục Đường sắt và Tổng công ty Đường sắt VN phải tạm dừng công việc để làm giải trình về trách nhiệm cá nhân trong vụ việc.

Danh sách các cán bộ, công chức được Bộ GTVT yêu cầu làm báo cáo.

Những cán bộ, công chức đang công tác gồm:

1. Ông Nguyễn Đức Thắng, quyền Tổng cục trưởng Tổng cục Đường bộ VN (nguyên Phó Cục trưởng Cục Quản lý xây dựng và Chất lượng công trình giao thông).

2. Ông Trần Quốc Việt, Chủ tịch Hội đồng thành viên Tổng công ty Đầu tư Phát triển đường cao tốc VN (nguyên Cục trưởng Cục Quản lý xây dựng và Chất lượng công trình giao thông).

3. Bà Nguyễn Minh Tuyến, Phó Cục trưởng Cục Quản lý xây dựng và Chất lượng công trình giao thông.

4. Ông Lê Quyết Tiến, Trưởng phòng Pháp chế – Đấu thầu, Cục Quản lý xây dựng và Chất lượng công trình giao thông.

5. Ông Phan Hữu Biên, Chuyên viên Phòng Pháp chế – Đấu thầu, Cục Quản lý xây dựng và Chất lượng công trình giao thông.

6. Ông Vũ Nam Nguyên, chuyên viên chính Vụ Kế hoạch – Đầu tư.

7. Ông Triệu Khắc Dũng, Cục trưởng Cục Quản lý đường bộ cao tốc thuộc Tổng cục Đường bộ VN (nguyên Phó Trưởng phòng Thẩm định 1, Cục Quản lý xây dựng và Chất lượng công trình giao thông).

Những người đã nghỉ hưu gồm:

1. Ông Lê Mạnh Hùng, nguyên Thứ trưởng Bộ GTVT.

2. Ông Nguyễn Hữu Bằng, nguyên Chủ tịch Hội đồng thành viên Tổng công ty Đường sắt Việt Nam.

3. Ông Hà Khắc Hảo, nguyên Phó Vụ trưởng Vụ Kế hoạch – Đầu tư.

————

http://vietnamnet.vn/vn/xa-hoi/167386/nghi-an-hoi-lo-16-ty–danh-sach-cac-sep-giai-trinh.html

 

 

 

Những chiều xuân xưa, tìm đâu cho thấy ?

Tác giả: Đào Dục Tú

KD: Thỉ tìm trong hồi ức mỗi người, và tìm trong Tạp cảm của tác giả Đào Dục Tú- sẽ thấy thôi   😀

Tôi có một người anh họ bên ngoại vốn là cựu học sinh “hai cấp liền” trường đầu bảng Chu Văn An của thủ đô; năm nay đã vượt cột mốc nhân sinh ” cổ lai hi”. Trước đây nhà bác tôi ở trong làng Yên Phụ, men theo bờ dậu dâm bụt quấn dây cúc tần vàng óng, xuôi mấy chục bước chân xuống bến có cái cầu nho nhỏ như cầu ao làng, là thấy sen, thấy bèo, thấy. . .mênh mênh mang mang mặt nước hồ Tây.

Sau, vào thời bao cấp lên tới đỉnh điểm đói ăn rách mặc, anh em tứ tán, ông kéo bầu đàn thê tử liều mạng vào “hòn ngọc viễn đông”, những mong đổi đời, làm lại cuộc đời. Mỗi lần đi công tác phía Nam ghé thăm ông anh, tôi thường được/ bị nghe than thở quanh đi quẩn lại vẫn cái ý rằng sống ở đây ồn ào tốc độ chóng mặt, rằng người trôi theo dòng đời như dề lục bình trôi sông, chẳng có gì đáng để nhớ cả .

Tiếp tục đọc

Cái học ngày nay đã hỏng rồi

Tác giả:

KD: Cảm ơn bạn bè iu quí vừa gửi cho bài thơ này, hổng rõ tác giả là ai 😀

 

Ảnh trên mạng

Cái học ngày nay đã hỏng rồi
Chín thằng đi học, tám thằng chơi
Một thằng chẳng học làm quan lớn
Sai thằng có học chạy tơi bời

Cái học ngày nay vậy hỏng rồi
Tám thằng đi học, bảy thằng lười
Hai thằng không học thì vinh hiển
Quyền cao chức trọng đã lên đời

Tiếp tục đọc

Không có chuyện báo Nhật gỡ tin hối lộ quan chức Việt Nam

Tác giả: Nam Anh- A. Thiện

Chiều nay, tờ điện tử Seatimes của Hội Nghiên cứu khoa học Đông Nam Á – Việt Nam đưa tin báo Nhật gỡ tin hối lộ quan chức Việt Nam khiến độc giả ngỡ ngàng. Tờ báo này viết: “Tối 24/3, nhật báo Yomiuri Shimbun – Japan Times đã gỡ bài báo đưa tin Chủ tịch Tập đoàn Tư vấn giao thông Nhật Bản (JTC) thừa nhận hành vi hối lộ cho một số quan chức của Việt Nam, Indonesia và Uzbekistan trong dự án ODA”.
tin nong
Bài báo đăng tải trên Seatimes chú thích sai và có nội dung chưa xác thực cũng đã được Báo mới đăng lại
Tờ báo này nhận định: “Yomiuri Shimbun gỡ bài báo sau 3 ngày đăng tải, trong khi đại diện các cơ quan Chính phủ của cả hai nước đã xúc tiến các biện pháp xử lý khiến độc giả không tránh khỏi suy nghĩ về mức độ nhạy cảm của sự việc”. 
 
Thông tin trên tờ Seatime sau đó được Báo mới đăng lại đã nhận được sự quan tâm rất lớn của dư luận. Trao đổi với PV Giao thông, nhiều độc giả, trong đó có nhiều độc giả đang công tác trong ngành Giao thông đặt câu hỏi rất lớn về tính xác thực của thông tin này. 
 
Một cán bộ Bộ GTVT yêu cầu không đưa tên cho rằng, thật khó tin được một tờ báo lớn của Nhật lại có động thái lạ lùng như vậy. Một tin gây chấn động các nước liên quan như tin đưa hối lộ các quan chức sở tại không thể dễ dàng đưa lên và gỡ xuống mà không có giải thích.
 
Ông này cũng khẳng định, nếu Yomiuri Shimbun gỡ bài báo nghi án nhận hối lộ bất kể vì lý do gì thì đó cũng là tin sốc với cán bộ ngành Giao thông, bởi vài ngày, Bộ đã rất quyết liệt vào cuộc, quyết tâm nhanh chóng làm rõ có hay không chuyện tiêu cực, nhận hối lộ. Nhiều cán bộ đã phải tạm đình chỉ công việc để làm báo cáo, giải trình.
 
Ngay sau khi đọc thông tin này trên Báo mới, nhiều người đặt câu hỏi vậy thông tin Giám đốc JTC đưa ra có thực sự chính xác và phải chăng ông này đã rút lại lời cáo buộc nên báo Nhật đã phải gỡ bài? 
 
Tuy nhiên, nhận định này không thuyết phục khi ngay chiều qua, người phát ngôn  của JTC đã trả lời phóng viên của AFP rằng tuy chưa thể cung cấp thông tin gì thêm nhưng JTC xin gửi lời xin lỗi tới các cổ đông, đối tác và những người liên quan vì đã để xảy ra chuyện đáng tiếc này.
 
Vậy, có hay không chuyện Yomiuri gỡ tin hối lộ quan chức Việt Nam? Phóng viên Báo Giao thông đã kiểm tra lại ngay trên website của tờ báo này và vẫn tìm được bài viết. Tra bằng công cụ tìm kiếm của google cũng không khó để ra ngay địa chỉ bài báo. 
 
Kiểm chứng lại thông tin này một lần nữa bằng nguồn tin riêng, cả phóng viên của Yomiuri tại Việt Nam và phóng viên phụ trách châu Á tại Bangkok của Yomiuri đều khẳng định không có chuyện này. Bài báo chỉ trôi vào các vị trí sâu hơn để nhường chỗ cho các tin bài nóng khác chứ không hề bị gỡ xuống. 
 
Như vậy, thông tin đưa ra trên tờ Seatimes là không đủ căn cứ. Bài báo không hề đưa ra một dẫn chứng hay nguồn tin nào xác nhận lại việc này. Thậm chí trên báo này dù dẫn nguồn và chụp màn hình trang chủ của Yomiuri hiển thị dòng chữ Japan News nhưng trong bài viết và chú thích ảnh lại trích dẫn Japan Times. Sự thiếu nhất quán và chuẩn xác càng cho thấy thông tin trên bài báo này rất cần nhanh chóng đính chính lại, tránh gây hiểu lầm về một vấn đề khá nhạy cảm trong nỗ lực chống tiêu cực của cả Việt Nam và Nhật Bản. 
 
Trước thông tin báo Nhật đã gỡ bài báo phản ánh việc nhận hối lộ của một số quan chức đường sắt vừa được một tờ báo đăng tải, ông Trần Ngọc Thành – Chủ tịch HĐTV TCT ĐSVN cho biết dù có hay không bài báo đó, vẫn sẽ tiếp tục cho rà soát toàn bộ các dự án. Đây cũng là dịp để kiểm tra, rà soát lại toàn bộ các dự án đường sắt, không phải chỉ riêng các dự án chỉ có JTC tham gia. 
 
Cái gì tốt thì ghi nhận, phát huy. Cái gì còn tồn tại, thiếu sót thì cần phải khắc phục. Quan điểm của tôi là làm đến cùng để tìm ra những mặt chưa hoàn chỉnh của đường sắt Việt Nam để tiếp tục kiện toàn, ông Thành nói.
 
Người đứng đầu TCT Đường sắt khẳng định việc tờ báo Nhật Bản đưa tin chỉ là một phần, đây là dịp để đánh giá lại toàn bộ, hướng tới quản lý chuyên nghiệp và đảm bảo hiệu quả đồng vốn đầu tư từ bất cứ nguồn vốn nào. Qua việc rà soát lại các dự án sẽ tìm ra quy trình bất hợp lý để khắc phục, chấn chỉnh ngay. Trước mắt, chúng tôi đang tập trung các dự án liên quan đến công ty JTC.
——————————-

 

 

 

 

 

ODA đâu phải là “chùm khế ngọt”!

Tác giả: Thế Kha

Trong 12 năm qua, cứ chu kỳ bình quân 4 năm là xảy ra 1 vụ tiêu cực lớn liên quan đến vốn ODA ở nước ta. Như vậy, việc quản lý nguồn vốn này có kẽ hở, cần phải vá ngay để không chảy lệch dòng

Mấy ngày nay, thông tin chủ tịch Công ty Tư vấn giao thông Nhật Bản (JTC) hối lộ cho quan chức ngành đường sắt Việt Nam hơn 80 triệu yen (trên 16 tỉ đồng) để trúng gói thầu tư vấn dự án đường sắt đô thị số 1 tại Hà Nội đang gây chấn động dư luận cả nước. Sau vụ án PMU 18 (năm 2006) đến vụ án Công ty Tư vấn quốc tế Thái Bình Dương (PCI – Nhật Bản) hối lộ giám đốc Ban Quản lý dự án đại lộ Đông Tây TP HCM (năm 2010) và bây giờ là vụ JTC, tạo ra dư luận không tốt về việc quản lý các dự án ODA (vốn hỗ trợ phát triển chính thức) của nước ta.

Thiếu kinh nghiệm  quản lý

Không ai phủ nhận vai trò của ODA suốt hơn 2 thập kỷ vừa qua (từ năm 1993 đến nay) trong việc giúp Việt Nam hội nhập và phát triển kinh tế – xã hội ổn định; góp phần cải thiện cán cân thanh toán tổng thể của quốc gia; bổ sung dự trữ ngoại hối; tăng sức mạnh tài chính của đất nước. Trong tổng số vốn ODA tài trợ, có khoảng 80%-90% là vốn vay và 10%-20% là vốn viện trợ không hoàn lại, nguồn vốn vay lại được ưu đãi về thời hạn vay khá dài, lãi suất vay khá thấp, có thời gian ân hạn.

ODA còn thể hiện sự ủng hộ chính trị, lòng tin của các nhà tài trợ; tác động cụ thể trên nhiều ngành, lĩnh vực của Việt Nam, trong đó có một số ngành, lĩnh vực quan trọng, như: phát triển nông nghiệp – nông thôn kết hợp xóa đói giảm nghèo; xây dựng kết cấu hạ tầng kỹ thuật và kết cấu hạ tầng xã hội; bảo vệ môi trường và các nguồn tài nguyên thiên nhiên; tăng cường năng lực thể chế và phát triển nguồn nhân lực, chuyển giao công nghệ; nâng cao năng lực nghiên cứu và phát triển dự án…

Tuy nhiên, việc quản lý và sử dụng vốn ODA tại Việt Nam bộc lộ nhiều vấn đề như hệ thống khung pháp lý giữa Việt Nam và các nước tài trợ vẫn chưa “hài hòa” theo mong đợi; Việt Nam chưa có nhiều kinh nghiệm từ thể chế chính sách đến cán bộ điều hành trong quản lý dự án nói chung và dự án ODA nói riêng; ODA vẫn còn là chuyện của “cấp trên” – một lãnh địa khép kín; một số địa phương và bộ – ngành hiểu ODA là “chùm khế ngọt” và giống như nhiều quốc gia trên thế giới, chúng ta vẫn bị khống chế theo những điều kiện có lợi cho nước tài trợ ODA.

Cứ chu kỳ trung bình 4 năm là xảy ra chuyện lớn về quản lý sử dụng nguồn vốn ODA. Như vậy, nói gì thì nói, đang có kẽ hở tạo tiêu cực, tham nhũng trong việc quản lý nguồn vốn này.

Một phần dự án đường sắt đô thị Hà Nội tuyến số 1 (có hạng mục thiết kế xây dựng cầu vượt sông Hồng sát cầu Long Biên)
Ảnh: Tuấn Nguyễn
Một phần dự án đường sắt đô thị Hà Nội tuyến số 1 (có hạng mục thiết kế xây dựng cầu vượt sông Hồng sát cầu Long Biên) Ảnh: Tuấn Nguyễn

Quá nhiều yếu tố “lót ổ” cho tiêu cực

Thật ra, việc hối lộ, tham nhũng trong các dự án đầu tư xây dựng công trình ở Việt Nam không phải là hiếm và cũng không có gì là mới.  Xuất phát từ các thể chế quản lý đầu tư xây dựng tuy đã chuyển sang kinh tế thị trường rồi nhưng vẫn mang màu sắc bao cấp “xin – cho” như định mức đơn giá, mọi hoạt động từ thiết kế dự toán đến nghiệm thu thi công cũng phải có ý kiến của các cơ quan quản lý nhà nước nhưng khi xảy ra vấn đề thì không cá nhân nào chịu trách nhiệm cụ thể, cộng với thói quen sử dụng tiền mặt không thông qua tài khoản cá nhân cũng góp phần tạo ra tham nhũng.

Với dự án ODA thì ngoài những kẽ hở chung của hoạt động dự án, cộng với những bất cập của hình thức đầu tư đặc biệt này, tiêu cực càng nảy sinh gấp bội.

Về khung pháp lý, đến nay đã có Nghị định 38/2013/NĐ-CP ngày 23-4-2013 thay thế Nghị định 131/2006/NĐ-CP ngày 9-11-2006 nhưng vẫn chưa có các thông tư hướng dẫn đồng bộ kịp thời, đặc biệt là quy định về trách nhiệm chủ đầu tư và trách nhiệm vai trò kiểm soát giám sát của cấp chủ quản, các bộ – ngành.

Về tính công khai minh bạch, dự án ODA chỉ được nhắc trong phần lập kế hoạch, còn phần thực hiện thì thiếu phản biện và giám sát xã hội. Ngay trong ban quản lý dự án cũng thiếu quy chế dân chủ, thường mang tư tưởng ỷ lại là dự án trọng điểm được chỉ đạo trực tiếp bởi lãnh đạo cao nhất, thoát ly sự giám sát của các cơ quan chức năng.

Ở các nước trên thế giới, khi nhận ODA, để hạn chế các vấn đề cố hữu của nó, họ thường tăng cường tính minh bạch và hiệu quả thông qua khung pháp lý rõ ràng, các nghiên cứu đánh giá một cách khoa học và liên tục, có sự phản biện giám sát cộng đồng chặt chẽ, sự theo dõi của giới truyền thông và phải có các quy định ngăn ngừa chế tài hành vi tham nhũng mang tính hiệu lực cao.

Ngoài việc khắc phục những tồn tại nêu trên, Chính phủ nên thành lập một tổ chức chuyên trách theo dõi về nợ công và quản lý ODA. Một số dự án ODA quy mô lớn, tính chất công nghệ phức tạp hay quá mới, chúng ta nên thuê tư vấn nước ngoài quản lý dự án (không phải là tư vấn nước tài trợ ODA). Kiên quyết không nhận những dự án ODA mà Việt Nam không kiểm soát được chi phí hoặc bất lợi trong việc trả nợ về sau.

Với các dự án hạ tầng ODA Nhật Bản, không nên tiếp tục chuyện “vừa thiết kế vừa thi công” để tránh tình trạng đội giá không cách gì kiểm soát trong tình hình trình độ và phẩm chất của đội ngũ cán bộ kỹ thuật Việt Nam còn hạn chế như hiện nay.

Và giống như các lĩnh vực khác, muốn chống tham nhũng cần phải có sự tham gia đa dạng, tích cực của toàn xã hội, trước hết là lãnh đạo phải quyết tâm thực sự.

Không ai dại mang tiền vào cho không chúng ta. Họ bỏ vào chỗ này thì sẽ lấy lại chỗ khác, một khi suất đầu tư tăng lên cao thì ODA sẽ không còn ý nghĩa, con cháu chúng ta sau này phải chắt chiu trả nợ, chưa kể hậu quả suất đầu tư các dự án hạ tầng trong nước theo đó sẽ tăng cao ngất trời như một số dự án đường cao tốc vừa được công bố mới đây. 

NGHI ÁN HỐI LỘ 80 TRIỆU YEN CHO QUAN CHỨC ĐƯỜNG SẮT

Làm rõ lý do đội giá quá lớn

Bộ Giao thông Vận tải yêu cầu JTC cung cấp tài liệu, chứng cứ bằng văn bản

Liên quan tới tố cáo nhận hối lộ 80 triệu yen (khoảng hơn 16 tỉ đồng) của quan chức Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam, sáng nay (26-3), Thanh tra Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) công bố quyết định thanh tra toàn bộ dự án xây dựng đường sắt đô thị Hà Nội tuyến số 1 (đường sắt trên cao Hà Nội, đoạn Ngọc Hồi – Yên Viên) và một số dự án của Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam làm chủ đầu tư có Tập đoàn Tư vấn giao thông Nhật Bản (JTC) thực hiện

Theo ông Nguyễn Văn Huyện, Chánh Thanh tra Bộ GTVT, chiều 25-3, ông đã ký văn bản thanh tra toàn bộ dự án nói trên.

Cùng ngày, Bộ GTVT đã gửi văn bản sang Nhật Bản cho ông Tanio Kanikuma, Chủ tịch JTC, đề nghị có văn bản chính thức về thông tin hối lộ quan chức ngành đường sắt Việt Nam để được trúng thầu.

“Tất cả những thông tin mà Bộ GTVT tiếp nhận đến nay đều chỉ mới thông qua báo chí Nhật Bản. JTC cũng chưa có văn bản nào gửi Bộ GTVT tố cáo về việc “lại quả” số tiền lớn như vậy. Điều chúng tôi cần là những tố cáo “giấy trắng mực đen” của họ và kèm theo đó có thể là những bằng chứng về việc chuyển tiền, thời gian thực hiện, thậm chí cả nội dung ghi âm về việc đưa – nhận hối lộ” – ông Huyện nói.

Ông Trần Ngọc Thành, Chủ tịch Hội đồng Thành viên Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam, cho biết theo quy định hiện hành, các dự án tư vấn có vốn đầu tư ODA Nhật Bản đều phải thông qua đấu thầu rất công khai, minh bạch giữa các nhà thầu Nhật Bản.

Ông Nguyễn Văn Huyện khẳng định việc thanh tra phải làm rõ tại sao phải bôi trơn để trúng thầu cho dù việc đấu thầu được tổ chức công khai và tại sao dự án đường sắt đô thị số 1 từ khoảng 900 tỉ đồng giai đoạn 1 của dự án, liên danh tư vấn do JTC đứng đầu trúng thầu, sau 2 năm tăng thêm khoảng 326 tỉ đồng. Không chỉ vậy, các chuyên gia giao thông còn phản ánh tại một số dự án khác ở phía Nam có JTC tham gia cũng xảy ra tình trạng đội giá lớn.

Việt Nam kiên quyết xử lý nghiêm

Tại buổi tiếp Đại sứ Nhật Bản Hiroshi Fukada vào chiều 25-3, Phó Thủ tướng – Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Bình Minh cho biết Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng hết sức quan tâm đến nghi vấn JTC đưa hối lộ cho quan chức Việt Nam và đã chỉ đạo các bộ – ngành chủ động xác minh, phối hợp chặt chẽ với phía Nhật Bản để thu thập hồ sơ, tài liệu. Chính phủ Việt Nam đã nhiều lần cam kết và trên thực tế luôn nỗ lực sử dụng hiệu quả, đúng mục đích nguồn vốn ODA của Nhật Bản. Việt Nam kiên quyết xử lý nghiêm vụ việc trên theo đúng quy định của pháp luật Việt Nam nếu thông tin tố giác đúng sự thật. Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh cũng đề nghị phía Nhật Bản phối hợp chặt chẽ với phía Việt Nam sớm cung cấp thông tin để cùng làm sáng tỏ vụ việc, đồng thời đề nghị hai bên cần hoàn thiện cơ chế, phòng ngừa những trường hợp tương tự xảy ra trong tương lai.

Theo TTXVN, Đại sứ Hiroshi Fukada hoan nghênh và đánh giá cao những biện pháp hết sức kịp thời và tích cực của Chính phủ Việt Nam để nhanh chóng xác minh vụ việc, cam kết hợp tác chặt chẽ với Việt Nam để giải quyết.

B.T.Th

—————————

http://nld.com.vn/thoi-su-trong-nuoc/oda-dau-phai-la-chum-khe-ngot-20140325223012825.htm

 

 

 

Những quan chức Việt nào “dính chàm” trong các dự án ODA?

Tác giả: Y Dương (tổng hợp- theo Trí thức trẻ)

Vụ việc quan chức ngành đường sắt Việt đang vướng vào cáo buộc nhận “lại quả” 80 triệu yen của Nhật đang thu hút sự quan tâm đặc biệt của dư luận.

>ĐBQH không bất ngờ về cáo buộc “quan chức VN nhận hối lộ 16 tỷ”
>Đang kiểm tra “cáo buộc” quan chức VN nhận hối lộ 16,5 tỷ đồng
>Luật sư phân tích về cáo buộc quan chức VN nhận hối lộ 16,5 tỷ
>Vụ “hối lộ 16,5 tỷ”: Dừng công tác Giám đốc BQL Dự án đường sắt
>Nghi án “nhận hối lộ 16 tỷ”: Chuyển công tác cũng phải giải trình
>Nghi án “nhận hối lộ 16,5 tỷ”: Bộ Công an cần khởi tố vụ án
> Tiết lộ tuyến đường sắt liên quan đến nghi án “lại quả” 16 tỷ
> Soi công ty “dính” nghi án hối lộ quan chức ngành đường sắt Việt

Công ty Nhật Bản JTC thừa nhận hối lộ số tiền gần 80 triệu yên (16 tỉ đồng) để trúng thầu dự án đường sắt đô thị Hà Nội. Đây là dự án có vốn ODA của Nhật. Trước đây, có hai vụ án lớn từng gây rúng động dư luận cũng liên quan tới các dự án ODA, đó là vụ Huỳnh Ngọc Sĩ với dự án Đại lộ Đông – Tây và vụ bê bối tại PMU 18.

Huỳnh Ngọc Sĩ và bê bối nhận hối lộ dự án Đại lộ Đông – Tây

Dự án Đại lộ Đông – Tây có tổng chiều dài 21,9, được khởi công 31/1/2005, bắt đầu từ quốc lộ 1A huyện Bình Chánh và kết thúc tại xa lộ Hà Nội quận 2, tổng chiều dài toàn tuyến gần 22 km. Dự án có hạng mục hầm Thủ Thiêm vượt sông Sài Gòn lớn nhất Đông Nam Á. Dự án với tổng vốn đầu tư ban đầu gần 10.000 tỷ đồng, trong đó có 6.394 tỷ đồng vay ODA của Ngân hàng hợp tác quốc tế Nhật Bản (JBIC), số còn lại từ ngân sách thành phố.

Báo chí Nhật đưa tin, 4 người Nhật đã nhận việc chuyển cho một quan chức cao cấp tại TP. Hồ Chí Minh số tiền hối lộ 820.000 đôla để thắng thầu dự án trên.

Trong đó, theo bản án sơ thẩm, trong thời gian làm Giám đốc Ban Quản lý Dự án Đại lộ Đông Tây, ông Huỳnh Ngọc Sĩ không làm đúng nhiệm vụ được giao, làm lợi cho phía nhà thầu Nhật Bản để nhận hối lộ 262.000 USD.

Tại phiên tòa sơ thẩm 18/10/2010, Hội đồng xét xử xác định có đủ căn cứ kết luận bị cáo Huỳnh Ngọc Sĩ phạm tội Nhận hối lộ được quy định tại điểm a, khoản 4, Điều 279 Bộ luật hình sự và cho rằng hành vi phạm tội của bị cáo là đặc biệt nghiêm trọng gây hậu quả xấu.

Ông Huỳnh Ngọc Sĩ bị tuyên mức án chung thân.

Những quan chức Việt nào “dính chàm” trong các dự án ODA?

Ông Huỳnh Ngọc Sĩ. (Ảnh: Tuổi trẻ)

Ngày 1/9/2011, Tòa phúc thẩm TAND Tối cao tại TP HCM đã chấp nhận một phần đơn kháng cáo, tuyên giảm hình phạt từ chung thân xuống còn 20 năm (mức cao nhất của án tù có thời hạn) đối với ông Huỳnh Ngọc Sĩ về tội nhận hối lộ.

Tham nhũng và lạm dụng vốn ODA ở PMU18

PMU18 trực thuộc Bộ Giao thông vận tải (GTVT) được thành lập theo quyết định số 1675 QĐ/TCCB – LĐ ngày 23/8/1993 của Bộ GTVT. Ban đầu, PMU18 được giao nhiệm vụ quản lý việc xây dựng mới, nâng cấp đường và các công trình trên tuyến Quốc lộ 18. Trong thời gian 13 năm từ 1993 đến 2006, đơn vị này quản lý khoảng 2 tỷ đô la do Ngân hàng Quốc tế (World Bank), Nhật Bản và một số quốc gia Âu châu tài trợ và nhà nước Việt Nam góp vốn.

Ông Bùi Tiến Dũng được bổ nhiệm làm Tổng Giám đốc PMU 18 từ ngày 4/4/1998.

Trong quá trình thực hiện các dự án sử dụng vốn vay ODA và nguồn vốn hỗ trợ khác, PMU 18 được Bộ GTVT cử làm đại diện chủ đầu tư để ký kết các hợp đồng kinh tế về tư vấn và xây lắp dự án nâng cấp cải tạo Quốc lộ 18 và một số Quốc lộ khác.

Theo quy định, PMU 18 và Ban Điều hành các gói thầu được mua ô tô bằng nguồn vốn ODA và nguồn vốn hỗ trợ khác để thực hiện công việc. Trong giai đoạn từ năm 1998 – 2005, lợi dụng chức vụ quyền hạn được giao, Bùi Tiến Dũng đã cho mượn, sử dụng sai mục đích 7 ô tô và bản thân Dũng sử dụng không đúng quy định 2 xe. Hành vi của Bùi Tiến Dũng đã gây thiệt hại gần 2,7 tỉ đồng.

Những quan chức Việt nào “dính chàm” trong các dự án ODA?

Bùi Tiến Dũng. (Ảnh: Người lao động)

Bốn “đồng phạm” của Bùi Tiến Dũng là Vũ Mạnh Tiên (nguyên Phó chánh văn phòng PMU 18), Lê Thị Thanh Hòa (nguyên Phó phòng PID 6 PMU 18), Nguyễn Thanh Sơn (nguyên Phó phòng PID 6 PMU 18), và Bùi Thu Hạnh (Phòng Tài chính – kế toán, em gái Bùi Tiến Dũng). Những người này bị cáo buộc trong quá trình thực hiện dự án cải tạo nâng cấp Quốc lộ 18 đã yêu cầu Ban điều hành các gói thầu ký khống hợp đồng thuê nhà, thuê trụ sở, thuê ôtô, lập bảng lương khống chiếm đoạt hàng trăm triệu đồng. Trong đó, ông Tiên chiếm gần 300 triệu đồng, bà Hòa cùng chồng Phạm Tiến Dũng (Trưởng phòng kinh tế kế hoạch PMU 18 đã chết trong quá trình tạm giam) thu lợi hơn 500 triệu đồng, ông Sơn chiếm trên 220 triệu đồng, bà Hạnh “bỏ túi” 53 triệu đồng.

Ngoài ra, Bùi Tiến Dũng cùng 8 cựu quan chức trong PMU 18 vì bị cáo buộc tham nhũng trong dự án xây dựng cầu Bãi Cháy ở Quảng Ninh do Nhật tài trợ vốn ODA. Trong dự án này, với sự đồng ý của Bùi Tiến Dũng, một số cán bộ tại PMU18 và sự thông đồng với Giám đốc điều hành các gói thầu BC1 và BC3, danh sách khống về hàng chục nhân viên tư vấn đã được lập. Từ tháng 3/2003 đến 2/2007, bằng cách làm này, các bị cáo đã rút được hơn 3,4 tỉ đồng tiền lương. Ngày 6/7/2011, TAND TP Hà Nội đã tuyên phạt bị cáo Bùi Tiến Dũng 7 năm tù về tội “Lợi dụng chức vụ trong khi thi hành công vụ” trong vụ án tham ô tài sản tại dự án cầu Bãi Cháy (tỉnh Quảng Ninh).

Trước đó, Bùi Tiến Dũng đã bị phạt 13 năm tù về tội “đánh bạc” và “đưa hối lộ”; 3 năm tù về tội “cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng”. Tổng hợp các bản án, Bùi Tiến Dũng phải bị 23 năm tù giam.

————

http://soha.vn/xa-hoi/nhung-quan-chuc-viet-nao-dinh-cham-trong-cac-du-an-oda-20140324111622543.htm

 

 

 

 

NGUYỄN QUANG THIỀU đề nghị Người dân tự phê bình

Tác giả: Nguyễn Quang Thiều

KD: OK. Cực kỳ có lý. Nhất là chuyện tham gia giao thông, vứt rác bậy, bán hàng rong, xây dựng nhà cửa… Đành rằng chính quyền sở tại còn nhiều cái dở, nhưng bản thân người dân Việt chúng ta tự hỏi mình đã thật sự sống sao cho văn minh, tôn trọng luật pháp chưa? Chắc chắn là chưa. Mình không thể chịu nổi cái cách tham gia giao thông đô thị của người Việt mình, cái cách đi phớt lờ đèn đỏ, nghênh ngang, chỉ biết mỗi lợi ích chính mình, bất chấp quy định pháp luật.

Đã không ít lần có những người lên tiếng phê phán thành phố Hà Nội chúng ta thành phố văn minh, thành phố hòa bình sao có nhiều cảnh sát thế? Trong khi đó, ở các nước trên thế giới nhiều lúc bói không ra ông cảnh sát trên đường. Nói vậy không phải là các nước khác không có lực lượng cảnh sát như ở Việt Nam, hay là họ không dùng cảnh sát để gây “lo sợ” hay “phản cảm” cho người dân như một số bác từng có ý kiến.

Họ không cần cảnh sát đứng ở ngã ba, ngã tư để điều khiển giao thông không chỉ vì họ có hệ thống kỹ thuật theo dõi anh nào, ả nào không dừng trước đèn đỏ hoặc rẽ lung tung là dính vào sổ đen liền, mà cái chính là họ có nhân dân… quen chấp hành pháp luật trong đó có luật giao thông cứ phải nói là vô cùng nghiêm túc!

Tiếp tục đọc

Nên đánh giá Lý Chiêu Hoàng thật khách quan, công tâm

Tác giả: Tiến Hải

KD: Ngày 15 tháng 3 âm lịch hàng năm là ngày hội Đền Đô (nơi thờ 8 vị vua nhà Lý). Bà là người đã từng lên ngôi vương. Thời cuộc với những thăng trầm của chính thể đã khiến số phận vị “vua bà” này gặp không ít sóng gió. Mới đây, nhà báo Tiến Hải có bài viết gửi cho Blog về vị vua thứ 09 của nhà Lý. Xin được đăng tải lên để bạn đọc chia sẻ, trao đổi, suy ngẫm

Cảm ơn nhà báo Tiến Hải.

Quê tôi: Phường Đình Bảng, thị xã Từ Sơn tỉnh Bắc Ninh. Nơi đây tọa lạc ngôi Đền Đô nổi tiếng, thờ tám vị vua Triều Lý. Biết tôi quê ở Đình Bảng, lại là nhà báo lâu năm và cũng am hiểu về lịch sử, cho nên bạn bè thường hỏi: “Nhà Lý tồn tại 215 năm (1010-1225) với chín vị vua; trong đó vị vua thứ chín (Lý Chiêu Hoàng) là vị vua bà duy nhất của chế độ phong kiến Việt Nam. Bà chẳng có tội lỗi gì, thậm chí còn có công, tại sao lại không được thờ ở Đền Đô?”. Câu hỏi đó thật thú vị và rất cần một lời giải thích thỏa đáng.

Tượng Lý Chiêu Hoàng ở Đền Rồng (Bắc Ninh). Ảnh: Bùi Chính.

Lý Chiêu Hoàng (Chiêu Thánh công chúa) còn có tên là Phật Kim, sinh vào tháng 9 năm Mậu Dần (1218). Bà là con gái thứ hai của vua Lý Huệ Tông và Trần Thị Dung. Lý Huệ Tông vào cuối đời thường hay rượu chè, lại bị lâm bệnh, có lúc gần như điên loạn, không thể cáng đáng nổi việc triều chính. Vào thời Lý Huệ Tông, có một nhân vật nổi tiếng họ Trần tên là Trần Thủ Độ. Ông ta làm quan đến chức Điện tiền chỉ huy sứ, nắm giữ mọi việc về quân sự. Trần Thủ Độ có quyền hành rất lớn, có tài năng, nhưng cũng là con người đầy mưu mô, xảo quyệt.

Tiếp tục đọc

Chánh Tín sẽ kiện đến cùng người tung đoạn ghi âm tố quỵt nợ

Tác giả: theo Giadinh.net

KD: Mình đọc được bài này và xin đưa lên, coi như có tính thông tin đa chiều. Nhưng vừa đọc đến cái đoạn: “Chánh Tín cũng dùng số tiền người dân chuyển qua tài khoản giúp đỡ ông để lập quỹ từ thiện giúp đỡ các nghệ sỹ gặp hoàn cảnh khó khăn như mình”, tự nhiên thấy buồn cười quá. Chỉ cần làm “cho sạch’ cái dư luận hiện đang bủa vây ổng, cũng đã là tốt rùi   😀

——–

Nghệ sỹ Chánh Tín sẽ khởi kiện người đã tung đoạn ghi âm lên mạng với mục đích làm xấu hình ảnh của ông. Chánh Tín cũng dùng số tiền người dân chuyển qua tài khoản giúp đỡ ông để lập quỹ từ thiện giúp đỡ các nghệ sỹ gặp hoàn cảnh khó khăn như mình.

chánh tín, vỡ nợ

Mới đây, khi những thông tin về vụ nghệ sỹ Chánh Tín đang ngày càng xuất hiện nhiều luồng dư luận trái chiều thì trên mạng Internet lại xuất hiện một đoạn ghi âm hé lộ góc khuất chuyện nợ nần của nam tài tử này với một số người có quan hệ làm ăn với ông.Theo đó, ông Nguyễn Đức Quân Anh (38 tuổi, ngụ Q.11, TP.HCM), người có mặt trong đoạn ghi âm khẳng định ông chính là người đã tung đoạn ghi âm này lên. Mục đích của việc mình đưa các tài liệu, đoạn ghi âm và nội dung đoạn ghi âm lên mạng là để làm rõ góc khuất của một sự việc.

Ông Quân Anh khẳng định: “Đoạn ghi âm trên được tôi ghi tại nhà riêng của nghệ sĩ Chánh Tín. Đó là sự thật và tôi chịu trách nhiệm về việc làm của mình”. Theo ông Quân Anh, cha ông và nghệ sĩ Chánh Tín có quan hệ thân tình giữa một ngôi sao hoạt động trong lĩnh vực nghệ thuật và một người yêu nghệ thuật, sau đó kết nghĩa anh em. 

Cha của ông Quân Anh đã mang nhà riêng ra để bảo lãnh cho Công ty Cổ phần điện ảnh và truyền thông Chánh Tín (do con trai nghệ sĩ Chánh Tín làm đại diện) vay của Ngân hàng Phương Nam 1 tỷ 255 triệu đồng. Do Công ty Chánh Tín làm ăn thua lỗ, không trả nợ được ngân hàng nên bị khởi kiện ra tòa, sau đó Cục thi hành án TP ra quyết định thi hành án, thu hồi nhà của gia đình ông Quân Anh phát mãi, trả nợ cho Ngân hàng Phương Nam. Để tránh bị thu hồi nhà, gia đình ông Quân Anh đã vay mượn, trả được 500 triệu đồng cho Ngân hàng Phương Nam thông qua lực lượng thi hành án.Đoạn ghi âm dài 18phút, có chất lượng âm thanh khá tốt nhờ đài từ của người nói chính trong đoạn ghi âm được cho là nghệ sĩ Nguyễn Chánh Tín khá rõ ràng.

Phóng viên đã liên lạc được với nghệ sỹ Chánh Tín và ông cho biết mấy ngày qua, do sức khỏe không tốt nên ông không muốn lên tiếng về vụ việc này. Tuy nhiên, do câu chuyện đang đi vào chiều hướng xấu, sức khỏe của ông cũng đã đỡ hơn nên ông nhất định phải nhờ luật sư can thiệp.

Theo “đại tá” Nguyễn Thành Luân của “Ván bài lật ngửa” thì đoạn hội thoại kia đúng là của ông với hai mẹ con ông Quân Anh. Tuy nhiên, đây là chuyện riêng tư giữa ông với những người kia nên việc phát tán đoạn ghi âm này lên mạng đã làm hình ảnh của ông bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Ông sẽ nhờ luật sư tìm hiểu để kiện một số cơ quan báo chí khi đã công khai đăng thông tin này mà chưa hề thông qua ý kiến của ông. 

“Đây là chuyện riêng tư của chúng tôi nên nếu có khúc mắc nào chúng tôi sẽ tự giải quyết với nhau. Tôi đúng hay sai, tốt hay xấu… thì đã có pháp luật giải quyết. Việc tung đoạn clip ghi âm kia lên mạng, làm ảnh hưởng đến hình ảnh và danh dự của tôi là vi phạm pháp luật. Việc tôi nợ nần là do làm ăn thua lỗ và không chỉ một món nợ mà là rất nhiều món nợ. Thiếu nợ không phải là tôi phạm nên không thể đẩy người ta đến cùng như thế được” – Nghệ sỹ Chánh Tín bức xúc nói.

Không chỉ bức xúc trước đoạn ghi âm trên, nghệ sỹ Chánh Tín còn rất bức xúc trước đoạn clip phỏng vấn ông xuất hiện cách đây một tuần trên mạng. Trong đó, ông có đề cập đến chuyện ông xem 600 triệu chỉ là “cứu đói”, chấp nhận ở chung cư ngân hàng sắp xếp một cách miễn cưỡng… Theo ông, clip này đã bị cắt ghép, đảo đoạn cuối lên đoạn đầu và không trung thực với buổi phỏng vấn hôm đó.

“Hôm đó, phỏng viên phỏng vấn tôi 30 phút và tôi vẫn còn nhớ khá đầy đủ nói chuyện này. Vậy mà cuối cùng người ta cắt xén, ghép đoạn này với đoạn kia rồi tung lên mạng chỉ còn 3 phút. Một đoạn hội thoại 30 phút nay chỉ còn 3 phút thì thử xem nội dung câu chuyện nó sẽ bị sai lệch đến đâu. Tôi không thể chấp nhận được việc người ta đang cố tình bêu xấu tôi dù tôi đang rất khó khăn” – nghệ sỹ Chánh Tín nói.

Cũng theo nghệ sỹ này, số tiền ông được khán giả mến mộ gần xa chuyển qua tài khoản cá nhân để giúp đỡ ông tính đến nay đã được hơn 600 triệu đồng. Ngoài ra, người dân tìm đến nhà ông, cả những người thân, bạn bè, đồng nghiệp, khán giả ở nước ngoài gửi về nhờ người thân mang tiền đến giúp đỡ ông rất nhiều nhưng ông chưa thể thống kê hết được. Số tiền này có trong tài khoản ngân hàng, ông dự tính sẽ dùng một ít để chi tiêu cho việc chữa bệnh, còn lại ông sẽ lập một quỹ từ thiện để giúp đỡ những nghệ sỹ già có hoàn cảnh khó khăn như ông.

Chuyện một số đại gia Sài thành đang đang tiến hành đàm phán với ngân hàng để mua lại ngôi nhà ông đang ở sau đó cho ông ở lại ngôi nhà đó hết đời cũng khiến ông thấy yên tâm hơn rất nhiều. Tuy nhiên, việc đàm phán giữa các mạnh thường quân với ngân hàng vẫn chưa xong, ngày mai hai bên vẫn tiếp tục làm nốt các thủ tục.

——–

http://vietnamnet.vn/vn/van-hoa/167084/chanh-tin-se-kien-den-cung-nguoi-tung-doan-ghi-am-to-quyt-no.html