Chỉ có ở VN: Tập đoàn thế giới ‘cò cử’… quan huyện

Tác giả: Nguyễn Đình Lương (Nguyên Trưởng đoàn đàm phán HĐTM Việt Nam – Hoa Kỳ)

KD: Ô, một bài viết thẳng thắn, rất hay. Luật chơi của thế giới hội nhập rất sòng phẳng. Nhưng vì thế không thể mập mờ kiểu đầu kinh tế thị trường, đuôi định hướng XHCN. Nhưng nếu để được công nhận kinh tế thị trường, thì gắn với nó là cải cách thể chế. Và pháp luật thượng tôn.

Mà điều này, lại rất ”’đụng chạm” tới ý thức hệ tư tưởng. Và sẽ đụng chạm tới xin- cho, tức  về bản chất, là đụng chạm tới  các nhóm lợi ích. Quả là bài toán thách đố không nhỏ!

Hay nhất còn là câu này: Thực hiện xong những cam kết trong TPP Việt Nam đàng hoàng có một nền kinh tế thị trường, không cần phải áo the khăn xếp đi lạy xin ai công nhận cho Việt Nam có nền kinh tế thị trường.

——-

Tình trạng các tập đoàn thế giới đến đây chủ yếu ngồi cò cử với quan tỉnh, quan huyện, và quan trên… chỉ có ở Việt Nam.

Sẽ không có  “bữa đại tiệc” cho Việt Nam

Vấn đề tác động của các Hiệp định thương mại tự do thế hệ mới đối với Việt Nam: cơ hội và thách thức là vấn đề lớn, mới mẻ.

Rõ ràng, kinh tế toàn cầu hóa đang lan chảy một cách mau lẹ và đang kết nối gần như tất cả các nền kinh tế trên thế giới lại với nhau dưới những chiếc gậy thần của các Tập đoàn xuyên quốc gia.

Tổ chức thương mại thế giới WTO ra đời ngày 1/1/1995, nay đã cơ bản hoàn thành sứ mệnh của nó là phá nát và dọn sạch những hàng rào bảo hộ, tạo ra một sân chơi thoáng cho nền kinh tế thế giới. Làm xong sứ mệnh đó, WTO đang trở thành một câu lạc bộ có thành phần quá đa dạng và phức tạp, không thể tìm được sự thống nhất để thiết kế một khung pháp lý mới rộng hơn, sâu hơn cho nền kinh tế toàn cầu hóa. Vòng đàm phán Doha dậm chân tại chỗ, coi như bế tắc.

Trong hoàn cảnh đó người ta phải phá rào, tách ra đi tìm những chỗ chơi thông thoáng, tự do hơn và từ đó các Hiệp định mậu dịch tự do FTA, song phương và khu vực được cổ vũ.

TPP, hội nhập, Nguyễn Đình Lương, kinh tế, đàm phán, FTA,  WTO, tập đoàn quốc tế, tự do thương mại, kinh tế thị trường, thượng tôn pháp luật
Ảnh minh họa

Chỉ người… giàu bàn chuyện hội nhập

Các FTA đang được cổ vũ ở đâu?

Người châu Phi da đen chưa muốn nghe chữ FTA, họ đang bận lo cơm áo hàng ngày, những người nói tiếng Ả rập chưa có thì giờ bàn chuyện FTA, họ đang mắc kẹt trong những câu chuyện về “Mùa xuân Ả-rập”. Hăng hái bàn FTA chủ yếu ở khu vực người giàu, muốn giàu nhanh, đặc biệt ở Bắc Mỹ rồi đến châu Âu, châu Á.

FTA có những loại nào?

FTA có những dạng khác nhau, mức độ và phạm vi cam kết khác nhau tùy thuộc vào trình độ phát triển và ý đồ chiến lược của các nước tham gia. Hiện tại đã có một số loại sau.

Loại FTA có mức độ cam kết thấp hơn, phạm vi hẹp hơn như các FTA mà ASEAN ký với các đối tác Trung Quốc, Ấn Độ, Nhật Bản, Hàn Quốc, v.v… Ở đây người ta tập trung chủ yếu là giảm bỏ thuế XNK mở cửa thị trường cho hàng hóa tự do lưu thông, các lĩnh vực khác như đầu tư, dịch vụ, Sở hữu trí tuệ, v.v… phạm vi cam kết hoặc rất hạn chế hoặc chung chung ít ràng buộc.

Loại FTA cam kết ở mức cao hơn, chặt chẽ hơn, bền vững hơn, đó chủ yếu là các FTA song phương mà Hoa Kỳ đã ký với các nước, Canada, Austraylia, Singapore, Chi Lê, Hàn Quốc. Ở đây cam kết rất rộng, rất sâu, cả thương mại, dịch vụ, đầu tư, sở hữu trí tuệ, mua sắm công, có cả cam kết doanh nghiệp quốc doanh và môi trường, lao động. Đây có thể coi là FTA thế hệ mới.

Nếu đàm phán kết thúc, có lẽ Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương TPP sẽ là dạng FTA mới nhất, hiện đại nhất, có mức độ cam kết sâu rộng nhất, có những quy định chặt chẽ nhất.  TPP đang được gọi là “Hiệp định thế hệ mới”; “Hiệp định của thế kỷ 21”; là “Câu lạc bộ của những người tự do kinh tế chủ nghĩa”. Nó là sân chơi của những người giàu.

Lãnh đạo Đảng và Nhà nước Việt Nam đã rất dũng cảm quyết định vào chơi ở sân chơi đẳng cấp này. Cái ước mơ “sánh vai các cường quốc năm châu” của người Việt có thể được nhen nhóm từ đây nếu chúng ta thành công trong cuộc chơi này.

Không thể đi nhặt bóng cho người khác chơi gôn

Cho đến lúc này, Việt Nam chưa tham gia FTA thế hệ mới. Mỹ chưa đàm phán FTA song phương với Việt Nam. Việt Nam đang đàm phán TPP. Gia nhập TPP sẽ được coi là Việt Nam tham gia FTA thế hệ mới. Do đó xin phép chủ yếu phân tích tác động của TPP vào Việt Nam.

Với kết cấu nội dung và thành phần tham gia, TPP mang đậm màu sắc địa chính trị, những tác động của nó không chỉ tăng trưởng thương mại tức thời, mà sẽ tác động lâu dài, sâu sắc, vào thể chế, vào con đường phát triển, vào đường lối chính sách của Việt Nam. Những tác động nêu sau đây là những tác động lâu dài và sẽ là cơ hội nếu chúng ta xử lý tốt, và cũng là thách thức nếu chúng ta xử lý không thành công.

Tác động thứ nhất, TPP sẽ tạo sức ép tinh thần và pháp lý để Việt Nam xây dựng một nền kinh tế thị trường có sức cạnh tranh.

Sân chơi TPP là sân chơi của những nước có nền kinh tế thị trường có sức cạnh tranh cao, rất cao, là những quốc gia có nền kinh tế mở, rất mở, đặc biệt là Hoa kỳ, Nhật Bản, Canada, Australia, Singapore… Trong bảng xếp hạng năng lực cạnh tranh các nền kinh tế thế giới, các nước này luôn đứng đầu bảng.

Cuộc chơi trong TPP là cuộc chơi trên nền tảng toàn cầu hóa mà các quốc gia này là những quốc gia đã chuẩn bị đầy đủ nhất, tốt nhất, sẵn sàng nhất để khai thác các lợi thế của toàn cầu hóa.

Không có chuyện chiếc bánh lợi ích sẽ được chia đều cho tất cả những ai ngồi trên mâm toàn cầu hóa. Anh nào mạnh, anh nào giỏi sẽ giành phần hơn. Việt Nam phải có nền kinh tế thị trường có sức cạnh tranh mới mong được phần lợi lộc. Nếu không giỏi, không mạnh anh sẽ chỉ là người đi nhặt bóng cho người ta chơi gôn. Việt Nam cũng không thể đứng mãi ở vị trí áp chót trong chuỗi giá trị toàn cầu, phát triển chủ yếu dựa vào lao động cơ bắp.

Những quy định rất chặt chẽ trong Hiệp định TPP nói lên rằng tất cả những cái gì không phải là kinh tế thị trường, thì phải xóa bỏ bằng hết. Điều đó có nghĩa là nó sẽ tác động vào cả thể chế, cả cách điều hành kinh tế, quản lý xã hội và Việt Nam sẽ có sự thay đổi sâu sắc trong cách vận hành nền kinh tế của mình.

Thực hiện xong những cam kết trong TPP Việt Nam đàng hoàng có một nền kinh tế thị trường, không cần phải áo the khăn xếp đi lạy xin ai công nhận cho Việt Nam có nền kinh tế thị trường.

TPP, hội nhập, Nguyễn Đình Lương, kinh tế, đàm phán, FTA,  WTO, tập đoàn quốc tế, tự do thương mại, kinh tế thị trường, thượng tôn pháp luật

Ảnh minh họa. Nguồn: Tuổi trẻ

Tác động thứ hai: TPP sẽ tạo điều kiện và sức ép để Việt Nam xây dựng một đội ngũ doanh nghiệp mạnh.

Trong một cuộc chiến tranh, đã có bộ tham mưu giỏi, nếu không có tướng tài lính thiện chiến trên chiến trường thì cũng không có chiến thắng. Trên thương trường, chính các doanh nghiệp giỏi là những người làm nên thành công.

Kinh tế toàn cầu hóa là cuộc đua giữa các đại gia, các tập đoàn xuyên quốc gia. Các tập đoàn xuyên quốc gia nắm trong tay vốn, công nghệ, sản xuất, thị trường. Họ chi phối cả thị hiếu tiêu dùng của thế giới những người tiêu dùng. Họ chi phối cả chính sách của cả quốc gia và quốc tế. Họ đang có mặt khắp mọi nơi.  Ở Việt Nam các tập đoàn xuyên quốc gia đang triển khai các dự án lớn nhất, quan trọng nhất.

Nhà nước chỉ làm chức năng kiến tạo, Nhà nước lập khuôn khổ pháp lý cho phù hợp và tạo điều kiện cho dân, cho doanh nghiệp làm giàu cho mình và cho đất nước. Đội ngũ doanh nghiệp là bộ mặt quốc gia, là sức mạnh của nền kinh tế. Không thể có nền kinh tế mạnh mà đội ngũ doanh nghiệp yếu. Kinh tế Mỹ cũng thế, kinh tế Nhật cũng thế, kinh tế Hàn Quốc cũng thế và kinh tế nước nào cũng vậy.

Việt Nam phải có một đội ngũ doanh nghiệp mạnh mới có hy vọng thành công trong cuộc đua toàn cầu hóa. Tất nhiên không phải là Vinashin, Vinalines, cũng không phải là các đại gia chênh lệch giá đất. Các đại gia chênh lệch giá đất không có sức cạnh tranh trên thị trường thế giới vì ở đó không có chênh lệch giá đất nhờ luật pháp tù mù như ở Việt Nam. Có thể hình dung là bồi dưỡng những loại doanh nghiệp như Viettel, FPT để họ sớm trưởng thành và phải có hàng trăm, hàng ngàn, hàng vạn doanh nghiệp mạnh hơn nữa.

Cái tình trạng các tập đoàn thế giới đến đây chủ yếu ngồi cò cử với quan tỉnh, quan huyện, và quan trên… chỉ có ở Việt Nam.

Những quy định chặt chẽ trong Hiệp định TPP nhắc chúng ta nhớ rằng quyền lợi và nghĩa vụ của các nhà đầu tư nước ngoài được xác định rất rõ ràng, đảm bảo cho họ đầy đủ tự do hoạt động trong một nền kinh tế tự do, lợi ích của họ được bảo hộ tuyệt đối vững chắc.

Việt Nam phải có những người giỏi để cùng người nước ngoài khai thác thị trường trong nước và đi khai thác ở các nước đối tác TPP, các nước khác như họ đang khai thác trong nước mình. Những người đó phải là những doanh nghiệp lớn, doanh nghiệp mạnh có sức cạnh tranh trên thị trường trong nước và thị trường thế giới.

Các nghị sĩ QH sẽ phải đau đầu

Tác động thứ ba, TPP tạo cơ hội và sức ép tinh thần, sức ép pháp lý để Việt Nam củng cố một Nhà nước pháp quyền, thượng tôn pháp luật.  Ở đây có mấy việc phải làm song song.

Việc thứ nhất là phải hoàn thiện và  hiện đại hóa hệ thống pháp luật . Hầu hết các quốc gia trong TPP đều có hệ thống pháp luật hoàn thiện và hiện đại của một quốc gia phát triển.

TPP, hội nhập, Nguyễn Đình Lương, kinh tế, đàm phán, FTA,  WTO, tập đoàn quốc tế, tự do thương mại, kinh tế thị trường, thượng tôn pháp luật

có lý do gì để Việt Nam làm khác.Có một hệ thống pháp luật hoàn chỉnh và hiện đại Việt Nam mới hy vọng bảo vệ được lợi ích của mình. Nếu luật pháp không hoàn chỉnh Việt Nam sẽ rơi vào thế bất lợi, và chắc chắn luôn chịu thua thiệt.

Hoa Kỳ là quốc gia có hệ thống pháp luật hoàn chỉnh nhất hiện đại nhất. Hệ thống pháp luật của họ cũng là hành lang pháp lý vận hành nền kinh tế toàn cầu hóa, đủ mạnh để bảo vệ lợi ích nước Mỹ và công dân Mỹ ở bất cứ nơi nào, đủ mạnh để bảo vệ cho doanh nghiệp Mỹ làm giàu trên đất Mỹ và bất cứ nơi nào trên thế giới. Hoa Kỳ đang cố gắng để từng bước quốc tế hóa hệ thống luật Mỹ, trước đây thông qua WTO nay thông qua các FTA, TPP.

ĐBQH Việt Nam nhiệm kỳ 2001-2005 đã phải vô cùng vất vả đánh vật với cuộc cải tạo, sửa đổi hệ thống luật, từ kinh tế bao cấp độc quyền sang kinh tế thị trường, không phân biệt đối xử theo những cam kết trong Hiệp định thương mại (BTA) Việt Nam – Hoa Kỳ và để chuẩn bị gia nhập WTO.

Rồi đây các nghị sĩ có thể sẽ đau đầu khi luật hóa những khái niệm mới, những tiêu chuẩn mới chưa hề gặp phải mà Hoa Kỳ đang gò vào TPP. Âu đây cũng là cơ hội để ta hiện đại hóa luật pháp của ta cho thích ứng với kinh tế toàn cầu hóa.

Việc thứ hai, củng cố các tổ chức hỗ trợ tư pháp làm chỗ dựa cho các doanh nghiệp trong hội nhập: Xây dựng một hệ thống tư pháp mạnh; Xây dựng một hệ thống trọng tài mạnh; Xây dựng hệ thống các cơ quan hỗ trợ tư pháp mạnh (Hội Luật gia, Công chứng, Giám định);  Xây dựng một hệ thống thông tin pháp luật tốt;  Đào tạo đội ngũ chuyên gia pháp luật giỏi, hình thành mạng lưới các tổ chức tư vấn pháp luật giỏi (các vụ kiện quốc tế, cho đến nay Việt Nam toàn đi thuê tư vấn nước ngoài).

Nếu không có một hệ thống hỗ trợ tư pháp mạnh, các doanh nghiệp Việt Nam sẽ không thể trụ đứng được trong cuộc chơi toàn cầu, ngay chính trên đất nước mình.

Việc thứ ba, phải xây dựng bằng được “Văn hóa sống và làm việc theo pháp luật”. Người dân phải biết luật, sống theo pháp luật phải biết tôn trọng pháp luật, phải biết sợ khi làm trái luật, có ý thức tránh những việc làm trái luật.

Doanh nghiệp kinh doanh phải theo đúng luật, biết sợ biết tránh làm trái luật, phải biết loại ra khỏi đầu ý nghĩ, lòng ham muốn lách luật, trốn thuế để trục lợi. Công chức cơ quan Nhà nước phải nắm luật để hướng dẫn thi hành, phải đôn đốc kiểm tra, thường xuyên kiểm tra. Ở đâu sai người phụ trách việc đó phải xuống tận nơi xử lý (không thể lúc nào cũng lập hết ủy ban này, ủy ban nọ, đoàn kiểm tra lớn, đoàn kểm tra bé. Thế giới không làm vậy).

Cơ quan tòa án chiểu theo luật mà xử, xử đúng luật đúng người, đúng tội; không phải chờ ý kiến chỉ đạo của ông này, bà kia. Không xử oan sai, nhiều hơn xử đúng. Không xử như tòa án Tuy Hòa, Phú Yên vừa qua.

Sống và làm việc theo pháp luật là thứ văn hóa phổ cập ở khắp nơi, không có lý do gì để Việt Nam làm khác.

———–

http://vietnamnet.vn/vn/tuanvietnam/171105/chi-co-o-vn–tap-doan-the-gioi–co-cu—–quan-huyen.html

 

 

Ông lão đột tử khi nghe tin người tình 72 tuổi… có thai?

Tác giả: Theo Pháp luật VN

KD: Bi và hài. Đáng trách và đáng thương!

———–

Tình yêu giữa hai ông bà đến muộn. Oái ăm, vì ông lão một lúc tán tỉnh đến mấy bà góa khiến bà lão ghen tuông. Biết mình bị phụ tình, bà lão thông báo với cả làng rằng mình có thai, đồng thời chỉ mặt “tác giả”. Câu chuyện giật gân này có thể là một trong những nguyên nhân khiến ông lão đột tử sau đó.

Chuyện tình đến muộn

Câu chuyện bắt đầu từ việc bà Phạm Thị N. (SN 1942, ngụ xã Tiên Cảnh, huyện Tiên Phước, Quảng Nam) thấy bụng mình bỗng to lên bất thường vào cuối năm 2013. Sợ hơn nữa khi bà nhớ lại khoảng thời gian vừa qua, bà có “quan hệ” với cụ ông hàng xóm 78 tuổi.

Nghi ngờ mình có thai nhưng ban đầu bà chỉ biết im lặng, sợ sự việc bung bét, mọi người cười chê. Tuy nhiên, bà kể sau này cũng tò mò muốn biết “đứa con” mình ra sao nên lặng lẽ đến phòng khám siêu âm. Bác sĩ cho biết bà chỉ bị sỏi thận, ứ dịch dẫn đến chướng hơi, bụng phình to.

đột tử, 72 tuổi, có thai, Tiên Phước, Quảng Nam
Bà N. đã khiến dư luận địa phương xôn xao vì câu chuyện “giật gân” của mình

Bà lão vẫn nghi ngờ bác sĩ chẩn đoán sai, nên tiếp tục tìm đến Trung tâm Y tế huyện để khám. Cũng như lần trước, kết quả siêu âm lần hai cho thấy bà chỉ bị sỏi thận.

Dù đã qua hai lần khám, siêu âm, bà lão vẫn chưa thấy thật sự yên tâm với các bác sĩ “tuyến dưới” nên một lần nữa thuê taxi xuống TP.Tam Kỳ (Quảng Nam), vào Bệnh viện Đa khoa tỉnh kiểm tra. Tương tự những lần trước, các bác sĩ nói tới nói lui để cho bà hiểu rõ bệnh tình sỏi thận mà lo cách chữa chạy, tuyệt nhiên không có thai nhi nào đang thành hình cả.

Sự việc đã rõ, nhưng mâu thuẫn từ đây mới bắt đầu. Về nhà, bà lão bắt gặp người tình đang tình tứ cười đùa với bà lão khác 73 tuổi. Bà N. bực tức, không giấu giếm nữa, gặp ai cũng tuyên bố: “Ổng ấy mà bỏ tao, tao đem con bỏ vô nhà chứ giỡn!”.

Ông Đoàn Hiên, trưởng thôn 7B kể lại, lúc đó nghe bà lão nói, nhiều người mới xúm lại hỏi chuyện và được bà “thành thật bật mí”: “Ổng lấy (ý nói quan hệ tình dục – PV) tao 2 lần rồi”.

Bà minh chứng bằng việc chỉ vào cái bụng đã lùm lùm (tất nhiên là vì sỏi thận chứ không phải có thai). Từ đó, câu chuyện bà lão có thai với ông lão nhanh chóng lan truyền khắp nơi.

Chưa dừng lại, bà lão tìm gặp và bắt ông lão “phải chịu trách nhiệm về cái thai trong bụng tôi”. Bà còn thách thức: “Nếu ông không chịu nhận “con”, tui đẻ xong, đem ra giữa làng kiện ông”.

Bà tiếp tục tìm sang nhà “tình địch’” lớn tiếng: “Bà đừng có giành bồ của tui nghe”. Bà lão kia đáp lại: “Chị vô nhà ổng mà đẻ, đừng nói chuyện ni với tôi”.

Người trong cuộc đột tử

Một ngày giữa tháng 2/2014 vừa qua, trong một bữa tiệc gia đình, ông lão đột nhiên lên cơn co giật, tử vong.

Người tình đã qua đời, đến nay bà lão vẫn khăng khăng không phải mình đặt điều mà hoàn toàn nghĩ mình có thai thật nên mới công khai chuyện này để níu tình. Thậm chí bà vẫn cứ lo lắng, sợ mình sinh con ra mà “cha nó” đã chết.

Kể về mối tình muộn, bà lão 72 tuổi cười móm mém: “Cũng do duyên số thôi”. Ngày xưa, ông lão từng rất yêu bà N.. Nhưng khi ấy trái tim bà lại chỉ dành cho người chồng (đã qua đời từ lâu – PV).

Chồng bà làm nghề lái đò trên sông Tiên, đưa đón người từ dưới xuôi lên huyện miền núi Trà My và ngược lại. Vào một trận lũ lụt năm 1980, không may người chồng chèo đò vì cứu người đã chết đuối, bỏ lại bà với một đứa con.

Bà thương chồng nên không nghĩ đến chuyện đi bước nữa mà ở vậy nuôi con. Hơn 30 năm sau, con trai bà cũng đã lớn và lập gia đình. Tuy bà vẫn ở với con nhưng vì công việc, chúng đi suốt ngày khiến thân già chỉ biết bầu bạn với xóm làng.

Cũng trong thời gian này, vợ ông lão kia mất, ông sống cùng con cháu, làm nghề bẫy chim rừng. Một ngày giữa tháng 2/2013, tình cờ “tình cũ không rủ mà tới” khi kẻ góa chồng, người mất vợ gặp lại nhau trong khu vườn nhà bà khi ông lão đi bẫy chim ở đây.

Mối tình già của họ kéo dài đúng một năm. Trong khoảng thời gian đó, cả hai vẫn lẳng lặng giấu kín con cháu, xóm giềng…mãi cho đến khi xuất hiện “kẻ thứ ba”.

“Người thứ ba” trong vụ việc này nói gì?

Bà lão 74 tuổi này cho biết, bà mất chồng từ nhiều năm nhưng ở vậy nuôi con, sống gần nhà ông lão. Hơn một năm nay, thi thoảng ông lão cũng qua lại nhà bà để chuyện trò giải khuây.

đột tử, 72 tuổi, có thai, Tiên Phước, Quảng Nam
Kết quả siêu âm cho thấy bà lão không có thai mà bụng to do bị sỏi thận, ứ dịch

Mối quan hệ của bà chỉ dừng lại mức độ đó. “Ổng đã có tiếng là chuyên đi đến hết vườn nhà này, nhà kia nên thường buông lời trêu ghẹo các bà, các cô, nhất là mấy bà góa trong làng…. Tôi cũng vậy, nhiều lần bị ổng tán tỉnh, bỡn cợt, song tôi không thèm chấp”, bà lão cho biết.

“Gần 80 tuổi, già cả, sức tàn lực kiệt khiến ông ấy không thể chịu đựng được cú sốc do bà N. gây ra, nên đã mất sau đó không lâu. Thế nhưng cũng phải nhìn tới, nhìn lui, nếu ông ấy không trăng hoa, giữ ý tứ thì đã không đến nỗi phải đột tử như thế” – bà lão 74 tuổi nhận xét.

——–

http://vietnamnet.vn/vn/xa-hoi/171256/ong-lao-dot-tu-khi-nghe-tin-nguoi-tinh-72-tuoi–co-thai-.html

 

 

Nhóm người TQ tấn công cửa khẩu, cướp súng

Tác giả: Hoàng Sang- Nguyễn Biên

KD: Một vụ việc rất đáng chú ý và theo dõi.

———–

Trong khi chờ làm thủ tục, bất ngờ một số người đã lao vào cướp súng AK của một nhân viên an ninh và xả đạn.

Thông tin ban đầu cho biết, khoảng 12h10 ngày 18/4, lực lượng an ninh cửa khẩu Bắc Phong Sinh (xã Quảng Đức, huyện Hải Hà, Quảng Ninh) phát hiện 16 người Trung Quốc đang tìm cách nhập cảnh trái phép vào Việt Nam nên đã giữ lại.

Trong khi chờ làm thủ tục, bất ngờ một số người đã lao vào cướp súng AK của một nhân viên an ninh và xả đạn.

Ngoài các đối tượng cướp súng, có 3 phụ nữ cũng sử dụng dao đe dọa lực lượng làm nhiệm vụ.

Thông tin ban đầu cho hay, 2 cán bộ cửa khẩu bị thương rất nặng vì dính đạn từ các đối tượng người nước ngoài.

Tuy nhiên, hiện tại vẫn chưa thể đưa những cán bộ này đi cứu chữa vì chưa khống chế được kẻ xả súng.

Sau khi sự việc xảy ra, lực lượng an ninh, biên phòng đã nhanh chóng tìm cách khống chế các đối tượng.

Đến 13h, đã có 3 người thiệt mạng, trong đó có 1 người nhảy từ tầng 3 xuống đất.

Trao đổi với PV, Thiếu tướng Vũ Chí Thực – Giám đốc Công an tỉnh Quảng Ninh cho hay, ông đang có mặt tại hiện trường để chỉ đạo lực lượng xử lý sự việc.

Ông Lê Tiến Thanh, Chỉ huy trưởng Bộ đội Biên phòng tỉnh Quảng Ninh cũng đang có mặt tại khu vực cửa khẩu Bắc Phong Sinh để chỉ huy phối hợp với các lực lượng giải quyết sự việc.

Nguồn tin mới nhất cho biết, khả năng có một số cán bộ cửa khẩu Bắc Phong Sinh đang bị các đối tượng khống chế bên trong khu nhà làm việc.

xả súng, cửa khẩu Bắc Phong Sinh, Quảng Ninh, thiệt mạng
Lực lượng công an, biên phòng Việt Nam đã ổn định tình hình, bắt giữ các đối tượng và bàn giao cho phía Trung Quốc. Ảnh: Thành Duy/Tiền Phong

Hàng trăm cán bộ chiến sỹ biên phòng, Công an Việt Nam phối hợp với lực lượng chức năng Trung Quốc vẫn đang tiếp tục thắt chặt vòng vây, yêu cầu các đối tượng đầu hàng.

Hiện, một số đối tượng đã nhảy từ trên cao xuống, bị thương; số còn lại vẫn đang cố thủ bên trong.

Trước thông in cho rằng, các đối tượng cướp súng và xả súng điên cuồng là phần tử khủng bố Tân Cương, Thiếu tướng Vũ Chí Thực – Giám đốc Công an tỉnh Quảng Ninh cho hay: Đến thời điểm hiện tại, không thể khẳng định các đối tượng người Trung Quốc trên là phần tử khủng bố Tân Cương.

“Lực lượng chức năng đang thắt chặt vòng vây, khống chế và thuyết phục các đối tượng trên đầu hàng. Đồng thời, cố gắng tiếp cận, đưa những cán bộ bị thương đi cấp cứu” – ông Thực nói. 

Lúc 15h30 phút đã có ít nhất 5 đối tượng nhập cảnh trái phép bị tiêu diệt và tự sát.

xả súng, cửa khẩu Bắc Phong Sinh, Quảng Ninh, thiệt mạng
Nơi xảy ra vụ việc

Phía Trung Quốc đã làm thủ tục tiếp nhận những thi thể này.

Liên quan đến sự việc này, trước đó, vào tầm 6 giờ 18/4, lực lượng biên phòng tỉnh Quảng Ninh nhận được thông báo từ biên phòng Trung Quốc: một nhóm người đang tìm cách nhập cảnh trái phép vào Việt Nam qua khu vực cửa khẩu Bắc Phong Sinh và yêu cầu phối hợp.

Nhận được thông báo, Đồn biên phòng 19 và lực lượng chức năng đã tiến hành tuần tra kiểm soát.

xả súng, cửa khẩu Bắc Phong Sinh, Quảng Ninh, thiệt mạng
Bộ đội Biên phòng Việt Nam bàn giao nhóm đối tượng cho phía Trung Quốc. Ảnh: Thành Duy/Tiền Phong

Lực lượng làm nhiệm vụ đã phát hiện 16 người mang quốc tịch Trung Quốc (10 nam, 4 nữ, 2 trẻ em) đang tìm cách nhập cảnh trái phép vào Việt Nam nên đã bắt giữ và thông báo cho biên phòng Trung Quốc.

Các đối tượng đã cướp súng bắn trọng thương hai chiến sĩ biên phòng đồn 19, đồng thời cố thủ tại trạm kiểm soát cửa khẩu. 

* Tiếp tục cập nhật…

——–

http://vietnamnet.vn/vn/xa-hoi/171276/nhom-nguoi-tq-tan-cong-cua-khau–cuop-sung.html

 

 

Anh em “nhà mềnh” chúc mừng nhau

KD: Rất bất ngờ, mình vừa nhận được email của nhà báo Nhật Tân chúc mừng Blog Kim Dung/ Kỳ Duyên vừa đạt được 01 triệu lượt xem. Đã qua ngày … về đích rùi, nhưng nhà báo Nhật Tân cho biết, ông vẫn muốn gửi một bài thơ giản dị, và vẫn đề ngày 17/4 (ăn gian một tý)  😛  . Bởi lý do, hôm qua cũng là ngày Sinh nhật ông- thêm một bất ngờ với mình.

Cũng như lần trước, SN của TS Tô Văn Trường, mình vẫn gọi là anh Hổ, em Báo mình biết hơi muộn. Nhưng có lẽ “tình muộn” vẫn vui  😀

Với nhà báo Nhật Tân, “anh em nhà mềnh” dân báo chí với nhau, nên cũng hay thiên vị nhau một chút, theo kiểu “em mở Blog, anh khen hay”  😛

Blog Kim Dung/ Kỳ Duyên xin được chúc mừng nhà báo Nhật Tân nhân ngày SN 17/04, sức khỏe, hạnh phúc và nhiều niềm vui.  Lại thêm trường hợp “tình muộn” . Hi…hi… Và xin được đăng lời chúc mừng Blog của nhà báo Nhật Tân dưới đây. Như một sự nâng đỡ và cổ vũ mình.

Cảm ơn anh Nhật Tân nhìu nhìu  😛

——–

Tác giả: Thư ký thời đại
Chúc mừng Blog Kim Dung
Sinh sau đẻ muộn tưng bừng người xem
Xem đôi lần đã thấy quen
Ngày không vào được để xem thấy buồn

..
Bài cóp về trích rõ nguồn
Cái hay ở chỗ có luôn lời bình
Chủ trang Blog thông minh
Vì vậy lời bình sắc sảo rất hay

. Tiếp tục đọc

Rút ASIAD, Chính phủ và… Facebook

Tác giả: Trung Ngôn- Hải Tâm

KDThông tin rút ASIAD 18 khiến người dân nô nức mừng vui. Cảm ơn TT đã thức thời để có một quyết định hợp lòng dân.  Nhân dịp này, nhà báo Nhật Tân gửi đến Blog một bài bình bằng thơ khổ 6-8. Xin được đăng tải lên đây, như một sự ủng hộ quyết định sáng suốt:

Hoan hô Thủ tướng công tâm
Vì ông đã biết nghe dân việc này
Asaid cho dừng ngay
Nếu không mắc bẫy mấy tay làm bừa
Lòng tham bọn chúng dư thừa
Tính chuyện chấm mút từ xưa nay rồi
Lần này Thủ tướng sáng ngời
Nếu không trả nợ mấy đời chưa xong?
(Thư ký thời đại)

 

——–

Một Chính phủ năng động không thể bỏ qua “mặt trận” mạng xã hội, để có thể biết được tình hình thực tế đời sống, nơi dội lại, phản ứng lại các chính sách ban hành ra một cách nhanh chóng, đầy đủ…

>>ASIAD 18: Bài toán khó sẽ có lời giải

>> Rút đăng cai ASIAD là quyết định đúng đắn

Sự hồ hởi sau một quyết định

Tối qua, tràn ngập trên trang mạng xã hội Facebook là thông tin Thủ tướng Chính phủ quyết định rút đăng cai tổ chức ASIAD 18. Ngay trong những giây phút đầu, sau khi báo chí đưa tin, quyết định này đã được chia sẻ và nhanh chóng nhận được sự ủng hộ gần như tuyệt đối của cộng đồng mạng.

Hầu hết các ý kiến đều đánh giá đây là một quyết định đúng đắn, kịp thời và hợp lòng dân. “Điểm” cho Thủ tướng và Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam, vị quan chức đầu tiên nói rằng nên xem xét rút đăng cai ASIAD, tăng lên rõ rệt.

Có thể nói hiếm khi nào, cộng đồng mạng vốn là một “xã hội” ảo ngày càng trở nên đông đúc, thường xuyên tranh luận trái chiều về mọi vấn đề, lại trở nên nhất trí cao đến vậy. Có lẽ, bởi lý do quan trọng được đưa ra để rút ASIAD đã “đánh trúng” suy nghĩ của đa phần người dân, đó là “tình hình kinh tế – xã hội của nước ta còn nhiều khó khăn; ngân sách nhà nước (cả ngân sách trung ương và ngân sách địa phương) rất hạn hẹp và phải tập trung ưu tiên đầu tư cho nhiều nhiệm vụ hết sức cấp thiết khác”.

Đây cũng chính là khía cạnh được rất nhiều “cư dân” Facebook đưa ra suốt thời gian vừa qua để làm cơ sở cho ý kiến đề nghị Việt Nam rút đăng cai ASIAD. Bởi vậy, có thể thấy rằng trước khi đi đến quyết định này, Chính phủ đã phải xem xét đến nhiều tính toán, đề xuất, v.v… nhưng chắc chắn có lắng nghe thông tin, ý kiến trên cộng đồng mạng, nhất là Facebook.

Ngay trước đó, một câu chuyện khác liên quan đến Facbook và những người đứng Chính phủ, cũng nhận được rất nhiều sự đồng tình. Đó là Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam sau khi đọc FB của một bác sĩ nói về dịch sởi bắt đầu tràn lan, đã thực sự biết độ nghiêm trọng của diễn biến bệnh.

Từ đó, ông đi thị sát tình hình, cung cấp cho công chúng những thông tin chính xác, thay vì “làm nhẹ” con số tử vong. Chính phủ bắt đầu có những lệnh chỉ đạo quyết liệt, như gửi Công điện yêu cầu các Bộ, ngành, địa phương tập trung phòng, chống dịch sởi, chủ động ngăn chặn lây lan dịch, hạn chế đến mức thấp nhất số người mắc bệnh và chết do bệnh sởi; Quyết định xuất cấp trang thiết bị dự trữ quốc gia và bổ sung kinh phí cho Bộ Y tế để phòng, chống dịch bệnh, v.v…

Asiad, thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam, Chính phủ, lòng dân, mạng xã hội, Facebook, ra quyết sách
Quyết định rút đăng cai Asiad 18 của Chính phủ nhận được rất nhiều sự đồng tình của người dân

Mạng xã hội như một “nhiệt kế”

Qua hai sự kiện xảy ra rất gần nhau, ngoài niềm tin gia tăng vào Nhà nước, Chính phủ, người ta cũng nhận thấy một “quyền lực” mới đang lên. Đó là mạng xã hội từ một cộng đồng ảo, đang thực sự phát huy những tác dụng thực và trở thành kênh thông tin không thể không tham chiếu đối với những nhà lãnh đạo ra quyết sách.

Lâu nay, có một định kiến, lo ngại không hiếm từ một số nơi với FB. Tuy nhiên, qua nhiều sự kiện, có thể thấy rõ rằng FB không chỉ là nơi dân mạng, các blogger… bày tỏ những quan điểm bất đồng chính kiến.

Rõ ràng, “cư dân mạng” luôn ủng hộ và trân trọng những vị lãnh đạo có tâm có tài, hành động thực tế, quyết liệt vì nước, vì dân. Rõ ràng, những quyết định hợp lòng dân của Nhà nước vẫn luôn được hồ hởi chào đón và lan rộng niềm tin tưởng trong cộng đồng này. Và cũng chính khi ấy, những ý kiến ngụy biện, định kiến, chỉ trích cả những tiến bộ cũng sẽ bị chính cộng đồng này tẩy chay.

Nhà nước trong bất cứ thời đại nào cũng cần lắng nghe ý dân, lòng dân như một loại “nhiệt kế” dư luận để làm nền tảng cho những quyết sách của mình. Ngay cả thời phong kiến, các triều đình cũng đã có cách “đo” dư luận người dân qua các kênh thu thập tục ngữ, ca dao…

Còn trong thời đại thông tin ngày nay, có thể thấy, mạng xã hội đã thực sự trở thành một kênh phản ánh những tin tức thực tế khá nhanh nhạy và đa chiều. Một Chính phủ năng động không thể bỏ qua “mặt trận” này, để có thể biết được tình hình thực tế đời sống, nơi dội lại, phản ứng lại các chính sách ban hành ra một cách nhanh chóng, đầy đủ… Nó cũng chân thực hơn rất nhiều các bản báo cáo của các bộ, ngành gửi lên – nhiều khi cố ý giấu nhẹm những vấn đề thực tế để bảo vệ thành tích ngành, vì lợi ích cá nhân của ai đó.

Mạng xã hội từ đây càng được đánh giá là một kênh thông tin quan trọng để Chính phủ lắng nghe, tham khảo trước khi ban hành Chính sách. Vì vậy, những ý kiến cho rằng phải chặn, đóng cửa FB tại Việt Nam cho thấy sự thiếu nhạy cảm với những công cụ mà nếu biết tận dụng sẽ rất hữu ích cho Nhà nước.

Mạng xã hội sẽ vẫn là một trong những kênh hữu hiệu nhất để lan tải, truyền đi những thông tin, định hướng chính sách và cả những thông tin phản ứng dội lại từ thực tế… Một Chính phủ của dân, vì dân không thể không lắng nghe, chú ý tiếp thu các ý kiến, thông tin từ đây.

Từ thực tế này, bên cạnh nhóm theo dõi báo chí truyền thống hiện nay, có lẽ đã đến lúc Văn phòng Chính phủ nên lập ra một bộ phận để nắm bắt thông tin từ mạng xã hội, từ đó đưa ra những đề xuất, báo cáo cho lãnh đạo Chính phủ những ý tưởng, thông tin cần thiết phục vụ công tác điều hành.

———-

Tít mù nó lại vòng quanh

Tác giả: Tô Văn Trường

KD: Bận công việc tít mù suốt từ sáng, giờ mới đưa được bài của TS Tô Văn Trường về cái sự  tít mù của ngành ngân hàng. Nhưng cái sự  “tít mù” này giờ cũng không hẳn là độc quyền của ngành ngân hàng nữa. Nó cũng thuộc sở hữu của các ngành Giáo dục, Y tế… mà  😀

Cảm ơn TS Tô Văn Trường đã gửi bài  😛

——
Xem ra ở nước ta trong các lĩnh vực hoạt động kinh tế thì lĩnh vực ngân hàng là yên tâm nhất vì “chỉ có thắng, không có thua”. Trong lúc hầu như ngành nào cũng gặp khó khăn thua lỗ, nhiều doanh nghiệp phải giải thể thì hầu hết các ngân hàng đều báo lãi, mà lãi khủng. Đương nhiên, Thống đốc ngân hàng Nguyễn Văn Bình là người “khỏe” nhất vì các đệ tử đều rất khỏe. Bởi vậy trong các chương trình dân hỏi Bộ trưởng trả lời thì ông Bình là người bình tĩnh, tự tin nhất, và sẵn sàng “chém gió” giống như tít mù nó lại vòng quanh! Câu chuyện đầu tư phát triển Tây Nguyên và giải quyết nợ công thêm một lần nữa chứng minh điều đó!

 

Tiếp tục đọc

Đi tìm “phanh” hãm lòng tham

Tác giả: Nguyễn Trọng Bình

KD: Cái “phanh” ấy, chỉ có thể là một nền quản trị quốc gia văn minh, khoa học, tiên tiến phù hợp với quy luật phát triển của nhân loại, ở đó, pháp luật không bị bịt mắt bởi đồng tiền, bởi những mối quan hệ chằng chịt nhóm lợi ích, và càng không phải bằng những lời kêu gọi đạo đức, hay học tập tấm gương một cách hình thức, đầy duy ý chí.

Một nền quản trị quốc gia, một nền tư pháp ngay thẳng như vậy, sẽ góp phần rất lớn vào việc điều chỉnh hành vi sống của con người trong môi trường xã hội. Để như một đứa bé thấy cành hoa gẫy cũng không dám cầm vì có thể bị nghĩ là bé hái hoa, hay một con đường vắng bóng cảnh sát, đèn đỏ, nhưng không xe nào, người di xe máy nào nào dám phóng vèo qua. Một xã hội mà ở nơi công cộng, con người biết đỏ mặt trước cộng đồng nếu mình tỏ ra không văn hóa, từ lời xin lỗi, cảm ơn luôn là câu cửa miệng.

———

Văn hóa của con người trong xã hội là cái “chân thắng” của chiếc xe nhằm “đối trọng” với cái “chân ga” mỗi khi chiếc xe ấy tăng tốc lao về trước làm kinh tế để kiếm tiền, kiếm miếng ăn, thỏa mãn nhu cầu vật chất, thỏa mãn lòng tham, sự háo danh…

Trong khoảng vài năm gần đây những cụm từ như “văn hóa xã hội xuống cấp” bỗng xuất hiện ngày một nhiều hơn trên các diễn đàn, báo chí, mỗi khi xã hội xảy ra những vấn đề phản cảm, nhức nhối nào đó. Đầu năm, tại một hội nghị về công tác phòng chống tội phạm, Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cũng khẳng định một trong những nguyên nhân làm cho tình hình tội phạm diễn biến phức tạp và gia tăng nhiều là do “sự suy thoái và xuống cấp về đạo đức xã hội” [1].

Trước đó, trong ngày cuối năm 2013, có tờ báo lớn đã mở diễn đàn “trám lỗ thủng văn hóa,đạo đức” [2].

cầm bút, văn hóa, giáo dục, nguyễn trọng bình
Hôi bia – một hiện tượng cho thấy lỗ hổng đạo đức của xã hội

Những cái nhìn dự báo

Những năm đầu đổi mới, bằng tài năng và cái nhìn dự cảm, không ít  nhà văn đã đề cập vấn đề này (cả về những biểu hiện lẫn nguyên nhân phát sinh) một cách thẳng thắn và sâu sắc.

Thời điểm ấy, bằng sự sắc sảo của mình, GS Lê Ngọc Trà đã cảnh báo vấn đề xuống cấp về đạo đức, sớm muộn gì cũng sẽ xảy ra trong xã hội nếu như những người có trách nhiệm không có cái nhìn đúng đắn về chức năng, vị thế của văn chương nghệ thuật chân chính nói chung trong đời sống tinh thần của con người.

Trong bài viết “Văn nghệ và chính trị” vào tháng 11 năm 1987, GS Lê Ngọc Trà đã thẳng thắn nhìn nhận: Chúng ta quên mất rằng văn nghệ phụng sự tốt nhất cho chế độ không phải chỉ ở chỗ truyền bá tư tưởng chính trị của nó, mà quan trọng hơn là xây dựng con người hình thành thế giới tinh thần và đạo đức của con người. Chúng ta cũng nói đến con người và đạo đức nhưng lại chỉ chú ý trước đến phần lập trường, quan điểm, đến khía cạnh chính trị của đạo đức, ít quan tâm đến mặt nhân bản của nó”.[3]

Và “mặt nhân bản của đạo đức” được GS Lê Ngọc Trà nhìn nhận và lý giải một cách sắc sảo và xác đáng như sau: “Trong xã hội ta, có chính kiến có chỗ đứng trong tổ chức, đoàn thể không khó bằng có nhân cách. Điều đó ai cũng thấy rõ và càng ngày càng rõ(…). Bởi vậy việc xây dựng dựng đạo đức nhân bản, đạo đức văn hóa là hết sức cấp bách, hết sức cần thiết.

Trẻ em của chúng ta được dạy quá nhiều về lòng yêu nước, yêu nhân dân nhưng lại ít được giáo dục tình yêu thiên nhiên, cây cỏ, súc vật, yêu cha mẹ, người thân. Các em hát quá nhiều những bài ca với một nội dung chính trị, đoàn kết quốc tế, trừu tượng nhưng lại ít được dạy cho thương yêu anh em, bè bạn chung quanh một cách cụ thể hơn, nhân ái hơn”. [4]

Nếu GS Lê Ngọc Trà dự báo sự xuống cấp về đạo đức xã hội từ góc nhìn của nhà lý luận phê bình văn học, thì cố nhà văn Nguyễn Khải là một trong những nhà văn tiêu biểu trong những năm đầu đổi mới dự báo điều này bằng những truyện ngắn rất thâm trầm và sâu sắc mang “tầm nhìn xa”.

Chẳng hạn, nguyên nhân gây ra sự xuống cấp đạo đức của con người những năm đầu đổi mới được Nguyễn Khải lý giải trong truyện Nếp nhà:Bây giờ các con anh đều lao vào kiếm tiền, đều nuôi mộng làm triệu phú tỷ phú trong chớp mắt. Khốn một nỗi chúng lại chưa được ai dạy bảo cái cách ăn ở với đồng tiền. Đồng tiền vừa là đầy tớ vừa là ông chủ, vừa là bạn đường vừa là giặc cướp các con anh biết chọn cách nào? Chúng chỉ biết lựa chọn theo trực giác, theo kinh nghiệm tức thì, theo lợi ích trước mắt. Anh nghĩ xem đã đến thế thì con người và nền văn minh của con người đã bị chúng gạt ra khỏi mọi sự tính toán rồi” [6].

“Họa phúc có đầu mối”

Soi chiếu những điều được cảnh báo trước đây với hiện nay quả thật phải thừa nhận nó đúng.

Và, có vẻ như kể từ thời điểm đất nước tiến hành đổi mới, vai trò của nhà văn không còn được xem trọng.  Phải chăng, vì thế mà tiếng nói của họ từ ấy đến nay rất ít được các nhà quản lý văn hóa chú ý lắng nghe?

Thế mới biết, giá như các nhà quản lý xã hội hiểu rằng “văn học là lương tâm của xã hội. Giáo dục lương tâm xã hội là mảnh đất riêng của văn học nghệ thuật,…” [7]. Giá như họ chịu khó… đọc sách và hiểu những điều các nhà văn đã rút gan rút ruột viết ra. Và giá như họ hiểu cách ví von, ẩn dụ của người nghệ sĩ rằng văn hóa của con người trong xã hội là cái “chân thắng” của chiếc xe nhằm “đối trọng” với cái “chân ga” mỗi khi chiếc xe ấy tăng tốc lao về trước làm kinh tế để kiếm tiền, kiếm miếng ăn, để thỏa mãn những nhu cầu vật chất, thỏa mãn lòng tham, sự háo danh…

Để từ đó, nếu có sự điều chỉnh kịp thời những chính sách liên quan đến văn hóa, giáo dục đạo đức cho thế hệ cháu con, thì có lẽ không phải ngậm ngùi, ngồi bàn chuyện “vá” cái“lỗ thủng văn hóa đạo đức” như bây giờ?!

.Thay lời kết

Mình có Đảng, có Nhà nước, có hệ thống chính trị, có lực lượng công an từ trên xuống dưới mà để cho tội phạm có tổ chức lộng hành thì nghĩ sao các đồng chí?”. Đây cũng là phát biểu của Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc trong hội nghị trực tuyến về tình hình tội phạm trong ngày 3/1/2014. Công tâm mà nói, đây vừa là một câu hỏi, một lời chất vấn đồng thời cũng vừa một mệnh lệnh cần thiết, xác đáng và có trách nhiệm của ông Phó Thủ tướng đối với các cơ quan công quyền liên quan đến vấn đề cần phải mạnh mẽ, quyết liệt hơn nữa trong nhiệm vụ trấn áp tội phạm, đem lại bình yên cho xã hội hiện nay.

Tuy vậy, đây chỉ có ý nghĩa như giải pháp tình thế. Nói như  nhà nghiên cứu triết học Bùi Văn Nam Sơn thì đây chỉ là giải pháp có ý nghĩa “trị chứng” hơn là “trị căn”.

Quả đúng như vậy, cái sự “họa, phúc” trong đời một con người hay rộng hơn  là cái “họa, phúc” của một quốc gia, một dân tộc không phải đương nhiên xảy ra trong một ngày một bữa, mà tất cả đều có cái quá trình, cái“đầu mối” sâu xa, lâu dài của nó. Cho nên, vấn đề trước hết là phải làm sao tìm cho ra cái “đầu mối” ấy.

Nhưng tìm ra được cái “đầu mối” ấy rồi cũng chỉ là bước đi đầu tiên. Cái bước quan trọng nhất để có thể “trám lỗ thủng văn hóa, đạo đức” xã hội chính là phải tháo gỡ, xóa bỏ cái “đầu mối”, kiến tạo, xây dựng một cái “đầu mối” mới nhằm hướng đến mục tiêu là tạo ra nhiều cái phúc, cái thiện đồng thời hạn chế đến mức thấp nhất những cái họa, cái ác, cái xấu.

———————

Nguồn tham khảo:

[1]: Theo Báo Tuổi trẻ số ra ngày 4/1/2014

[2]: Theo Báo Tuổi trẻ số ra ngày 31/12/2013

[3,4,7]: Bài viết Văn nghệ và chính trị của GS Lê Ngọc Trà in trong “Lê Ngọc Trà Lý luận và văn học”, nhà xuất bản trẻ, 2005

[5, 6]: Những truyện ngắn của nhà văn Nguyễn Khải in trong tập truyện “Hà Nội trong mắt tôi”. Nhà xuất bản Trẻ, 2003

[8]: Ý kiến của nhà nghiên cứu Bùi Văn Nam Sơn trên báo Tuổi trẻ số ra ngày 31/12/2013

 

 

“Tình huống khẩn cấp” của Bộ trưởng Tiến

Tác giả: Theo Bùi Hải (Soha.vn/Trí Thức Trẻ)

 KD: Thú thực, Bộ Y tế và bà Nguyễn Thị Kim Tiến đã bị quá nhiều … điểm liệt, sau rất nhiều vụ việc tai tiếng, gây bức xúc cho xã hội: Tiêm văcxin 5 trong 1, nhân bản xét nghiệm, thay đục thủy tinh thế…

Có lúc mình đã nghĩ, không biết ai đã đưa bà này lên một cái ghế mà bà í phải kiễng chân rất ghê cũng không với tới. Với vai trò một người đầu đàn ngành y tế, mà phát ngôn chả ra làm sao. Có khi đỏng đảnh như kiểu hờn dỗi với anh nào, có khi đổ lỗi như một đứa trẻ…

Nông cạn và hời hợt đến kỳ lạ.

———

Phải một ngày sau khi Phó thủ tướng thị sát vùng tâm dịch sởi, bà Tiến mới tới nơi. Quãng đường từ Bộ Y tế đến viện Nhi chắc chỉ trên dưới 2km.
 
>> Vì sao Hà Nội chưa công bố dịch sởi?
>> Rơi lệ về bức ảnh bé 9 tháng tuổi tử vong vì sởi

Lời cám ơn của Phó thủ tướng Vũ Đức Đam khi thị sát tới bệnh viện Nhi Trung ương – nơi có hơn trăm sinh linh phải lìa đời vì sởi và hậu sởi – đã khiến hàng triệu người lặng đi.

Ông Đam đã cảm ơn một bác sĩ vì nhờ những dòng viết trên facebook của bác sĩ ấy, ông mới biết có quá nhiều trẻ bị tử vong, để tiến hành thị sát nắm tình hình ngay lập tức.

Cả một lực lượng y tế hùng hậu giúp việc cho lãnh đạo Bộ Y tế, dường như đã “thua trắng” vài dòng chữ trên mạng xã hội của một bác sĩ.
 
Bà Bộ trưởng Y tế vừa mấy hôm trước còn hùng hồn hứa với các đoàn ĐB Quốc hội sẽ nỗ lực giảm thiểu trì trệ, tiêu cực ngành y, thì hôm nay lại đang chứng minh rằng: Chính cái ghế của bà mới là vị trí cần “cải tổ trì trệ” trước tiên.
 
Phải một ngày sau khi Phó thủ tướng thị sát vùng tâm dịch sởi, bà Tiến mới tới nơi. Quãng đường từ Bộ Y tế (Giảng Võ) đến viện Nhi (Đê La Thành) chắc chỉ trên dưới 2km, nhưng nó có vẻ quá xa với tư lệnh ngành, đặc biệt là trong lúc nước sôi lửa bỏng.
Đến vụ sởi, số người tử vong đã gấp hàng chục lần vụ Cát Tường, mạng xã hội lại tiếp tục đề nghị bà từ chức…

Nhưng không chỉ có hành trình hơn 2km đó bà Tiến mới đi chậm.

Vụ 3 trẻ tử vong vì tiêm vắc xin ở Quảng Trị, dù đang công tác chính nơi địa bàn đó, nhưng bà đã không bao giờ khởi hành đến với gia đình bị hại vì…kẹt họp.

Vụ Cát Tường, dù nước mắt ngắn dài trước mặt báo giới, nhưng cũng phải đến hơn chục ngày sau, bà mới “vi hành” đến nhà nạn nhân Huyền để động viên, chia sẻ sau khi đã được tham mưu để lấy lại phần nào hình ảnh.

Vụ Cát Tường, khi một nạn nhân tử vong, đã có tờ báo đề nghị bà từ chức. Lúc ấy, vẫn thấy một bộ phận dư luận thông cảm cho việc ngồi ghế nóng của bà. Không thể bắt Bộ trưởng chịu hết lỗi của ai đó trong số hàng trăm ngàn cán bộ y tế.

Đến vụ sởi, số người tử vong đã gấp hàng chục lần vụ Cát Tường, mạng xã hội lại tiếp tục đề nghị bà từ chức.

Dưới góc độ thầy thuốc, không ai nghi ngờ cái tâm muốn cứu người của bà Nguyễn Thị Kim Tiến. Nhưng dưới góc độ quản lý, người ta có quyền nghi ngờ năng lực điều hành, sự quyết liệt, quyết đoán nhanh của một tư lệnh ngành.

Đáng buồn là, ở cương vị quản lý ngành trị bệnh cứu người, sự thiếu quyết đoán, quyết liệt, đôi khi lại mang đến những hậu quả đáng tiếc về sinh mạng.

TS Lương Hoài Nam, chủ của nhiều nhận xét sắc sảo đã có những chia sẻ ngắn gọn trên facebook: “Chán chị Tiến”. Những dòng chia sẻ này được nhiều người like và comment ngay sau khi đăng tải.

Ông Takeshi Kasai, Trưởng đại diện Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) tại Việt Nam đã có lời nhắn gửi sâu sắc: “Theo tôi, điều quan trọng tôi muốn nhấn mạnh ở đây là Bộ Y tế nên đặt tình trạng sởi hiện nay vào tình huống khẩn cấp và nghiêm trọng và họ cần phải nỗ lực hết sức để kiểm soát được tình trạng này.”

Ông Takeshi Kasai cho biết: “Theo Tổ chức Y tế Thế giới chỉ cần 3 ca bệnh thôi là chúng tôi đã có thể công bố được thành dịch”. GS Nguyễn Văn Tuấn, một người công tác trong ngành y lâu năm tại Úc cũng có quan điểm tương tự: “Ở các nước Tây phương, chỉ cần vài ca trẻ em mắc bệnh sởi mà tử vong thì chắc chắn cả hệ thống y tế rúng động.”

Dù chưa công bố dịch và có thể hệ thống y tế Việt Nam “chưa rúng động”, nhưng rõ ràng tình trạng sởi ở Việt Nam, thực tế đã ở trong tình huống khẩn cấp.

Và chiếc ghế của Bộ trưởng Tiến cũng có thể đang trong “tình huống khẩn cấp” nếu bà vẫn khởi hành chậm trong những hành trình “cứu người như cứu hỏa”.
—————
 

http://www.tin247.com/tinh_huong_khan_cap_cua_bo_truong_tien-1-22864003.html

 

 

Làm thị dân cũng phải học

Tác giả: Nguyễn Quang Thân

KD: Chứ sao? Đến làm Osin cũng cần phải được học, được đào tạo kỹ năng nữa là. Người ta không thể cứ ngồi ăn cho cả hai chân lên ghế trong bất cứ một quán ăn nào ở đô thị, và nhất là đứng đái bậy ngay trên cầu Chương Dương, giữa thanh thiên bạch nhật xe cộ đi lại đông đúc. Nhìn cảnh đó, mình chỉ muốn chửi bậy vì ức, vì phẫn nộ, dù cứ phải quay mặt đi.

Và đặc biệt, làm quan chức, càng trách nhiệm càng phải học, mà lớn nhất là học bài học về sự Vì dân!

Đô thị là thành quả của trí tuệ và khoa học kỹ thuật tiên tiến nhất với hệ thống hạ tầng, với tiện nghi ngày càng nhiều, ngày càng tinh vi, phức tạp. Thế nhưng các đô thị lớn của ta, đặc biệt là Hà Nội và cả Sài Gòn, đang phơi bày những bộ mặt không thể chấp nhận nổi do sự gia tăng quá nhanh của những cư dân thành thị nhưng lại thiếu kỹ năng sống ở đô thị.
Học kỹ năng sống ở đô thị

Chúng ta nên công nhận một sự thật: muốn là một công dân đô thị tốt thì điều kiện trước hết là phải có kỹ năng sống trong môi trường đô thị. Bởi vì, đô thị là thành quả của trí tuệ và khoa học kỹ thuật tiên tiến nhất với hệ thống hạ tầng, với tiện nghi ngày càng nhiều, ngày càng tinh vi, phức tạp.

Cuộc sống đô thị có đặc điểm khác hẳn với nông thôn là, tuy người ta không biết hoặc quen nhau, họ hàng với nhau nhưng lại gắn bó với nhau chặt chẽ và có tính bắt buộc hơn người làng rất nhiều.
Trong một chung cư, người lầu trên cả đời không biết người lầu dưới là ai. Nhưng nếu anh ta vô ý làm tắc cống hay làm chập mạch điện thì nạn nhân đầu tiên là người hàng xóm và sau đó có thể tất cả khu nhà, thậm chí cả khu phố sẽ phải sống trong bóng tối. 
Mỗi người đều phải học, phải giữ gìn một cách sống khoa học, không gây hại cho môi trường chung. Nói ví von, chính những búi giây điện, giây điện thoại chằng chịt và sóng vô tuyến đã trói chặt họ lại với nhau trong cuộc sống. Vô trách nhiệm thì nạn nhân đầu tiên có thể là chính bản thân mình.
Làng trong phố là thảm họa cho đô thị, đương nhiên
Tăng nhanh số người chưa từng học được kỹ năng sống đô thị, làm giảm cư dân gốc, tuy số lượng không lớn nhưng lại ảnh hưởng nhiều đến chất lượng môi trường sống vì lẽ đó. Chúng ta không ngạc nhiên khi thấy đô thị của ta ngày nay, kể cả Sài Gòn hay Hà Nội đang phơi bày những bộ mặt không thể chấp nhận nổi.
Trước hết là chuyện xả rác. Khách đến Singapore đều sửng sốt thấy thành phố này sạch như lau như ly. Singapore sạch, như tôi thấy, hơn cả Viena, hơn cả Paris hay Budapest, sạch đến ngỡ ngàng. 
Người Sing nói họ ở sạch để tiết kiệm tiền thuốc và giàu lên nhờ khách du lịch. Trong khi đó, tại Hà Nội, TPHCM, rau cá, thịt thà và cả thức ăn chín được bày bán bên miệng cống, trong những cái chợ lầy lội, hôi hám. 
Và rác, đâu đâu cũng thấy rác, gặp rác. Người ta có thể thản nhiên nhổ bọt và vứt rác ở bất cứ nơi nào như vẫn thản nhiên vứt một tấm lá chuối hay một bó rạ trên đường làng, nhổ bọt hoặc đi tiểu vào gốc cây. Sống ở thành phố mà xử sự như trước đây vẫn sống ở làng.
Tại Hà Nội, TP.HCM, rau cá, thịt thà và cả thức ăn chín được bày bán bên miệng cống
Cuộc sống đô thị đang bị đầu độc vì ô nhiễm, mà ô nhiễm thì không từ một ai. Có thể có ca mổ nào an toàn tuyệt đối ngay cả trong phòng vô trùng nếu được tiến hành bên cạnh cái bể phốt khổng lồ “chảy qua lòng thành phố” như sông Tô Lịch? 
Có quốc gia nào có công nghiệp du lịch thịnh vượng mà du khách dạo phố luôn phải nhăn mũi và canh chừng phân chó dưới chân, thỉnh thoảng lại phải quay mặt trước một bợm nhậu xả tâm sự “tự nhiên như ruồi” ngay gốc cổ thụ bên vỉa hè? 
Đã ai tính được số ngoại tệ mua thuốc chữa bệnh cho dân khi người ta nhậu thâu đêm suốt sáng ở bất kỳ nơi nào bên đường phố?

Như phân tích ở trên, người dân đô thị điển hình có cá tính mạnh, nhiều đòi hỏi tự do cá nhân, có vẻ lạnh lùng ít quan tâm đến ai, nhưng họ lại biết sống. Họ chăm chút một cách kỹ lưỡng cho bản thân mình, cẩn thận từng chân tơ kẽ tóc vì họ biết đang gắn bó với nhau một cách chặt chẽ bởi kỹ thuật, tiện nghi và phương tiện công cộng. Tất cả những điều đó không tự nhiên có mà phải học, nhiều khi suốt đời. Học để sống tốt ở thành phố. Hoàn thiện từ cá nhân là điều chủ yếu của sự hoàn thiện môi trường sống. 

Người ta có thể thản nhiên nhổ bọt và vứt rác ở bất cứ nơi nào. Giống như người ta vẫn thản nhiên vứt một tấm lá chuối hay một bó rạ trên đường làng, nhổ bọt hoặc đi tiểu vào gốc cây. Người ta sống ở thành phố mà xử sự như trước đây họ vẫn sống ở làng.
Xin đừng nhầm trách nhiệm cá nhân, luôn muốn hoàn thiện cá nhân với thói ích kỷ. Việc đóng cửa không biết ai, không giao lưu, giao thiệp với ai thường bị lên án.
Nhưng quan tâm quá mức đến người khác, ngang nhiên tham dự hay thậm chí can thiệp vào việc người khác theo kiểu người làng càng đáng lên án hơn vì nó sẽ làm cuộc sống đô thị trở nên phức tạp khôn lường. Những điều đó nói lên sự khác biệt về cách sống, môi trường sống giữa nông thôn và thành thị.

Và học để quản lý một thành phố, thậm chí một thị trấn

Không thể đổ vấy cho tất cả những gì không chấp nhận được của cuộc sống đô thị chỉ là do nguồn gốc nông dân. Nói tỷ lệ “dân làng” cao sẽ kéo chất lượng cuộc sống đô thị xuống là đúng, nhưng không phải là tất cả.

Thực ra, nguyên nhân là do người sống thành phố ngày nay chưa kịp nhận biết hoặc học được cách sống thích hợp tức kỹ năng sống ở thành phố. Nông dân ta vốn có truyền thống ăn sạch, ở sạch. Đói cho sạch, rách cho thơm. Nhưng nét đẹp văn hóa ấy và kỷ cương xã hội xuống cấp, lỗi chính là những người quản lý đô thị có trình độ quá yếu kém mà không chịu thay đổi.
Người nông dân khi ra thành phố có thể lấn chiếm vỉa hè buôn bán để trục lợi
Xưa nay ở làng, không ông nông dân nào dám lấn chiếm một tấc đất công để cắm dùi. Nhưng người nông dân ấy ra thành phố lại có thể ngang nhiên lấn chiếm hàng khu đất, hàng đoạn vỉa hè để làm nhà, buôn bán kiếm lời. Bởi vì cơ quan công quyền bất lực hoặc cố tình lờ đi, nhiều khi chỉ được trả giá bằng một bữa nhậu mà thôi.
Tranh cướp hoa anh đào Nhật Bản đưa về cắm lọ hoa nhà mình, ăn uống nhậu nhẹt thâu đêm suốt sáng ở bất kỳ đâu, kể cả bên đống rác, câu trộm cá trong hồ công cộng v.v và hơn nữa, đột vòm trộm cắp, cướp giật và đâm chém trên đường phố đâu có nguồn gốc nông dân? 
Nguồn gốc của chúng chính là sự bất lực và thiếu nghiêm minh của chính quyền quản lý đô thị. Và điều dễ thấy nhất là cái nóc nhà dột từ trên xuống, kỷ cương rối loạn, không ai bảo được ai.
Nhìn thấy rõ nguồn gốc “làng” của Hà Nội cũng như nhiều đô thị khác trên đất nước sẽ giúp chúng ta bình tĩnh hơn, tìm được cách tốt hơn để quản lý đô thị. Có thể tóm lại trong một câu: chúng ta chưa chịu học để sống, để quản lý một thành phố, thậm chí một thị trấn.
Cuộc sống đô thị sẽ bị “làng hóa” rất nhanh và vô phương cứu chữa vì nó đã sẵn những cái làng trong phố
Người dân phải học để không ngồi xổm lên hố xí bệt, dùng điện sao cho không quá tải hay bấm một cái remote, người lãnh đạo dân đô thị phải học để hiểu rằng mình đang điều khiển một cỗ máy và điều tiên quyết là phải rành cỗ máy ấy. Nếu không, cuộc sống đô thị sẽ bị “làng hóa” rất nhanh và vô phương cứu chữa vì nó đã sẵn những cái làng trong phố. Mà làng trong phố là thảm họa cho đô thị, đương nhiên.

Những cái cổng làng còn sót lại có khi vẫn nằm ngay những phố sầm uất không chỉ là di tích của một thời mà còn là một lời cảnh báo: làng nhưng không phải là làng, không được là làng.

Ảnh: Tư liệu
———–

 

 

Điều gì còn băn khoăn về Phạm Quỳnh?

Tác giả: Tô Nhuận Vỹ
.
KD: Những nhân vật lịch sử như cụ Phạm Quỳnh mà hậu thế đánh giá lại, sẽ không tránh khỏi những cản ngại khác nhau. Bởi ý thức hệ đã đành, mà còn bởi sự sợ hãi không hề mơ hồ tý nào của các NXB.
Vì vậy, những bài viết như của tác giả Tô Nhuận Vỹ đã là một sự dũng cảm, nhưng khách quan cần thiết.
Cảm ơn nhà văn Tô Nhuận Vỹ và nhà thơ Ngô Minh

QTXMBạn đọc thân mến. NXB Tri Thức chỗ anh Chu Hảo vừa ấn hành cuốn sách mới của nhà văn Tô Nhuân Vỹ có đầu đề rất luận bàn : BẢN LĨNH VĂN HÓA. Đây là những vài viết, tiểu luận nhà văn viết trong nhiều năm qua, rất tâm huyết, gửi NXB nào họ cũng “sợ”, may có TRi THức cuốn sách mới đến với bạn đọc. Gần đây một số tờ báo như Hồn Việt, Văn nghệ TP HCM đã in lại những bài viết “đánh” cụ Phạm Quỳnh. Chúng tôi xin in bài viết của nhà văn Tô Nhuận Vỹ trong BẢN LĨNH VĂN HÓA để nói rõ quan điểm cổ hũ một thời , rằng  “ai không theo ta là địch”.

Đã có quá nhiều bài viết, nhiều dẫn chứng sinh động, cả trong nước và nước ngoài, và ngay ở cuốn sách của tác giả Nguyễn Văn Khoan, về sự đóng góp  của Phạm Quỳnh cho Văn hóa Việt Nam. Tôi chỉ xin đi thẳng vào vấn đề cụ thể.

 1. Điều gì còn băn khoăn về Phạm Quỳnh?

 + Đã có nhiều cuộc hội thảo, nhiều cuộc kỷ  niệm về Phạm Quỳnh, đã có nhiều nhà xuất bản đã in lại nhiều tác phẩm của Phạm Quỳnh sau năm 1975… khẳng định sự đóng góp to lớn của Phạm  Quỳnh đối với sự gìn giữ, phát huy nền quốc ngữ,  nền văn học văn hóa dân tộc.

+ Ai cũng biết, băn khoăn còn lại, tựu trung là Phạm Quỳnh đã từng trực tiếp hợp tác với Pháp (Từ Nam Phong cho đến việc tham chính ở cấp cao nhất của chính quyền do Pháp lập nên).

2. Với điều băn khoăn này, suy nghĩ của tôi là:

 + Trong suốt chiều dài lịch sử, đất nước ta liên tục bị các thế lực lớn mạnh bên ngoài chế áp, xâm  chiếm. Lực lượng tiên tiến nhất, quyết liệt nhất của  nhân dân yêu nước là cầm súng chiến đấu, nhưng  không phải tất cả nhân dân yêu nước đều ra Liên  phòng, lên chiến khu, lên R. Nhiều người phải ở lại  vùng địch, buộc phải liên quan tới địch, thậm chí  làm cho địch. Nhưng không phải tất cả những người  ở lại đó đều không yêu nước, đều theo địch. Bác Hồ  còn nói “yêu nước tùy theo sức của mình”. Gần bùn  mà chẳng hôi tanh mùi bùn là cực khó, không phải  ai cũng làm được. Cuộc kháng chiến chống Mỹ đã  chỉ rõ: không phải chỉ có những người cộng sản mới  yêu nước. Sự giỏi dang nhất là người cộng sản đã  tập hợp được cả những người không ưa cộng sản  trong mặt trận chống Mỹ, đến cả tổng thống cuối  cùng của chế độ ngụy Sài Gòn cũng có hành động có lợi cho Cách mạng. Đó chính là TẦM NHÌN HỒ  CHÍ MINH trong việc đãi cát tìm nhân tài, trong việc  đoàn kết dân tộc, đặc biệt trong việc đối xử với các  nhân vật lớn mà cả “địch” và “ta” đều chú ý.

Với Phạm Quỳnh, Bác Hồ đã thảng thốt khi  nghe tin ông bị giết.

 Điều gì còn băn khoăn về Phạm Quỳnh? “Giết một học giả như vậy thì nhân dân được gì?  Cách mạng được ích lợi gì?” ” Hỏi là đã trả lời,khẳng định: Phạm Quỳnh  là một học giả và việc xử như vậy là một sai lầm. Với tầm nhìn đổi mới ấy, trong những năm qua, mặt bằng dân trí cũng như mặt bằng quan trí đã có  những thay đổi lớn trong việc thẩm định nhiều giá trị văn hóa. Chúng ta đã trả lại đúng giá trị cho Phan Thanh Giản, Nguyễn Văn Tường, một số tác giả  nhóm Nhân văn giai phẩm, cho Leopold Cadière…

   Tôi muốn nhắc lại trường hợp P. Cadière. Ông là  inh mục được dòng chính thống Paris bổ nhiệm, theo chân đoàn quân thực dân Pháp đi truyền giáo  xứ An Nam. Nhưng trên mảnh đất này, tâm hồn con  người và đầu óc bác học của ông đã được “khai  sáng”. Ông trở thành một nhà bác học lớn về xã hội học, dân tộc học, địa chất học, ngôn ngữ học, sinh  vật học… của Việt Nam mà bao chục năm trời vì vấn  đề chính trị (không phải là vô lý) mà chúng ta “quên” đi sự đóng góp vĩ đại của ông. Vừa qua, cuộc  hội thảo đánh giá sự nghiệp của ông đã được tổ  chức long trọng, chu đáo, trong ba ngày liền tại Huế

. Hỏi là đã trả lời, khẳng  đã chứng minh cho sự đúng đắn của tầm nhìn sáng . Khái niệm “địch”, “ta”, “bên này” “bên kia” trong  nhiều trường hợp khi sử dụng phải hết sức cẩn  trọng, trong đó yếu tố thời gian lịch sử nếu bỏ qua sẽ  “là Acid Sunfuric phá hủy hết mọi giá trị”, như J. P.

  Cách nay hơn 30 năm, tôi có tiểu thuyết Ngoại ô, viết về cuộc sống của một vùng ngoại ô Huế sau giải phóng. Trong cuốn sách này có sự xung đột gay gắt  giữa tư tưởng “ai không theo ta là địch” với tư tưởng “ai không theo địch là ta”. Cuối cùng tư tưởng “ai không theo địch là ta” thắng thế. Với Phạm Quỳnh, tôi nghĩ, với nhiều lý do chính  đáng, đã đến lúc Nhà nước, ở đây là Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, cần kết luận và vinh danh chính  thức sự đóng lớn lao cho văn hóa dân tộc của ông.

Huế ngày 30/8/2012

( Trích sách BẢN LĨNH VĂN HÓA )

————

 1 Nguyễn Văn Khoan, Phạm Quỳnh – Một góc nhìn, Nxb Công  an nhân dân, 2011, tr.280.

———

http://ngominh.vnweblogs.com/post/2246/450794