Trông mong gì ở phúc thẩm 05 công an Tuy Hòa?

Tác giả: Võ Văn Tạo (Cựu Hội thẩm nhân dân)

KD: Cảm ơn nhà báo võ văn Tạo đã gửi bài. Nạn nhân Ngô Thanh Kiều có lẽ chết không nhắm được mắt. Một phiên tòa chứa đựng biết bao nhiêu vi phạm tư pháp, khiến dư luận xã hội, báo chí bất bình.

Không hiểu lương tâm các vị xử án và quan chức có trách nhiệm với vụ này ở tỉnh Phú Yên có thanh thản không nhỉ, khi làm điều ác. Xin các vị nên nhớ câu: Việc đang làm, Trời đang nhìn!

Ngay sau khi HĐXX phiên tòa hình sự sơ thẩm của TAND Tuy Hòa, xét xử 5 sĩ quan Công an TP Tuy Hòa (tỉnh Phú Yên) về tội “dùng nhục hình” tuyên án “nhẹ hều”, không kìm nổi đau đớn và bức xúc khôn cùng, gia đình nạn nhân xấu số Ngô Thanh Kiều phẫn uất gào khóc thảm thiết, cử tọa bất bình la lối phản đối…

Bức xúc án sơ thẩm

Gia đình anh Kiều cho biết, sẽ kháng án.
Trước đó, từ buổi khai mạc đến sát cái buổi chiều tuyên án ô nhục và đáng lên án ấy, báo chí liên tục phản ánh bức xúc của công luận, ý kiến của chuyên gia pháp lý… bày tỏ bất bình diễn biến giải quyết vụ án ở cả 3 khâu: điều tra, truy tố, xét xử đều có vi phạm tố tụng một cách nghiêm trọng; yêu cầu trả hồ sơ điều tra bổ sung, tránh sót người, lọt tội và phải có hình phạt thích đáng đối với các bị cáo.
Có lẽ nhận thấy nếu cứ phớt lờ, sẽ bất lợi khi công luận thêm giận dữ, Tòa Tuy Hòa đã tuyên phạt với mức án nhìn chung có phần nhỉnh hơn chút ít (3 án giam, 2 án treo) so với đề nghị quá “nhẹ hều” của VKS Tuy Hòa là 1 án giam, 4 án treo; nhưng vẫn chỉ với tội danh duy nhất “dùng nhục hình”. Bảo lưu quan điểm cho rằng thượng tá Lê Đức Hoàn, Phó Công an TP Tuy Hòa – người ra lệnh (miệng) bắt Kiều và chỉ huy vụ tra tấn man rợ giết người không mảy may ghê tay này – chưa đến mức xử lý hình sự, tòa không ra quyết định khởi tố như các luật sư của cả 2 bên kiến nghị (cũng là mong mỏi của công chúng), cũng không kiến nghị VKS Tuy Hòa khởi tố. Quá trình xét xử, nhận rõ các bị cáo có dấu hiệu phạm các tội khác, nhưng tòa không khởi tố, cũng không kiến nghị VKS khởi tố. Các lập luận chặt chẽ, có căn cứ pháp luật và thuyết phục của các luật sư, các lời lời khai mâu thuẫn với hồ sơ của các bị cáo, nhân chứng tại tòa bị tòa bỏ ngoài tai…

5 cong an
Những ai quan tâm theo dõi diễn biến vụ án đều “kinh ngạc” trước phán quyết của tòa. Trước vành móng ngựa, bị cáo có cấp bậc thấp nhất là thiếu úy Nguyễn Thân Thảo Thành đã khai rằng anh ta không hề đánh nạn nhân. Vì Thành không được phân công thẩm vấn, nhưng lại bị cán bộ đơn vị nhờ trông coi anh Kiều trong lúc cán bộ điều tra đi ăn trưa. Trong lúc trông coi, Thành có cầm dùi cui định đánh thì anh Kiều van xin rằng từ rạng sáng đến giờ bị đánh nhừ đòn rồi, xin đừng đánh nữa, nên lại thôi. Lời khai của Thành tại tòa cũng cho thấy, có dấu hiệu thông cung của 4 bị cáo còn lại nhằm trút tội cho Thành – kẻ “thấp cổ bé họng” nhất trong số 5 bị cáo…

Tiếp tục đọc

“Trâu ơi ta bảo trâu này…”

Tác giả: Đào Dục Tú

KD: Cái sự phát hiện của tác giả Đào Dục Tú hẳn sẽ gợi nên cho bạn đọc hoài cảm về một kiếp sinh linh, mà thiếu vắng nó, bỗng đồng ruộng VN như mất phần hồn, dù điều đó cũng nói lên sự phát triển của làng quê.

Nhưng mình vẫn tin, dẫu sao, con trâu yêu quý của đồng quê Việt không bao giờ mất hẳn.

Mình sống ở thành phố nhưng mỗi lần đi công tác, say mê ngắm… nghé, ngắm bê con  😛   Thương ghê lắm, nhìn mãi không chán mắt.  Vì thấy chúng ngây thơ hệt trẻ con.

Cảm ơn anh Đào Dục Tú  😀

.
Chừng đôi ba năm cuối thế kỷ trước, cảnh chiều chiều trên con đê làng tôi có bốn năm đứa trẻ dong trâu đủng đỉnh về, chẳng làm cho ai “yêu quê hương” động lòng ngơ ngẩn. Chiều nào chả vậy. Khi mặt trời đỏ ối chìm dần sau dãy “Ba Vì xanh xanh mờ xa”, chiều bảng lảng khói sương, cũng là giờ các chú nhóc “mục đồng thời hiện đại” dẫn trâu về chuồng. Không lá sen đội đầu ,không vắt vẻo lưng trâu thổi sáo như tranh Đông Hồ mô tả. Có đứa quần sooc lửng cởi trần; có đứa tóc cháy da đen nhẻm, cổ đeo vòng bạc “rất nghệ sĩ”, nách kẹp tranh truyện “đô rê môn”.

Ấy thế mà chỉ sau vài vụ các chú thợ cầy “trai ba mươi tuổi đang xoan” (ca dao) sắm máy cầm tay, gía chào hàng cầy bừa rẻ, lại thêm chuyện ít người để ý là mỗi gia đình chỉ còn dăm bẩy mảnh ruộng khoán manh mún, người làm ruộng quý từng hàng lúa một, nên “bờ vùng còn, bờ thửa không còn”.  Thời xa xưa cánh đồng nào nối dài những chân tre chân trời chả có hàng trăm, thậm chí hàng ngàn bờ ruộng đủ cỏ cho người cắt cỏ nuôi trâu và đủ sức cho con trâu mộng kềnh càng nhẩn nha đi gặm cỏ. Trái lại thời nay, bờ ruộng cho cỏ mọc nuôi trâu quá hiếm hoi, con trâu làng tôi thưa vắng dần, nay xem như tuyệt chủng.

Tiếp tục đọc

10 cử chỉ tay không nên dùng khi du lịch nước ngoài

Tác giả: Thành Đạt (theo Smartertravel)
KD: Cảm ơn bạn bè iu quý vừa gửi cho bài viết này. Cũng là những tư vấn rất bổ ích về văn hóa cho người Việt khi có dịp đi ra nước ngoài.
——
Cử chỉ tay ở mỗi nước trên thế giới lại có những ý nghĩa khác nhau. Sau đây là 10 cử chỉ bằng tay bạn cần phải tránh khi đi du lịch nước ngoài.
 
1. Dấu hiệu “ma quỷ”
Dấu hiệu này thường được những fan nhạc Rock sử dụng như một hình ảnh biểu tượng cho ma quỷ. Với lòng bàn tay nắm lại trong khi ngón trỏ và ngón út dương lên trông giống cặp sừng của quỷ.
Tuy nhiên bạn không nên sử dụng dấu hiệu này tại các nước Italy, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Brazil và Colombia. Tại đây họ quan niệm dấu hiệu này cho rằng vợ của họ đã không chung thủy.

2. Dấu hiệu “Ok”
Khi ra dấu OK thì bạn cần phải biết mình đang đứng quốc gia nào. Dấu hiệu này tại Pháp lại có nghĩa là “không” hay “vô nghĩa”.
Tại Venezuela, Thổ Nhĩ Kỳ và Brazil, nó lại có nghĩa là bạn đang làm một hành động xúc phạm tới họ. Hãy cẩn thận nếu như không muốn làm họ tức giận.
3. Dấu hiệu “gọi đến gần”
Bạn không nên sử dụng dấu hiệu này tại Philippines. Người dân ở đây quan niệm rằng dấu hiệu này dùng để gọi những chú chó, nó mang một ý nghĩa hết sức thô lỗ.
Tại Nhật và Singapore cử chỉ này lại đồng nghĩa với cái chết. Vô tình bạn đã trở thành kẻ đem lại điều không may mắn đến với họ.
4. Bàn tay trái
Tại các nước Trung Đông, Ấn Độ, Sri Lanka và châu Phi bạn cần phải học cách dùng bữa ăn bằng tay phải. Theo truyền thống tại các nước này bàn tay trái được coi là ô uế vì chúng dùng để đi vệ sinh.
Nếu bạn là người thuận tay trái, cần phải nắm rõ điều này nếu như không muốn làm mất lòng người dân tại đây
 
5. Dấu hiệu chữ “V”
Tại các nước thuộc liên hiệp Anh, Ireland, Australia hay New Zealand khi bạn ra hiệu tay hình chữ V thì hãy nhớ đưa lòng bàn tay ra phía trước mặt. Tại các nước này việc ra dấu hình chữ V mà hướng lòng bàn tay về phía sau có ý nghĩa xúc phạm đối phương.
6. Dấu hiệu thô lỗ
Người dân Việt Nam cho rằng dấu hiệu này tượng trưng cho một phần cơ thể nhạy cảm của phụ nữ, nó được coi là rất thô lỗ nếu như bạn làm điệu bộ đó trước mặt họ.
7. Dấu hiệu “gọi xe”
Tại Hàn Quốc, các bạn phải chắc chắn rằng không nên dùng lòng bàn tay hướng ra ngoài để gọi một chiếc taxi. Người Hàn Quốc cho rằng cử chỉ đó dùng để gọi những chú chó của họ. Thay vì để lòng bàn tay hướng ra phía trước, bạn nên úp lòng bàn tay xuống và di chuyển chúng lên xuống theo chiều dọc
 
8. Dấu hiệu hướng ngón tay cái lên trên
Tại hầu hết các nước thì dấu hiệu này có nghĩa là hưởng ứng hay đồng thuận với một ý kiến nào đó. Tuy nhiên tại các quốc gia như: Afghanistan, Iran, một phần nhỏ của Italy và Hy Lạp thì cử chỉ này tương đương với dấu hiệu “ngón tay thối”.
 
9. Dấu hiệu “dừng lại”
Bạn tuyệt đối không nên dùng dấu hiệu này tại Hy Lạp. Cử chỉ này là một sự xúc phạm đối với người dân tại đây. Quan niệm này bắt nguồn từ việc những tội phạm thời đế quốc Byzantine khi bị đem đi diễu trên đường phố bị người dân tại đây dùng lòng bàn tay có than hoặc phân bôi lên mặt.
 

10. Cử chỉ vuốt ve đầu
Tại Thái Lan, đầu là bộ phận thiêng liêng nhất trên cơ thể. Trong Phật giáo đó là nơi linh hồn trú ngụ. Thậm chí vuốt ve đầu của một đứa trẻ tại Thái Lan cũng là điều cần tránh, họ cho rằng bạn đã xâm phạm tới phần thiêng liêng nhất của họ.

 

 

 

Cách dùng chữ của báo chí ?

Tác giả: Nguyễn Huỳnh Mai

KD: Rất bất ngờ, mình nhận được bài viết này của bạn đọc Huỳnh Mai, kèm theo đường link Blog. Lần tìm theo “dấu vết” mới được biết chị Huỳnh Mai là Giáo sư xã hội học, đang sống và làm việc tại Bỉ. Xin đăng tải bài viết của chị lên Blog để bạn đọc chia sẻ, và nhất  là các nhà báo, trong đó có cả mình, suy ngẫm trong cách đưa tin, dùng ngôn ngữ.

Cảm ơn chị Huỳnh Mai rất nhìu 😀

Bạn đọc có thể đọc thêm ở đây: http://www1.laodong.com.vn/pls/bld/display$.htnoidung%2840,150797%29

Vài dòng nhân đọc bài báo có tựa đề:
«Ngắm vẻ đẹp hớp hồn của ba người tình nóng bỏng của Tổng thống Pháp Hollande»
http://laodong.com.vn/the-gioi/ngam-ve-dep-hop-hon-ba-nguoi-tinh-nong-bong-cua-tong-thong-phap-hollande-190598.bld

.
Xin nói trước rằng những phân tích dưới đây không nhằm duy nhất bài báo này mà nhắm hầu hết các báo trên mạng, với «tập quán» đặt những tựa bài câu khách – cách thường dùng nhất là nhấn mạnh trên vấn đề giới tính . Bài báo dẫn trên chỉ là một thí dụ cụ thể  

                                                                                                                                                                                    
Vẻ đẹp hớp hồn ? Đây là một cách dùng ngôn từ quá đáng – tiếng Pháp gọi là superlatif – Thế nào là đẹp và thế nào là hớp hồn ? Bản thân tác giả những phân tích này đã nhiều lần bàn về sắc đẹp của phụ nữ và đã dẫn chứng rằng phụ nữ nào cũng đẹp, tùy theo ánh mắt của người đối diện. Báo chí hay văn hóa đám đông nếu có cho ra những tiêu chí – chân dài, da trắng, mũi cao, ngực to, … – thì đó chỉ là những tiêu chí nhất thời. Với lại còn phải xem ai đưa ra những tiêu chí ấy và với mục đích gì. Dân tình dễ bị lung lạc và dân tình dễ đi theo – như những con cừu của Panurge..

Tiếp tục đọc

Cổ phiếu chính trị

Tác giả: Tiến Hải

KD: Cảm ơn nhà báo Tiến Hải đã gửi bài viết này, một bài viết thú vị   😀

Ông T là thủ trưởng cơ quan X đã đến tuổi về hưu , cần người kế nhiệm. Xuất phát từ tình hình thực tế và thể theo nguyện vọng của đa số cán bộ, công nhân viên trong cơ quan, cấp trên đồng ý đưa cán bộ sở tại lên mà không điều động cán bộ từ nơi khác về (tất nhiên phải tuân thủ đầy đủ quy trình bổ nhiệm)

Nguồn : Trên mạng

Có hai ứng cử viên đều là cấp phó của ông T. Phó A hiền lành, đức độ, có năng lực và kinh nghiệm công tác, không thủ đoạn, không tham vọng quyền lực nhưng quá thận trọng (thận trọng đến mức bảo thủ). Phó B trẻ hơn, có học hàm, học vị cao hơn, năng động, mạnh dạn (mạnh dạn đến mức liều lĩnh). Anh không dám công khai vi phạm luật, nhưng sẵn sàng lách luật, miễn là điều đó mang lại lợi ích cho bản thân.

Tiếp tục đọc

Ăn cắp đồ đến bán hộ chiếu: Không thể tưởng tượng!

Tác giả: Tuấn Nhật

Kẻ bán và người mua hộ chiếu phải biết rằng họ đang vi phạm pháp luật cả trong và ngoài nước một cách nghiêm trọng.

>>Tiếp viên là nghề phụ, đi buôn mới là… chính?

Câu chuyện bắt đầu từ hôm 2/4/2014, khi tôi nhận được mail từ con trai một anh bạn đang du học tại Nhật Bản hỏi về vấn đề mất hộ chiếu. Vốn từng là phóng viên VOV thường trú tại Tokyo, tôi nắm rõ thủ tục và tư vấn cho cháu đầy đủ.

Ngay sau đó tôi nhận được mail trả lời và nội dung khiến tôi giật mình. “Dạ, cháu thì không mất bác ạ. Bạn cháu bị mất, đã báo với cả cảnh sát nhưng bây giờ bên này phát sinh vấn đề người Việt mình bán hộ chiếu nên họ bảo phải điều tra thủ tục này khác. Có khi nửa năm vẫn chưa được cấp lại bác ạ “.

Tôi giật mình, vì tôi mới về nước được vài năm, mà hồi còn ở bên đó, lưu học sinh và người lao động Việt Nam vẫn được đánh giá rất cao. Giờ đến mức bán cả hộ chiếu của mình thì thật không tưởng tượng nổi!

Ăn cắp

Đang lúc băn khoăn, thì một chị chuyên gia hiệu đính người Nhật đến. Không ngồi ngay vào bàn làm việc, chị đến bàn tôi nhờ giải nghĩa cho từ “cảnh cáo” trong tiếng Việt. Tôi đang say sưa giải thích thì chị ngắt lời: “Thế, trong ảnh này thì nghĩa là gì?” và chìa cho tôi xem bức ảnh chụp tấm bảng có cả tiếng Việt và tiếng Nhật với nội dung: “Cảnh cáo: ăn cắp vặt là phạm tội. Nếu ăn cắp vặt sẽ bị phạt tù dưới 10 năm…

Chị nói thêm: “Gần đây tại nhiều siêu thị, cửa hàng Nhật Bản nơi có người Việt Nam sinh sống người ta niêm yết những bản này đấy. Chả là người Việt…” rồi chị ngắt ngang câu, chắc là do nhìn thấy nét mặt sững sờ của tôi lúc đó hoặc cảm thấy ngại ngùng.

Tại Nhật, các niêm yết chỉ dẫn (tạm gọi là chính thống và lành mạnh, không phân biệt đối xử) chủ yếu là bằng tiếng Nhật và tiếng Anh. Vài năm lại đây để thu hút thêm khách du lịch Hàn Quốc, ở một vài nơi mới sử dụng cả tiếng Hàn.

Còn niêm yết (tạm gọi là cực đoan) bằng tiếng Việt như thế này là ngoại lệ đầu tiên. Nó cho thấy mối bức xúc thực sự của người Nhật – những người vốn tính biết nhẫn nhịn, thông cảm và rất ít khi tỏ thái độ kỳ thị.

Tìm hiểu thêm qua truyền thông Nhật Bản, tôi mới biết là gần đây xảy ra hàng loạt vụ bắt giữ người Việt Nam tại Nhật Bản do ăn cắp tại siêu thị. Nghiêm trọng hơn là vụ cảnh sát Tokyo tạm giữ một nữ tiếp viên Vietnam Airlines vì tình nghi cô này buôn lậu đồ ăn cắp, đồng thời khám xét văn phòng của VNA tại Tokyo.

Chỉ cần có khả năng tư duy ở mức “nhị đoạn luận” cũng có thể suy ra cảnh sát Nhật Bản sẽ đặt giả thuyết là có một tổ chức tội phạm khép kín, liên hoàn của người Việt Nam tại Nhật Bản trong việc ăn cắp, tiêu thụ hàng hóa từ các siêu thị và mở rộng điều tra theo hướng này.

Nhật Bản, trộm đồ siêu thị, tiếp viên hàng không, đồ xách tay, VNA, hộ chiếu, du học sinh
Tấm biển cảnh báo tại siêu thị Nhật viết cả tiếng Việt

Chuyện nghiêm trọng hơn

Ngay trong chiều 2/4, tôi lại được nghe một câu chuyện khiến tôi tự thấy có trách nhiệm phải viết bài này như một hồi còi báo động.

Chị bạn tôi có 2 con đang du học Nhật, kể lại con trai cả đã tốt nghiệp đại học tại Nhật và hết hạn Visa. Đáng lẽ phải về nước nhưng cháu trốn ở lại với mục đích làm việc kiếm thêm tiền rồi mới về.

Sau đó em gái cháu cũng sang du học. Tại Nhật, cháu gặp và yêu một nam sinh viên VN. Qua một thời gian, thấy tính cách và nhiều thứ không hợp nhau, cháu muốn chia tay thì anh chàng kia quay ra đe dọa: “Nếu mày không yêu tao, không cho tao nữa, tao sẽ báo cảnh sát bắt anh trai mày v.v… và v.v…“.

Từ câu chuyện trên tôi rút ra hai dữ kiện. Một là, ở Nhật Bản đã xuất hiện người VN cư trú bất hợp pháp và coi chuyện đó là thường tình. Hai là, ngay trong cộng đồng người Việt tại Nhật Bản cũng có lối hành xử như anh chàng người yêu cũ của con chị bạn tôi – đi tìm bạn đời bằng phương pháp… “cưỡng hiếp”.

Móc nối dữ kiện đầu với việc có người bán cả hộ chiếu như lời kể của con trai anh bạn tôi, tôi thấy chúng thật logic. Người cư trú bất hợp pháp thì hộ chiếu làm gì còn hạn, vả lại, có muốn gia hạn cũng không được. Có cầu thì có cung. Đó là quy luật.

Theo thống kê mới nhất của Bộ Tư pháp Nhật Bản, tính đến cuối tháng 3/2013, có tới 1.110 người Việt Nam đang cư trú bất hợp pháp tại nước này và còn chưa rõ tung tích.

Cả kẻ bán và người mua hộ chiếu phải biết rằng họ đang vi phạm pháp luật cả trong và ngoài nước một cách nghiêm trọng. Bởi, hộ chiếu không chỉ là giấy tờ tùy thân của một cá nhân, mà còn là tài sản quốc gia. Điều này được ghi rất rõ trong các loại hộ chiếu mà nước ta phát hành hiện nay.

Hệ lụy

Trước tiên, phải khẳng định, những hiện tượng nêu trên chỉ là “con sâu bỏ rầu nồi canh”. Và một vài vụ ăn cắp, tham nhũng, vi phạm pháp luật thông thường không thể gây đoạn tuyệt quan hệ ngoại giao, nhưng ảnh hưởng xấu là chắc chắn.

Như chúng ta đều biết, mối quan hệ Việt – Nhật đang ở trong giai đoạn tốt đẹp nhất từ trước đến nay. Người dân hai nước dành những tình cảm thân thiện cho nhau.

Hai nước cũng vừa tổ chức kỷ niệm 40 năm quan hệ ngoại giao một cách thành công rực rỡ, để lại ấn tượng sâu đậm trong lòng các bạn Nhật. Thế nhưng chỉ sau chưa đầy ba tháng đã xảy ra hàng loạt sự kiện nhức nhối. Chẳng lẽ những người vi phạm không lường trước hậu quả?

Thiệt hại đầu tiên và trực tiếp là: nếu bị phát hiện, người vi phạm sẽ chịu những hình phạt thích đáng của pháp luật hai nước. Tiếp theo là những thiệt hại về kinh tế cho cả cộng đồng. Nếu tu nghiệp sinh Việt Nam tại Nhật Bản tiếp tục vi phạm pháp luật và hiện tượng này lan rộng ra thì hậu quả chắc chắn là Nhật Bản sẽ dừng tiếp nhận lao động Việt Nam để đảm bảo an toàn cho người dân trong nước. “Cái ổ mà đổ thì trứng làm gì còn”.

Và, trên hết là những ảnh hưởng tới hình ảnh của người Việt Nam trong con mắt bạn bè quốc tế. Chắc nhiều người trong số chúng ta còn nhớ những câu chuyện tiếu lâm, hò vè về những lao động xuất khẩu sang Liên Xô và Đông Âu cách đây hai ba mươi năm, đại loại như: “Ăn nhanh đi chậm hay cười, chuyên mua đồ cũ là người Việt Nam“…

Nhưng đó là cái thời bao cấp đói kém, ra nước ngoài chỉ chăm chăm mua hàng gửi về giúp đỡ gia đình trong nước, mà cũng chỉ mua đồ cũ thôi chứ ăn cắp thì ít lắm. Vậy mà ngày nay khi đất nước ngày một lớn mạnh, vị thế của Việt Nam đang lớn dần lên, những chuyện “mất mặt” lại xuất hiện ở mức độ nghiêm trọng, lan rộng hơn.

Thay lời kết

Khi viết bài viết này, tôi quyết định sẽ nhờ một tờ báo điện tử đăng tải với mục đích là để các bạn trẻ, vốn thông thạo Internet, dù có ở Nhật Bản hay sắp đi nước ngoài đọc được và rút ra những điều bổ ích cho mình. Từ “quốc sỉ” không hề xa xôi, viển vông hay giáo điều, mà nó nằm ngay trong tay các bạn, trong những hành vi nhỏ nhất của bạn, những “Đại sứ nhân dân” của Việt Nam.

Cũng đã đến lúc các cơ quan chức năng cần có những biện pháp tuyên truyền giáo dục, những quy định cụ thể đối với công dân Việt Nam khi ra nước ngoài, bao gồm cả khách du lịch ngắn ngày để giúp mọi người ý thức được đầy đủ hơn hai từ “Quốc sỉ”.

————

http://vietnamnet.vn/vn/tuanvietnam/168967/an-cap-do-den-ban-ho-chieu–khong-the-tuong-tuong-.html

 

Cái lí và cái tình

Tác giả: Nguyễn Duy Xuân
KD: Muốn ngăn chặn, diệt trừ cái ác thì phải xây dựng một môi trường làm việc minh bạch và dân chủ thực sự (NDX).
Đúng vậy. Nhưng bao giờ nhỉ?  😦
—–

Về việc luân chuyển thầy giáo tạt axit, ông Hồ Văn Thống, Giám đốc Sở Giáo dục – Đào tạo tỉnh Đồng Tháp vừa mới cho báo chí biết: quy trình luân chuyển là hợp lý, giảng dạy đúng chuyên môn. Tuy nhiên, quyết định của Phòng Giáo dục & Đào tạo huyện Thanh Bình cần phải xem lại vì “chưa hợp tình”.

Nhân ông GĐ đề cập chuyện lí & tình, xin lạm bàn một đôi điều.

Trước hết, hành động tạt a xít của thầy giáo Nguyễn Minh Tiên là một hành đồng dã man, cần phải nghiêm trị theo pháp luật. Cả tuần qua, dư luận cũng đã lên án một cách nghiêm khắc. Thầy Tiên phải trả giá cho tội ác của mình.

Nhưng điều làm cho dư luận băn khoăn là liệu có còn những vụ việc đau lòng như thế xảy ra đối với ngành giáo dục trong tương lai nữa hay không ?

Câu hỏi đó buộc chúng ta phải suy ngẫm sâu xa hơn một chút, để mai kia không còn ai phạm phải tội trọng như thầy Tiên. Tôi nghĩ điều đó mới là quan trọng, còn chuyện xử thầy Tiên, luật pháp đã có khung hình cả rồi.

Đó chính là cái lí & cái tình mà chúng ta sẽ bàn đến.

Câu chuyện không đơn giản như ông GĐ sở nói: quy trình luân chuyển thầy Nguyễn Minh Tiên từ THCS Thanh Bình sang THCS Tân Phú là hợp lý, giảng dạy đúng chuyên môn. Hình như bây giờ chúng ta đang quá lạm dụng cái gọi là “đúng qui trình” cho dù cả khi cái qui trình ấy đem đến một hệ quả xấu cho cá nhân hay xã hội. Và vì vậy, mọi người nghĩ đấy là một sự ngụy biện hòng che đậy cho một mưu đồ xấu.

Theo tìm hiểu của báo chí, trước khi gây án, thầy Tiên cho rằng việc chuyển công tác của mình là do Hiệu trưởng “trả đũa” chuyện thầy Tiên nhiều lần tố cáo những sai phạm liên quan đến tài chính. Cụ thể, thầy Tiên đấu tranh, buộc Hiệu trưởng Chiến phải trả lại số tiền 800.000đ từ nguồn hỗ trợ giáo viên (thay vì 1,2 triệu đồng/giáo viên, nhưng chỉ phát một triệu đồng/giáo viên) cho mình và ba đồng nghiệp khác. Nghi vấn trên chưa được tháo gỡ, thì thầy Tiên tiếp tục bị ức chế khi vợ thầy đang làm hiệu trưởng một trường mầm non bị kỷ luật, đưa xuống làm giáo viên đứng lớp vì những nguyên nhân chưa rõ ràng, thầy gửi đơn khiếu nại nhưng không được cơ quan chức năng giải quyết thỏa đáng.

Nếu quả đúng như vậy thì cái gốc của tội ác đâu phải từ thầy Tiên, một người thầy đã dám đấu tranh đòi quyền lợi chính đáng của mình và đồng nghiệp bị hiệu trưởng cắt xén trắng trợn ? Đáng lẽ ra Phòng GD-ĐT huyện Thanh Bình phải tìm hiểu cho rõ ngọn ngành để xử lí một cách thấu đáo. Nhưng, như một bạn đọc đã thổ lộ: “Tôi cũng từng bị ban giám hiệu nhà trường chèn ép, gửi đơn lên phòng GD thì phòng GD bênh vực BGH, gửi đơn lên chính quyền thì chính quyền bênh PGD. Bức xúc lắm các bạn ạ”. Đó phải chăng là thực tế đáng buồn hiện nay (có thể không phải là phổ biến) của ngành giáo dục ở các địa phương ?

Bàn thêm về chuyện luân chuyển. Đây là một chủ trương tốt, nhưng từ cái tốt trên lí thuyết đến thực tiễn là cả một khoảng cách xa vời. Trong thực tế có nơi, có lúc “luân chuyển” trở thành mảnh đất màu mỡ để một số quan chức lãnh đạo và “cò” kiếm ăn nhất là đối với một ngành như Giáo dục có số lượng viên chức đông đảo, địa bàn công tác lại trải rộng. Cho nên luân chuyển vô tình trở thành nỗi ám ảnh đối với giáo viên nhất là khi năm học sắp kết thúc và đỉnh điểm của sự âu lo là khi chuẩn bị bước vào năm học mới. Người ta “bắn tin” luân chuyển, bổ nhiệm ông nọ bà kia. Và điều tất yếu sẽ đến, những cuộc “chạy” âm thầm diễn ra bởi ai mà chẳng có đôi chút khiếm khuyết, ai mà chẳng muốn yên ổn làm ăn, ai mà chẳng muốn lên chức.

Tôi xin kể một câu chuyện có thực, xảy ra đầu năm học này ở một huyện vùng sâu vùng xa. Chị HT năm nay đã U50, dăm năm nữa là nghỉ hưu, đang dạy trường gần nhà. Thế mà đùng một cái, đầu năm học vừa rồi chị bị chuyển đi vùng xa với lí do thừa biên chế, mặc dù thời trẻ chị cũng đã từng mấy năm dạy ở vùng sâu. Anh chồng không dám kêu ca vì đương chức Hiệu trưởng, “sợ” lắm. Điều bất hợp lí là sau khi chị chuyển đi mấy bữa, cả trường ngạc nhiên bởi trên bổ về một cô giáo trẻ, thế chỗ của chị. Biết rõ cái sự tréo ngoe nhưng ai nào dám kêu ?

Nhìn bề ngoài, cái lí có vẻ đúng. Đúng thủ tục, đầy đủ giấy tờ, văn bản hợp lệ…Tóm lại là “đúng qui trình” nhưng cái nội dung thì bị áp đặt bởi ý chí của ai đó. Biết thế nhưng chẳng ai dám phản đối vì nó hết sức…tế nhị (!). Cái lí chuyển thầy Tiên cũng đúng nhưng nó không làm cho thầy tâm phục, khẩu phục để rồi nỗi bức bách cứ tích tụ và bùng nổ khi vợ thầy bị kỉ luật cách chức vì nguyên nhân không rõ ràng, đơn khiếu nại của thầy không được cơ quan chức năng “ngó” tới.

Phải chăng, cái mà ông GĐ sở bảo “chưa hợp tình” là đây ? Thực ra tôi nghĩ, chả có cái tình gì ở đây hết. Những người dám đấu tranh như thầy Tiên là “cái gai” trong con mắt lãnh đạo. Người ta không muốn có một nhân viên dám “ngáng” đường như thế. Cho nên họ quyết nhổ bằng được và cũng là để răn đe kẻ khác. Đấu tranh tránh đâu là thế.

Trong vụ án này, dư luận trách thầy Tiên vì một phút bức xúc mà tàn độc với cấp trên và đồng nghiệp, nhưng ngẫm lại cũng phải trách cả những người nắm quyền lực trong tay mà hành xử thiếu công tâm.

Muốn ngăn chặn, diệt trừ cái ác thì phải xây dựng một môi trường làm việc minh bạch và dân chủ thực sự.

————-

http://vanhoanghean.com.vn/goc-nhin-van-hoa3/dien-dan38/cai-li-va-cai-tinh

 

 

 

 

Đứng về phía ai?

Tác giả: Lan Nhi

KD: Đứng về phía … đồng tiền!  😛

Ngành điện và giá điện không phải là một trong năm nhóm vấn đề mà Ủy ban Thường vụ Quốc hội đặt ra cho Bộ trưởng Bộ Công Thương Vũ Huy Hoàng trong cuộc trả lời chất vấn hôm 1-4 vừa qua. Nhưng vấn đề này đã trở thành đáng quan tâm nhất trong cuộc đối đáp giữa các vị đại biểu với ông Hoàng, người vốn luôn đứng về phía tập đoàn Điện lực (EVN) trong tất cả các cuộc trả lời chất vấn trong ba năm gần đây. Lần này cũng không có gì khác các lần trước.

Tiếp tục đọc

Nghi án hối lộ 16 tỷ: Tất cả đều ‘trong sạch’?

Tác giả: PV (tổng hợp)

KD: Hị…hị… Vụ việc thế mà khó phết.

Đúng là bắc thang lên hỏi ông Giời/ Đưa tiền tham nhũng có đòi được không   😀

———

Đại diện Bộ Giao thông Vận tải cho biết, cơ quan này đã nhận được báo cáo giải trình của 10 cá nhân trong nghi án nhận hối lộ từ JTC. Cả 10 cán bộ đều cam kết không dính líu đến tiêu cực cũng như tiếp tay cho hành vi hối lộ, nhận tiền!

10 quan chức đều cam đoan không dính líu tiêu cực

Theo Chánh thanh tra Bộ Giao thông Vận tải Nguyễn Văn Huyện, cơ quan này đã nhận được đầy đủ báo cáo của các cá nhân tham gia dự án, kể cả các cá nhân đã chuyển công tác hoặc nghỉ hưu liên quan đến vụ việc theo đúng thời hạn.

Theo ông Huyện, “toàn bộ các báo cáo của các cá nhân đều cam kết không dính líu đến tiêu cực cũng như tiếp tay cho hành vi hối lộ, nhận tiền của Tập đoàn Tư vấn giao thông Nhật Bản (JTC)”.

Nghi án hối lộ 16 tỷ: Tất cả đều 'trong sạch'? - Ảnh 1

Nguyên Chủ tịch Tổng công ty Đường sắt Việt Nam Nguyễn Hữu Bằng – một trong số những cán bộ đã nghỉ hưu phải giải trình, cam kết không liên quan đến nghi án nhận hối lộ.

Bên cạnh đó, ông Huyên cũng cho biết đường dây nóng được Bộ Giao thông Vận tải lập ra từ ngày 27/3 đến nay vẫn chưa tiếp nhận được thông tin phản ánh, tố giác nào liên quan đến nghi án mà chủ yếu là các ý kiến khen, chê từ các hiệp hội trong ngành.

Tại buổi họp báo chiều 2/4 của Bộ Giao thông Vận tải, Thứ trưởng Nguyễn Hồng Trường tái khẳng định, hiện chưa có thông tin gì mới liên quan đến nghi án. Phía báo chí Nhật Bản cũng mới chỉ đưa tin đúng một lần.

“Mọi vấn đề chúng tôi đã thông báo, cập nhật kịp thời tới báo chí trong thời gian qua. Hai bên hiện vẫn đang trong quá trình điều tra làm rõ, khi nào có kết quả mới chúng tôi sẽ công bố ngay”, lãnh đạo Bộ Giao thông Vận tải khẳng định.

Trước đó, nhằm làm rõ các vấn đề liên quan đến nghi án nhận hối lộ, ngày 26/3 vừa qua, Bộ Giao thông Vận tải đã yêu cầu một số cán bộ, công chức thuộc diện Bộ quản lý phải làm báo cáo giải trình về việc thực hiện chức trách, nhiệm vụ được giao trong quá trình triển khai thực hiện dự án đường sắt đô thị Hà Nội (tuyến số 1) giai đoạn 1.

Trong số 10 cán bộ phải giải trình có cả một số cán bộ đã nghỉ hưu, bao gồm cả nguyên Thứ trưởng Lê Mạnh Hùng; nguyên Chủ tịch Hội đồng Thành viên Tổng công ty Đường sắt Việt Nam Nguyễn Hữu Bằng và ông Hà Khắc Hảo, nguyên Phó vụ trưởng Vụ Kế hoạch – Đầu tư, Bộ Giao thông Vận tải.

Hiện chưa thu thập được thông <a class=

tin mới liên quan đến nghi án hối lộ 16 tỷ đồng của cán bộ ngành đường sắt từ nhà thầu JTC.” />

Hiện chưa thu thập được thông tin mới liên quan đến nghi án hối lộ 16 tỷ đồng của cán bộ ngành đường sắt từ nhà thầu JTC.

Ngoài ra còn có 4 cá nhân khác bị tạm dừng công tác để báo cáo giải trình, trong đó có 2 phó tổng giám đốc Tổng công ty Đường sắt Việt Nam là ông Ngô Anh Tảo và Trần Quốc Đông cùng với ông Trần Văn Lục, Giám đốc Ban Quản lý dự án đường sắt (Cục Đường sắt Việt Nam) và ông Nguyễn Văn Hiếu, Giám đốc Ban Quản lý các dự án đường sắt (Tổng công ty Đường sắt Việt Nam) cũng đã bị tạm dừng công tác trong vòng 15 ngày.

Chờ Chính phủ công bố kết quả

Chiều 2/4, bộ GTVT đã tổ chức họp báo về nghi án hối lộ 16 tỷ từ nhà thầu JTC Nhật Bản. Tại đây, thứ trưởng Nguyễn Ngọc Đông cho biết, hiện chưa thu thập được thông tin mới liên quan đến nghi án hối lộ 16 tỷ đồng của cán bộ ngành đường sắt từ nhà thầu JTC.

“Toàn bộ những vấn đề quan tâm tới nhà thầu JTC đã được đề cập tại hai thông cáo báo chí mà Bộ GTVT gửi cho các cơ quan thông tấn báo chí vào ngày 24 và 29/3”, thứ Trưởng Đông cho biết.

Trong khi đó, trả lời báo giới Thứ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Hồng Trường cho rằng, vấn đề này có liên quan đến hai nước Việt Nam và Nhật Bản. Vụ việc này báo chí Nhật Bản chỉ đưa tin duy nhất một lần, còn chúng ta lại đưa tin rất nhiều trong thời gian qua.

Nghi án hối lộ 16 tỷ: Tất cả đều 'trong sạch'? - Ảnh 2

Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc trực tiếp phụ trách vấn đề này.

Theo thứ trưởng Trường, đây là việc mà cơ quan chức năng cả hai nước sẽ phải bắt tay vào làm. Hiện vẫn chưa có thông tin gì mới, nên vẫn phải chờ kết quả của cả hai bên.

“Biết được tầm quan trọng, Thủ tướng Chính phủ đã giao cho Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc trực tiếp phụ trách vấn đề này. Do vậy các cơ quan báo chí chờ đợi sau khi có kết quả, Chính phủ sẽ thông tin chính thức”, ông Trường cho biết.

Hôm qua, ngày 3/4, Ủy ban hỗn hợp Việt – Nhật đã họp lần 1 tại Hà Nội để trao đổi thông tin xung quanh nghi án và thảo luận những biện pháp phòng chống trong thời gian tới bao gồm cả biện pháp phòng chống tái phát và thảo luận về đề xuất sửa đổi cơ chế, chính sách nhằm ngăn ngừa, hạn chế tiêu cực trong các dự án ODA.

————–

http://www.nguoiduatin.vn/nghi-an-hoi-lo-16-ty-tat-ca-deu-trong-sach-a128538.html