Chủ tịch nước yêu cầu xét xử nghiêm vụ dùng nhục hình

Tác giả: TTXVN- TL

KD: Rất hoan nghênh ý kiến chỉ đạo này của người đứng đầu đất nước. Đó không phải chỉ là sự công bằng của mọi công dân trước pháp luật, mà còn là sự răn đe, và GD cách ứng xử  của một số cán bộ, nhân viên trong lực lượng “công cụ bảo vệ luật pháp, bảo vệ xã hội” này. Việc thực thi pháp luật không  có nghĩa là coi tính mạng người dân nhẹ như… lông hồng!

Bởi nếu vậy, thì xã hội sẽ không thể yên ổn, khi lòng dân bỗng trở  nên bất an.

Nhưng, vậy thì Tòa án ND t/p Tuy Hòa (Phú Yên) có cần… rút kinh nghiệm gì không? Khi đã xét xử một vụ án mà dư luận xã hội vô cùng bất bình, phản ứng trước sự “cầm cân nảy mực” thiếu cả… cân lẫn mực này?

Theo Thông tấn xã Việt Nam, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang vừa có ý kiến yêu cầu xét xử nghiêm vụ án 5 công an dùng nhục hình tại TP Tuy Hòa, Phú Yên.

Đại diện gia đình nạn nhân và các bị cáo tại phiên tòa – Ảnh: D.Thanh

Theo bản tin này, vừa qua, các phương tiện thông tin đại chúng đề cập đến việc Tòa án Nhân dân thành phố Tuy Hòa (tỉnh Phú Yên) mở lại phiên tòa sơ thẩm xét xử 5 bị cáo nguyên sĩ quan công an về tội danh dùng nhục hình, gây tử vong.

Nhiều cơ quan truyền thông theo dõi phiên tòa đã nêu vấn đề về mức án tòa tuyên dành cho các bị cáo là chưa hợp lý.

Sau khi xem xét, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đã có ý kiến yêu cầu Chánh án Tòa án Nhân dân Tối cao, Viện trưởng Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao, chỉ đạo giải quyết theo đúng quy định của pháp luật và báo cáo Chủ tịch nước kết quả.

Văn phòng Chủ tịch nước đã thông báo ý kiến chỉ đạo của Chủ tịch nước đến các cơ quan pháp luật nói trên để thực hiện.

*Trước đó, chiều 3-4, TAND TP Tuy Hòa, tỉnh Phú Yên đã tuyên bản án dành cho 5 bị cáo nguyên là sĩ quan công an dùng nhục hình, trong đó có 3 người chịu án giam, còn 2 người được cho hưởng án treo.

Theo bản án tuyên, có 3 bị cáo bị phạt tù giam gồm:

Bị cáo Nguyễn Thân Thảo Thành (nguyên thiếu úy, trinh sát của Công an TP Tuy Hòa): 5 năm tù giam

Bị cáo Nguyễn Minh Quyền (nguyên thiếu tá, Đội phó Đội trinh sát Phòng CSĐT tội phạm về trật tự xã hội- PC45, Công an tỉnh Phú Yên): 2 năm tù

Bị cáo Phạm Ngọc Mẫn (nguyên thượng úy, cán bộ Công an TP Tuy Hòa): 1 năm 6 tháng tù giam

Hai bị cáo được kết án tù nhưng cho hưởng án treo là:

Nguyễn Tấn Quang (nguyên thiếu tá, Đội phó Đội điều tra tội phạm về trật tự xã hội Công an TP Tuy Hòa): 1 năm 3 tháng tù, cho hưởng án treo

Đỗ Như Huy (nguyên trung úy, cán bộ Công an TP Tuy Hòa): 1 năm tù, cho hưởng án treo.

Theo bản án, Hội đồng xét xử nhận định tất cả các bị cáo đều phạm tội “dùng nhục hình” đối với anh Ngô Thanh Kiều (SN 1982, ở xã Hòa Đồng, huyện Tây Hòa, tỉnh Phú Yên) khiến anh này tử vong như truy tố của Viện KSND TP Tuy Hòa.

Bản án cho rằng việc tuyên mức án trên là đã xem xét nhiều tình tiết giảm nhẹ cho các bị cáo.

Án cũng tuyên buộc các bị cáo phải chịu trách nhiệm bồi thường dân sự cho gia đình bị hại 99 triệu đồng, có trách nhiệm cấp dưỡng cho hai con nhỏ của anh Kiều mỗi tháng 575.000 đồng/tháng.

———–

http://tuoitre.vn/Chinh-tri-Xa-hoi/602067/chu-tich-nuoc-yeu-cau%C2%A0xet-xu-nghiem-vu-dung-nhuc-hinh.html

 

 

 

Kết luận vụ hiệu phó ĐH Bách khoa bị tố đạo văn

Tác giả: Chi Mai- Văn Chung

Bộ GD-ĐT vừa công bố kết luận vụ việc công dân tố cáo ông Nguyễn Cảnh Lương – hiệu phó Trường ĐH Bách khoa Hà Nội “có dấu hiệu đạo văn và không trung thực của một nhà giáo và đã sao chép lại gần như 100% của rất nhiều nội dung luận án của PGS.TS. Đặng Văn Khải”.

Tố cáo đúng một phần

Bộ GD-ĐT cho biết đã lập tổ xác minh tố cáo để thu thập, phân tích, đánh giá các thông tin, tài liệu, chứng cứ.

Trong phần phân tích, đánh giá thông tin, tài liệu, chứng cứ, Bộ GD-ĐT nêu rõ: Kết quả Luận án chủ yếu tập trung tại Chương 1, mục 3.1, 3.2 của Chương 3. Tại Chương 2, mục 3.3, mục 3.4 Chương 3 Luận án của ông Lương có nhiều đoạn sử dụng lập luận tương tự như lập luận trong luận án của PGS.TS Đặng Văn Khải, tuy nhiên các đối tượng nghiên cứu của hai luận án là khác nhau.

ĐH Bách khoa
Phó Hiệu trưởng Trường ĐH Bách khoa Hà Nội Nguyễn Cảnh Lương

Hội đồng chấm luận án, PGS.TS Đặng Văn Khải đều đã biết Luận án của ông Nguyễn Cảnh Lương có sử dụng phương pháp lập luận tương tự trong Luận án của PGS.TS Đặng Văn Khải nhưng vẫn đánh giá cao giá trị của Luận án. Hội đồng chấm Luận án đã có lưu ý ông Lương về việc nhắc tới công trình của PGS.TS Đặng Văn Khải trong Luận án.

Ông Lương có liệt kê luận án của PGS.TS Đặng Văn Khải tại danh mục tài liệu tham khảo nhưng đã không thực hiện việc trích dẫn theo đúng quy định tại các nội dung có tham khảo theo cách làm của PGS.TS Đặng Văn Khải trong Luận án. Thiếu sót, khuyết điểm này trước hết thuộc về ông Nguyễn Cảnh Lương đặc biệt là khi đã được Hội đồng chấm Luận án lưu ý nhưng đã không thực hiện đúng.

Trường ĐH Bách khoa (bộ phận quản lý đào tạo sau đại học), Vụ Sau đại học – Bộ GD-ĐT cũng có thiếu sót, khuyết điểm không phát hiện được việc ông Lương chưa thực hiện trích dẫn theo đúng quy định, chưa thực hiện đúng kết luận của Hội đồng chấm luận án cấp cơ sở mà vẫn tiến hành các thủ tục cho ông Lương bảo vệ luận án trước Hội đồng chấm luận án cấp nhà nước.

Bộ cũng đã đề nghị Hội đồng chức danh giáo sư ngành toán thành lập Hội đồng xác minh luận án tiến sĩ của ông Nguyễn Cảnh Lương.

Hội đồng Chức danh Giáo sư ngành toán đánh giá là kết quả luận án của ông Nguyễn Cảnh Lương chủ yếu tập trung ở chương 1, đáp ứng yêu cầu của luận án tiến sĩ về toán. Tuy có những thiếu sót, sai phạm trong trình bày ở luận án nhưng chưa đến mức đặt vấn đề xem xét thu hồi học vị tiến sĩ hoặc miễn nhiệm chức danh phó giáo sư của tác giả luận án…

Từ những kết quả thu thập, phân tích thông tin, tài liệu, Bộ GD-ĐT kết luận nội dung tố cáo là đúng một phần.

Kết luận cũng khẳng định, ông Nguyễn Cảnh Lương không che giấu nguồn gốc tài liệu tham khảo khi đã liệt kê Luận án của PGS.TS Đặng Văn Khải tại danh mục tài liệu tham khảo của Luận án. Hội đồng chấm luận án, PGS.TS Đặng Văn Khải đều đã biết Luận án của ông Nguyễn Cảnh Lương có sử dụng lập luận trong luận án của PGS.TS Đặng Văn Khải nhưng chỉ lưu ý việc trích dẫn và vẫn đánh giá tốt về giá trị luận án. Hội đồng Chức danh giáo sư ngành toán sau khi so sánh hai luận án vào thời điểm năm 2014 cũng đồng quan điểm này; vì vậy, không đủ cơ sở để kết luận ông Nguyễn Cảnh Lương không trung thực.
Không thu hồi học vị tiến sĩ

Từ những phân tích trên, Bộ GD-ĐT cho rằng ý kiến của Hội đồng chức danh giáo sư về Toán “không có cơ sở để kết luận tác giả luận án thiếu trung thực” và “chưa đến mức đặt vấn đề xem xét thu hồi học vị tiến sĩ” là có cơ sở chấp nhận”.

Bộ GD-ĐT yêu cầu ông Nguyễn Cảnh Lương liệt kê các nội dung trong Luận án có sử dụng lập luận của PGS.TS Đặng Văn Khải, của các tác giả khác và bổ sung trích dẫn theo đúng quy định; Thực hiện các thủ tục cần thiết để đính kèm các nội dung bổ sung trích dẫn trong bản Luận án đang được lưu giữ tại Thư viện Quốc gia và tại các thư viện khác, báo cáo Bộ GD-ĐT trước ngày 2/6/2014.

Có bản kiểm điểm trách nhiệm cá nhân đối với việc có nhiều đoạn sao chép lập luận trong Luận án của PGS.TS Đặng Văn Khải (mặc dù nghiên cứu trên một đối tượng khác) nhưng không thực hiện việc trích dẫn theo đúng quy định.

Bộ trưởng Bộ GD-ĐT cũng giao Vụ Tổ chức cán bộ phối hợp với Hiệu trưởng Trường ĐH Bách khoa Hà Nội xem xét, đánh giá mức độ ảnh hưởng của vi phạm nêu trên của ông Nguyễn Cảnh Lương trong bối cảnh ông Lương đang giữ chức vụ Phó Hiệu trưởng để đề xuất biện pháp xử lý phù hợp.
Đồng thời, Vụ Giáo dục Đại học Rà soát, tham mưu việc sửa đổi, bổ sung Quy chế đào tạo thạc sỹ, tiến sỹ; quy định chặt chẽ trách nhiệm của cơ sở đào tạo, của hội đồng chấm luận văn, luận án và chế tài xử lý vi phạm đối với hành vi sao chép luận văn, luận án….

Ngoài ra, Bộ trưởng Bộ GD-ĐT cũng giao Hiệu trưởng Trường Đại học Bách khoa Hà Nội xem xét, xử lý theo quy định của pháp luật đối với các cán bộ, viên chức thuộc quyền quản lý liên quan đến việc thực hiện các thủ tục cho ông Lương bảo vệ luận án trước Hội đồng chấm luận án cấp nhà nước khi chưa thực hiện đầy đủ kết luận của Hội đồng chấm luận án cấp cơ sở.

Đề nghị Đảng ủy Khối các trường ĐH, CĐ Hà Nội xem xét, đánh giá mức độ ảnh hưởng của vi phạm nêu trên của ông Nguyễn Cảnh Lương trong bối cảnh ông Lương đang giữ chức vụ Bí thư Đảng ủy Trường Đại học Bách khoa để có biện pháp xử lý phù hợp.

———–

http://vietnamnet.vn/vn/giao-duc/169591/ket-luan-vu-hieu-pho-dh-bach-khoa-bi-to-dao-van.html

 

 

Bản nhạc cực hay từ tiếng… vỗ mông

Tác giả:

KD: Chít cười. Sau khi thưởng thức ẩm thực, mời bạn đọc cùng thưởng thức bản nhạc cực hay từ tiếng… vỗ mông,  mà bạn bè iu quý của mình vừa gửi cho… nghe.

Hoặc nghe nhạc trước rùi ẩm thực sau cũng được  😀

Tội nhất là hai cái mông ở trước mặt nhạc công, bị vỗ nhiều nhất  😀  😳

Clip này không tải được lên giao diện. Xin lỗi bạn đọc. Mời bạn đọc nhấp chuột vào đường link vậy

http://vietnamnettv.vn/ban-nhac-cuc-hay-tu-tieng-vo-mong-a20140405133623907-c104.html

 

29 món canh súp hấp dẫn nhất Châu Á

Tác giả:
KD: Hôm nay, nghỉ ngày lễ Giổ Tổ Hùng Vương. Có lẽ vì thế, bạn bè iu quý gửi cho mình những món ẩm thực hấp dẫn. Mình thấy thú vị quá. Mời bạn đọc thưởng thức  😀
Trang tin tổng hợp buzzfeed gần đây đã đưa ra danh sách 29 món canh súp hấp dẫn nhất Châu Á, trong đó Việt Nam cũng góp mặt với 3 món phở, canh chua cá cùng bún ăn nhanh.
 
Súp thịt lợn cay và mù tạt xanh

Súp cà ri bí ngô, chanh, cốt dừa
Mì Udon tươi mát từ Nhật Bản
Mì sườn Hàn Quốc
Bún ăn nhanh đơn giản của Việt Nam
Một loại mì cà ri xanh của Thái Lan
 

Súp tôm sả và cốt dừa Thái Lan
Gà Khao Soi (Lào, Thái Lan)
Mì ramen và tương Miso – Nhật Bản
Súp hải sản cay – Hàn Quốc
 

Cà ri Laska – Singapore
 

Mì Miso với nấm và rau tươi
Cà ri xanh với súp lơ và tỏi tây
Mo Gu Miantiao Tang – Mì nấm Trung Quốc
Milagu Rasam – Canh cà chua nấu cay kiểu Ấn Độ
Canh chua cá – Việt Nam
Canh trứng
Súp đậu Chickpea, tương cà chua và cốt dừa
Cháo bắp cải, nấm chua ngọt
Canh chua Philippine
Súp cốt dừa

 

 

 

” Chiều” của Hồ Dzếnh

Tác giả: Đào Dục Tú

KDĐời người, rồi ai cũng có “Chiều”, và đời người, ai cũng có một buổi chiều, nhiều buổi chiếu để thương nhớ nhặt khoan…

Đọc bài này, mình phải đi tìm bản nhạc Chiều của tác giả Hồ Dzếnh, với mong muốn tìm thấy một bản phối khí theo tiết tấu vũ điệu tango, nhưng không thấy.  Có thể mình nhầm. Nhưng những câu thơ và ngữ điệu bài Chiều được tác giả đưa ra, viết ra với những xúc cảm riêng, lại cho mình cảm nhận về một bản nhạc tango nhịp nhàng, du dương và tiết tấu sang trọng

Khi tâm hồn con người thanh cao, thì thi tứ đưa người đọc tới vẻ đẹp không phải của cõi thực…

Cảm ơn tác giả Đào Dục Tú  😀

Nhắc đến tác giả Hồ Dzếnh (1916-1991 ) không phải độc giả văn chương Việt nào cũng biết tường tận. Bởi lẽ ông xuất hiện và định danh tên tuổi của mình ở làng văn làng báo từ đầu thập niên 40 thế kỷ trước với hai tập, một truyện ngắn “Chân trời cũ” và một thơ “Quê ngoại”. Nhưng ông không đứng ở văn đoàn, văn phái nào nổi tiếng thời đó, ví như Tự Lực Văn Đoàn chẳng hạn.

Nguồn: Trên mạng

Vả lại sau thời Nhân Văn Giai Phẩm “cáo chung trong thực tế” tác giả đã gần như bị văn đàn “lỡ quên”. Thứ nữa, ông là người Việt gốc Hoa, trong máu huyết của mình trộn lẫn dòng Hoa thuộc cha, dòng Việt thuộc mẹ và điều quan trọng hơn có lẽ bởi văn thơ ông hình như tiềm ẩn sâu thẳm một nỗi buồn nhân thế nên không dễ để người đời thẩm định nhanh chóng được chăng?

Tiếp tục đọc

Bệnh gout có thể kiểm soát được

 Tác giả: Việt Hà

KD: Bạn bè mình có nhiều người bị bệnh Gout. Tình cờ  hôm nay mới đọc được bài viết này. Xin đăng lên đây để bạn đọc gần xa có thêm kiến thức và cách phòng trị.

Bệnh gout, một dạng bệnh khớp, đang trở nên rất phổ biến trong những năm gần đây ở nhiều nước trên thế giới. Đây là bệnh gây khó chịu trong sinh hoạt hàng ngày của người  bệnh nhưng hoàn toàn có thể được kiểm soát bằng thuốc và chế độ ăn hợp lý.

Tại sao bị gout?

Đối với những người đã bị bệnh gout hay ở Việt Nam còn gọi là bệnh gút hay bệnh thống phong, một trong những câu hỏi thường được đặt ra là tại sao tôi bị gout. Câu trả lời thường gặp là do chế độ ăn nhiều protein, và vì vậy bệnh này thường được coi là bệnh của nhà giàu. Nhưng đó chỉ là quan điểm phổ biến trước kia. Với những thông tin và nghiên cứu khoa học mới, giờ đây người ta đã hiểu hơn về những yếu tố khiến một người có thể bị bệnh gout cũng như cách điều trị để kiểm soát bệnh tốt hơn.

Bệnh gout là một dạng bệnh khớp đã được phát hiện từ hơn 2000 năm về trước. Lúc mới được phát hiện người ta thường coi bệnh này là bệnh của vua chúa vì thường chỉ có nhà giàu ăn nhiều thịt cá mới hay bị mắc bệnh. Giờ đây căn bệnh đã trở nên phổ biến ở nhiều nơi trên thế giới và nó đã không còn bị coi là bệnh của nhà giàu nữa, mặc dù chế độ ăn đóng góp một phần vào những triệu chứng của bệnh.

Tiếp tục đọc

Khai tử cha mẹ để nhận “tuất một cục”

Tác giả: Thành An

KD: Kinh hoàng luôn về con người, và những kẻ gọi là “con” trong vụ này. Họ không biết rằng xưa nay, tội bất hiếu bao giờ cũng là tội số 1, lớn nhất trong vô vàn thứ tội mà con người có thể mắc phải chăng? Khi cha mẹ họ thật sự nằm xuống, những kẻ này sẽ khóc cha mẹ họ thế nào nhỉ?

Còn hôm nay, xã hội phải “khóc” cho cha mẹ họ, ngay cả khi cha mẹ họ còn sống.

——-

Chuyện vô tiền khoáng hậu này xảy ra ở huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An. Để được nhận trợ cấp tử tuất một lần với số tiền hàng chục, thậm chí hàng trăm triệu đồng, một số người đang tâm khai tử cha mẹ mình để trục lợi.

Bà Hồ Thị Mau (xã Hợp Thành, huyện Yên Thành, Nghệ An – ảnh trái) được khai đã chết khi vẫn còn khỏe mạnh và bà Võ Thị Mợi (xã Nghi Trung, huyện Nghi Lộc, Nghệ An) cho hay bà không biết gì về việc con dâu làm – Ảnh: Thành An

Luật bảo hiểm xã hội (BHXH) quy định người lao động tham gia đóng BHXH đủ 15 năm trở lên chưa hưởng BHXH một lần; người đang hưởng lương hưu; người lao động chết do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; người hưởng trợ cấp tai nạn lao động, tai nạn nghề nghiệp hằng tháng với mức suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên… khi chết thì thân nhân (theo quy định) được hưởng chế độ tử tuất hằng tháng.

Trong trường hợp không còn thân nhân hưởng trợ cấp hằng tháng thì được hưởng chế độ tử tuất một lần, hay còn gọi là “tuất một cục”. Vì thế mới có chuyện khai tử cả người đang sống…

Được con cho “chết”

Cô Nguyễn Thị Lệ Thanh, giáo viên Trường THCS thị trấn Quán Hành (huyện Nghi Lộc), bị bạo bệnh qua đời. Bà Hồ Thị Mau, mẹ chồng cô Thanh (hiện trú tại xã Hợp Thành, huyện Yên Thành) là người được hưởng trợ cấp tử tuất hằng tháng.

Thế nhưng trên hồ sơ lại thể hiện bà Mau đã chết nên gia đình xin được hưởng chế độ tử tuất một lần với số tiền hơn 98 triệu đồng.

Chúng tôi tìm về xóm 5, xã Hợp Thành để gặp bà Hồ Thị Mau. Bà nói: “Tôi không nhận bất kỳ chế độ gì của con dâu cả, chỉ có tiền tuất của chồng tôi, mỗi tháng 460.000 đồng mà thôi. Tôi cũng không biết việc con trai khai là tôi chết để nhận tiền tuất một lần của vợ nó”.

Anh Đỗ Hữu Vinh, con trai bà Mau, hiện trú tại khối 3, thị trấn Quán Hành, không hề chối cãi việc anh khai mẹ mình chết để nhận chế độ tử tuất một lần.

“Phải làm như thế thì người ta mới cấp tiền cho một lần” – anh Vinh giải thích. Anh Vinh cũng tiết lộ: “Khi làm hồ sơ, người ta nói muốn lấy tiền một lần thì phải khai bà chết rồi”. “Người ta là ai?” – tôi hỏi. Anh Vinh từ chối trả lời: “Tôi không thể nói được”.

Ở xã Nghi Ân (TP Vinh), bà Nguyễn Thị Như (tên thường gọi là bà Văn) đang sống khỏe mạnh ở xóm Kim Tân nhưng cũng được khai là đã chết.

Bà Như có con dâu là Hoàng Thị Thành (trú tại xã Nghi Hưng, Nghi Lộc) qua đời, thay vì bà được người nhà làm chế độ trợ cấp hằng tháng, họ lại khai bà chết để nhận chế độ một lần với số tiền lên đến 130 triệu đồng.

Ngoài bản khai theo mẫu của cơ quan bảo hiểm, ông Phạm Xuân Văn, con trai bà Như, còn “chu đáo” làm cả bản sao giấy chứng tử cho mẹ mình.

Trao đổi với chúng tôi, ông Văn nói: “Do hoàn cảnh gia đình túng quẫn nên tôi tự ý làm việc này, thật tình không ai muốn làm giấy khai tử khi mẹ đang sống”.

Cũng như ông Văn, bà Cù Thị Thành, cán bộ phòng tài vụ Bệnh viện Đa khoa huyện Nghi Lộc, “khai tử” cho cả mẹ ruột và mẹ chồng.

Theo bà Thành, chồng bà là ông Nguyễn Trung Trực, cán bộ Công ty Quản lý đường sắt Nghệ Tĩnh, bị bệnh nặng qua đời. Do hoàn cảnh khó khăn nên bà phải nhờ người đi xin bản sao giấy chứng tử của mẹ đẻ và mẹ chồng nhằm hoàn chỉnh hồ sơ tử tuất một lần để lãnh số tiền gần 98 triệu đồng.

Bà cho biết bản sao giấy chứng tử cho mẹ mình thì xin ở phường Nghi Hương, thị xã Cửa Lò, còn giấy cho mẹ chồng, xin ở xã Đức Lập, huyện Đức Thọ (Hà Tĩnh).

Bà Nguyễn Thị Hảo – phó chủ tịch Hội phụ nữ xã Nghi Trung (Nghi Lộc) – khai bố mẹ chồng là ông Nguyễn Xuân Phác và bà Võ Thị Mợi chết để nhận hơn 87 triệu đồng tiền tử tuất, khi chồng bà là ông Nguyễn Xuân Nông qua đời.

Bà Hảo cho rằng thấy nhiều người khai như thế để làm chế độ nên đã xin phép bố mẹ chồng cho bà khai hai người đã chết. Tuy nhiên, bà Võ Thị Mợi lại khẳng định không hề biết gì về việc con dâu làm.

Khi ông Nguyễn Đình Nhuần ở xã Nghi Khánh qua đời, cô Nguyễn Thị Hảo – giáo viên Trường tiểu học Nghi Tân, thị xã Cửa Lò – đến UBND xã Nghi Khánh xin xác nhận bản khai hưởng chế độ tử tuất.

Phần khai về nghề nghiệp của bà Phùng Thị Tuyết (mẹ cô Hảo), thân nhân hưởng trợ cấp, để trống. Sau khi chủ tịch xã ký xác nhận vào bản khai, cô Hảo mới điền thêm vào hai chữ “đã chết” để được nhận gần 100 triệu đồng chế độ tử tuất.

Tại xã Nghi Thạch, hai bà Hoàng Thị Tấn và Hoàng Thị Dực, mẹ đẻ và mẹ vợ ông Nguyễn Ngọc Phúc đang sống sờ sờ, cũng được khai đã chết để gia đình hưởng chế độ “tuất một cục”.

Có sự tiếp tay?

Ông Phạm Huy Thông, chủ tịch UBND xã Nghi Ân, thừa nhận: “Đúng là tôi có ký bản sao giấy chứng tử cho bà Nguyễn Thị Như, tên thường gọi là bà Văn. Nhưng là do cán bộ tư pháp tham mưu, trình lên ký, còn mình không thể biết hết được. Cán bộ tư pháp có giải trình do thấy ông Phạm Xuân Văn, con trai bà Như, trực tiếp đi làm giấy tờ nên tin là bà đã chết”.

Tương tự, ông Đậu Khắc Trung, phó chủ tịch UBND phường Nghi Hương, người cấp bản sao giấy chứng tử cho bà Nguyễn Thị Hồng, mẹ vợ ông Nguyễn Trung Trực, nói: “Cán bộ tư pháp tham mưu, trình ký thì mình ký thôi”.

Chủ tịch UBND xã Nghi Trung Phan Thế Hưng, người chứng tờ khai cho bà Nguyễn Thị Hảo, nói: “Tôi không đọc hồ sơ nên không biết nội dung, tôi tin chị Hảo là phó chủ tịch Hội phụ nữ xã nên ký”.

Dù ký xác nhận vào tờ khai của thân nhân, trong đó có nội dung mẹ đẻ và mẹ vợ của ông Nguyễn Ngọc Phúc đều đã chết để gia đình hưởng chế độ tử tuất một lần, nhưng ông Đặng Thế Hưng – phó chủ tịch UBND xã Nghi Thạch – vẫn một mực nói: “Tôi chỉ ký vào tờ khai chứ không ký giấy khai tử cho người đang sống”.

Trong khi đó, ông Hoàng Anh Sơn – cán bộ BHXH huyện Nghi Lộc, người tiếp nhận và để “lọt lưới” các hồ sơ vi phạm nói trên – lại khẳng định: ông không hướng dẫn, bày vẽ cho ai khai sai lệch hồ sơ để trục lợi tiền BHXH, nguyên nhân do thiếu sâu sát nên không phát hiện những thông tin thiếu trung thực trên hồ sơ xin hưởng trợ cấp một lần.

Không thu hồi được, chuyển cơ quan điều tra

Kết quả kiểm tra xác minh của Bảo hiểm xã hội (BHXH) Nghệ An cho thấy chỉ riêng huyện Nghi Lộc có 19 trường hợp giải quyết hưởng chế độ tử tuất một lần sai quy định. Tổng số tiền bị chiếm hưởng lên tới hơn 1,6 tỉ đồng, trong đó người nhiều nhất lĩnh 177 triệu, người ít nhất 18,6 triệu.

BHXH Nghệ An nhận định việc khai man hồ sơ để hưởng chế độ tử tuất và việc UBND cấp xã cấp giấy chứng tử cho người còn sống là hành vi vi phạm pháp luật về BHXH. 19 hồ sơ giải quyết sai quy định phải bị hủy bỏ.

Giám đốc BHXH huyện Nghi Lộc được giao tổ chức kiểm điểm lãnh đạo và các cá nhân liên quan trong việc giải quyết chế độ tử tuất một lần đối với 19 hồ sơ hưởng sai chế độ. Đồng thời có phương án thu hồi số tiền 1,6 tỉ đồng từ các thân nhân của đối tượng, nộp vào quỹ BHXH. Thời gian thu hồi chậm nhất đến ngày 30-4 phải hoàn tất. “Nếu không thu hồi được thì chuyển hồ sơ sang cơ quan điều tra để xử lý theo quy định của pháp luật” – kết luận của BHXH Nghệ An nêu.

T.A. – Đ.TR.

 

Chiêu “lách” qua mặt cơ quan chức năng

Trưởng ban thực hiện chính sách bảo hiểm xã hội (Bảo hiểm xã hội VN) Điều Bá Được cho biết do chênh lệch tiền tuất trợ cấp một lần với trợ cấp hằng tháng khá cao (đặc biệt trường hợp người qua đời có thời gian đóng bảo hiểm xã hội dài và lương cao), nên có rất nhiều chiêu lách luật để qua mặt cơ quan nhà nước, cố tình khai gian không còn người thân phải nuôi dưỡng để nhận tiền tuất một lần.

Theo một chuyên gia của Bảo hiểm xã hội VN, quy định hiện hành nếu người qua đời có tham gia bảo hiểm xã hội, có con hoặc cha mẹ, người thân phải nuôi dưỡng thì người thân gồm cha mẹ đẻ, cha mẹ vợ, vợ hoặc chồng, con sẽ được hưởng trợ cấp theo hai hình thức: trợ cấp một lần hoặc trợ cấp hằng tháng. “Do chênh lệch giữa hai hình thức này cao, ví dụ như con dưới 18 tuổi đang đi học thuộc diện nhận trợ cấp hằng tháng, nhưng nếu cháu 17 tuổi rồi thì thời gian nhận trợ cấp rất ngắn, chênh lệch quá lớn so với diện trợ cấp một lần, vậy mới có hiện tượng lách luật. Đây là vấn đề nảy sinh do thiết kế chính sách chưa hợp lý, để xảy ra chênh lệch lớn giữa số tiền đóng và số tiền hưởng, các gia đình nhận thức số tiền trợ cấp là trích từ lương người thân của mình đã qua đời nên họ có quyền nhận. Khi thiết kế chính sách bảo hiểm xã hội, cần xem lại quy định này để vừa quản lý chặt chẽ quỹ, vừa đảm bảo quyền của người lao động”- chuyên gia này cho biết.

LAN ANH

——————–

http://tuoitre.vn/Chinh-tri-Xa-hoi/602021/khai-tu-cha-me-de-nhan-tuat-mot-cuc.html

 

 

 

World Bank không cho Việt Nam vay tiền làm ASIAD

Tác giả: Mai Thùy (tổng hợp)

“Chắc chắn, chúng tôi sẽ không cho VN vay tiền để xây sân vận động. Vai trò của chúng tôi không phải ở chỗ ấy…”

Ngày 7/4, tại Hà Nội, trong lễ công bố báo cáo cập nhật tình hình kinh tế vùng Đông Á và Thái Bình Dương, lãnh đạo cao cấp của World Bank (Ngân hàng Thế giới) tại Việt Nam đã khẳng định sẽ không cho Việt Nam vay tiền xây sân vận động phục vụ ASIAD 18.

Bà Victoria Kwakwa – Giám đốc quốc gia World Bank tại Việt Nam nói: “Chắc chắn, chúng tôi sẽ không cho Việt Nam vay tiền để xây sân vận động. Vai trò của chúng tôi không phải ở chỗ ấy.
 
Và tôi cũng nghĩ rằng, chắc chắn Chính phủ Việt Nam cũng không đề nghị World Bank vay tiền để xây dựng sân vận động cho ASIAD.

Tại Việt Nam đang có nhiều ý kiến tranh cãi về điều này nhưng người ngoài cuộc như chúng tôi không muốn bình luận sâu thêm”.
 
Bà Kwakwa nói tiếp: “Tôi cho rằng, Chính phủ Việt Nam sẽ đưa ra quyết định đúng nhất. Các bạn là báo chí, thay mặt cho người dân và nếu các bạn không thích Việt Nam đăng cai vì các khó khăn, thì các bạn cũng nên lên tiếng. Nhưng World Bank sẽ không cho vay để làm ASIAD”.

Tiếp tục đọc

Vụ dùng nhục hình: Nhiều điểm cần phải xét lại

Tác giả: Hồng Ngọc (ghi)

KD: Ngành tư pháp từ lâu đã có quá nhiều tiêu cực.  Chưa kể trình độ nghiệp cụ điều tra, quá trình tố tụng vi phạm ngay chính những quy định của pháp luật… mà ngay cả nhân cách, lương tâm, trách nhiệm khi hành nghề cũng là một vấn đề rất đáng đặt ra. Chưa có cuộc điều tra bài bản nào của báo chí tìm ra sự ‘ăn tiền” , mà chỉ thỉnh thoảng đưa tin chánh án này, thấm phán nọ ăn hối lộ. Có thật là chỉ một vài người như thế không?

Nói cải cách Tư pháp- đặt ra từ lâu- nhưng cải cách như thế nào, một khi quốc nạn tham nhũng kinh tởm như hiện nay không bị diệt trừ.

————

“Kết quả xử lý của các cơ quan tố tụng có nhiều dấu hiệu của việc bỏ lọt tội phạm, bỏ lọt người phạm tội, mức hình phạt quá nhẹ, không tương xứng với tính chất, mức độ của hành vi phạm tội; thẩm quyền truy tố, xét xử chưa hợp lý”, Phó Chủ nhiệm UB Tư pháp QH Lê Thị Nga nói.

LTS: Vụ án 5 cán bộ công an TP Tuy Hòa, tỉnh Phú Yên đánh chết nghi can Ngô Thanh Kiều vừa được đưa ra xét xử. Kết quả điều tra, truy tố, xét xử gây nhiều bức xúc trong dư luận. Trao đổi với Tuần Việt Nam, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Quốc hội Lê Thị Nga cho hay, “kết quả xử lý của các cơ quan tố tụng có nhiều dấu hiệu của việc bỏ lọt tội phạm, bỏ lọt người phạm tội, mức hình phạt quá nhẹ, không tương xứng với tính chất, mức độ của hành vi phạm tội”.

Bà Lê Thị Nga phân tích cụ thể bảy vấn đề quanh vụ việc này.

Tại thời điểm hiện nay, dù chưa có trong tay Bản án sơ thẩm, nhưng qua theo dõi thông tin trên báo chí, trao đổi với một số người tham gia tố tụng và một số người có thẩm quyền ở địa phương trực tiếp theo dõi phiên tòa, đối chiếu với các quy định của pháp luật, chúng tôi thấy nhiều bức xúc của dư luận cử tri là có căn cứ.

Kết quả xử lý của các cơ quan tố tụng và nhất là cáo trạng, diễn biến tại phiên tòa, nội dung tuyên án sơ thẩm của TAND Thành phố Tuy Hòa có nhiều dấu hiệu của việc bỏ lọt tội phạm, bỏ lọt người phạm tội, mức hình phạt quá nhẹ, không tương xứng với tính chất, mức độ của hành vi phạm tội; thẩm quyền truy tố, xét xử chưa hợp lý.

nhục hình, công an, tòa án, tội phạm, xét xử
Thân nhân nạn nhân Ngô Thanh Kiều tại phiên tòa. Ảnh: VietNamNet

Về những dấu hiệu của việc bỏ lọt người, lọt tội

Có căn cứ rõ ràng của việc những người có thẩm quyền của Công an Tuy Hòa đã bắt, giữ người trái pháp luật – Điều 123 BLHS (bắt người không có lệnh, bắt vào ban đêm không thuộc trường hợp bắt khẩn cấp, quả tang,  bắt truy nã). Tội phạm đã hoàn thành, không có căn cứ pháp lý để khẳng định “chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự” như kết luận của VSKND và TAND Thành phố Tuy Hòa. Về trách nhiệm, ông Lê Đức Hoàn – Phó Trưởng Công an Thành phố Tuy Hòa, Trưởng Ban chỉ đạo chuyên án 312T và những cán bộ tham gia vào việc bắt anh Kiều phải bị xem xét trách nhiệm hình sự về hành vi này.

Với trách nhiệm là Phó trưởng Công an Thành phố Tuy Hòa – Trưởng Ban chuyên án, trực tiếp phân công cán bộ cấp dưới thực hiện nhiệm vụ điều tra nhưng ông Hoàn không quản lý, giám sát, kiểm tra cán bộ điều tra để xẩy ra hậu quả đặc biệt nghiêm trọng là chết người, hành vi này có đủ dấu hiệu của tội “Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng” (Điều 285 BLHS). Việc VKSND, TAND Thành phố Tuy Hòa đánh giá hành vi này “chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự” là thiếu căn cứ.

Ngoài ra, có thông tin cho biết ông Hoàn là người chỉ đạo toàn bộ chuyên án, có mặt tại phòng xét hỏi nhưng không ngăn cản việc dùng nhục hình, để xảy ra hậu quả nghiêm trọng. Nếu thông tin này được kiểm chứng là đúng thì ông Hoàn còn có dấu hiệu đồng phạm của  tội “Dùng nhục hình”.

Các nội dung này cần được kiểm tra, làm rõ.

Về việc xác định tội danh

Các thông tin cho biết anh Ngô Thanh Kiều bị bắt từ 3h sáng ngày 15/3/2013, bị bỏ đói (xét nghiệm tử thi không có thức ăn trong dạ dày), bị các cán bộ công an dùng dùi cui đánh với 72 vết thương trên người dẫn đến tử vong. Các tội danh cần được đặt ra để xem xét có thể là: Giết người; Cố ý gây thương tích; Cố ý gây thương tích trong thi hành công vụ; Dùng nhục hình.

Dư luận cử tri, các thẩm phán, luật sư và các chuyên gia luật có nhiều kiến nghị cho rằng: việc xác định tội danh như tuyên án của TAND Thành phố Tuy Hòa là chưa chính xác. Chúng tôi đề nghị cơ quan tố tụng cần phải phân tích kỹ hành vi của các bị cáo, căn cứ vào Bộ luật hình sự để xác định đúng tội danh. Đặc biệt lưu ý là trong trường hợp này, có nhiều căn cứ cho thấy việc bắt anh Kiều là trái pháp luật và anh Kiều chưa bị khởi tố bị can.

Theo pháp luật hiện hành, đối với cơ quan tố tụng, hoạt động tiền tố tụng có thể được bắt đầu từ giai đoạn xử lý tin báo, nhưng đối với công dân, lúc này anh Kiều vẫn là công dân bình thường, hoạt động điều tra tố tụng chưa có hiệu lực đối với người chưa có quyết định khởi tố bị can, đó mới chỉ là hoạt động xác minh.

nhục hình, công an, tòa án, tội phạm, xét xử
Phó CN Ủy ban Tư pháp QH Lê Thị Nga

Trong khi đó, tội “Dùng nhục hình” chỉ áp dụng đối với chủ thể đặc biệt là người có thẩm quyền được giao, được phân công nhiệm vụ tiến hành hoạt động điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án. Đây là điểm mà cơ quan tố tụng cần hết sức lưu ý khi xác định hành vi của các cán bộ công an trên có thỏa mãn các dấu hiệu cấu thành cơ bản của tội “Dùng nhục hình” hay không?

Đáng lưu ý là, theo thông tin cho biết: hiện hồ sơ và lời khai tại phiên tòa cũng cho thấy: không có sự phân công bằng văn bản các cán bộ công an trên thực hiện nhiệm vụ điều tra, xác minh đối với anh Kiều, do đó cần làm rõ các cán bộ này có phải là người thực hiện công vụ không? Bản án chưa thuyết phục được công luận về điểm này. Cấp phúc thẩm cần phải kiểm tra, xác định rõ.

Có hay không có đồng phạm trong việc dùng nhục hình gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng?

Qua phản ánh cho thấy: nội dung tuyên án chưa đánh giá một cách khách quan và chính xác có hay không có đồng phạm trong việc dùng nhục hình gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng dẫn đến việc xác định khung hình phạt và mức án tuyên cho các bị cáo thiếu thuyết phục.

Thông tin cho biết: duy nhất bị cáo Thành bị truy tố ở Khoản 3 Điều 298 (phạm tội gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng), còn các bị cáo khác chỉ bị truy tố ở khoản 1 với mức hình phạt nhẹ. Nếu xác định có đồng phạm thì tất cả những bị cáo này đều phải chịu trách nhiệm về hậu quả cuối cùng là gây chết người và đều phải bị truy tố ở khoản 3 Điều 298 BLHS, chỉ có thể cá thể hóa hình phạt qua xác định vai trò của các bị cáo.

Nhưng theo nội dung cáo trạng và nội dung tuyên án được phản ánh thì hành vi của bị cáo Thành và hành vi của các bị cáo khác được xác định như những hành vi phạm tội độc lập, mỗi bị cáo hành động độc lập và chịu trách nhiệm về riêng hành vi của mình.

Điều này là chưa thuyết phục. Bởi sẽ là bất hợp lý khi bắt một người vào trụ sở Công an Thành phố Tuy Hòa – một cơ quan công quyền, sau đó từng cán bộ công an một, mỗi người dùng dùi cui đánh nhiều cái vào người anh Kiều lên đến tổng thể 72 vết thương cho đến chết nhưng không có đồng phạm. Việc xác định có hay không có đồng phạm sẽ ảnh hưởng lớn đến xác định khung hình phạt của từng bị cáo. Vấn đề này cần phải làm rõ.

Đối với 5 cán bộ công an, cần phải xác định rõ người nào được giao nhiệm vụ xác minh vụ án (lưu ý việc giao  này phải theo đúng trình tự thủ tục quy định). Nếu những người không có chức trách, nhiệm vụ mà tự ý vào đánh anh Kiều thì phải xác định rõ tội danh là “Giết người” hoặc “Cố ý gây thương tích” chứ không thể là tội “Dùng nhục hình” – tội gắn với chủ thể đặc biệt là người có thẩm quyền trong hoạt động điều tra.

Về mức hình phạt đối với các bị cáo

Bà Lê Thị Nga cho hay, bà đã gửi kiến nghị đến lãnh đạo cơ quan hữu quan (Viện trưởng VKSNDTC, Chánh án TANDTC) đề nghị chỉ đạo kiểm tra và xử lý theo thẩm quyền.

Kiến nghị cũng đã được gửi đến ông Nguyễn Xuân Phúc -Phó Thủ tướng Chính phủ, Phó Trưởng Ban chỉ đạo cải cách tư pháp Trung ương; Ông Nguyễn Bá Thanh – Trưởng Ban nội chính Trung ương; Bà Lê Thị Thu Ba – Phó Trưởng ban thường trực Ban chỉ đạo cải cách tư pháp Trung ương để biết và xử lý theo thẩm quyền.

Cả phía gia đình bị hại và dư luận cho rằng, với tính chất, mức độ và hậu quả của hành vi phạm tội của các bị cáo, tác động đối với dư luận và ảnh hưởng nghiêm trọng đến lòng tin của người dân đối với hoạt động tư pháp và uy tín của Nhà nước thì các mức án đã tuyên là nhẹ, thiếu nghiêm minh (bị cáo Thành chỉ bị tuyên ở mức thấp nhất của khung hình phạt tại khoản 3 Điều 298 BLHS, 1 bị cáo bị phạt 2 năm tù, 1 bị cáo bị phạt 1 năm 6 tháng tù và hai bị cáo được cho hưởng án treo).

Cần phải kiểm sát bản án để xác định tính đúng đắn của các mức hình phạt đã tuyên.

Về giám định pháp y

Theo thông tin cho biết: Anh Kiều bị 72 vết thương tích. Kết quả giám định cho thấy: Phần lớn các cơ quan nội tạng bị tổn thương như não, tim, phổi, gan, thận, dạ dày, ruột non, ruột già, tinh hoàn… bị xung huyết, xung huyết các tạng cấp tính và phù não cấp. Nhưng nguyên nhân chết lại được cơ quan giám định pháp y xác định là do chấn thương sọ não.

Nhiều ý kiến cho rằng: Kết luận nguyên nhân chết như vậy là có dấu hiệu chưa chính xác, ảnh hưởng đến việc xác định tội danh của các bị cáo, gây bất bình cho gia đình bị hại và công luận. Chúng tôi đề nghị cấp phúc thẩm làm rõ tình tiết này, nếu có căn cứ nghi ngờ tính chính xác của Kết luận giám định thì cần thiết phải trưng cầu giám định lại ở cơ quan giám định khác theo quy định.

Về thẩm quyền xử lý vụ án

Với nội dung quyết định khởi tố của vụ án thì việc Cơ quan điều tra của VKSNDTC tiến  hành điều tra là đúng thẩm quyền. Tuy nhiên, đến giai đoạn truy tố và xét xử, do tính chất nghiêm trọng và phức tạp của vụ án, nên việc để VKSND và TAND Thành phố Tuy Hòa truy tố và xét xử là không hợp lý.

Để đảm bảo khách quan cho hoạt động xét xử, trong trường hợp này, TAND tỉnh Phú Yên cần căn cứ khoản 2 Điều 170 Bộ luật tố tụng hình sự lấy vụ án lên để xét xử.

Về thủ tục tố tụng

Tại phiên tòa và trên báo chí, các luật sư cho rằng việc xét xử có nhiều dấu hiệu vi phạm thủ tục tố tụng. Điều này cần được VKSND kiểm sát theo thẩm quyền để đảm bảo tính đúng đắn và nghiêm minh của pháp luật.

Như vậy, rõ ràng, kết quả điều tra, truy tố, xét xử vụ án trên có tác động lớn đến dư luận xã hội, gây phản ứng mạnh mẽ trên các phương tiện thông tin đại chúng.

Trong bối cảnh Đảng và Nhà nước ta đang đẩy mạnh cải cách tư pháp, xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, để đảm bảo pháp luật được chấp hành công bằng và nghiêm minh, góp phần khôi phục và củng cố lòng tin của người dân đối với hoạt động của các cơ quan tư pháp, chúng tôi kiến nghị: Vụ án này cần phải được sớm kháng nghị theo trình tự phúc thẩm để làm sáng tỏ các nội dung nêu trên và có câu trả lời thỏa đáng cho công luận

————

http://vietnamnet.vn/vn/tuanvietnam/169549/vu-dung-nhuc-hinh–nhieu-diem-can-phai-xet-lai.html

 

 

Vụ Cát Tường, dùng nhục hình và chặng đường gian nan

Tác giả: Đinh Thế Hưng (Viện Nhà nước và Pháp luật, Viện Hàn lâm KHXH Việt Nam)

KD: Một bài viết hay, am hiểu chuyên môn và cả thực tiễn. Công lý đương nhiên không phải là pháp luật. Công lý tựa như… chân lý, như mục tiêu, mà pháp luật chỉ là công cụ thực hiện để đi tới mục tiêu đó. Nhưng lâu nay, người ta “nhất thể hóa” pháp luật chính là công lý, cũng như có tâm lý người ta “nhất thể hóa” cá nhân họ là “chân lý”,  trong khi chính họ cũng chỉ là con người với đầy đủ tham- sân -si, để rồi sẵn sàng quy kết tư tưởng người khác là phản động, nếu thấy ý kiến phản biện khác với mình.

Pháp luật chỉ là công cụ, được thực hiện bởi những con người cụ thể. Những con người đó, tốt xấu, hay dở, học vấn cao thấp, liêm chính hay tham nhũng… phụ thuộc vào quá trình đào tạo, tự đào tạo, vào năng lực, phẩm cách chính họ. Họ đại diện cho Pháp luật chứ không đại diện cho Công lý.

Tất cả những vụ việc đó cho thấy con đường đến với công lý nhiều quanh co, khúc khuỷu, mà nếu không có niềm tin thì người ta rất dễ bỏ cuộc.

>>Nhiều điều lộ ra sau phiên tòa gây phẫn nộ

>> Án oan, ép cung và “dê tế thần”

Pháp luật không có công lý- Pháp luật bạo tànCông lý không có pháp luật- Công lý yếu đuối

(Pascal – luật gia La mã)

Năm công an Tuy Hòa dùng nhục hình đánh chết người vô tội, nhưng chỉ chịu mức án khiến dư luận bàng hoàng và thất vọng. Trước đó, vụ án oan động trời Nguyễn Thanh Chấn đã được giải quyết về phương diện hình sự. Nhưng ông Chấn vẫn chưa thể dừng chân trên con đường tiếp cận công lý để đòi bồi thường cho 10 năm tù oan.

Còn gia đình chị Huyền trong vụ Cát Tường đang phấp phỏng chờ ngày công lý lên tiếng với vụ án hiếm có trong lịch sử tố tụng: có người chết nhưng không tìm thấy xác… Các bị hại trong vụ siêu lừa Huyền Như vẫn đang chờ mong công lý trong phán quyết về bồi thường.

V.v,…

Tất cả những vụ việc đó cho thấy con đường đến với công lý nhiều quanh co, khúc khuỷu, mà nếu không có niềm tin thì người ta rất dễ bỏ cuộc.

án oan, dùng nhục hình, công an, Tuy Hòa, chánh án, Thanh Chấn, Huyền Như, tếp cận công lý, quyền con người, tư pháp
Vụ án thẩm mỹ Cát Tường đến nay vẫn chưa tìm được xác nạn nhân

Công lý có đồng nghĩa với pháp luật?

Công lý, khái niệm tưởng như câu cửa miệng, hóa ra không đơn giản. Người phương Tây quan niệm công lý là một khái niệm triết lý, pháp luật, đạo đức đặt ra trên cơ sở tôn trọng pháp luật và sự công bằng. Công lý là thái độ, cách ứng xử tôn trọng chân lý và tự do của người khác, thái độ này có nguồn gốc bẩm sinh và phổ biến trong ý thức mỗi con người.

John Rawls, nhà triết học người Mỹ, viết trong cuốn Luận thuyết về công lý rằng: Công lý là đức hạnh thứ nhất cho các định chế xã hội, cũng như chân lý là của các hệ thống tư tưởng. Một lý thuyết dù có lộng lẫy đến đâu nhưng nếu nó sai thì phải bị bác bỏ, cũng như luật pháp và định chế có hoàn chỉnh đến đâu cũng cần phải dẹp bỏ nếu nó là bất công.

Theo quan niệm của người châu Phi, công lý là sự ứng xử phù hợp với truyền thống của tiền nhân. Ở Ấn Độ, người Hindu coi công lý là sự tôn trọng và chấp nhận trật tự, đẳng cấp trong xã hội. Còn giáo lý đạo Ki-tô thì cho rằng công lý là sự công bằng, liêm khiết, sự phán quyết công minh phù hợp với pháp luật, và trên hết là phù hợp với lề luật thiên chúa và luật tự nhiên.

Nhưng công lý có khi không đồng nghĩa với pháp luật. Xét xử đúng pháp luật không có nghĩa ở đâu, khi nào cũng đã là công lý. Pháp luật chỉ là phương tiện chứa đựng công lý và quan tòa là người chuyển tải công lý đó đến với xã hội.

Việc nhận thức ở đâu, bao giờ pháp luật cũng là công lý sẽ dẫn đến hai hệ lụy:

– Nhiều người nhận thức rằng tòa áp dụng luật tức là đã thực thi công lý trong trường hợp pháp luật không thể hiện công lý hoặc không được áp dụng và giải thích trên tinh thần công lý.– Trói tay chính tòa án, khiến họ không có quyền sáng tạo luật khi pháp luật còn thiếu sót hoặc yên tâm xử đúng pháp luật là đã đảm bảo công lý.

Chính vì thế, ngồi tại hội đồng xét xử ở VN có Hội thẩm nhân dân, ở Mỹ có bồi thẩm đoàn. Họ chính là hiện thân của cuộc sống sinh động bên ngoài, là sự bổ khuyết tuyệt vời cho pháp luật mà dù cố gắng đến đâu cũng không theo kịp cuộc sống.

Hiến pháp 2013 tại điều 102 có sửa đổi quan trọng, khi khẳng định tòa án có nhiệm vụ không chỉ bảo vệ pháp luật mà còn bảo vệ  công lý. Thẩm phán không chỉ là “bộ luật” lạnh lùng, khô khan và cứng nhắc, mà còn phải là con người đúng nghĩa và toàn diện nhất. Biết đau với những nỗi đau của đồng loại.

Trong trường hợp vụ án dùng nhục hình ở Tuy Hòa, có thể các quan tòa khẳng định mình đã xử đúng luật. Thế  nhưng bản án 3 năm án treo cho những bị cáo đánh chết người khiến những ai có lương tâm không thể im lặng, thì liệu đã phải là công lý?

án oan, dùng nhục hình, công an, Tuy Hòa, chánh án, Thanh Chấn, Huyền Như, tếp cận công lý, quyền con người, tư pháp
Vợ và hai con nhỏ của nạn nhân Ngô Thanh Kiều. Ảnh: Duy Thanh/TTO

Tiếp cận công lý là quyền  con người

Vấn đề thực thi công lý của tòa án gắn liền với việc đảm bảo quyền tiếp cận công lý của người dân. Bởi một lẽ rất tự nhiên: khi có tranh chấp, không tự hòa giải được, người ta phải tìm đến tòa án để phân giải đúng sai; khi có vi phạm pháp luật, tòa án là nơi cuối cùng để xử lý trách nhiệm trên cơ sở công lý.

Để tiếp cận được với công lý, người dân cần phải được biết và có khả năng để biết công lý nằm ở đâu? Đến với công lý bằng con đường nào và phương tiện gì?…

Khác với nhà nước chuyên chế, công lý nằm trong tay kẻ cai trị chuyên quyền và độc đoán, trong nhà nước pháp quyền, tiếp cận công lý là quyền của người dân và nghĩa vụ của nhà nước. Công lý chỉ tồn tại và thực thi trong nhà nước pháp quyền khi người ta được tự do, bởi cơ sở của công lý phải được đặt trên nền tảng quyền cơ bản của con người.

Chúng ta đang tiến hành cải cách tư pháp trong bối cảnh xây dựng nhà nước pháp quyền của dân, do dân, vì dân mà trọng tâm là cải cách hệ thống tòa án. Mục đích của cải cách tư pháp không nằm ngoài việc đảm bảo cho tòa án thực thi công lý. Để đạt được mục đích này, việc bảo đảm quyền tiếp cận công lý cho người dân là hết sức quan trọng

Quyền tiếp cận công lý (L’access à la justice) đã được long trọng ghi nhận trong Công ước quốc tế về quyền con người. Có thể nói các quyền trong tư pháp hình sự chỉ gói gọn trong quyền tiếp cận công lý.

Quyền tiếp cận công lý được thể hiện ở các nội dung: Quyền trợ giúp pháp lý, quyền giáo dục đào tạo pháp luật, quyền được biết thông tin pháp luật và một hệ thống tư pháp công bằng và hiệu quả đảm bảo quyền xét xử công bằng:

Pháp luật là nơi công lý hiện diện và tòa án là nơi thực thi công lý. Tuy nhiên, tiếp cận với hệ thống pháp luật, với tòa án không phải ai cũng có năng lực cá nhân, tài chính và điều kiện sống giống nhau. Những người nghèo, người sống ở vùng khó khăn, người khuyết tật… không thể tiếp cận công lý nếu nhà nước không có biện pháp trợ giúp pháp lý cho họ. Chính vì vậy, quyền tiếp cận công lý bao gồm quyền được trợ giúp pháp lý của những người yếu thế trong xã hội.

Muốn tiếp cận công lý một cách dễ dàng, người dân phải có trình độ hiểu biết nhất định về pháp luật. Vì vậy, quyền được giáo dục, đào tạo pháp luật là một yếu tố của quyền tiếp cận công lý.

Đảm bảo quyền tiếp cận thông tin pháp luật là một nội dung của quyền tiếp cận công lý, nó đòi hỏi sự tham gia của người dân trong quá trình xây dựng, thông qua luật, quyền tiếp cận các văn bản pháp luật và đòi hỏi pháp luật phải công khai, minh bạch, dễ truy cập.

Công lý chỉ nằm trên giấy và trợ giúp pháp luật, giáo dục, đào tạo pháp luật, v.v… sẽ không có ý nghĩa nếu không có hệ thống tư pháp độc lập, hiệu quả. Tòa án với tư cách cơ quan thực hiện quyền tư pháp cũng là nơi công lý được thực thi. Điều đó giải thích tại sao khi nói đến công lý, người ta nghĩ ngay đến tòa án.

Đường nhọc nhằn

Nhìn vào hệ thống pháp luật, trong đó có pháp luật hình sự, người ta thấy Việt Nam đã, đang và cam kết tiếp thu những giá trị tiến bộ và văn minh nhân loại được ghi nhận trong các công ước quốc tế về quyền con người. Các hành vi xâm phạm quyền con người đã được điều chỉnh ở mức độ cao nhất bằng luật hình sự.

Người bị tình nghi có quyền bất khả xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, được đảm bảo quyền bào chữa và ở mức độ nào đó, cả quyền im lặng không phải đưa ra chứng cứ chống lại chính mình… Những điều này đã được quy định hoặc cụ thể, hoặc thấp thoáng trong luật Việt Nam.

Thế nhưng, nửa đêm nhân viên công quyền ở Tuy Hòa vẫn xông vào nhà bắt người, giam giữ trái pháp luật và dùng nhục hình tra tấn. Tội giết người quy định cụ thể thế nhưng ông Chấn vẫn kêu oan và bị oan thật…

Hóa ra công lý đang nằm trong pháp luật của chúng ta nhưng để tiếp cận với công lý lại thật nhọc nhằn và gỡ bỏ những trở ngại, những rào cản để con đường tiếp cận công lý thông thoáng hơn, để công lý như mưa rào tưới mát những người đang kháo khát nó.

————

 http://vietnamnet.vn/vn/tuanvietnam/169483/vu-cat-tuong-dung-nhuc-hinh-va-chang-duong-gian-nan.html