Ảnh gia đình mình thời HN cũ và…

Tác giả:

KD: Hôm nay, nhân 30/4, tự nhiên muốn đưa lên Blog một số tấm ảnh cũ của cha, mẹ (đã mất) của mình, và chị em mình thời HN cũ mà mình còn giữ được.

Như một cách kỷ niệm, để nhớ những ngày thơ bé đầy buồn vui…

Hai cha con mình. Trong 03 chị em gái, mình vẫn được cha yêu nhất và khi mình lớn, cũng là người được cha… “nghe” lời mình nhất  😀

Cha mình có phẩm cách của một công chức thời Pháp: Mẫn cán, liêm khiết, rất hiền, tự trọng, và giản dị, không bao giờ muốn để các con phải lo lắng cho mình.  Và chăm con như một “người mẹ” thứ 02. Thương lắm.

Điều ấn tượng nhất của mình về cha rất bất ngờ, khó ai có thể nghĩ: Là mồ hôi của cha rất thơm, rất sạch, một mùi thơm tự nhiên kỳ lạ. Đến nỗi hồi bé, mình nằm ngủ chuyên rúc vào nách cha để … ngửi   😀 

Đi đâu cha cũng cho mình đi theo. Và thời học sinh, dù rất nhỏ- cấp 2, mình đã thường nói chuyện với cha hệt một “thằng con trai”, đủ thứ chuyện chính trị, quốc tế, xã hội. Hai cha con ăn ý  nhau vô cùng.

IMG_0001 (Cha, me, cac con)-1

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Mẹ của mình lại là con nhà giàu. Hồi trẻ, mẹ mình đi học thường có xe kéo. Vì ông ngoại mình là một Thông phán, dân tây học chính hiệu, tiếng Pháp rất giỏi. Bà Ngoại, là gái HN gốc, chuyện buôn lụa ở phố Hàng Dầu (nay chuyên bán giầy dép).

Nhưng đến khi xã hội tiến hành CMXHCN, và đặc biệt thời bao cấp, mẹ mình chẳng khác gì một người đàn bà lam lũ, vất vả kinh khủng để nuôi lũ con là 03 chị em mình. Mình xót mẹ- xót phận đàn bà. Khi từng trải hơn, mình thương mẹ vô cùng, vì hiểu mẹ quá cực.

Xin đọc thêm: http://tuanvietnam.vietnamnet.vn/moi-hay-vat-doi-sao-doi

https://kimdunghn.wordpress.com/2014/04/30/hoa-cua-thang-tu/

IMG_0031 (Me)- 1-2

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Mẹ và Dì (Người bế con). Đứng cạnh Mẹ là chị Xuân (còn gọi là Mùi)- người giúp việc gia đình mình, nhân vật trong bài viết “Cháo bà Chạch” : http://hieuminh.org/2011/10/04/chao-suon-kim-dung/

IMG_0007 (Me- Di)-1

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Tiếp tục đọc

Loa kèn nhớ

Tác giả: Kim Dung/ Kỳ Duyên

To Ngoc Van thieu nu ben hoa hue.jpg

Thiếu nữ bên hoa huệ. Tranh: Tô Ngọc Vân

Em nhớ mãi phút giây lịch sử
Chiến tranh rồi cũng đã ngủ yên
Loa kèn lộng lẫy đường Hà Nội
Đất nước đớn đau một dải nối liền

Đâu ngỡ một gặp gỡ tinh khôi
10 năm chia xa để rồi bừng nở
Loa kèn muốt xanh ngọc ngà rạng rỡ
Trở về như mây trắng pha phôi

Tiếp tục đọc

Bất ngờ: Thần dược chữa bệnh sởi là cây rau ngổ (ngò om)

Tác giả:

KD: Bạn bè iu quý vừa gửi cho bài viết này. Một bài thuốc đơn giản chữa bệnh sửi đơn giản. Vội đưa lên Blog để bạn đọc đọc và ứng dụng khi cần.

Cảm ơn bạn bè rất nhìu, rất nhìu  😛

———-

Rất mong mọi người hãy dành ra 2 phút để giúp con cháu chúng ta đẩy lùi bệnh SỞI…Mình có đọc được bài báo chia sẻ bí quyết chữa bệnh sởi từ rau ngò om (hay còn gọi là rau ngổ) nên muốn chia sẻ với các mẹ để giúp các mẹ có thêm phương pháp chữa bệnh cho con.

Các mẹ hãy ra chợ mua 1 bó rau ngò om (người Bắc và người Trung gọi là rau ngổ, thường được nêm canh chua hay ăn phở), để nguyên cọng rửa thật sạch cho vào luộc cho đến khi nào thấy nước có màu giống màu nước trà thì được. Cho trẻ con hoặc người bệnh uống thay nước vẫn được. Sau khi uống vài lần thì ban sởi sẽ phát ra nhiều hơn trên cơ thể, và đồng thời người bệnh sẽ hạ sốt, ban sởi sẽ phát ra ở bụng, ở lưng và xuống chân là hết hẳn.( đây là bài thuốc gia truyền được ông Mỹ chia sẽ trên báo Tuổi trẻ và Đời Sống, thứ 2, ngày 21/4/2014.số đt ông Mỹ 01217 254 588)


Lưu ý một số vấn đề theo kinh nghiệm dân gian khi áp dụng cho trẻ bị sởi:

Tiếp tục đọc

Hoa của Tháng Tư

Tác giả: Kim Dung

Cứ sắp đến ngày 30/4, là mình chỉ nhớ có mỗi một loài hoa- đó là hoa loa kèn, nở trong dịp tháng 04. Giờ đây, với kỹ thuật công nghệ sinh học, có thể có hoa loa kèn trái vụ. Nhưng với mình, thiêng liêng nhất của ngày 30/4, của tháng 04, là được ngắm những bông hoa loa kèn, những bông hoa rợp trời HN vào cái ngày lịch sử khó quên 30/4/ 1975. Ngày cả dân tộc bước ra khỏi chiến tranh đau khổ.

Và cứ đến ngày này, mình lại rất nhớ mẹ, nhớ cha, nhớ cái thời bao cấp khốn khó. Nỗi nhớ thương, xót xa cha mẹ đã trải qua những tháng năm gieo neo mà vẫn một lòng một dạ “tin ở Chính phủ, cụ Hồ”

Và chỉ ngày này, mình mới cắm hoa loa kèn. Như một hoài niệm sâu sắc…

———–

Có một loại hoa chỉ nở khi tháng Tư về, tựa như hoa đào, chỉ nở mỗi lượt xuân đến. Hoa e ấp trong những chiếc thúng nan rộng chở sau những chiếc xe đạp cà tàng của những người đàn bà ngoại thành nhàu nhĩ, nhễ nhại bụi đường. E ấp trong những ki-ốt hoa Cửa Nam, Đội Cấn, Hàng Bè… bên sắc màu lộng lẫy đỏ nhung của hoa hồng, vàng rực rỡ của hoa cúc, tím dịu dàng của lưu ly… là cái màu trắng thanh khiết, ngời sáng và kiêu hãnh

Buổi sáng đi chợ, một bà cụ già đẹp lão nhìn gánh hàng hoa qua đường, nói một mình: “Sắp đến mùa loa kèn rồi đây”.

Tiếp tục đọc

DN dân doanh đang bị cạnh tranh không lành mạnh bởi DN thân hữu

Tác giả: Duyên Duyên

Theo khảo sát mới đây của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), các doanh nghiệp dân doanh đều cho rằng, chính quyền tỉnh thường ưu ái các doanh nghiệp Nhà nước do trung ương quản lý và ưu tiên thu hút đầu tư nước ngoài hơn là đối xử bình đẳng giữa tất cả các doanh nghiệp.

Quyền tự do kinh doanh của doanh nhân, doanh nghiệp và cá nhân cũng như sự bình đẳng giữa Doanh nghiệp nhà nước (DNNN), doanh nghiệp FDI và doanh nghiệp dân doanh đã được quy định trong Hiến pháp.
Tuy nhiên, thông qua tổng hợp kiến nghị của cộng đồng doanh nghiệp, các chuyên gia kinh tế của VCCI đã cho thấy có sự phân biệt khá rõ trên thực tế.
Theo kết quả khảo sát của VCCI năm 2013 cho thấy, nhóm khó khăn hàng đầu mà các doanh nghiệp phản ánh là sự chưa bình đẳng trong môi trường kinh doanh tại Việt Nam hiện nay. Mặc dù có số lượng áp đảo tại Việt Nam (chiếm đến 97 – 98%), nhưng các doanh nghiệp dân doanh đang cảm nhận sự lấn át từ phía các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, DNNN và doanh nghiệp lớn có mối quan hệ thân quen.

Tiếp tục đọc

Ngày của một đời người, ngày của lịch sử!

Tác giả: Đào Dục Tú (Bản gốc)

KD: Sau một phần tư thế kỷ chịu quá nhiều hy sinh mất mát, nhân dân Việt Nam đã chấm dứt được chiến tranh ,đã giành được hòa bình và thu về giang sơn gấm vóc của cha ông để lại cho đời đời con cháu người Việt. Muốn hay không , dù quá khứ ở phía này hay bên kia chiến tuyến, người Việt có lẽ nào không chấp nhận đó là một thực tế lịch sử, một thực tế nhân bản Việt (ĐDT).

Trước đây, đến ngày này mình rất vui. Vì đó là ngày chấm dứt chiến tranh, đất nước liền một dải. Nhưng năm tháng qua đi, mỗi năm đến Ngày 30/4, lại có không ít day dứt trong lòng người Việt, trong đó có mình. Vì sao cái sự “hòa hợp hòa giải dân tộc” với dải đất mang chữ S này lại khó thế nhỉ?   😦

Không có một người Việt nào dù hiện tại mãn nguyện hay không mãn nguyện, dù trong tâm thức in dấu những chính kiến tư tưởng khác nhau ,thậm chí trái chiều; dù trong tâm cảm buồn hay vui, hy vọng hay thất vọng; và dù đang ở trong nước hay còn ” cùng một lứa bên trời lận đận ” nơi chân mây cuối trời nào xứ người; thì ngày 30-4 vẫn cứ là một ngày không thể nào quên ,không thể nào nhấn chìm vào quá khứ cho xong mà được!

Trước hết ,đấy là ngày chấm dứt cuộc chiến tranh Việt Nam của Mỹ. Nếu ai còn hồ nghi về sự thật đó thì có thể dễ dàng lật giở những trang hồ ký của một yếu nhân của cuộc chiến tranh này ,ông cựu bộ trưởng quốc phòng Mỹ Mắc Na- ma- ra, cuốn hồi ký mang tên “Cuộc chiến tranh Việt Nam và những bài học”. Trong số những bài học rút ra cho nước Mỹ và cho cả người cầm bút viết hồi ký đồng thời là một nhân chứng lịch sử “có trọng lượng vào bậc nhất” của cuộc chiến tranh Việt Nam, có bài học đã chót “đánh giá thấp” tinh thần yêu nước của người Việt.

Tiếp tục đọc

Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu mang gì khi rời khỏi Sài Gòn?

Tác giả: Lý Quý Chung
KD: Vừa bước sang những thời khắc đầu tiên của Ngày 30/4 lịch sử, xin đăng tải bài viết về những giờ phút cuối cùng của một nhân vật lịch sử lên Blog để bạn đọc chia sẻ.
Nhưng thực hư ra sao về 18 tấn vàng, cho đến giờ vẫn chưa có thông tin xác thực mang tính thuyết phục…
Nguyễn Văn Thiệu luôn đa nghi và  tính toán trong lá bài của mình. Ảnh TL

Nguyễn Văn Thiệu luôn đa nghi và tính toán trong lá bài của mình. Ảnh TL

Ngày 25.4.1975, đại sứ Martin điện cho Kissinger báo rằng đã nghĩ ra cách đưa Thiệu và Khiêm rời khỏi miền Nam bí mật. Martin giao cho tướng Timmes tổ chức cuộc ra đi. Chuyến bay của Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu mang số 231 đi Đài Loan vào lúc 9 giờ 20 đã mang theo 18 tấn vàng của ngân khố Sài Gòn?...
Lý Quí Chung (1940-2005), bút danh Chánh Trinh, là một nhà báo, và cũng là một dân biểu và nghị sĩ đốilập dưới thời chính quyền Việt Nam Cộng hòa. Ông từng giữ chức Bộ trưởng Bộ Thông tin trong chính phủ tồn tại 2 ngày của Tổng thống Việt Nam Cộng hòa cuối cùng Dương Văn Minh. Ông là một nhân vật có điều kiện nhìn sâu vào bên trong bộ máy chính quyền Sài Gòn.
Từ góc nhìn của ông, người đọc có thể thấy những sự kiện, biến động chính trị – xã hội, cũng như một số góc khuất trong chính trường Sài Gòn từ 1965 đến 1975.
Ông mất ngày 3.3.2005 tại Sài Gòn.

Nhân kỷ niệm ngày 30.4, Báo điện tử Một Thế Giới trích giới thiệu một số tư liệu trong “Hồi ký không tên” của ông. Mời các bạn theo dõi!

 Nhà báo Lý Quý Chung (giữa), tướng Dương Văn Minh (trái)
Kỳ 1.
Không khí tại Dinh Hoa Lan rộn rịp lên sau tuyên bố từ chức của ông Thiệu.
Cựu trung tướng Trần Văn Đôn, nghị sĩ quốc hội, thất bại trong việc toan tính tự giới thiệu mình với Pháp như một ứng cử viên thay Thiệu, giờ chót quyết định ủng hộ người bạn xưa của ông là cựu trung tướng Dương Văn Minh.

Tiếp tục đọc

“Đã đến lúc thừa nhận xã hội dân sự”

Tác giả: Nguyên Hà

KD: Khổ nhất là trong xã hội mình, nhiều khi những khái niệm giống như con … ngáo ộp, khiến ai cũng sợ. Xã hội dân sự là một ví dụ. TVN từng đưa một số bài viết về vấn đề này. Đột nhiên không được nhắc, dù chỉ là khái niệm.

Trong GD cũng vậy, Bộ GD đã từng soạn thảo một văn bản về sự ra đời của trường Tư thục, và TT Võ Văn Kiệt lúc đó đã từng ký. Chả biết thế nào, ai cũng sợ cái khái niệm trường tư thục. Và khái niệm này lập tức biến mất, thay vào đó, là trường dân lập.

Sự thay đổi không đơn thuần là khái niệm, vì đi theo đó là những quy định trong Điều lệ về sở hữu tài sản của trường dân lập. Và chính cái khái niệm rắc rối này đã kéo theo biết bao hệ lụy…  Giờ thì lại gọi là trường tư thục.

Mình chợt nhớ câu của GS Hồ Ngọc Đại, mà mình đã từng dẫn chứng trong một bài viết Phát ngôn và Hành động ấn tượng: Người Việt mình không sợ mất vợ, mà chỉ sợ mất… lập trường!    😛

———

Quan điểm của nguyên Bộ trưởng Bộ Thương mại Trương Đình Tuyển về cải cách thể chế…

“Đã đến lúc thừa nhận xã hội dân sự”

Tôi nghĩ, đã đến lúc thừa nhận xã hội dân sự. Bản chất của nhà nước mang tính quan liêu, và để khắc phục quan liêu thì cần phát huy vai trò của xã hội dân sự”.

Rất ngắn gọn, song ý kiến phát biểu của nguyên Bộ trưởng Bộ Thương mại Trương Đình Tuyển nhận được nhiều tiếng vỗ tay hưởng ứng tại ngày làm việc thứ hai (29/4) của Diễn đàn Kinh tế Mùa xuân 2014, diễn ra tại Hạ Long (Quảng Ninh), với nội dung chính là bàn thảo về cải cách thể chế.

Theo ông Tuyển, thể chế kinh tế thị trường hiện đại phải bao gồm thị trường, nhà nước và xã hội dân sự.

“Hiện nay ta đang cấm kỵ dùng cụm từ xã hội dân sự, tôi đồ rằng chúng ta kỵ cụm từ này cũng như từng kỵ thể chế kinh tế thị trường vì coi đó là cấu trúc kinh tế của kinh tế tư bản. Và bây giờ mình đang coi xã hội dân sự là sản phẩm của nền chính trị tư sản. Đã đến lúc phải thấy xã hội dân sự là sản phẩm của sự phát triển dân chủ, mà sự phát triển dân chủ có tính quy luật”, ông Tuyển nói.

Tiếp tục đọc

Chít cười: Hitler bức xúc trước Bộ trưởng Bộ Y tế

Tác giả: theo http://phuocbeo.blogspot.com/

KD: Tài thật  😀

Xem clip này vừa tức… vừa tức cười!

Giữa tháng 4/2014, dịch sởi bùng phát mạnh ở miền Bắc. Số trẻ em thiệt mạng lên đến 112 người, tuy nhiên bộ Y tế trả lời trước dư luận rằng dịch sởi bùng phát là do dân. Mặt khác, trước đó bộ không hề có thông báo về dịch sởi. (Theo một số quốc gia thì trên 25 trẻ thiệt mạng vì sởi sẽ được coi là xuất hiện dịch).

4 nguyên nhân mà bà Bộ trưởng giải thích về nguyên nhân dịch sởi được tóm gọn lại như sau. Nguyên nhân thứ nhất: Tại dân (ai bảo không đưa con đi tiêm vaccine đầy đủ, nhà nước vẫn luôn hô hào tiêm chủng, vaccine sởi do Việt Nam sản xuất tốt lắm chứ có phải không đâu).

Tiếp tục đọc

Bộ trưởng Y tế không nghĩ từ chức ngay

Tác giả: Cẩm Quyên

KD: “Còn tại sao tôi chưa nghĩ đến chuyện từ chức ngay lúc này? Vì toàn ngành chúng tôi hiện nay tập trung nhiệm vụ cao nhất là giành giật sự sống cho các cháu. Hiện còn 2 cháu đang chạy ECMO và hơn 20 cháu nặng đang nằm máy thở ở BV Nhi TƯ, 7 cháu ở Bạch Mai. Khi vào các BV này lần thứ 2, tôi đã nói với các bác sỹ bằng mọi cách phải cứu lấy các cháu- (Lời của bà Bộ trưởng Tiến)

Như vậy, sau khi dịch sởi lui, thì bà Bộ trưởng Tiến sẽ nghĩ đến chuyện… từ chức?  😀

————-

Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến cho biết “nếu không làm được, tôi nghĩ cũng hoàn toàn thanh thản nhẹ nhàng và quay trở về làm công việc nào đó có ích nhất cho đời”.

Trong buổi họp báo Chính phủ chiều 29/4, Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến là người đầu tiên nhận được câu hỏi liên quan đến dịch sởi.

Trả lời câu hỏi của phóng viên về cảm giác và trách nhiệm cá nhân của người đứng đầu ngành y tế khi có nhiều trẻ tử vong trong dịch sởi, bà Tiến không giấu sự xúc động: “Cũng là người mẹ, tôi gửi lời chia buồn sâu sắc từ trong lòng mình tới những người mẹ đã có con chết trong dịch sởi vừa qua. Cá nhân tôi rất yêu trẻ con, vào bệnh viện tôi chỉ thích vào khoa sản để bồng trẻ con. Sự mất mát đó rất đau xót”.

bộ trưởng Y tế, Nguyễn Thị Kim Tiến, từ chức, dịch sởi
Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến: Làm bộ trưởng phải đặt quyền lợi của dân tộc, nhân dân lên trên, phấn đấu làm hết sức mình với trách nhiệm, lương tâm và đam mê nghề nghiệp

Trả lời câu hỏi về việc qua dịch sởi này Bộ trưởng Y tế có nghĩ đến chuyện từ chức, bà Tiến nói: “Đến thời điểm này thật lòng là tôi không nghĩ đến việc từ chức ngay”.

Tiếp tục đọc