Đề nghị y án tử hình với Dương Chí Dũng, Mai Văn Phúc

Tác giả: Tuyết Nhung

KD: Dù DCD là kẻ có tội, vậy mà khi đọc tin này, bỗng thấy bùi ngùi cho DCD. Giá như, giá như…. biết đâu DCD chỉ bị chung thân. Nay, cái phao cuối cùng đã mất, thì DCD sẽ tiếp tục  lên giàn tế thần.

——–

Chiều 23/4, phiên tòa phúc thẩm vụ Dương Chí Dũng và đồng phạm được tiếp tục với phần luận tội các bị cáo của Viện kiểm sát và phần tranh tụng. Sáng cùng ngày, các luật sư đã tiến hành thẩm vấn bị cáo xung quanh khoản tiền “bôi trơn” 1,66 triệu USD trong thương vụ mua bán ụ nổi 83M.

 

XEM DIỄN BIẾN PHIÊN TÒA SÁNG 23/4:

Phúc thẩm Vinalines: Truy hỏi về vali tiền tỷ

Bị các luật sư dồn hỏi, có lúc nguyên Tổng giám đốc Công ty sửa chữa tàu biển Vinalines đã phải thốt lên rằng: “Tôi không nhớ được. Khổ quá !”.

14h: HĐXX bắt đầu phiên làm việc buổi chiều. Chủ tọa phiên tòa công bố kết thúc phần xét hỏi, đại diện Viện Kiểm sát kết luận vụ án.

VKS cho rằng: Đủ cơ sở xác định Tổng Công ty hàng hải VN, Dương Chí Dũng và đồng phạm đã Cố ý làm trái trong việc mua ụ nổi, gây thiệt hại 367 tỷ đồng.

Trong đó, 4 bị cáo Dũng, Phúc, Sơn, Chiều đã tham ô 1,666 triệu USD.

Theo VKS, Mai Văn Phúc đã ký tờ trình phê duyệt dự án, Dương Chí Dũng đã ký quyết định phê duyệt xây dựng Nhà máy sửa chữa biển phía Nam.

Các bị cáo đã làm trái ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ.

Quá trình phê duyệt mua ụ nổi đã không đúng quy định của Nhà nước. Ụ nổi được xác định là tàu biển, việc sử dụng vốn của Nhà nước mua ụ nổi phải đảm bảo chào hàng cạnh tranh và được đăng kiểm chấp nhận, có quyết định mua bán tàu biển của cấp có thẩm quyền.

Dương Chí Dũng, phúc thẩm, Vinalines, tham ô, luận tội
Phiên xét xử phúc thẩm Dương Chí Dũng và đồng phạm chiều 23/4. (Ảnh: Nam Phong)

Nhưng Vinalines đã không làm những điều trên, vi phạm luật đấu thầu và chào hàng cạnh tranh.

Tiếp tục đọc

Thư trần tình của em bé ăn cắp Sách

Tác giả: Theo FB Anh Tư Sang

KD: Bạn bè vừa gửi cho bài viết này. Thật ra, nhìn bức ảnh, và đọc câu chuyện lùm xùm mấy hôm trước, mình thấy rất đau, không dám đọc hết, vì số phận của một em bé. Có thể em sai, nhưng cái cách làm thô bạo, xúc phạm nhân phẩm một đứa bé khiến người lớn chúng ta, trong đó có mình, rất xấu hổ     😳

Lời trong bài viết đâu phải của đứa bé, mà là của một trong những người lớn chúng ta, chứa chất cay đắng về sự “tha hóa”, sự “mạt” của đạo đức, đạo lý xã hội.

Khi sự xấu hổ, sự tự trọng là của hiếm xã hội, xã hội đó đang đứng ở đâu của văn hóa, văn minh?

Kính thưa các anh chị cô chú bác đang hau háu hoặc thờ ơ trước vụ của em!

Tại sao em ăn cắp, xin thưa đó là do em tập đấy ạ! Em quan sát thấy một Xã hội mà em sẽ phải bước vào ai cũng ăn cắp cả, ai ăn cắp càng nhiều càng giỏi thì càng giàu có sung sướng!

– Thầy cô em ép em học thêm thì chả phải ăn cắp tiền của ba mẹ em và tuổi thơ của em còn gì!

– Trong siêu thị bán toàn hàng nhái nhẵn hiệu và sách in lậu thì chả phải ăn cắp bản quyền là gì?

– Chị hai em đi làm việc ở Thành Phố nơi gần 100% dân văn phòng xài các phần mềm bẻ khóa thì chả phải ăn cắp là gì!

Tiếp tục đọc

Dốt

Tác giả: Tiến Hải

KD: Mệt quá nhể vì đời người cứ phải lo, nịnh trong giờ làm việc chưa đủ, còn phải nịnh khi chơi thể thao nữa. 

Cảm ơn nhà báo Tiến Hải đã gửi bài viết về … tài nịnh này!    😛

Hồi còn đương chức , trong một chuyến đi công tác ở tỉnh Q , thấy đồng chí Bí thư tỉnh ủy chân đi tập tễnh tôi bèn hỏi thăm , anh trả lời : “Hôm nọ chơi cầu lông , bị đối phương bỏ nhỏ một quả hiểm hóc quá , mình không đỡ kịp nên bị ngã , cái chân trái bị bong gân . Rất may là cũng nhẹ thôi , bóp thuốc mấy hôm , bây giờ đã đi lại được rồi”

Ảnh chỉ mang tính minh họa

Nhân chuyện đó , trong bữa ăn trưa , sau mấy ly rượu khai vị , tôi trách đồng chí Chánh Văn phòng : “Các cậu chơi cầu lông kiểu gì mà để đến nỗi sếp bị què chân” . Vì không có mặt Bí thư (sau khi làm việc với chúng tôi , anh có việc gấp phải về Hà Nội) nên Chánh Văn phòng thoải mái trả lời : Mấy cậu nhân viên của em nó dốt quá anh ạ . Em đã dặn đi , dặn lại chúng nó , khi chơi cầu lông với sếp phải giữ mấy nguyên tắc :

Một là , không được thắng sếp mà phải thua , nhưng phải làm sao để sếp cảm thấy là các cậu thua thật sự chứ không phải nịnh sếp mà cố ý thua . Muốn thế phải chơi thật quyết liệt nhưng phải tạo cơ hội để sếp làm bàn và tuyệt đối không được chơi những quả quá hiểm hóc làm cho sếp không đỡ được .

Tiếp tục đọc

Dép tổ ong Bầu Kiên và áo Black Flag Dương Tự Trọng

Tác giả: Theo TBKTSG Online

KD: Chỉ là bài viết về trang phục của các bị cáo khi ra trước vành móng ngựa nhưng khá đích đáng. Cho thấy ở đâu cũng có dấu ấn tùy tiện kiểu tư duy tiểu nông trong quản lý của cơ quan ngành tư pháp, ngay cả khi ra án đường, nơi đòi hỏi thái độ và trang phục nghiêm cẩn theo quy định. Khi thì bị cáo mặc diêm dúa như “công chúa”, khi thì bị cáo mặc như cầu thủ sân bóng, khi thì bị cáo bị xích tay như tội phạm giết người nghiêm trọng…

——–

Nhìn lại một số vụ án được dư luận quan tâm gần đây, dù vụ nào cũng thuộc dạng “trọng án”, nhưng sẽ thấy tại mỗi phiên tòa, các bị cáo ăn mặc theo một phong cách khác nhau, và cũng được đối xử không giống nhau.

Tòa phúc thẩm TAND Tối cao bắt đầu xét xử phúc thẩm ông Dương Chí Dũng và các đồng phạm vào hôm qua 22-4. Cựu Chủ tịch Vinalines đã bị tòa sơ thẩm kết án tử hình. Cùng chịu mức hình phạt với ông là Tổng giám đốc Mai Văn Phúc. Tại tòa, trong khi một mình ông Dũng (dù cũng bị tạm giam) mặc sơ mi trắng, quần âu đen, đi giày thì toàn bộ các bị cáo khác mặc đồng phục màu xanh da trời, do trại giam cung cấp.

Trước đó tại phiên tòa sơ thẩm hồi tháng 12-2013, cũng một mình bị cáo Dương Chí Dũng mặc áo sơ mi trắng, quần âu đen, áo khoác xanh.

Tháng 1-2014, tại phiên tòa xét xử ông Dương Tự Trọng (em trai ông Dương Chí Dũng), cách ăn mặc của bị cáo chính đã gây xôn xao dư luận. Ông Trọng chọn và được phép mặc một chiếc áo phông bó dài tay sẫm màu, với dòng chữ lớn Black Flag (Cờ đen) ở ngay trước ngực.

bầu-kiên
Trang phục các bị cáo ra tòa không thống nhất.

Cũng trong tháng 1-2014, TAND TPHCM xét xử Huỳnh Thị Huyền Như, tội danh lừa đảo, chiếm đoạt gần 4.000 tỉ đồng. Trong các ngày bị xét xử, bà Huyền Như mặc trang phục áo sơ mi trắng, hồng, đi giày đen, như công chức bình thường.

Tiếp tục đọc

Tiền khủng mà lòng tin thì… thủng

Tác giả: Đào Dục Tú

KD: Hi…hi… Hôm nay, tác giả Đào Dục Tú, CTV thân thiết của Blog Kim Dung/ Kỳ Duyên có bài đăng trên Tuần Việt Nam. Xin đưa lại bài viết của nhà báo đồng nghiệp. Cảm ơn anh Đào Dục Tú  😀

——

-Một chương trình, nhiều bộ sách, đổi mới phương pháp dạy học… đều là những vấn đề “cũ” của các cuộc cải cách, đổi mới trước đây.

Ở nước ta tính từ thời đổi mới đến nay không có một ngành nghề nào như sự nghiệp trồng người lại phải “chạm mặt” nhiều đến thế với các chương trình cải cách.

Con số sơ suất

Có lẽ chưa có thời nào từ “cải cách” được dùng với tần số cao như vậy trong chỉ đạo và hoạt động nhiều mặt của giáo dục. Không chỉ thu hút sự quan tâm của người trong ngành mà truyền thông, dư luận cũng vào cuộc. Từ các vị giáo sư khả kính đến các nhà báo “chuyên giáo dục” cùng phụ huynh học sinh các cấp học phổ thông, tất cả vào cuộc bàn thảo khi sôi nổi khi trầm lắng nhưng dường như không bao giờ dứt.

Vì sao vậy? Một điều hiển nhiên, giáo dục và sự thành bại của giáo dục liên quan trực tiếp đến tương lai gần, tương lai xa của hàng triệu gia đình nước Việt, không ai có thể đứng ngoài  “vòng kim cô”.

giáo dục, cải cách, đề án, ngàn tỷ, SGK, chương trình
Các nhà quản lý đang tiếp tục dự kiến thay đổi SGK và chương trình học cho các thế hệ học sinh mới. Ảnh: Văn Chung

Tiếp tục đọc

Lãnh đạo vạ miệng và bộ máy “đúng quy trình”

Tác giả: Nguyễn Thanh Sơn (Chủ tịch Học viện Thương hiệu và Truyền thông Sage)

Ở thời điểm mà uy tín và lòng tin của công chúng vào các cơ quan công quyền đang chịu nhiều thử thách, phát ngôn và hành xử của họ sẽ hoặc khiến công chúng càng thêm bi quan với lối làm việc quan liêu, hành chính, chỉ chăm chăm “đúng qui trình”.

Vạ miệng

.Mười năm trước, nguyên Tổng giám đốc của Hãng Hàng Không Quốc gia Việt Nam Nguyễn Xuân Hiển đã đột ngột “nổi tiếng sau một đêm” vì trong buổi trả lời phỏng vấn của phóng viên ban Việt Ngữ của đài BBC, ông nổi nóng mắng phóng viên này “thiếu văn hóa” và đề nghị phóng viên “nên về học lại tiếng Việt rồi hãy tổ chức phỏng vấn”.

Đoạn phỏng vấn qua điện thoại này nhanh chóng lan truyền trên mạng, ảnh hưởng nghiêm trọng đến hình ảnh của Vietnam Airlines nói riêng và hình ảnh của lãnh đạo DNNN của Việt Nam nói chung.  Cho dù nếu lắng nghe thật kỹ đoạn phỏng vấn này, một người làm truyền thông chuyên nghiệp có thể lý giải được lý do khiến ông Nguyễn Xuân Hiển mất bình tĩnh, nhưng phát ngôn không cẩn thận của một người lãnh đạo khi tiếp xúc với phóng viên đã khiến cho trường hợp này được đưa vào các case-studies điển hình của xử lý khủng hoảng truyền thông.

Tiếp tục đọc

Việt Nam đang dần trở thành điểm nóng sản xuất hàng giả

Tác giả: Thùy Dung

KD: Môi trường sống thì “bệnh thành tích, nói dối” hoành hành. Làm thì thành “điểm nóng sản xuất hàng giả”.  Người Việt mình sống thế nào cho cân bằng, bằng an tâm lý, để có thể thanh thản được đây?  😛

Hiện đang có làn sóng dịch chuyển địa điểm sản xuất hàng giả từ Trung Quốc sang Việt Nam do giá nhân công Việt Nam rẻ hơn và hàng xuất xứ từ Việt Nam khi xuất khẩu sang các nước khác thường quy trình kiểm tra cũng dễ dàng hơn so với hàng xuất xứ từ Trung Quốc.

Doanh nghiệp cần chủ động tham gia công tác chống hàng giả cùng với cơ quan chức năng – Ảnh minh họa: Thùy Dung

Theo các chuyên gia tại hội thảo “Doanh nghiệp đồng hành cùng quản lý thị trường trong công tác chống hàng giả, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ” diễn ra sáng 22-4, nếu khống có biện pháp quyết liệt thì rất có thể Việt Nam sẽ thế chân Trung Quốc trở thành trung tâm sản xuất hàng giả của thế giới.

Muôn nẻo hàng giả

Ông Đỗ Thanh Lam, Phó Cục trưởng Cục Quản lý thị trường, Bộ Công Thương, nhận định các đối tượng sản xuất và buôn bán hàng giả tại Việt Nam ngày càng tinh vi. Hàng giả không chỉ sản xuất trong nước mà còn nhập khẩu dưới dạng nguyên chiếc hoặc dưới dạng linh kiện nên rất khó phát hiện.

“Có những công ty cung cấp tới 90% hàng giả sản phẩm nhập khẩu mà sản phẩm giống đến mức chỉ có những doanh nghiệp sản xuất ra hàng hóa đó, bằng những biện pháp nghiệp vụ riêng, mới phát hiện ra được,” ông Lam nói.

Tiếp tục đọc

Dân gánh hậu quả

Tác giả: Nguyên Khanh

Dự án đội vốn vì chậm tiến độ, bị phạt hàng trăm tỉ đồng vì giao mặt bằng chậm, “ngâm” thủ tục khiến chi phí tăng vọt… tất cả đều trả giá bằng tiền nhưng không phải từ túi những người có thẩm quyền liên quan mà là tiền của dân. Có lẽ vì thế, tình trạng này cứ diễn ra khắp nơi, năm này qua năm khác như một thứ “dịch bệnh”.

Đọc thêm:
>> Đường sắt đô thị Cát Linh – Hà Đông: Đội vốn 339 triệu USD !
>> Chấm dứt nhà thầu thi công vì chậm tiến độ
Dự án Đường sắt đô thị Cát Linh- Hà Đông đội thêm 339 triệu USD, tương đương với 60% tổng giá trị, do chậm tiến độ. Điều đáng nói đây là gói thầu EPC, một hình thức mới trong triển khai dự án đầu tư công trình xây dựng với ưu điểm lớn nhất là đẩy nhanh tiến độ, giảm chi phí. Bởi nhà thầu được giao thực hiện cả ba nội dung công việc là tư vấn, mua sắm vật tư- thiết bị và thi công xây lắp thay vì thiết kế xong mới chọn nhà thầu thi công như cách truyền thống. Vì chỉ có một đầu mối đảm nhận nên giảm thiểu được sai lệch giữa thiết kế và thi công; có thể triển khai thi công ngay cả khi thiết kế chưa hoàn thiện; việc kiểm soát chi phí cũng dễ hơn… Thế nhưng, ở dự án Đường sắt đô thị Cát Linh- Hà Đông, những lợi thế này hoàn toàn bị vô hiệu hóa, thậm chí còn bị chậm tiến độ dẫn đến tăng vốn.

Tiếp tục đọc

Nghịch lý văn chương và thông điệp “đẫm máu”

Tác giả: Hà Nhân (Nhân đọc PGS. TS Phan Trọng thưởng: Để hiểu rõ hơn thực chất của một luận văn- đăng trên VanVn.net, ngày 19/4/2014)

Bài nhận xét luận văn thạc sĩ của Đỗ Thị Thoan do PGS.TS Phan Trọng Thưởng viết khá dài, ước chừng khoảng 10 trang A4. Đọc đi đọc lại thì thấy có nhiều chỗ “bi hài thống thiết” nên phải viết ra đây, coi như lời tản mạn, nhàn đàm của một “thảo dân” biết chữ.

1. Nghịch lý thứ nhất: Luận văn phức tạp, còn lời nhận xét thì đơn giản ngoài sức tưởng tượng.

 Tôi cho rằng luận văn của Đỗ Thị Thoan rất phức tạp trên nhiều phương diện: vấn đề phức tạp, phương pháp phức tạp, câu chữ phức tạp, kết luận phức tạp, dư luận phức tạp.

  • Vấn đề phức tạp: vì đối tượng nghiên cứu không chỉ là nhóm Mở Miệng và thơ của nhóm này mà là vấn đề “thực hành thơ” dưới góc nhìn “văn hóa”. Không thể phiên dịch “thực hành thơ” chỉ là làm thơ (bởi nội hàm nó rộng hơn, còn có nghĩa là “nghịch thơ”, “chơi thơ”, v.v…), ở đây cần hiểu là một hành vi sáng tạo chưa định danh, một xu thế về thể loại. Nghiên cứu một xu thế văn chương cũng giống như giải một bài toán về quĩ tích, tìm một điểm M vô hình nào đó luôn động của một tập hợp điểm, phức tạp quá chứ còn gì.

  • Phương pháp phức tạp: cách tiếp cận và giải quyết vấn đề trong trường hợp này đòi hỏi một phương pháp liên ngành ở chiều sâu (đòi hòi quá nhiều tri thức vệ tinh như lý thuyết thơ đương đại, lý thuyết hậu hiện đại, triết học hậu hiện đại,…), đồng thời phải có bản lĩnh về loại hình học. Chỉ cần đặt câu hỏi thơ nhóm Mở Miệng có phải là thơ không, thì toàn bộ luận văn đã có nguy cơ đổ. Vì thế, cô Thoan thông minh đã đặt “Mở miệng” vào “góc nhìn văn hóa”, vào thế “thực hành”. Đó là cách “thoát” của cô. Xét về bản lĩnh học thuật, cách thoát đó cũng đã đủ làm chứng cho trình độ thạc sĩ của cô rồi.

Tiếp tục đọc

PGS.TS. Phan Trọng Thưởng: Để hiểu rõ hơn thực chất của một luận văn

Tác giả: Phó GS. TS Phan Trọng Thưởng

KD: Xung quanh vụ Luận văn thạc sĩ Nhã Thuyên, mình chỉ theo dõi để hiểu đời sống giáo dục và văn chương, không có ý đưa các bài viết lên Blog. Tuy nhiên, có hai bài khá điển hình của hai góc nhìn khác nhau, khá đối lập, mình muốn đưa lên như một sự rộng đường dư luận, và bảo đảm tính thông tin đa chiều, để  bạn đọc có nhu cầu đọc, và suy ngẫm tùy vào sự nhận thức của mỗi người.

Đó là bài của Gs. TS Phan Trọng Thưởng đăng trên VanVn.net, và bài của tác giả Hà Nhân đăng trên Viet-Studies.

————————————-

VanVN.Net – Gần đây, trên các trang mạng xã hội xuất hiện một số ý kiến khác nhau về luận văn thạc sĩ của học viên Đỗ Thị Thoan (Nhã Thuyên), ngày 12-2-2014, Hiệu trưởng Trường Đại học Sư phạm Hà Nội đã ra Quyết định thành lập Hội đồng thẩm định luận văn này. Đây là việc bình thường ở các cơ sở đào tạo sau đại học hoàn toàn nằm trong thẩm quyền của các cơ sở đào tạo. Để bạn đọc hiểu rõ hơn thực chất luận văn thạc sĩ của Đỗ Thị Thoan về đề tài: “Vị trí của kẻ bên lề: thực hành thơ của nhóm Mở miệng từ góc nhìn văn hóa”. VanVN.Net xin đăng toàn văn bản nhận xét phản biện của PGS.TS Phan Trọng Thưởng tại Hội đồng thẩm định luận văn do Trường Đại học Sư phạm Hà Nội thành lập.

PGS.TS. Phan Trọng Thưởng: Dựa trên quy cách của một bản nhận xét luận văn và những yêu cầu do Trường Đại học Sư phạm Hà Nội đề ra, tôi có một số nhận xét sau đây về luận văn của tác giả Đỗ Thị Thoan. (Tất cả những đoạn để trong ngoặc kép hoặc in nghiêng đều trích dẫn nguyên văn từ luận văn).

 1. VỀ LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI

Ảnh Nhã Thuyên. Nguồn: Thethaovanhoa.vn

Theo tác giả luận văn, “chỉnh thể văn học và văn hóa trong bất kỳ không gian và thời gian nào cũng luôn luôn bao gồm dòng chính và dòng ngầm, trong đó dòng chính được coi là Trung tâm; dòng ngầm được coi là ngoại vi, là bên lề”. Dòng chính được coi là “có quyền năng chi phối tác động, quyền năng hình thành qui phạm, hình thành thiết chế; còn Dòng ngầm có vai trò “giải qui phạm và phá hủy thiết chế, nhất là khi thiết chế đó bộc lộ xơ cứng và bảo thủ diễn ra ngay trong dòng chính như một qui luật của vận động”.

Tiếp tục đọc