Cho người Việt đánh bạc trong casino: Lý lẽ không vững

Tác giả: Theo Hải Vân (DNSG)

KD: Đọc bài này, nghĩ tự nhiên thấy buồn cho người Việt mình lắm. Làm ăn thì bết bát, nhưng máu “đỏ đen” thì chả kém ai.

Hay “tại cái nước Việt mình” nó thế? Hay tại GS Hoàng Ngọc Hiến đã có một  phát ngôn bất hủ, nên nó cứ “vận” vào bất cứ chuyện gì… 

——

Bàn về nới lỏng kinh doanh casino, chuyên gia kinh tế Bùi Kiến Thành, nói: “Lợi ích quốc gia, lợi ích nền kinh tế, lợi ích cho nhân dân ở đâu, những câu hỏi đó quan trọng nhưng không thấy trên bàn nghị sự”.

 Đọc thêm: >>  Phó Chủ tịch Quốc hội ủng hộ cho người Việt chơi bạc ở casino
 >>  Chuẩn bị thí điểm mở cửa casino cho người Việt?

Dự thảo Nghị định hoạt động kinh doanh casino do Bộ Tài chính trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội tuần trước đề cập đến việc cho người Việt vào chơi trong casino ở Việt Nam. Ông bình luận thế nào về vấn đề này?

Người ta đưa ra nhiều lý lẽ nhưng không vững, thậm chí, một đại biểu Quốc hội còn nói, do trong nước không được chơi nên nhiều người Việt sang Campuchia, Hồng Kông, Ma Cao để đánh bạc. Việc vác tiền đi đánh bạc là bất hợp pháp, quản lý đất nước mà lại chấp nhận sự bất hợp pháp, thậm chí lấy đó làm lý do để cho phép người Việt vào casino trong nước đánh bạc thì không ổn.

Không phải cứ mở dăm ba casino là kinh tế tăng trưởng được. Bàn về casino có hai việc cần quan tâm là nền kinh tế lợi gì và thiệt hại gì. Thực tế cho thấy, mở casino tại Việt Nam, lợi ích mang lại cho nền kinh tế không bao nhiêu. Các nguồn lực, phương tiện tài chính bị hút vào đấy, thay vì đầu tư sản xuất kinh doanh. Ở đây, chỉ có chủ casino được lợi. Nhìn casino phải rất rõ ràng, không nên vì lý do này, lý do kia mà nới lỏng chính sách.

Tiếp tục đọc

Sửa hơn 1.000 đơn vị từ của Truyện Kiều: Một hành động vô đạo!

Tác giả: Nguyễn Quang Thân

KD: Rất có thể Đỗ Minh Xuân nghĩ mình là một… Nguyễn Du mới chăng? Những vị thần kinh nặng bao giờ cũng có những hoang tưởng và hành vi kiểu đó.

Thật lòng, xin lỗi nhà thơ “điên” Bùi Giáng, và những người bệnh không may mắc phải bệnh này.

Một ông hoang tưởng kiểu này còn có thể hiểu được. Đến một NXB hẳn hoi cũng chấp nhận, thì nên xem lại cái đầu, cách tư duy không bình thường, cách làm việc quan liêu của mấy vị từ biên tập viên đến người quản lý việc xuất bản.

Ảnh: TL

Ảnh: TL

Tự cho chữ của mình “hay hơn Nguyễn Du” để lấy lý do đó “sửa” hàng ngàn từ Truyện Kiều như Đỗ Minh Xuân đã làm là xúc phạm tiền nhân.
Trong cuộc hội thảo về Dòng chảy văn hóa xứ Nghệ từ Truyện Kiều đến phong trào Thơ mới tổ chức vào ngày 15.12.2012 tại khu di tích Nguyễn Du, Hà Tĩnh, mỗi đại biểu tham dự được tặng một cuốn sách (bản photo) có nhan đề Truyện Kiều Nguyễn Du với tiếng Việt hiện đại, phổ thông, đại chúng và trong sáng, do Đỗ Minh Xuân khảo dịch – nhà xuất bản Văn hóa – Thông tin in năm 2012. Cuốn sách này có lời đề tựa rất trang trọng của GS. Vũ Khiêu:
Với một tinh thần khoa học rất nghiêm túc, ông tìm lại hầu hết các bản Truyện Kiều từ trước đến nay, so sánh các dị bản, tìm đọc hầu hết các bài đã bình luận, phân tích tác phẩm và tác giả Truyện Kiều. Từ đó, ông đã có ý tưởng lớn là làm thế nào để phổ cập hóa Truyện Kiều cho quảng đại công chúng, ông gạt bỏ những câu chữ khó hiểu từ tiếng Hán để thay bằng ngôn ngữ thuần Việt trong Truyện Kiều… Tôi hoan nghênh công phu nghiên cứu của ông Đỗ Minh Xuân và tin rằng cuốn sách này của ông là một đóng góp đáng kể vào việc nghiên cứu Truyện Kiều…”.

Tiếp tục đọc

Đăng cai Asiad: bản hợp đồng và sự trung thực

 Tác giả: Thiên Di

KD: Đọc bài này, thấy bắt đầu “lòi đuôi” dối trá của quan chức có trách nhiệm báo cáo việc tổ chức ASIAD ở VN. Theo mình, báo chí nên tập trung phỏng vấn ông Hoàng Vĩnh Giang, đầu mối của vụ việc này. Để hiểu thực hư, bản chất vấn đề ra sao.

Sự phát triển của IT và báo mạng buộc con người bây giờ phải sống và làm việc cho trung thực hơn. Không thể nói dối mãi, “hoa hòe hoa sói “mãi như trước đây…

———–

Ông Hoàng Vĩnh Giang (ca vát đỏ) và đoàn đại biểu Việt Nam tiếp nhận đăng cai ASIAD 18. Ảnh baodongnai.com.vn

Một ngày sau khi Việt Nam loan báo rút đăng cai Asiad, các hãng thông tấn quốc tế loan nội dung thông cáo báo chí của Hội đồng Olympic châu Á (OCA) theo đó OCA đã từng tổ chức một cuộc họp với Ủy ban Olympic Việt Nam trong cuộc họp Ban chấp hành OCA và “OCA đã tỏ rất rõ rằng phải duy trì chất lượng Asian Games 2019 thật cao và đúng chuẩn”. Cũng theo thông cáo này của OCA, sau khi Hà Nội đã được trao đăng cai Asiad 2019 hồi tháng 11-2012, OCA đã tiến hành ba lần kiểm tra tại Hà Nội và tỏ rõ cho các nhà tổ chức là các yêu cầu và các thủ tục của Asiad đã không đạt đúng hợp đồng của thành phố đăng cai.

Việc OCA nay tiết lộ những nhắc nhở liên tiếp, qua ba lần kiểm tra và một lần họp, về yêu cầu đúng chuẩn Asiad, vô hình trung cho thấy đã có một sự không minh bạch đủ nơi những người nhận trách nhiệm tổ chức Asiad. Không rõ, sau mỗi lần bị OCA “rầy”những người có trách nhiệm đã có báo cáo trung thực các nội dung bị “rầy” đó với Chính phủ để thẳng thắn trình bày sự thực với Chính phủ là OCA yêu cầu phải tổ chức Asiad đúng chuẩn, nên xin tăng kinh phí? Hay là chính do giấu bặt các “rầy quở” đó của OCA, nên ngay cả trong những ngày trước khi Thủ tướng quyết định thôi đăng cai, những người có trách nhiệm vẫn cứ khăng khăng thề thốt “sẽ tổ chức trên tinh thần tiết kiệm, tận dụng tối đa cơ sở vật chất hiện có…” để mong được Chính phủ thông qua việc đăng cai cái đã, rồi thì “hạ hồi phân giải”?

Tiếp tục đọc

Cách thoát “bẫy” trung bình

Tác giả: Tân Dân

KD: Không có cách nào khác, VN phải cùng một lúc tiến hành quyết liệt những giải pháp lớn: Tái cơ cấu kinh tế DNNN, tạo sân chơi bình đẳng cho mọi thành phần kinh tế, xóa bỏ cơ chế xin- cho, mảnh đất quá mầu mỡ cho tham nhũng nảy nở. Chấn hưng nông nghiệp- thế mạnh của quốc gia.

Nhưng nền tảng của mọi giải pháp lớn đó, là cải cách thể chế chính trị, thể chế kinh tế. Đặc biệt xây dựng nền pháp luật thượng tôn.

Cuộc chơi toàn cầu buộc VN phải tuân thủ luật chơi. Luật chơi đó lại buộc VN phải có những điều kiện Cần và Đủ mới có thể kích thích sản xuất, năng suất và sáng tạo gia tăng. Không còn có thể một mình một chợ, kiểu “đầu một nơi, đuôi một nẻo” nữa.

———–

 Câu chuyện “bẫy thu nhập trung bình ở Việt Nam” đã xới lên nhiều ý kiến bàn luận. Bên cạnh những phân tích mang tính học thuật sắc sảo minh chứng cho việc Việt Nam đã bắt đầu quá trình “sập bẫy” thu nhập trung bình, Giáo sư Kenichi Ohno (Nhật Bản), người khởi xướng câu chuyện, còn chứng tỏ mình là người rất am hiểu và bắt bài được kiểu cách điều hành kinh tế – xã hội lâu nay ở nước ta, đặc biệt là hội chứng hội thảo nhiều, viết, nói, hô hào mãi nhưng quan trọng nhất là hành động thiết thực thì chẳng được bao nhiêu.

Trong cuộc chơi hội nhập toàn cầu ngày nay, thời cơ luôn song hành cùng thách thức, nền kinh tế của một quốc gia rất dễ bị tổn thương bởi hàng loạt cái “bẫy” bủa vây tứ phía, nếu chúng ta không đủ tỉnh táo, không có bản lĩnh chung sống với thương trường thì rất dễ chuốc lấy sự thất bại.

Điểm mấu chốt để giúp đất nước thoát bẫy thu nhập trung bình chính là phải bằng mọi cách duy trì và không ngừng nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia cũng như năng lực cạnh tranh của từng chủ thể trong nền kinh tế.

Tiếp tục đọc