Tác giả: FB Bút Lông
KD: Chít cười vì cái lệnh này 😀
KD: Chít cười vì cái lệnh này 😀
KD: Bạn bè iu quý gửi cho mình bài viết này. Nay xin đưa lên Blog để bạn đọc iu quý nhà văn biết thêm thông tin
———
Sau “Vong bướm”, một thể nghiệm với chèo cổ, đã hơn 2 năm Nguyễn Huy Thiệp không xuất hiện trên văn đàn. Ông quyết định dừng hẳn nghiệp sáng tác ở tuổi 65.
Nhà văn Nguyễn Huy Thiệp chia sẻ, thời gian vừa rồi ông ốm một trận “tưởng ra đi rồi”. Hơn 4 tháng qua, ông bị thoát vị đĩa đệm cộng thêm đau thần kinh toại, đau hết nửa người không đi được đến nỗi phải bò lê bò càng. “Giờ khỏi đến 85 – 90% là may lắm rồi chứ mấy tháng trước thảm hại, khủng khiếp, đáng sợ lắm”, tác giả Tướng về hưu nhớ lại
Nhà văn Nguyễn Huy Thiệp (bên phải)cùng nhà báo Nhật Tân.
Nói về vị “thuốc tiên” đã cứu sống mình, ông kể đã thử chữa thuốc tây không khỏi, đông y cũng không ăn thua, may có người giới thiệu gặp được ông thầy lang ở Việt Yên, Bắc Giang. Cứ 3 – 4 ngày “thầy” lại xuống tận nhà và chỉ chữa có mấy phút trong gần 3 tháng mà ông bình phục trở lại, đi đứng như thường.
Nhưng dường như với một nhà văn đã đi trọn thời kỳ văn học đổi mới, sức khỏe, bệnh tật không phải và không thể là lý do chính buộc ông phải buông bút và đoạn tuyệt với con đường văn chương chữ nghĩa. Trong cuộc trao
đổi với VnExpress, nhà văn Nguyễn Huy Thiệp giãi bày: “Viết thế thôi, viết nữa bọn trẻ nó thấy mình nó ghét”, “Tuổi tôi giờ là tuổi vứt đi, 65 rồi, giờ ngồi nhà lo dăm ba việc gia đình và trông cháu, tóm lại là chờ chết”…
Với ông, đây là lúc thích hợp để dừng lại: “Tôi xong rồi. Tôi tự thấy đủ tri túc. Chứ viết nữa, làm trò gì nữa đâm dở”, nhà văn chia sẻ.
Món “tư duy” cứng nhắc, bảo thủ và trì trệ này xem ra khó “mềm hóa” lắm 😛 . Chẳng lẽ phải “luộc” trong cái sự tụt hậu, trong cái bẫy trung bình vĩnh viễn của nước Việt chăng? Hay vì bản chất của nó là “lợi ích nhóm” nên không thể xa rời được?
Chuyên gia kinh tế Trần Du Lịch.
Và, với đặc thù “định hướng xã hội chủ nghĩa” đã tiếp tục được khẳng định trong Hiến pháp, kinh tế nhà nước tiếp tục được khẳng định là chủ đạo nhưng nhận thức cần nhất quán doanh nghiệp nhà nước không phải là chủ đạo, không phải là công cụ điều tiết vĩ mô mà trong thời gian tới cần được giảm thiểu tỷ trọng để nhường lại không gian phát triển cho khu vực tư nhân, trụ cột quan trọng của nền kinh tế.
Tác giả: Cu Vinh
KD: Hai tính cách, dựa trên hai nền tảng tri thức, trí tuệ và “phông” văn hóa… khác nhau 😛
Ông Ngô Hòa ( Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên Huế-Trưởng ban liên tu bất tận về các Festival Huế được tổ chức), ông Nguyễn Sự ( Bí thư Hội An, Quảng Nam), cả hai ông tôi đều quen.
Tới Huế, cứ cái gì liên quan đến Fetival Huế là người ta đều nhớ đến ông Ngô Hòa, có vẻ như tên tuổi ông bật nổi nhờ chính vào các lần tổ chức Festival. Huế chứ không phải các hoạt động khác trên tư cách Phó chủ tịch thường trực. Cho đến kỳ Festival lần thứ 8 này, thì cũng là kỳ cuối cùng ông làm Trưởng ban tổ chức vì đã tới tuổi hưu. Hầu như trong diễn văn bế mạc nào ông Ngô Hòa cũng lên phát biểu bế mạc, được trực tiếp trên VTV, và diễn văn nào cũng dài như nhau, thậm chí là rất dài, thậm chí là có người kêu lên là quá dài, nhưng điều mà tôi để ý là nhận định của ông hầu như Festival Huế nào cũng giống nhau như thế này: Đến thời điểm này, chúng ta vui mừng khẳng định rằng, Festival Huế lần thứ…. đã thành công tốt đẹp, được đánh giá là một Festival ấn tượng, thân thiện, an toàn và đầy tính nhân văn, là Festival thành công nhất từ trước đến nay.
Tác giả: D.A
KD: Tội nghiệp cho người đàn bà mang trong lòng biết bao nỗi đau lớn: Nỗi đau chồng là kẻ phạm tội bị án tử hình, nỗi đau bị chồng phản bội, mà vẫn phải bươn bả lo toan. Dương Chí Dũng, nếu kiếp này thoát nạn thì nên quỳ trước mặt người vợ khổ đau mà đáng trọng của ông ta.
Đó cũng là niềm thương vô hạn và là chiếc lạt mềm…
——
Hiếm có người phụ nữ nào như vợ Dương Chí Dũng, chồng có bồ và con riêng nhưng bà vẫn hết lòng vì chồng. Trước tòa, bà một mực bảo vệ quyền lợi của chồng và đòi nhà cho tình địch của mình.
Dương Chí Dũng được tâm sự với vợ ít phút
Đối diện án tử, Dương Chí Dũng vẫn “si tình”
Cuộc sống trầm lặng
Nói về bà bà Phạm Thị Mai Phương, vợ của Dương Chí Dũng, người ta biết tới bà như một người phụ nữ hiền hậu.Bà Phương là người phụ nữ đẹp, tuy đã bước qua cái tuổi 50 nhưng trên khuôn mặt và nụ cười của bà vẫn toát lên vẻ thanh thoát, duyên dáng.
Gia đình bà Phương – ông Dũng có 3 người con gái. Tất cả đều trưởng thành, học giỏi, vợ chồng cũng tương xứng với nhau cả về tài và sắc. Bà Phương là người tốt nhưng không ngờ lại chịu phải bi kịch và điều tiếng.
![]() |
Bà Phương tại tòa |
Sau khi chồng bị bắt, bà Phương sống khép kín và luôn mang trên mình vẻ mặt đượm buồn. Căn nhà nằm ở ngõ 26, phố Nguyên Hồng, nơi mà bà Phương đang ở, suốt ngày cửa đóng then cài, mặc cho những hàng quán bên cạnh luôn tấp nập.
KD: Người dân có thể nghĩ ngắn, nhưng chính quyền Hội An phải nghĩ dài.
———
“Nộp phí để vào một khu phố cổ” – Rất nhiều du khách đã nói về sự thật ấy với một cái nhún vai, và lắc đầu, và kêu giời lên rằng “thật kỳ cục”. Và không biết chính quyền Hội An cảm thấy thế nào khi có người nói thẳng: “Như một trò đùa. Thật buồn cho những người phụ trách du lịch Việt Nam, dường như tiền là mối quan tâm duy nhất của họ”. 6USD, quá đắt để chỉ “đi, hưởng và nhìn ngó”, nhưng rẻ đến mức mạt cho lòng hiếu khách vốn đã nổi tiếng không chỉ của người dân đô thị cổ.
Nhưng “trò đùa Hội An” thật ra đã có tiền lệ từ… Hạ Long, nơi năm ngoái, không phân biệt tây ta, ngoài chi phí tiền phòng trên tàu, người ta còn phải chi phí ngủ đêm trên Vịnh Hạ Long.
Ảnh Phố Cổ Hội An ban đêm đẹp mê hồn. Nguồn: Trên mạng
Tác giả: Lê Vĩnh Triển
KD: Hơi bị hiếm đó. Thế thì lấy đâu để bù lại khoản … chạy trước đó 😛
———
Các giá trị như sự trung thực, khiêm tốn, chất lượng tốt nhất, danh dự quốc gia được chia sẻ thấu hiểu trong từng tế bào của đất nước Nhật. Vì thế khó có chỗ cho tư duy ngắn hạn nhiệm kỳ, mì ăn liền, động cơ ích kỷ.
Tuy vậy, không phải hễ cứ xác lập được những giá trị này thì đều sẽ thành công. Quan trọng là người đứng đầu phải phổ cập được tinh thần/giá trị đó đến các cấp quản trị và lý tưởng nhất là đến mọi thành viên.
![]() |
Khi chia sẻ được các giá trị của công ty (của những người sáng lập), các thành viên công ty sẽ gắn kết với nhau và cảm nhận những giá trị mà công ty hướng đến cũng là những giá trị của bản thân mình. |
Xin đọc thêm bài này, để thấy bản chất vấn đề: https://kimdunghn.wordpress.com/2014/04/21/sau-dich-soi-se-den-benh-nao/
|
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng chỉ đạo trong cuộc họp khẩn chiều 23/4. Ảnh: Người Lao Động. |
KD: Ngôn ngữ VN tài đáo để 😀 Người ta nói buồn cười, là cười. Còn khi nói cười buồn, là… buồn 😦
————
Thực ra không phải chuyện cười. Nhưng nghe thủng câu chuyện, ngẫm nghĩ, cũng phải bật cười!
Thứ nhất là chuyện Việt nam đăng cai Asiad.
Asiad là ngày Hội Thể thao của các nước Châu Á. Mục đích ý nghĩa cao đẹp của Thế vận hội, cũng như Á vận hội, là để cổ vũ, động viên phong trào rèn luyện thể dục, thể thao , nâng cao sức khỏe của con người. Tuy vậy, để tổ chức được một kỳ Hôi thể thao Châu lục là hết sức tốn kém. Lịch sử Á vận hội từ khi ra đời đến nay , đã có 3 Quốc gia được lựa chọn đăng cai, đó là Hàn quốc, Pakistan, Singapo, sau đó, đã xin rút lui, bỏ cuộc, vì tài chính khó khăn.
Và, tất cả các nước chủ nhà đã tổ chức, sau khi kết thúc ngày Hội, đều lâm vào tình trạng nợ nần. Gương nhã tiền, Hy lạp, một phần quan trọng vì hăng hái đầu tư “khủng”vào Thế Vận hội Athens 2004 mà đã đứng bên bờ vực vỡ nợ phá sản. Hay như hiện nay, nước Brazin giàu có, nền kinh tế mới nổi, đứng thứ 8 thế giới, cũng đang khốn đốn về tài chính cho World cup 2014, Olimpic 2016 và đang đối mặt với làn sóng biểu tình rông lớn của dân nghèo phản đối đăng cai sự kiện thể thao này.
Việt nam ta, Bộ VH-TT-DL đang hăng hái, hồ hởi, chạy đôn, chạy đáo để đăng cai Asiad 18.
Bạn phải đăng nhập để bình luận.