Phát ngôn… ‘để đời’

Tác giả: Nguyễn Đình Bổn

KD: Người xưa có câu “Uốn lưỡi 07 lần trước khi nói”. Nhưng đó là người Xưa, xưa rồi. Người Nay hiện đại hơn:  Chả cần nghĩ cũng nói, nói một cách hồn nhiên, thậm chí… tự nhiên chủ nghĩa  😛

HỌ để cho đời những phát ngôn ấn tượng. Đời để cho họ những ấn tượng biết thế nào là… phát ngôn ấn tượng  😀

———-

Ảnh: TL (Minh họa)

Ảnh: TL (Minh họa)

“Việc cho học sinh uống thuốc chỉ có một cô làm thôi, làm gì phải xỉa xói người ta, không nên nặng nề quá không hay. Bỏ thuốc cho học sinh ngủ, trường mầm non có hoài, không có vấn đề gì lớn”.
Mội tý đã rùm beng
Liên quan đến việc tăng vốn dự án đường sắt đô thị Cát Linh – Hà Đông, từ 552 triệu USD lên 891 triệu USD (tăng thêm 339 triệu USD), một con số “đội vốn” vào loại khủng, ông Nguyễn Hữu Thắng, cục trưởng Cục Đường sắt Việt Nam cho rằng: 
Điều chỉnh một tý đã rùm beng cả lên”!
Câu trả lời “quái đản” này ngay lập tức dấy lên dư luận phản đối bởi 339 triệu đô la là một số tiền quá lớn đối với một đất nước nghèo vậy mà đối với ông cục trưởng này chỉ là một…tý.
Người ta đặt câu hỏi liệu ông Nguyễn Hữu Thắng nắm trong tay bao nhiêu tiền mà xem 7.000 tỷ đồng chỉ là “một tý”?

Tiếp tục đọc

Thủ tướng: Tôi xin lỗi nhân dân

Tác giả: Linh Thư

KD: Hị…hị…  😀

——-

Chia sẻ với DN kinh doanh trong điều kiện cạnh tranh hiện nay muốn thành công không dễ dàng, Thủ tướng nhắn nhủ cộng đồng DN chú ý nâng cao năng lực quản trị.

Hơn 300 kiến nghị cụ thể của cộng đồng DN trong và ngoài nước được tổng hợp bằng văn bản gửi trực tiếp đến Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tại hội nghị Thủ tướng với DN năm 2014 diễn ra sáng nay 28/4 vẫn chưa đủ hết những điều họ muốn kiến nghị.

Chân tơ, kẽ tóc mọi khó khăn mà mỗi DN “mách” trực tiếp với Thủ tướng khiến người đứng đầu Chính phủ đã có lúc phải nói ông thấy “sốt ruột” vì những cải cách cơ chế, chính sách chưa đủ theo kịp thực tiễn sinh động, những thay đổi nhanh chóng trong môi trường kinh doanh hiện nay.

Tôi xin lỗi nhân dân!

Chủ tịch Hiệp hội tư vấn thuế Việt Nam Nguyễn Thị Cúc mào đầu phát biểu rằng: “Các DN hôm nay đến không phải để nghe về ưu điểm, mà về vướng mắc và cách giải quyết”. Đại diện hiệp hội này nêu một điều mà lẽ ra phải đương nhiên dễ lại khó, đó là điều kiện thuận lợi cho người nộp thuế.

Thủ tướng, doanh nghiệp, nợ xấu, tín dụng, đầu tư, thủ tục hành chính
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng phát biểu tại hội nghị sáng 28/4 tại Hà Nội. Ảnh: Nhật Bắc/VGP
“Tổng cục Thuế có tuyên ngôn về người nộp thuế rất rõ ràng, song các DN cảm thấy tinh thần này càng xuống dưới, nhất là tổ đội và người triển khai thực hiện, thì nhiệt huyết này mất dần đi. Nếu tháo gỡ chính sách thuế, mà còn người không tiếp thu được tinh thần của lãnh đạo ngành thì rất khó khăn. Vì vậy, mong hình ảnh con sâu làm rầu nồi canh trong ngành thuế và hải quan không còn nữa” – bà Cúc phát biểu.

Tiếp tục đọc

Cưỡng bức cải cách thì mới nhanh được’

Tác giả: Phạm Huyền

KD: Đúng vậy, nếu không quyết đoán, quyết liệt thì rất khó. Nhưng ai sẽ là người… cưỡng bức cải cách đây?  😛

——-

Khởi đầu cho năm mới, nền kinh tế lại hỳ hục bò lên. Chúng ta đã bắt đầu thoát khỏi “chủ nghĩa thành tích”. Song, để tái cơ cấu thành công, cần phải cưỡng bức cải cách có điều kiện – TS Trần Đình Thiên nói.

 Đọc thêm:

ChiasẻtạiDiễnđànKinhtếmùaxuân (do UBKinhtếQH,Việnhànlâmkhoahọcxãhội VN,VCCIvàUNDPđồngtổchức)khaimạcsáng naytạiHạ Long, TSTrầnĐìnhThiên,ViệntrưởngViệnKinhtế VNvẫn mangnhiềulolắng. 

cải cách, nợ công, DNNN, GDP, cổ phần hóa, tái cơ cấu, tăng trưởng, bất động sản , lạm phát
TS Trần Đình Thiên

Phác thảo sơ bộ hiện trạng nền kinh tế, ông mô tả, đường đồ thị tăng trưởng của Việt Nam rất lạ, lên xuống “rất đẹp”, như là định mệnh. GDP cứ quý 1 thấp, đến quý 4 tăng rất cao, rồi sang năm sau, lại rơi xuống rất thấp, rồi lại hỳ hục bò lên đạt mức rất cao ở quý cuối năm. Điều này không chỉ do tính mùa vụ mà còn do cả cách thức điều hành nền kinh tế.

Tiếp tục đọc

Thư giãn

 Tác giả:

KD: Cảm ơn bạn bè iu quý gửi cho những câu chuyện thư giãn này. Xin đưa lên Blog để mọi người thư giãn, chuẩn bị một ngày làm việc thư thái nhưng hữu ích

Nguyên nhân thất bại

Một cuộc thăm dò ý kiến do Liên Hợp Quốc tổ chức trên quy mô toàn cầu gần đây đưa ra câu hỏi sau : ” Xin vui lòng cho biết ý kiến của bạn về tình hình thiếu thốn lương thực tại phần còn lại của thế giới ! ” .
Cuộc khảo sát đã thất bại thảm hại .
– Ở châu Phi , người ta không biết ” thức ăn ” là gì .
– Ở Tây Âu , dân chúng không có khái niệm về ” thiếu thốn ” .
– Trong ngôn ngữ của dân Đông Âu không có từ ” ý kiến ” .
– Người dân Nam Mỹ không hiểu ” xin vui lòng ” có ý nghĩa ra sao .
– Còn ở Mỹ , người ta chẳng biết ” phần còn lại của thế giới ” là cái gì cả .

Tiếp tục đọc

Hòa giải, cảm thức từ mấy câu thơ cảm khái

Tác giả: Đào Dục Tú

KD: Nỗi đau này chẳng của riêng ai, chẳng của riêng người phía nào của cuộc chiến! (Đào Dục Tú)

Đúng vậy. Chỉ mong sao, mỗi năm đến ngày thống nhất đất nước 30/4, vấn đề hòa hợp hòa giải dân tộc không còn phải mang ra bàn luận bàn thảo. Nhưng đến bao giờ nhỉ?

Cảm ơn anh Đào Dục Tú nhiều

———–
Người cầm bút tên thật Lê Tất Điều có bút danh Cao Tần cất tiếng khóc chào đời trước tôi hai tuổi, gốc người Hà Đông quê lụa, một miền quê “cửa ngõ thủ đô” sinh ra những người con gái xinh đẹp và tài hoa đưa thoi dệt nên loại vải lụa là tha thướt. Lụa Hà Đông đẹp và “sống trong ký ức” đến nỗi bài thơ tình “áo lụa Hà Đông” cũng rất nổi tiếng của thi sĩ Nguyên Sa đã làm say đắm không ít tuổi trẻ học đường Sài Gòn thập kỷ 60 thế kỷ trước.

“Trời Sài Gòn em đi mà chợt mát –Vì em mang áo lụa Hà Đông-Anh vẫn yêu mầu áo ấy vô cùng. . .”.

Mà Sài Gòn trong ký ức người bỏ xứ ra đi sau khúc quanh lịch sử đánh dấu bằng sự kiện ngày 30-4, có thể gọi là cơn bão hay trận cuồng phong lịch sử cũng được, đối với không ít người, đâu chỉ có mầu áo lụa Hà Đông mát mắt và bắt mắt quyến rũ! Những năm dài “chưa thể hội nhập”, kiếm sống nhọc nhằn trên đất Mỹ, Cao Tần viết bài “Cảm khái”: “Thân trượng phu mục trong áo cơm- Chí trượng phu, hừ, chôn trong giá băng”, tôi chắc ký ức Sài Gòn luôn sống dậy ” thiêu đốt” tâm cảm “người sầu xứ”.

Tiếp tục đọc

Từ chức đúng lúc là tự trọng

Tác giả: Thế Dũng (thực hiện)

KD: Hi…hi… Đúng lúc VN mình lại có sự kiện Dự thảo Nghị định về từ chức. Nghĩ cũng thấy lạ. Một hành vi các quan chức từ chức như ở Hàn Quốc và nhiều quốc gia khác, nó rất bình thường, thì ở VN phải ra Nghị định, bàn bạc chê chán… 😛

——-

Ông Lê Như Tiến – Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội – đánh giá như vậy khi trao đổi với Báo Người Lao Động xung quanh nghị định về từ chức đang dự thảo

* Phóng viên: Xin ông cho biết quan điểm của mình về dự thảo nghị định đang được Bộ Nội vụ xây dựng, trong đó có đề cập công chức, viên chức lãnh đạo, quản lý từ cấp phó trưởng phòng và tương đương trở lên được từ chức?

Ông Lê Như Tiến: Lâu nay, việc cán bộ xin từ chức vì mất uy tín ở nước ta rất hãn hữu. Phần lớn từ chức là để xin thôi việc, vì lý do sức khỏe, về quê hợp lý hóa gia đình… Còn từ chức do năng lực quản lý có hạn, do tín nhiệm thấp là gần như không có. Từ khi có Nghị quyết 35 của Quốc hội về việc lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do Quốc hội, HĐND bầu hoặc phê chuẩn là nhằm vào vấn đề “tín nhiệm”.

Một cán bộ không đủ năng lực hay không đủ tín nhiệm thì nên từ chức. Tôi đã nhiều lần bày tỏ trước Quốc hội là ở Việt Nam, việc cán bộ, công chức nhà nước từ chức là khó khăn; chứ ở nước ngoài, đây là việc hết sức bình thường và trở thành “văn hóa từ chức”. Không làm được việc, từ chức thì có gì đâu, còn cố níu kéo chẳng qua chỉ vì lợi ích riêng.

Tiếp tục đọc

Té ghế cuối tuần: Hãy thiêu xác tôi và rải tro nơi bến phà

Tác giả: Đào Tuấn

KD: Sự kiện bi thảm của con tàu Sewol, sự hành xử từ ông Thủ tướng Hàn Quốc, đến hành động tìm đến cái chết của thầy giáo Kang Min Kyu  không biết có thể trở thành bài học đau xót nhưng đầy phẩm cách người đẹp đẽ, tự trọng cho nhiều quốc gia không?

Họ không chối bỏ trách nhiệm. Thậm chí như người thầy giáo đáng kính trọng, còn đi tìm cái chết- dù ông đã được cứu sống- vì lương tâm ông đã không thể chịu đựng nổi sự ra đi của hơn 200 học trò yêu dấu. Ông trở về cõi chết, một sự chọn lưa đau xót, để lương tâm ông được sống thanh thản trong thế giới bên kia cùng với những linh hồn vô tội.

Nhưng thực ra phẩm giá của ông vẫn sống- nơi ngôi trường ông lãnh đạo, và sống trong tâm trí của đồng nghiệp, của các thế hệ học trò nơi đây.

—–

Nước mắt Hàn Quốc, nước mắt Việt Nam và nước mắt của tất cả những người có lương tri trên thế giới đã rơi rất nhiều trong tang lễ của thầy giáo Kang Min Kyu.

Chỉ hai ngày sau khi tàu Sewol chở 476 hành khách gặp nạn trên đường tới đảo Jeju, thầy Kang đã treo cổ lên một thân cây ở gần phòng tập thể dục trên đảo Jindo bởi “Tôi không thể sống được mà không biết 200 học sinh của mình còn sống hay đã chết”.
Thầy Kang không có lỗi khi chính ông đã tìm cách cứu những học sinh của mình trước khi ngất xỉu vì chứng huyết áp thấp. Nhưng sự dằn vặt đối với trách nhiệm một người thầy, dằn vặt ngay cả trước “cái sống” của mình khi hơn 200 học sinh còn “mất tích” đã khiến ông có một quyết định danh dự. Rất đắt. Bằng chính cái chết của mình.
“Xin đừng đổ lỗi cho người khác trong vụ tai nạn này. Chính tôi là người phải chịu trách nhiệm cho chuyến điền dã này. Xin hãy thiêu xác tôi và rải tro ở nơi chiếc phà chìm”, thầy Kang viết trong thư tuyệt mệnh. Và rất nhiều người đã không cầm được nước mắt khi đọc dòng cuối cùng trong lá thư tuyệt mệnh: “Ở thế giới bên kia, tôi sẽ lại là giáo viên của những học sinh chưa tìm thấy xác”.

Tiếp tục đọc

Lãnh đạo, trách nhiệm và văn hoá từ chức

Tác giả: Nguyễn Văn Tuấn
.
KD: Nhà báo Nhật Tân có comm bình sự kiện này bằng… thơ. Xin được đưa lên đây để bạn đọc cùng chia sẻ   😛
.
Chìm Phà Thủ tướng “chìm luôn”
Vì lòng tự trọng cao hơn chức quyền
Khi thấy lòng dân không yên?
Còn lòng tự trọng bỏ quyền ra đi
Việt Nam thì chẳng là gì
Trẻ em chết bệnh cho vì chủ quan
Bộ trưởng vẫn ngồi đàng hoàng
Cho dù đông cháu chết oan mặc đời?

Bộ trưởng phát ngôn nực cười\

Dân nghe cảm thấy rụng rời chân tay?(*)

Dân muốn bà từ chức ngay

Để bà ngồi đó sẽ gay vô cùng

 

Viện phí, gía thuốc lung tung?

Tăng vô tội vạ dân dùng sao đây?

Lo ăn chạy bữa từng ngày

Con vào Bệnh viện “đi ngay không về”

 

Cha mẹ lòng dạ tái tê

Lại bị Bộ trưởng trách, chê lạ kỳ:

“Con ốm sao dại đưa về Viện nhi”

Nghe Bộ trưởng nói… ly kỳ

 

Bệnh viện như thế… dẹp đi được rồi?

Dẹp luôn… Bộ trưởng đi thôi?

27/04/2014

(Thư ký thời đại)

Những người lãnh đạo thành công, được người dân mến mộ và có lòng tự trọng luôn tự quyết định số phận chính trị của họ.Từ một tuyên bố chấn động
.
Hôm qua, ngày 27/4, Thủ tướng Hàn Quốc Chung Hong-won bất ngờ tuyên bố đệ đơn xin từ chức vì vụ chìm phà Sewol khiến cho gần 300 người tử vong hoặc mất tích. Tuyên bố của ông Chung làm cho nhiều người ngạc nhiên và kính phục.“Tôi xin lỗi vì đã không thể ngăn vụ tai nạn này và đã không thể xử lý vụ việc được tốt sau khi nó xảy ra. Tôi cho rằng tôi, với tư cách là Thủ tướng, rõ ràng là phải chịu trách nhiệm và phải từ chức”, truyền thông dẫn lời ông Chung phát biểu.

Tuyên bố này gây ngạc nhiên, vì có thể nói rằng sự việc chìm phà không nằm trong tầm kiểm soát của ông, nhưng ông tự nhận đó là trách nhiệm của mình. Và thán phục vì ông sẵn sàng hi sinh sự nghiệp chính trị để chứng tỏ một điểm: Chính phủ Hàn Quốc là một chính phủ có trách nhiệm về sự an sinh của người dân.

từ chức, hàn quốc
Sự kiện Thủ tướng Hàn Quốc Chung Hong-won bất ngờ tuyên bố đệ đơn xin từ chức đã gây chấn động

Tuyên bố của ông Chung Hong-won không khỏi làm nhiều người ở những xứ sở chưa có văn hóa từ chức phải suy nghĩ. Nhất là theo như phản ánh của truyền thông xứ ta, hầu như ngày nào cũng xảy ra sự cố ở nhiều lĩnh vực khác nhau, nào tai nạn giao thông, tai biến y khoa bất thường, tai nạn lao động…

Tiếp tục đọc