Chuyện về nữ y tá trong bức ảnh “Tấm lòng người Việt Nam”

Tác giả: Phượng Vũ

Cô gái trong bức ảnh “Tấm lòng Việt Nam” không hề hay biết rằng, hành động băng bó cho người lính dù Mỹ của cô đã được một nghệ sĩ nhiếp ảnh ghi lại. Mãi đến gần 20 năm sau, cô mới có dịp được ngắm nhìn lại khoảnh khắc ấy.

Nhân vật chính trong bức ảnh năm xưa giờ đã bước sang tuổi 70. Tên bà là Ngô Thị Sâm (trú tại phường Thạch Quý, TP Hà Tĩnh). Cô y tá trẻ măng ngày nào giờ đã là bà nội, bà ngoại của hơn 10 đứa cháu. Còn bức ảnh năm xưa được treo trang trọng trong phòng khách của gia đình. Đó cũng là một kỷ vật nhiều xúc động và bất ngờ trong những năm tham gia kháng chiến chống Mỹ của bà trên chính quê hương Hà Tĩnh.

Lần hồi theo những ký ức, bà kể cho chúng tôi nghe về buổi chiều của những năm tháng ấy.

Bức ảnh Tấm lòng người Việt Nam

Bức ảnh “Tấm lòng người Việt Nam”

Năm 1965, Ngô Thị Sâm tham gia thanh niên xung phong làm dân quân hỏa tuyến tại thị xã Hà Tĩnh. “Cùng đăng ký tuyển quân năm đó, có rất nhiều chị em cũng hăng hái tham gia. Khi đó, tôi mới 18 tuổi nhưng thuộc hàng thấp bé nhẹ cân nhất. Sau khi nhìn một lượt, đồng chí trung đội phó dừng lại ở tôi và nói “con nhà ai đi trâu đi bò thì đi ra ngoài, ở đây chỗ các anh các chị tuyển quân”, mãi sau có người làm chứng trung đội phó mới đồng ý cho tham gia”, bà Sâm nhớ lại.

Tiếp tục đọc

Các anh đừng ngồi trong phòng đọc lướt hồ sơ rồi phán, dân không phục.

Tác giả: Đoàn Nguyên

KD: Trở lại câu hỏi của một cử tri quận Thanh Khê là tại sao tướng, tá nhiều thế mà không có ông nào ở quần đảo Trường Sa, ông Thanh nói: “Cử tri hỏi tôi, bây giờ tôi biết hỏi ai? Cái ni thì tôi chịu. Nhưng đúng là, trong kháng chiến chống Mỹ chỉ có bảy mấy vị tướng thôi, bây giờ lực lượng quân đội cũng đông, công an cũng đông, nhiệm vụ càng ngày càng nặng nề (ĐN).

Hi…hi…Bác Thanh này đến là vui tính. Bác đi tiếp xúc cử tri, cứ tri hỏi bác, bác lại hỏi lại: Bây giờ tôi biết hỏi ai?  😛

——-

Ngày 28/4, tại buổi tiếp xúc cử tri Đà Nẵng, ông Nguyễn Bá Thanh, Trưởng ban Nội chính, đại biểu Quốc Hội, đơn vị Đà Nẵng nói với cán bộ chủ chốt thành phố Đà Nẵng rằng, chuyện dân bức xúc, khiếu kiện thì ở đâu cũng có. Mình là cán bộ thì phải xuống dân để tìm hiểu và giải quyết cho thấu tình, chuẩn lý. Chứ các anh đừng có ngồi trong phòng đọc lướt hồ sơ rồi phán. Như thế, dân không phục.

Cử tri nên thông cảm chuyện phong tướng

Một trong những vấn đề được nhiều cử tri quan tâm tại biểu tiếp xúc là tình trạng phong quá nhiều cấp tướng, cấp tá trong lực lượng vũ trang hiện nay. Cử tri Nguyễn Thị Tám (quận Thanh Khê) cho rằng, ngày xưa chúng ta đã đánh tan hai kẻ thù xâm lược sừng sỏ nhưng cũng chỉ ít cấp tướng, cấp tá. “Còn nay, đất nước đã hòa bình thì lại phong nhiều tướng, tá quá. Mà tại sao tướng tá nhiều thế sao không có ông nào ở quần đảo Trường Sa? Chúng ta đang còn nghèo nên việc phong nhiều cấp tướng, tá cũng đồng nghĩa với việc phải chi nhiều tiền để trả lương”, bà Tám nói.

Cử tri Hà Ngọc Trúc (phường Thanh Khê Đông), cũng cho rằng, trong điều kiện kinh tế đất nước còn nhiều khó khăn, dân còn nghèo, thì việc phong tướng, tá tràn lan như thời gian qua khiến dư luận không đồng tình. “Làm gì mà cấp tướng lên tới hàng trăm vị như thế? Còn cấp tá thì nhiều vô kể. Phong tướng, tá như hiện nay là quá loãng, chưa kể khi về hưu còn lên một cấp nữa. Phong như thế lấy tiền đâu mà trả. Tôi đề nghị Quốc hội nên kiểm tra lại điều này, không có nước nào đề bạt như Việt Nam cả đâu!”, ông Trúc kiến nghị.

Ông Nguyễn Bá Thanh trong buổi tiếp xúc cử tri Đà Nẵng ngày 28/4

Tiếp tục đọc

Việt Nam mất 51 năm mới theo kịp Indonesia

Tác giả: Thanh Bình
KD: Đọc thông tin này thấy buồn quá   😦  
——
Tính toán mới đây của Ngân hàng Thế giới cho thấy Việt Nam sẽ phải mất hàng chục năm, thậm chí là cả trăm năm mới có thể đuổi kịp các nước láng giềng.
s

Việt Nam đang nỗ lực chờ cất cánh. Ảnh: Hoàng Hà.

Báo cáo phát triển Việt Nam 2009 của Ngân hàng Thế giới (WB) công bố đầu tháng này đưa ra những thống kê gây sốc cho những ai đang kỳ vọng lớn vào “con hổ Việt Nam”. Theo đó, Việt Nam có thể mất tới 51 năm mới đuổi kịp Indonesia và thậm chí 158 năm nữa mới bằng được Singapore về thu nhập trên đầu người.

Mặc dù đã mào đầu rằng công việc dự báo xu hướng tăng trưởng lâu dài là một nhiệm vụ vô cùng khó khăn ngay cả với các nhà kinh tế giỏi, nhưng WB cũng đưa ra những căn cứ rõ ràng để chứng minh cho phán đoán của mình.  

Tiếp tục đọc

Phải có sức ép mạnh, quan chức khuyết điểm mới từ chức

Tác giả: Phạm Thịnh (thực hiện)

KD: Một mơ ước đến… tội nghiệp, GS Thuyết à  😛

——-

Nhân việc Thủ tướng Hàn Quốc từ chức, Giáo sư Nguyễn Minh Thuyết nói cần phải có sức ép đủ mạnh quan chức mới chịu từ chức.

» Thủ tướng Hàn từ chức: Nhìn vào các quan chức ‘ghế nóng’ VN
» Thủ tướng Hàn từ chức: Ra đi sau khi xử lý xong hậu quả
» Thủ tướng Hàn Quốc vừa từ chức: Phán quan thanh liêm

 Ngày 27/4, Thủ tướng Hàn Quốc Chung Hong Won xin từ chức sau khi không hoàn thành trách nhiệm trong thảm họa chìm phà khiến gần 200 người chết và hàng trăm người mất tích. Sự việc này khiến chúng ta phải tự đặt câu hỏi về trách nhiệm của các quan chức tại Việt Nam.

VTC News đã có cuộc phỏng vấn GS.TS Nguyễn Minh Thuyết – Nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội xung quanh chủ đề này.

– Quan điểm của ông như thế nào xung quanh vụ việc Thủ tướng Hàn Quốc từ  chức để nhận trách nhiệm sau vụ lật phà Sewol?

Phải có sức ép mạnh, quan chức khuyết điểm mới từ chức
GS Nguyễn Minh Thuyết (Ảnh: VNN) 

Tôi nhớ đây không phải lần đầu tiên một vị Thủ tướng Hàn Quốc từ chức. Tháng 3/2006, Thủ tướng Lee Hae Chan cũng đã phải xin từ chức vì đi chơi golf giữa lúc diễn ra cuộc biểu tình của nhân viên đường sắt trong toàn quốc, mặc dù ngày ông chơi golf đúng là ngày nghỉ lễ của nước này.

Nhìn hình ảnh ông Thủ tướng Chung Hong Won cúi thấp đầu xin lỗi dân chúng và đọc lời ông: “Là Thủ tướng tôi chắc chắn phải nhận trách nhiệm và từ chức. Tôi quyết định từ chức lúc này để không trở thành gánh nặng cho Chính phủ.” Tôi thấy hành động của ông ấy thật là quân tử.

Những hành động trên cho thấy quan chức Hàn Quốc có ý thức trách nhiệm và lòng tự trọng rất cao. Trước mỗi sai phạm trong công việc họ phụ trách hoặc liên quan đến những cấp, những người mà họ có ảnh hưởng, họ sẵn sàng nhận trách nhiệm cá nhân và từ chức ngay.

Tiếp tục đọc

Báo động an toàn tài chính VN?

Tác giả: Theo BBC 

KD: Cảm ơn bạn bè iu quý vừa gửi cho bài viết này 😀

——-

Giới chuyên gia vừa lên tiếng cảnh báo về an toàn tài chính quốc gia của Việt Nam, với tình trạng nợ công quá cao, nợ xấu chưa có hướng xử lý hiệu quả trong lúc ngân sách vẫn trong tình trạng bội chi.

Theo cách tính hiện nay của giới chức, nợ công của Việt Nam không bao gồm nợ được chính phủ bảo lãnh và nợ đọng xây dựng căn bản. Với cách tính này, nợ công hiện chiếm khoảng dưới 60% GDP.

Tuy nhiên, nếu tính đủ để gộp các khoản trên, “nợ công phải lên tới gần 100% GDP”, trang tin VnExpress.net dẫn lời Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam Trần Đình Thiên nói tại Diễn đàn Kinh tế Mùa xuân 2014 được tổ chức hôm 28-29/4.

‘Khả năng thanh toán nợ công yếu’

Theo chuyên gia tài chính Bùi Kiến Thành, có nhiều cách diễn giải khác nhau về tình trạng nợ công.

“Nhà nước có thể tính nợ công của nhà nước trung ương gồm các khoản nhà nước trực tiếp đi vay từ các nguồn trong nước hoặc nước ngoài, cùng một số các khoản nợ mà nhà nước bảo lãnh,” ông Bùi Kiến Thành nói với BBC Tiếng Việt.

Tiếp tục đọc

Xã hội dân sự, có gì mà ngại?

Tác giả: Nguyễn Vạn Phú

KD: Vì sao người ta ngại, thậm chí sợ? Vì những thứ sợ “mơ hồ” thật ra rất… hiện hữu? Người ta sợ cái mũ “phản động” rất có thể chụp xuống đầu người ta một cách vô lý. Được vạ má đã sưng  

Vì sợ, mà có cả những TS có tên tuổi, trong bài viết của mình, chỉ dám dùng khái niệm “xã hội công dân”. Khổ thế đó! Và cũng chán thế đó, khi con người sống trong một XH mà luôn cảm giác bất an.

———–

Diễn đàn Kinh tế mùa xuân 2014 là một diễn đàn về kinh tế, nơi tập hợp các chuyên gia chủ yếu trong lãnh vực kinh tế để thảo luận chuyện kinh tế. Thế nhưng điều đọng lại với tôi là người theo dõi sự kiện này lại là phát biểu của cựu Bộ trưởng Thương mại Trương Đình Tuyển về… xã hội dân sự.

Ông nói và được báo VnEconomy trích đăng: “Tôi nghĩ, đã đến lúc thừa nhận xã hội dân sự. Bản chất của nhà nước mang tính quan liêu, và để khắc phục quan liêu thì cần phát huy vai trò của xã hội dân sự”.

Có lẽ với nhiều người khác, điều ngạc nhiên với họ là vì sao phải thừa nhận xã hội dân sự trong khi nó tồn tại khách quan bất kể ý thức chủ quan của bất kỳ ai.

Ông Tuyển, một lần nữa, lại nói ngay vào bản chất của vấn đề “xã hội dân sự” tại Việt Nam: “Hiện nay ta đang cấm kỵ dùng cụm từ xã hội dân sự, tôi đồ rằng chúng ta kỵ cụm từ này cũng như từng kỵ thể chế kinh tế thị trường vì coi đó là cấu trúc kinh tế của kinh tế tư bản. Và bây giờ mình đang coi xã hội dân sự là sản phẩm của nền chính trị tư sản. Đã đến lúc phải thấy xã hội dân sự là sản phẩm của sự phát triển dân chủ, mà sự phát triển dân chủ có tính quy luật”.

Tiếp tục đọc

Chuyện “giật mình” trong vụ giữ 559 lượng vàng

Tác giả: Nguyễn Ngọc Điện

KD: Thực ra, bất cứ tiệm vàng nào hiện nay cũng buôn bán ngoại tệ, dù Nhà nước cấm. Nó như một thứ giao lưu tự nhiên do nhu cầu con người. Bởi nếu đổi theo quy định đến các ngân hàng Nhà nước vừa lỉnh kỉnh thủ tục, vừa bị mua giá “chát” hơn. Vấn đề câu chuyện của vụ này, là người ta nên đặt câu hỏi về động cơ? Vì sao người mua có 100 USD mà lập tức bị cơ quan chức năng xông vào tra hỏi? Phải chăng đó chỉ là “cái bẫy”? Kiểu ném rượu lậu rồi báo nhà chức trách như chuyện thời Pháp thuộc vậy?

Khiến cho người chủ tiệm khốn khổ? Và khiến cho con người ta càng thêm bất an.

——–

Sự kiện “tiệm vàng Hoàng Mai” gây chấn động xã hội bởi cách tiếp cận và xử lý vấn đề công vụ khiến người ta giật mình.

Một tiệm vàng không có giấy phép kinh doanh ngoại tệ mua của khách vãng lai 100 USD. Giao dịch bị cơ quan công an phát hiện, dẫn tới việc khám xét và niêm phong một số vàng và ngoại tệ có giá trị gấp mấy ngàn lần so với tờ đô la mua bán trái phép. Nhưng rồi vài ngày sau, việc niêm phong được dỡ bỏ và các tài sản liên quan được trả lại cho chủ sở hữu, vì theo cơ quan chức năng, chủ tiệm vàng đã chứng minh được rằng đó là tài sản có được một cách hợp pháp.

Sự việc gây chấn động xã hội, không chỉ vì số tài sản liên quan có giá trị lớn, mà vì cách tiếp cận và xử lý vấn đề của những người thực hiện phận sự công trong vụ này khiến người ta phải giật mình.

tiệm vàng Hoàng Mai, 559 lượng vàng
Vụ khám xét tiệm vàng Hoàng Mai bất thường, kéo dài từ trưa 24/4 đến rạng sáng 25/4 đến nay chỉ có thể xử lý 1 cá nhân về việc mua bán ngoại tệ trái phép.

Tất nhiên, ai mua bán trái phép, nói chung làm điều trái pháp luật thì phải bị xử phạt. Vấn đề đối với người được giao chức năng chế tài, trấn áp nhân danh quyền lực công, là xác định cho đúng tính chất, mức độ sai phạm của hành vi được cho là trái pháp luật, để có quyết định xử lý đúng mực, làm cho người vi phạm phải tâm phục khẩu phục và  dư luận đồng tình.  

Tiếp tục đọc

Hồi ký Lý Quý Chung Phần 2: Sài Gòn những ngày cuối tháng 4

Tác giả: Lý Quý Chung

Đầu tháng 4-1975, Mỹ đã tiến hành âm thầm những chuẩn bị cho cuộc rút chân hoàn toàn khỏi Việt Nam. Làm thế nào diễn ra an toàn nhất. Kế hoạch của Mỹ là phải đưa 6000 người Mỹ và khoảng 10.000 người Việt Nam đã từng cộng tác với Mỹ ra khỏi Việt Nam.

Đọc thêm: https://kimdunghn.wordpress.com/2014/04/30/tong-thong-nguyen-van-thieu-mang-gi-khi-roi-khoi-sai-gon/

Sài Gòn di tản

Sài Gòn di tản

Tại Lycee Yersin, trung tá Minh học trên tôi hai lớp và chúng tôi đã từng quen biết nhau. Trung tá Minh kể rằng ông Thiệu chẳng nói gì với anh trước khi ra đi mặc dù anh là người bảo đảm tính mạng, sự an toàn cho ông Thiệu trong nhiều năm. Thiệu không cần quan tâm số phận người cộng sự thân tín của mình với gia đình anh ta rồi sẽ ra sao. Không một lời an ủi hay một cử chỉ giúp đỡ trước khi ra đi, mặc dù ông Thiệu dư biết trung tá Minh không dư dả gì trong vị trí công tác của mình. Cái đáng phục ở trung tá Minh là dù sau đó anh có điều kiện ra đi an toàn với chiếc trực thăng mà anh đang lái nhưng anh vẫn quyết định ở lại.

Tiếp tục đọc

Già rồi thì làm gì?

Tác giả: Nguyễn Quang Lập

KD: Hôm nay vào được QC, mới hay ngày hôm qua, 30/4 là ngày… thành lập NQL. Hơi muộn một chút, nhưng mình đã nói “tình muộn” mới hay Bọ à  😀

Chúc mừng Bọ nhân Ngày sinh 30/4. Chúc Bọ sức khỏe, viết hay, nhiều “xiền”  Bọ nhé.

Còn già rồi thì làm gì ư? Thì làm một Hot Boy như hiện nay mà chả thú vị ư?  😛

Rứa đo! Rứa đo!   😀

Nhiệt liệt chào mừng 58 năm ngày thành lập NQL!
Bữa nay mình tròn 58 tuổi, tuổi ấy ngày xưa là chuẩn bị làm lễ lên lão được rồi. Bây giờ khác, không ai gọi người 58 tuổi là người già. Nhưng mình thì già thật, già hơn tuổi 58 rất nhiều, gặp bất kì người lạ nào người ta đều hỏi: bác năm nay bảy mấy rồi? hu hu đúng là mình đã già, đã quá già.

Già rồi thì làm gì?
Năm 2009 nhậu với Nguyễn Quang Sáng, mình hỏi anh: Biểu hiện của tuổi già là thế nào? Anh nói: Hay buồn. Hay hờn. Ngại đám đông, bạn bè cũng thu hẹp lại. Mình hỏi: Già rồi thì làm gì hả anh? Anh cười: Già rồi thì chơi chứ làm gì nữa mày!

Tiếp tục đọc