Tướng An ninh nói về bài báo ‘Dương Chí Dũng và những triệu đô la’

Tác giả:
.
KD: Ngày 25/4/2014, Trung tướng Hoàng Kông Tư, Thủ trưởng Cơ quan An ninh điều tra, Bộ Công an trả lời phỏng vấn về bài báo “Dương Chí Dũng và những triệu đô la” của phóng viên Nguyễn Hùng, BBC tiếng Việt, ngày 24/4/2014.
.
Phức tạp rùi đây  😛
.
Trung tướng Hoàng Kông Tư. Ảnh: Công an Nhân dân
Trung tướng Hoàng Kông Tư. Ảnh: Công an Nhân dân
Xin đồng chí Thủ trưởng Cơ quan An ninh điều tra Bộ Công an cho biết quan điểm về việc ngày 24/4/2014, trong bài báo “Dương Chí Dũng và những triệu đô la” của phóng viên Nguyễn Hùng, BBC tiếng Việt, ngày 24/4/2014 có nêu nội dung: “Theo ông Dũng, người đưa tiền của bà Lan cho ông tên là Tiệp. Các nguồn tin nói đây là ám chỉ Thiếu tướng Trần Quang Tiệp, Trợ lý Bộ trưởng Công an Trần Đại Quang”.

Trước hết, tôi khẳng định thông tin này là hoàn toàn bịa đặt, vì trong quá trình điều tra, Dương Chí Dũng có khai người đưa tiền của bà Lan cho ông tên là Tiệc.

Tiếp tục đọc

Việc trái đạo kiểu gì cũng có thể xẩy ra !

Tác giả: Đào Dục Tú

KD: Cứ cái đà hiện đại hóa truyện Kiều, đại chúng hóa truyện Kiều kiểu “kỹ sư chế tạo máy” thế này thì rồi đây, tuyên ngôn chữ Hán của cụ Lý Thường Kiệt “Nam quốc sơn hà nam đế cư”, “Hịch tướng sĩ” của cụ Trần Hưng Đạo, “Bình Ngô Đại Cáo” của cụ Nguyễn Trãi “Bạch đằng giang phú” của cụ Trương Hán Siêu, rồi thơ “Cung oán ngâm khúc” của cụ Nguyễn Gia Thiều, “Chinh phụ ngâm” của hai cụ Đặng Trần Côn- Đoàn Thị Điểm” v.v.. sẽ ra sao? Biết đâu sẽ có những kẻ “điếc không sợ súng” nêu gương, “làm trong sáng tiếng Việt, hiện đại hóa thơ cổ ” của các cụ giống như ông kỹ sư nào đó đang “danh nổi như phao” thì sao? (ĐDT)

Hi…hi.. . Cảm ơn anh Đào Dục Tú đã gửi cho KD bài viết này.

——

Nhiều năm trở lại đây, đặc biết kể từ thời điểm “nhóm lợi ích” được định danh chính thức trên các diễn đàn long trọng, ám chỉ (ám chỉ thôi!) các thế lực (tạm dùng lại từ) “tài phiệt” thao túng nền kinh tế và đôi ba người đứng đầu chính thể quyết liệt. . . chỉ trích bầy sâu tham nhũng “ăn hết phần của dân”, thì người ta thấy biết bao sự việc lớn nhỏ ở nước mình đến giầu tưởng tượng hư cấu như các nhà văn. . . không tưởng và hoang tưởng cũng không sao hình dung được.

Hình ảnh

Ví như . . .. Ví như . . . ví như. . . quả thật là “đố ai quét sạch lá rừng”. Gần đây lại thêm việc một ông kỹ sư “tháo tung” truyện thơ Kiều – tuyệt đỉnh ngôn từ nghệ thuật Việt thế kỷ 18, thành cái gọi là “Truyện Kiều Nguyễn Du với tiếng Việt hiện đại phổ thông đại chúng và trong sáng”. Tác phẩm “siêu hiện đại” “trên cả tuyệt vời ấy” ấy được công bố dưới hình thức sách phô tô biếu đại biểu trong cuộc hội thảo mang cái tên vừa văn hoa lại vừa khoa học (chuẩn không phải chỉnh nhé!) là “Dòng chẩy văn hóa xứ Nghệ từ truyện Kiều đến phong trào thơ mới”.

Và không kém phần quan trọng “cộng” long trọng, là được một nhà văn, nhà khoa học xã hội, nhà. . . . anh hùng lao động XHCN “siêu lão thành” cổ vũ hết lời.

Tiếp tục đọc

Vài suy nghĩ về tuyến đường sắt đô thị Cát Linh-Hà Đông

Tác giả: Hoàng Mai (Theo BVN )

KD Nhà báo Nhật Tân vừa gửi cho mình bài viết này. Đây chính là vụ mà ông Nguyễn Hữu Thắng, Cục trưởng Cục Đường sắt Việt Nam bị Bộ trưởng Đinh La Thăng có quyết định tạm ngừng việc vì một phát ngôn ấn tượng: “điều chỉnh một tí đã rùm beng cả lên”.

Dự án tuyến đường sắt trên cao Cát Linh – Hà Đông

Mọi người Việt Nam chúng ta đều biết: Việt Nam, chưa làm ra bất kỳ một sản phẩm công nghệ nào mang tầm quốc tế; ngay cả một mặt hàng chủ lực có tiếng trên thị trường thế giới cũng chưa hề có

Thế nhưng, việc Chính phủ Việt Nam vay tiền của Trung Quốc và giao cho Trung Quốc trọn gói với Hợp đồng tổng thầu EPC (tên đầy đủ là: Hợp đồng thiết kế, cung cấp thiết bị công nghệ và thi công xây dựng công trình)để đầu tư hệ thống “Đường sắt đô thị Hà Nội” cho Thủ đô Hà Nội, với giá cao từ 2,5-3 lần so với mặt bằng chung của thế giới, là việc làm mà có lẽ chỉ có quan chức Việt Nam mới dám nghĩ và dám làm.

Tiếp tục đọc

Phải thay đổi tư duy thu hồi đất

Tác giả: Nhà báo Võ Văn Tạo

KD: Cảm ơn nhà báo Võ Văn Tạo đã gửi cho Blog bài viết. Để rộng đường dư luận, bảo đảm tính thông tin đa chiều, mình xin đăng tải lên Blog, để bạn đọc đọc và chia xẻ. Cũng rất mong nhận được những  ý kiến trao đổi, thậm chí phản biện về chủ đề này.

————-

Vụ cưỡng chế Văn Giang

Vụ cưỡng chế quyết liệt ở huyện Văn Giang (tỉnh Hưng Yên) làm công luận cả nước và truyền thông quốc tế chấn động. Thật khó tin khi dư âm đau lòng vụ Tiên Lãng chưa dứt, lại tiếp đến Văn Giang rầm rộ cưỡng chế, lửa khói ngút trời, súng nổ dữ dằn.

Trong vụ Tiên Lãng, Chính phủ và các cơ quan chức năng nhìn nhận chính sách đất đai, vấn đề đền bù giải tỏa, cưỡng chế còn nhiều bất cập… Quan chức địa phương sai phạm, khuất tất, đẩy người dân vào đường cùng, phản ứng tiêu cực.

Trong vụ Văn Giang, địa phương khẳng định làm đúng. Theo họ, người dân không thắc mắc giá đền bù, mà phủ nhận dự án. Điều đó là bất khả thi, buộc phải cưỡng chế, vì Thủ tướng đồng ý dự án… Những ngày qua, báo chí trong nước đăng thưa thớt, nhiều báo gỡ bài đăng online. Trên mạng, dậy lên làn sóng bloger và công chúng lên án cưỡng chế, người dân tố cáo mức đền bù rẻ mạt, chủ đầu tư “cò kè bớt một thêm hai”, cưỡng chế bất minh, tàn bạo… Nhưng cũng có một số ý kiến cho rằng chính quyền không sai, viện dẫn Luật Đất đai và các văn bản liên quan.

Tiếp tục đọc

Thủ tướng Hàn Quốc xin từ chức vì vụ chìm phà

Tác giả: Sầm Hoa

KD: Một văn hóa chính khách- văn hóa từ chức- rất đáng kính trọng đã thành phổ biến ở nhiều quốc gia văn minh. Thủ tướng Hàn Quốc đâu có lái con phà định mệnh. Nhưng ông lái cả một quốc gia- con phà Hàn Quốc- mà sự kiện đau thương của con phà Sewol , và phản ứng của người dân Hàn Quóc, cho ông tự thấy mình chưa xứng đáng để làm thuyền trưởng. Vậy thì ông thấy nên rút lui để người khác làm thuyền trưởng tốt hơn.

Lãnh đạo đâu phải là một nghiệp, hay một nghề vĩnh viễn để kiếm tiền- của các nguyên thủ, chính khách? Nó (cái ghế) chỉ là phương tiện để con người ta thể hiện cái tài năng mong muốn cống hiến cho quốc gia. Tư cách chính khách- công dân đó mới thực sự đáng nể mặt. Và danh dự cá nhân đó cuối cùng, ông Thủ tướng HQ vẫn bảo toàn được trong một hành vi trọng danh dự.

Chỉ tiếc ở nước Việt mình, cái ghế  lại như một phương tiện làm giàu của nhiều quan chức. Mất ghế, họ cho là vừa mất danh dự , lại mất nguồn làm giàu.

Đó cũng là sự khác biệt về cái tầm văn hóa của một quốc gia với quốc gia khác, tầm văn hóa của chính khách quốc gia này với quốc gia khác.

———-

Thủ tướng Hàn Quốc Chung Hong-won đã nộp đơn từ chức vì cảm thấy có trách nhiệm trước thảm họa chìm phà Sewol khiến hơn 300 chết và mất tích, hãng BBC đưa tin.

 TIN BÀI LIÊN QUAN:

Chung Hong-won, Hàn Quốc, từ chức, Sewol
Thủ tướng Hàn Quốc Chung Hong-won. (Ảnh: Reuters)

Phà Sewol chở 476 hành khách, hầu hết là học sinh và giáo viên trường trung học Dawon, đã bị chìm khi đi từ cảng Incheon tới đảo du lịch Jeju hôm 16/4. Chỉ có 174 người được cứu sống.

Các thợ lặn đã tìm kiếm được 183 thi thể trong khi hơn 110 người đang mất tích được cho là đã chết đuối.

Tiếp tục đọc

Người

Tác giả: Kim Dung/ Kỳ Duyên

 

 

Bỗng nhiên cả hai muốn khóc
Giữa câu chuyện cuộc đời
Nước mắt đàn ông lặng lẽ ngược trôi
Nước mắt đàn bà mỉm cười mặn
làn môi

Không hẹn gặp mà bỗng thành gặp gỡ
Giữa điên đảo nổi trôi
Giữa trắng đen hay dở ngược xuôi
Xa xôi quá là hai số phận
Bỗng về đây hội tụ kiếp người

Tiếp tục đọc

Ông Nguyễn Sự nhận lỗi

Tác giả: Chân Ngôn

KD: Chỉ tiếc nước Việt này những quan chức đàng hoàng, có nhân cách như Nguyễn Sự hiếm hoi quá!  😦

——–

“Lỗi này không phải của kiểm soát viên mà của lãnh đạo, trong đó có bản thân tôi”. Đó là phát biểu của ông Nguyễn Sự – Bí thư Thành ủy TP Hội An, tỉnh Quảng Nam – tại buổi họp báo liên quan đến việc bán vé tham quan phố cổ.

Trước một vụ việc bị dư luận phản ứng, khác với nhiều quan chức thường hay đổ lỗi cho khách quan hay cấp dưới, ông Nguyễn Sự nhận lỗi về phía lãnh đạo, bản thân ông cũng nhận lỗi. Một cách hành xử rất có văn hóa, một thái độ nhận trách nhiệm nghiêm túc  và một tính cách đặc trưng mang thương hiệu “Nguyễn Sự”. Bởi lẽ, từ trước đến nay, ông đã nhiều lần nhận trách nhiệm như thế mỗi khi có việc gì xảy ra liên quan đến trách nhiệm điều hành, quản lý tại TP Hội An.

Cùng với sự nhận lỗi, trong buổi họp báo, ông Sự cũng đưa ra một thông điệp dứt khoát: Hội An bán vé cho du khách là đúng và sẽ tiếp tục bán vé, chỉ điều chỉnh phương thức thực hiện. Mục đích mà Hội An đặt ra là chống thất thu, tăng thêm kinh phí để sửa chữa di tích.

Tiếp tục đọc

Ông Thăng đang trả món nợ niềm tin cho dân

Tác giả: Lê Thanh Phong

KD: Thật ra cũng mới bước đầu thôi. “Món nợ niềm tin” không chỉ ông Thăng đâu, mà nhiều vị quan chức ở nước Việt này lắm.

 

Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Đinh La Thăng liên tiếp đưa ra những quyết định dứt khoát, quyết liệt, rất được dư luận ủng hộ.

Với đề xuất sửa chữa mặt cầu Thăng Long với chi phí hơn 300 tỉ đồng của Tổng cục Đường bộ, ông Thăng bác thẳng thừng và cho rằng không phù hợp, gây lãng phí. Ông Thăng yêu cầu Tổng cục Đường bộ đưa ra giải pháp kỹ thuật tiết kiệm nhất để sửa triệt để mặt cầu, ổn đinh khai thác lâu dài.

Không chỉ bác đề xuất, Bộ trưởng Đinh La Thăng yêu cầu Tổng cục Đường bộ phải nghiêm khắc rút kinh nghiệm trong việc tham mưu đề xuất phương án này. Có nghĩa là, lãnh đạo Tổng cục Đường bộ rất yếu kém, đưa ra một phương án thiếu tính toán, không khoa học và tốn kém. “Nghiêm khắc rút kinh nghiệm” là một câu rất nặng mà từ trước đến nay, ít khi một bộ trưởng dùng để “mắng” quan chức cấp tổng cục trưởng.

Tiếp tục đọc

Tăng mấy trăm triệu đô: Nói ‘một tý’ cũng… đúng

Tác giả:  Hoàng Xuân

KD: Thế nên việc Bộ trưởng Thăng ra quyết định tạm đình chỉ công tác ông Thắng cũng… đúng  😛

———–

Báo chí cứ làm như có mỗi vụ đường sắt đô thị này “điều chỉnh” vậy! Rõ ràng so với “truyền thống” thì gọi đó là “một tý” thật chính xác.

>>Tăng có mấy trăm triệu đô, cứ làm ầm ĩ!

Mấy hôm nay dự án đường sắt đô thị Cát Linh – Hà Đông (Hà Nội) bị báo chí khui ra vụ đội giá đến 339 triệu USD (tức khoảng 7.000 tỷ đồng, tăng 62%) so với 552 triệu USD được phê duyệt ban đầu, khiến ông Nguyễn Hữu Thắng, Cục trưởng Cục Đường sắt Việt Nam nói “điều chỉnh một tí đã rùm beng cả lên”.

Tôi thật… đồng tình với ông Thắng.

Các anh các chị báo chí cứ làm như có mỗi vụ này “điều chỉnh” vậy!

Tôi kể cho mà xem.

Ở Hà Nội, dự án đường 5 kéo dài trên địa bàn quận Long Biên và huyện Đông Anh,  chủ đầu tư là Ban quản lý dự án Hạ tầng Tả ngạn, dự kiến thực hiện từ 2005, tổng mức đầu tư ban đầu hơn 3.500 tỷ đồng. Ba năm sau điều chỉnh lên gần 6.700 tỷ đồng, chỉ tăng hơn… 3.100 tỷ.

Dự án đường sắt đô thị Nhổn – Ga Hà Nội do Pháp, ADB và Ngân hàng Đầu tư châu Âu đồng tài trợ, dự kiến ban đầu là 783 triệu euro, điều chỉnh lên 1,275 tỷ euro, tăng 492 triệu euro.

Tiếp tục đọc

Tản mạn nhân vật lịch sử Trần Trọng Kim qua những trang hồi ký

Tác giả: Trần Văn Chánh
KD: Cảm ơn các bạn đồng nghiệp Tạp chí VHNA luôn có những bài viết rất đáng đọc  😀

Học giả Trần Trọng Kim Học giả Trần Trọng Kim

I. Trần Trọng Kim học giả    

Thuộc thế hệ tuổi trên dưới 60 như chúng tôi, ở miền Nam, hễ có quan tâm ít nhiều tới chuyện sách vở thì hầu như không ai không biết đến nhân vật Trần Trọng Kim(1883-1953),mộthọc giả tên tuổi, có thời gian ngắn tham gia chính trị với tư cách Thủ tướng của Đế quốc Việt Nam (1945),và là người tiên phong chomột số công trình biên khảo có giá trị lâu dài thuộc nhiều lĩnh vực học thuật khác nhau,như Việt Nam sử lược, Nho giáo, Truyện Thúy Kiều

Khởi đầu sự nghiệp trứ tác từ năm 1914 khi phụ trách mục “Học khoa” trên Đông Dương Tạp Chí, với loạt bài viết có tính giáo khoa về luân lý và về khoa sư phạm học, nếu tính đúng và đủ, Trần Trọng Kim là tác giả của tất cả những công trình đã in thành sách, liệt kê theo thứ tự thời gian như sau: Sơ học luân lý(Nhà in Trung Bắc Tân Văn, Hà Nội, 1914), Sư phạm khoa yếu lược(Trung Bắc Tân Văn,1916), Việt Nam sử lược(2 quyển Thượng và Hạ, Trung Bắc Tân Văn,1919), Truyện Thúy Kiều chú giải(1925, soạn chung với Bùi Kỷ), Quốc văn giáo khoa thư(3 tập: lớp Đồng ấu, lớp Dự bị, và lớp Sơ đẳng), Luân lý giáo khoa thư, Sử ký giáo khoa thư(cả ba loại giáo khoa thư này xuất bản năm 1926, và đều soạn chung vớiNguyễn Văn Ngọc, Đặng Đình Phúc, Đỗ Thận,do Nam Sơn Nguyễn Văn Thọ vẽminh họa), 47 điều giáo hóa của nhà Lê (Trung Bắc Tân Văn, 1928, dịch “Lê triều giáo hóa điều luật tứ thập thất điều” ra tiếng Pháp: Les 47 articles du Catéchisme moral de l’Annam d’autrefois), Nho giáo(Trung Bắc Tân Văn, 1930, ba quyển; sau in gộp lại thành hai quyển, 1932-1033), Việt thi (sao lục và chú giải) Phật lục(NXB Lê Thăng, Hà Nội, 1940), Phật giáo (Tân Việt xuất bản), Vương Dương Minh(1940), Việt Nam văn phạm(Lê Thăng, Hà Nội, 1941, soạn chung với Phạm Duy Khiêm,Bùi Kỷ), Tiểu học Việt Nam văn phạm(Tân Việt xuất bản), Phật giáo thủa xưa và Phật giáo ngày nay (Tân Việt, 1953; “Lời mở đầu” của tác giả đề tháng 10.1952), Hạnh thục ca (Tân Việt xuất bản), Đường thi (Tân Việt xuất bản), Lăng ca kinh (Tân Việt, 1964), Một cơn gió bụi(Hồi ký, viết từ năm 1949, xuất bản năm 1969 tại Sài Gòn do NXB Vĩnh Sơn).

Tiếp tục đọc