Đàn bà mới là phái mạnh

Tác giả: Tô Văn Trường

KD: Hi…hi… Nếu nhớ không lầm, cách đây 1-2 năm gì đó, TS Tô Văn Trường có viết một bài nhan đề: Bản lĩnh đàn ông. Vậy mà hôm nay, hổng biết tại sao, có tâm trạng gì, ổng lại viết một bài đọc cái title đã thể hiện sự “khâm phục”, hay đó là sự … chối bỏ sức mạnh bản lĩnh đàn ông  😀   😀  😀

Mình xin được đăng lên đây để bạn đọc chia sẻ, ngẫm nghĩ. Cảm ơn Ts Tô Văn Trường  😀

Ảnh chỉ mang tính minh họa. Nguồn: Trên mạng

Thưa ông!
Tôi không biết nên vui hay nên buồn khi được đọc liền một lúc 3 bức thư của bồ nhí ông (cô Búp Bê) và vợ ông (bà Cả Diễm) và của ông với nickname rất ngộ là “Tu Ca Ca” .
Vui vì bỗng nhiên được thưởng thức một vở diễn với một kịch bản hay và các diễn viên đều tỏ ra rất có tay nghề, những thứ mà chúng ta đang rất thiếu. Mấy ông bạn tôi, đọc 3 bức thư ấy cũng thấy phấn khích và cứ tủm tỉm cười vì hình như họ cảm thấy có mình trong đó cũng như tâm trạng có những phút xao lòng đã được nhà thơ Thuận Hữu mạnh dạn, nói thay cho tất cả chúng ta đó sao?

Tiếp tục đọc

Giáo dục là vấn đề an ninh

Tác giả: Tony Blair (Cựu Thủ tướng Anh)
KD: Bởi đó là vấn đề cực kỳ nhạy cảm của xã hội. Mỗi gia đình có ít nhất 1-2 con đi học. Con cái là hạnh phúc lớn nhất, là hy vọng ngọt ngào suốt cuộc đời cha mẹ. Thử hỏi, nếu con cái chúng ta đến trường không được ngoan, dốt nát, liệu có cha mẹ nào an tâm, yên ổn không?
Tony Blair Tony Blair

 

Tháng 11 năm ngoái, sau 13 năm, lần đầu tiên tôi lại có buổi nói chuyện ở Hội đồng bảo an Liên hiệp quốc. Ấn tượng nhất là tâm trạng đã khác xa ngày xưa. Tháng 12 năm 2000, thế giới dường như khác hẳn. Lúc đó chúng tôi đang cố gắng thiết lập trật tự an ninh mới cho thập kỉ sau khi bức tường Berlin sụp đổ. Dĩ nhiên là lúc đó cũng có những thách thức. Nhưng bầu không khí nhẹ nhàng, thậm chí là tích cực, khi chúng tôi thảo luận về việc xóa đói nghèo trong thế giới đang phát triển.

Lần này, tâm trạng nặng nề. Và những ngày đầu tiên của năm 2014 làm cho nó còn nặng nề hơn. Lướt trên màn hình tổng quan tin tức của bất cứ ngày nào bạn cũng sẽ tìm thấy những câu chuyện về khủng bố và bạo lực xảy ra từ quan niệm sai lầm về tôn giáo. Một số là do những tác nhân bên ngoài nhà nước; nhưng tất cả đều được thực hiện trong bối cảnh của sự chia rẽ và xung đột do sự khác biệt của niềm tin tôn giáo mà ra.

Đây là cuộc chiến đấu mới trong thế kỉ XXI. Chúng ta sẽ không thể thắng được nó, trừ phi chúng ta chiến đấu với nguyên nhân gốc rễ của nó cũng như khắc phục những hậu quả khủng khiếp của nó.

Hôm nay, trong vòng cung kéo dài từ Viễn Đông, qua Trung Đông, tới các đường phố ở châu Âu và nước Mĩ, chúng ta đều gặp những tai họa giết chết những con người vô tội, chia rẽ cộng đòng và làm mất ổn định đất nước. Có nguy cơ là nó liên tục tiến hóa, phát triển và biến đổi nhằm đối đầu với cuộc chiến đấu của chúng ta.

Những kẻ cực đoan đang phát tán nạn bạo hành có mạng lưới có thể tiếp cận với thanh niên và chúng biết sức mạnh của giáp dục, dù là giáo dục chính thức hay phi chính thức. Những kẻ cực đoan đang nhồi nhét vào đầu óc thanh niên rằng bất cứ ai không đồng ý với chúng đều là kẻ thù – không phải kẻ thù của chúng mà là kẻ thù của Chúa.

Cuộc tranh luận về an ninh lại thường tập trung vào hậu quả. Sau vụ tấn công, các quốc gia liền xem xét các biện pháp an ninh. Bọn khủng bố bị săn đuổi. Sau đó chúng ta trở về với cuộc sống thường nhật, cho đến khi một vụ khủng bố khác xảy ra.

Nhưng thay đổi kéo dài lại phụ thuộc vào việc giải quyết những nguyên nhân gốc rễ của chủ nghĩa khủng bố. Đương nhiên là chính trị có vai trò của mình. Và những kẻ cực đoan rất giỏi nắm lấy những bất bình về mặt chính trị. Nhưng mảnh đất mà họ trồng những hạt giống của hận thù lại được tưới bón bằng sự thiếu hiểu biết.

Đó là lý do vì sao chúng ta cần phải bắt đầu nghĩ rằng giáo dục là vấn đề an ninh.

Những kẻ cực đoan nói rằng chúng giết người là nhân danh Chúa. Đây là sự xuyên tạc trắng trợn niềm tin tôn giáo đích thực. Và là mối đe dọa cho cả những thiệt hại mà nó trực tiếp gây ra cũng như sự chia rẽ và chủ nghĩa bè phái mà nó gián tiếp nuôi dưỡng. Mỗi vụ giết người đều là một bi kịch của nhân loại. Nhưng nó còn gây ra phản ứng dây chuyền của sự đau khổ và hận thù. Những cộng đồng bị chủ nghĩa cực đoan quấy nhiễu bao giờ cũng có sự sợ hãi, sợ hãi làm tê liệt cuộc sống bình thường và làm cho người ta xa cách nhau.

Toàn cầu hóa làm gia tăng và nhân rộng chủ nghĩa cực đoan. Không bị giới hạn bởi đường biên giới quốc gia, nó có thể nổi lên bất cứ chỗ nào. Hiện nay chúng ta có nhiều mối liên kết hơn bất kỳ điểm nào khác trong lịch sử nhân loại, và ngày càng nhiều người tiếp xúc với những người khác với mình. Vì vậy, nhu cầu tôn trọng một người hàng xóm không giống như bạn cũng ngày càng gia tăng, nhưng cơ hội để coi người đó là kẻ thù cũng lớn hơn

Và đây không chỉ là chủ nghĩa cực đoan Hồi giáo. Có hành những động cực đoan nhằm chống lại người Hồi giáo vì tôn giáo của họ, và ngày nay có các tín đồ Công giáo, Do Thái giáo, Ấn giáo, và Phật giáo cuồng tín, xuyên tạc bản chất thật sự của đức tin của họ.

Đó là lý do vì sao giáo dục trong thế kỷ XXI là vấn đề an ninh đối với tất cả chúng ta. Thách thức là giới trẻ, những người dễ bị ngả theo lời kêu gọi của những kẻ khủng bố rằng có cách tốt hơn làm cho tiếng nói của họ được người ta nghe, có cách hiệu quả hơn nhằm tương tác với thế giới.

Tin vui là chúng ta biết cách làm việc này. Tôi xin sử dụng Quĩ Đức tin (Faith Foundation) của tôi làm ví dụ. Chương trình của các trường học của chúng tôi thúc đẩy đối thoại xuyên văn hóa trên toàn thế giới, giữa các học sinh tuổi từ 12 đến 17. Tiếp cận với học sinh tại hơn 20 quốc gia, chương trình của chúng tôi kết nối những học sinh với nhau thông qua một trang Web an toàn, họ tương tác với nhau từ các lớp học dưới sự hướng dẫn của giáo viên đã được huấn luyện.

Thông qua hội thảo trực tuyến, học sinh thảo luận các vấn đề toàn cầu, từ những tôn giáo và quan điểm tín ngưỡng khác nhau. Họ nhận được những kỹ năng đối thoại cần thiết nhằm ngăn ngừa xung đột bằng cách phá vỡ các khuôn mẫu mang tính tôn giáo và văn hóa. Đối với các trường ở các khu vực nghèo nhất, chúng tôi phải có những sắp xếp đặc biệt, bởi vì họ không thể truy cập được mạng Internet.

Chắc chắn là, chúng tôi chỉ là một giọt nước trong biển cả. Nhưng bây giờ chúng tôi có kinh nghiệm trong hơn một nghìn trường học, trên 50.000 học sinh đã được dạy, và chúng tôi đang làm việc ở các nước khác nhau như Pakistan, Ấn Độ, Mỹ, Jordan, Ai Cập, Canada, Ý, Philippines, và Indonesia. Tôi đã được may mắn chứng kiến ​​những học sinh này thoải mái khi tiếp xúc với các nền văn hóa, tôn giáo, vàniềm tin đang truyền cảm hứng cho biết bao nhiêu con người trên thế giới.

Có nhiều ví dụ tuyệt vời khác về công việc này. Nhưng họ thiếu các nguồn lực, mức độ ảnh hưởng và sự công nhận mà họ cần.

Chúng ta cần phải huy động để đánh bại chủ nghĩa cực đoan. Và chúng ta cần phải hành động trên toàn cầu. Tất cả các chính phủ phải nghiêm túc thực hiện trách nhiệm của mình nhằm giáo dục thanh niên chấp nhận và tôn trọng những người thuộc các tôn giáo và những nền văn hóa khác nhau.

Không có vấn đề nào cấp bách hơn. Có một nguy cơ thực sự là các xung đột tôn giáo sẽ thế chỗ cho các cuộc đấu tranh ý thức hệ của thế kỷ trước dưới một hình thức tàn phá cũng chẳng khác gì trước kia.

Tất cả chúng ta phải chỉ cho mọi người thấy rằng chúng ta có ý tưởng tốt đẹp hơn bọn cực đoan – đấy là học hỏi lẫn nhau và sống cùng nhau. Và điều này cần phải trở thành thành phần cốt lõi của công tác giáo dục thế hệ trẻ.

…………………..

Phạm Nguyên Trường dịch

Bài đã đăng trên tạp chí Tia Sáng. Bản người dịch gửi cho VHNA

http://www.project-syndicate.org/commentary/tony-blair-argues-that-the-fight-against-religious-extremism-and-terrorism-will-be-won-or-lost-in-our-schools

Tony Blair, là thủ tướng Anh từ năm 1997 đến năm 2007, là đại diện đặc biệt của Bộ tứ ở Trung Đông (Middle East Quartet). Sau khi rời chức vụ thủ tướng ông đã thành lập quĩ Tony Blair Faith Foundation và Quĩ the Faith and Globalization Initiative.

—————–

http://vanhoanghean.com.vn/van-hoa-va-doi-song27/van-hoa-hoc-duong40/giao-duc-la-van-de-an-ninh

 

 

Vụ hối lộ 16 tỷ: Ăn thua gì, còn nhiều đồng chí chưa lộ

Tác giả: PV (Theo trithuctre)

KDVì các đồng chí đó còn…  núp đống rơm   😀  😀  😀

——-

Ông Nguyễn Mại, Nguyên Thứ trưởng Bộ Kế hoạch – Đầu tư, Chủ tịch Hiệp hội Đầu tư nước ngoài Việt Nam cho rằng vụ ăn hối lộ 16 tỷ đồng đang điều tra này mới chỉ là một phần nổi của tảng băng chìm.

Nói về vụ việc đang ẫm ĩ hiện nay, ông Mại nói: “tôi nói thật là nó cũng chẳng làm mình xấu đi hơn nhiều đâu! Vì bây giờ nói về tham nhũng thì nước mình có tên tuổi thứ hạng lắm rồi, có xấu nữa cũng chả xấu hơn mấy. PCI 2013 vừa rồi, DN FDI họ còn đánh giá bệnh của mình nặng hơn Lào và Campuchia mà”.“Riêng tham nhũng ODA ở các nước châu Á, trừ Singapore ra thì nước nào cũng mắc phải, nhưng bệnh của mình có lẽ là nặng nhất”, ông Mại nhấn mạnh

GS Nguyễn Mại nói về 22 tỉ USD đầu tư từ nước ngoài
Ông Nguyễn Mại.

Theo ông Mại, nói chung vụ 16 tỷ đang điều tra này nó đã ăn thua gì. Nó chỉ là phần nổi của tảng băng chìm, chứ còn nói thật ra, thì đúng là phải nói “kính thưa các đồng chí đã bị lộ và các đồng chí chưa bị lộ”. Đấy bạn cứ thử để rồi mà xem.

Trước những thông tin do báo Nhật cung cấp, ông Mại cho biết, tôi không ngạc nhiên, chỉ buồn thôi. Còn về lo ngại việc Nhật Bản liệu có động thái tạm dừng ODA như năm 2008 hay không, tôi nghĩ là không. Ít nhất là thời điểm này.

Bởi vì về quan hệ đối ngoại, chúng ta chưa bao giờ có được một đối tác kinh tế tốt như Nhật Bản. Có thể nói hiện nay Nhật Bản đang là đối tác chiến lược tốt đẹp nhất của Việt Nam, ngay cả giới quốc tế họ cũng đánh giá cao mối quan hệ này.

“Tôi nghĩ chuyện 16,4 tỷ đồng nó cũng nặng nề, nhưng sẽ không làm xấu đi mối quan hệ này nhiều đâu. Họ sẽ xử lí sự việc này trên tinh thần chung của mối quan hệ hai nước, chứ tôi không nghĩ sẽ có chuyện cắt ODA thời gian tới vì cái này đâu”.

Ông Mại đề xuất, nếu Dự luật đầu tư công được thông qua mà có những cơ chế thay đổi rồi sau đó thực hiện nghiêm chỉnh thì may ra chúng ta hạn chế được tham nhũng. Ở Braxin họ có những quy định hay để chống tham nhũng đầu tư công, mà tôi đã góp ý với Hà Nội nhiều lần nhưng họ không tiếp nhận.

Đó là ví dụ như HĐND TP Hà Nội mà thông qua một dự án đầu tư công, thì họ lập ra một nhóm chuyên gia độc lập, các chuyên gia độc lập này sẽ trình lên HĐND một bản thẩm định cái dự án đấy, song song với cái thẩm định của cơ quan nhà nước.

Xưa tới nay cứ nhét nhiều phong bì vào túi bên quản lý dự án thì chuyện thẩm định sẽ rất nhanh, nhưng nếu có một cơ quan độc lập thẩm định như thế thì sẽ hạn chế được tiêu cực.

———–

http://vietnamnet.vn/vn/kinh-te/167296/vu-hoi-lo-16-ty–an-thua-gi–con-nhieu-dong-chi-chua-lo.html

 

 

 

 

 

Doanh nghiệp: Không “bôi” thì không “trơn”

Tác giả: Cẩm Tú

KD: Sâu xa, cái cơ chế xin- cho nó đã quá “lão hóa” so với văn minh, phát triển. Nhưng nó lại rất được việc cho các “nhóm lợi ích”. Thế nên, nước Việt chưa biết tiến lên kiểu gì. cứ luẩn quẩn, đì đẹt mãi với các “nhóm lợi ích” thâu tóm, sẽ ra sao đây.

.—-

Hai “cửa” mà doanh nghiệp bất động sản phải “bôi trơn” nhiều nhất: Quy hoạch và cấp phép xây dựng.

Phí “bôi trơn” dự án luôn được xếp vào phạm trù “chuyện nhạy cảm, tế nhị” ngại nói ra mặc dù hiếm ai phủ nhận là không có. Là một người trong cuộc, ông Nguyễn Văn Đực, Phó Giám đốc Công ty Địa ốc Đất Lành, đã thẳng thắn chia sẻ về vấn đề này.

Hệ quả của sự thiếu minh bạch

. Phóng viên: Qua nhiều sự vụ bị lộ vừa qua cho thấy phí “bôi trơn” có thể lên đến con số khủng khiếp, tính bằng triệu đô mà doanh nghiệp “biếu” cho người có chức vụ, quyền hạn. Nhưng có ý kiến cho rằng chưa chắc các doanh nghiệp phải cắn răng đưa trong tư thế bị ép buộc mà ngược lại họ còn thích khoản chi này?

+ Ông Nguyễn Văn Đực: Ý kiến này cũng đúng. Sở dĩ các doanh nghiệp chấp nhận chi khoản “bôi trơn” lớn như thế là vì nhằm đạt được một lợi nhuận còn lớn hơn nhiều. Hoặc họ sẽ được những điều mà các chủ đầu tư khác không được nên họ chủ động và đề nghị gửi khoản phí này.

Tiếp tục đọc

Chuyên gia Nhật: “Việt Nam đã rơi vào bẫy thu nhập trung bình”

Tác giả: Tư Hoàng

Bẫy thu nhập trung bình đã thực sự bao trùm Việt Nam, chứ không còn là nguy cơ xa xôi như nhiều người cảnh báo, chuyên gia Nhật Bản về Việt Nam, giáo sư Kenichi Ohno đã khẳng định như vậy.

Giáo sư Ohno cho rằng, bẫy thu nhập đã thành hiện thực với Việt Nam. Ảnh: Tư Giang

>>> GS Harvard dự báo GDP Việt Nam sẽ tăng trưởng 13,6%

Giáo sư Ohno, người có hơn 20 năm gắn bó với Việt Nam và có nhiều nghiên cứu về các vấn đề kinh tế ở Việt Nam, nói: “Ngày nay, sau một vài năm đạt mức thu nhập trung bình thấp, bẫy thu nhập trung bình không còn là một nguy cơ xa xôi, mà đã trở thành thực tế ở Việt Nam”.

Nhận xét của giáo sư Ohno được đưa ra trước nhiều học giả Việt Nam tại hội thảo “Khởi tạo động lực tăng trưởng mới: Tăng cường liên kết doanh nghiệp FDI – nội địa” do trường Đại học kinh tế Quốc dân, và Viện Nghiên cứu chính sách quốc gia Nhật Bản tổ chức ngày 26-3 tại Hà Nội.

Tiếp tục đọc

Kỳ quái dịch vụ… thuê Hotgirl đi chùa

Tác giả: Huyền Vũ

KD: Trong thời kim tiền này, chuyện gì cũng có thể xảy ra

Tháng Giêng là tháng ăn chơi”, là những ngày mà không khí Tết vẫn luẩn quẩn ríu ran, là dịp họ hàng làng xóm con đàn cháu đống nô nức kéo nhau hành hương khắp đền nọ, chùa kia, cầu xin Thánh Thần ban danh lợi, phước lành. Nhưng người chơi thì cứ chơi, người làm thì cứ làm. Và thế là, trong vô vàn dịch vụ ăn theo mùa lễ hội ấy, có một thứ dịch vụ nảy sinh “làm” mà như “chơi”, đó là: “Thuê Hotgirl đi lễ chùa”… Nghe tên gọi thoạt đầu có vẻ khôi hài, nhưng sau khi tìm hiểu, lại thấy những dấu hiệu đáng lo. Trong mùi nhang khói tâm linh thiêng liêng ấy lại ẩn chứa những mục đích trần tục đầy mờ ám…

Trần gian lắm thứ cho thuê

Có lẽ nhiều độc giả không còn xa lạ với các dịch vụ cho thuê thư ký, người mẫu, hay cho thuê bạn gái, người yêu, cho đến dịch vụ quái gở như dịch vụ cung cấp các em chân dài để ôm ngủ kiểu “trong sáng” từng được phản ánh. Nhưng giờ dịch vụ này đã dần dần lắng xuống. Đặc biệt là từ sau vụ việc một cựu PG (từng là một người mẫu trực thuộc công ty cho thuê “người yêu” V.N.M. khá đình đám ở Hà Nội) sau khi giải nghệ, đã cầm đầu tổ chức một đường dây cung cấp gái mại dâm giá cao. “Má mì” bị bắt, đường dây bung bét khiến dịch vụ này trở nên tai tiếng và không còn giành được nhiều sự tin cậy như vài năm về trước nữa.

Tiếp tục đọc

Đừng để nước Việt mang tiếng “quốc gia nhiều tiến sĩ”

Tác giả: Phước Minh

Đừng để Việt Nam “mang tiếng” dài lâu là một quốc gia nhiều giáo sư, tiến sĩ nhưng lại quá hiếm những công trình, sáng kiến tầm cỡ, chỉ giỏi “kiếm quyền, kiếm tiền”.
.
Thực tế, số giáo sư, tiến sĩ chúng ta nhiều nhất Đông Nam Á nhưng không có trường đại học Việt Nam nào được đứng trong bản xếp hạng 500 trường đại học hàng đầu thế giới đã được PGS-TS Phạm Bích San, Phó Tổng thư ký Liên hiệp Các hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam (VUSTA) thừa nhận.
.
Những rào cản không đáng có
.
Số 24.300 tiến sỹ mà báo chí vừa nêu có thể làm quan, làm chủ doanh nghiệp hoặc đang giảng dạy ở các trường cao đẳng, đại học nhưng hình như, công việc nghiên cứu khoa học đối với họ vẫn bị “xem nhẹ”, không phải là mục tiêu  đáng được quan tâm, đáng được ưu tiên nhất. Vì thế, các công trình khoa học, các bằng sáng chế tầm cỡ khu vực và thế giới thật khan hiếm, hầu như không có.

giáo sư, tiến sĩ, hạt mầm, kiếm tiền, kiếm quyền
Ảnh minh họa

Nói đến nguyên nhân vì sao như vậy thì rất nhiều, chủ quan có, khách quan có. Nhưng cái nguyên nhân chủ yếu vẫn chính là cái cơ chế “sính” học vị, “nặng” bằng cấp khiến cho cả guồng máy xã hội, nhà nhà, người người mệt mỏi điên cuồng chạy theo cái “danh ảo”… bằng mọi giá, bằng mọi cách có thể. Để rồi từ đó, lại tiếp tục lao vào công cuộc “kiếm quyền, kiếm tiền” mà bỏ quên mất điều cốt lõi cần có của khoa học là niềm đam mê được duy trì liên tục trong công việc tìm tòi nghiên cứu chuyên môn.

Và những học vị “vinh quang” kia cùng thói quen “kiếm tiền, kiếm quyền” lâu ngày thành quán tính, từ đó mà đánh mất đi sự nhạy cảm vốn có của mình đối với các “hiện tượng” khoa học, con người khoa học cụ thể. Người làm khoa học, làm quản lý khoa học, song song với trách nhiệm chuyên môn cần phải có thái độ quan tâm, phát hiện, hướng dẫn, tạo điều kiện cho những “mầm đam mê” sáng chế, khoa học phát triển, ra hoa kết quả.

Hoặc vì những lý do nào đấy không thể giúp ích, tạo điều kiện cho “người ta” thì cũng không nên ngăn cấm, cản trở “người ta” làm khoa học với niềm đam mê nhiệt huyết thật sự của mình. Cho dù “người ta” chỉ là thợ cơ khí, thợ thủ công, hay là những nông dân chân lấm tay bùn…

Đất nước ta không thiếu những “hiện tượng” khoa học, không thiếu những con người đam mê sáng chế, đam mê khoa học thật thụ. Báo chí hàng ngày vẫn cần mẫn phát hiện ra những “hạt nhân” đầy khát khao ấy, nào là người sáng chế ra máy tuốt lúa, máy gặt, máy xay xát, sáng chế ra tàu ngầm, ra máy bay, ô tô, mô tô… Họ âm thầm hăng say làm điều mình yêu thích, vui buồn cùng với những lần thất bại hay thành công của chính bản thân mình.

Nhưng, sự lao động trong sáng đầy ý nghĩa ấy lại gặp những “rào cản” không đáng có từ những người, đáng lẽ ra chỉ phải khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi cho những nhà sáng chế ấy. Mới đây, câu chuyện anh thợ máy Nguyễn Văn Thắng, người đang tự nghiên cứu chế tạo máy bay trực thăng, đã có một cuộc làm việc với… công an.

Kết quả là anh Thắng phải ký vào một biên bản buộc anh phải dừng toàn bộ việc nghiên cứu, chế tạo máy bay trực thăng. Những cán bộ này còn yêu cầu anh Thắng dỡ bỏ động cơ khỏi máy bay, như vậy, ước mong sản xuất ra trực thăng “made in Việt Nam” của anh Thắng có thể đã tan tành mây khói?!

Ở Việt Nam không thể có thiên tài?

Cũng câu chuyện mới đây tương tự như vậy, tại nước Anh xa xôi, họ “ứng xử” hoàn toàn khác. Với niềm đam mê nghiên cứu khoa học, cậu bé Jamie Edwards luôn thử làm những bài tập về nhà của anh trai mình. Một ngày, khi đang tìm kiếm trên internet về bức xạ và năng lượng hạt nhân, cậu bé đã nhìn thấy lò phản ứng hạt nhân của nhà khoa học Taylor Wilson tạo ra khi mới 14 tuổi, và từ đó cậu bé nuôi mơ ước chế tạo một sản phẩm tương tự.

Báo chí kể lại rằng, ban đầu, Jamie tìm đến sự giúp đỡ từ nhiều phòng thí nghiệm hạt nhân và các khoa ở trường đại học nhưng thấy họ không nhiệt tình lắm, Jamie quyết định thuyết phục Hiệu trưởng Jim Hourigan của Học viện Penwortham. Và trường đã đồng ý cấp cho Jamie ngân sách 3.350 USD để cậu bé thực hiện dự án.

Từ tháng 10/2013, cậu bé Jamie đã bắt tay xây dựng các lò phản ứng hạt nhân trong một môi trường đã kiểm soát, và đến ngày 5/3/2014, em đã thành công khi khiến 02 nguyên tử hidro kết hợp với nhau để tạo thành Helium. Jamie Edwards trở thành người trẻ nhất trên thế giới chế tạo thành công lò phản ứng hạt nhận khi mới 13 tuổi. Nhà khoa học nhí cho biết: “Đây thực sự là một kỳ tích. Chính em cũng không thể tin được, thậm chí bạn bè nghĩ rằng em bị điên”.

Từ hai sự kiện trên, các nhà quản lý nước ta nói chung và những nhà quản lý khoa học nói riêng cũng cần phản xem xét thật nghiêm túc thái độ của mình trước những “hạt mầm” đam mê khoa học cụ thể và có những phương pháp ứng xử thích hợp tiến bộ hơn, thuận cả tình lẫn lý. Đừng để Việt Nam “mang tiếng” dài lâu là một quốc gia nhiều giáo sư, tiến sĩ nhưng lại quá hiếm những công trình, sáng kiến tầm cỡ, chỉ giỏi “kiếm quyền, kiếm tiền”.

Có ai đó từng nhận định “ở Việt Nam không thể có thiên tài”, hơi cực đoan nhưng không hẳn là không có lý. Hàng năm, sinh viên học sinh Việt Nam mang về không biết bao nhiêu là các loại huy chương quốc tế. Thế nhưng càng lớn thì những “ngôi sao sáng”đó càng “tối” hoặc “tắt hẳn” hoặc “rơi rụng” ở chân trời xa xôi nào đó.

Lịch sử khoa học cho thấy rằng các vĩ nhân, các nhà sáng chế thiên tài chưa hẳn đã là phải là giáo sư, tiến sĩ, nhưng 100% những người xuất chúng ấy đều có một niềm đam mê thật thụ và liên tục với lĩnh vực mà họ quan tâm.

Hãy khoan nói đến những điều to tát, điều cần làm ngay bây giờ đối với những nhà quản lý khoa học nước nhà là biết quan tâm đúng mực và có trách nhiệm đối với những “hiện tượng” cụ thể, những đối tượng đam mê sáng tạo cụ thể ở trong nước. Thậm chí, cần thiết cũng phải tạo điều kiện, lên tiếng bênh vực bảo vệ những suy tư trong sáng và đáng quý của những người được “đám đông” cho là “điên rồ” đó.

Nhà nước ta coi việc phát triển và ứng dụng khoa học, công nghệ là quốc sách hàng đầu, với mục tiêu đến năm 2020 cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại, khoa học và công nghệ đạt trình độ phát triển của nhóm các nước dẫn đầu ASEAN. Nhưng, nếu như những nhà quản lý không thay đổi nhận thức, vẫn cái kiểu “cấm cản” quen thuộc thường thấy và tư duy “mộc mạc, đơn sơ” về quan niệm bằng cấp thì rồi cái mục tiêu vĩ đại ấy cũng sẽ tiếp tục trở thành những “lời nói suông” không hơn không kém.

————

http://vietnamnet.vn/vn/tuanvietnam/165652/dung-de-nuoc-viet-mang-tieng–quoc-gia-nhieu-tien-si-.html