Công bằng xã hội và phân hóa giàu nghèo

Tác giả: Trần Trọng Thức

Trong bất cứ xã hội nào, dưới bất kỳ cơ chế nào thì sự phân hóa giàu nghèo là một diễn biến tự nhiên, chỉ có thể thu hẹp dần khoảng cách nhờ các công cụ điều tiết công bằng xã hội, chứ khó lòng ngăn chặn.

Phân hóa giàu nghèo ở nước ta ngày càng nghiêm trọng và ai cũng nhận ra qua thực tế cuộc sống hàng ngày. Nhiều bài viết cũng như phát biểu của các chuyên gia khi đề cập đến tình trạng này thường dùng những hình ảnh đối chiếu như “giữa đô thị rực rỡ đèn màu về đêm, chen chúc những căn lều xiêu vẹo trong con hẻm tối tăm”, hay “trong khi các đại gia chi tiêu hàng chục triệu đồng cho một buổi tiệc tùng tiếp bạn bè thì có những gia đình không đủ ngày hai bữa cơm”. Phải chăng cái hố sâu giàu nghèo chưa khiến chúng ta đau lòng hay sao mà phải làm đậm nét thêm phần bi thảm, trong khi bất cứ xã hội nào, dưới bất cứ cơ chế nào thì sự phân hóa giàu nghèo là một diễn biến tự nhiên, chỉ có thể thu hẹp dần khoảng cách nhờ các công cụ điều tiết công bằng xã hội, chứ khó lòng ngăn chặn.

Tiếp tục đọc

Khánh Ly lặng lẽ viếng mộ Trịnh Công Sơn

Tác giả: Diệu Linh. Ảnh: Cao Trung Hiếu

KD: Một ngày nghỉ, được đi cafe với các chị em gái là niềm vui sướng của mình. Có bao chuyện vui buồn để san sẻ.

Trở về nhà, bắt gặp màu tím Huế dịu dàng của người ca sĩ “nữ hoàng chân đất” một thời. Một mối tình âm nhạc vĩnh viễn với thời gian. Còn có gì tuyệt vời hơn thế, với đời một nhạc sĩ và ca sĩ đều tài danh.

Hẳn người nhạc sĩ mỉm cười hiền hậu, trước những đóa hồng vàng lãng mạn và yêu thương, thân thiết…

 

 Khánh Ly lặng lẽ viếng mộ Trịnh Công Sơn
Đây cũng là lần đầu tiên Khánh Ly đứng trước mộ cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn sau 13 năm ngày mất của nhạc sĩ tài hoa.

Chiều ngày 1.5, ngay khi vừa đáp chuyến bay từ Mỹ trở về Việt Nam để tham gia liveshow ca nhạc riêng tại Hà Nội vào tối ngày 9.5, nữ danh ca Khánh Ly lập tức đến viếng mộ cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn tại nghĩa trang Gò Dưa, Thủ Đức, TP.HCM. 
Lặng lẽ không quá nhiều người theo cùng, nữ danh ca Khánh Ly – người đã gắn gần trọn cuộc đời và sự nghiệp của mình với các sáng tác bất hủ của cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn mang theo một bó hoa hồng vàng và bình rượu lúc sinh thời nhạc sĩ tài hoa rất thích uống cùng bạn bè.

Tiếp tục đọc

Hát như chưa bao giờ được hát ở đời !

Tác giả:  Đào Dục Tú

.
KD: Để biên tập bài này, mình đã mở clip “những làn điệu chèo hay nhất’ để vừa được nghe, và như sống lại những hồi ức của một thời quá khứ, vừa thẩm thấu, chia sẻ với tác giả. Bởi thời trẻ, mình cũng mê chèo, mê quan họ như điếu đổ. Cứ làn điệu chèo hay quan họ cất lên, là mình bỏ dở việc, đứng lặng người nghe hết cả làn điệu đã   😀

Những làn điệu chèo buồn bã, trong sáng, bi thương tưởng như nước mắt nhân gian chảy suốt bao kiếp người, bao phận người, chảy suốt bao mối tình ngang trái, và vỡ ra để cho sân khấu chèo cứ thổn thức hằng đêm.

Chợt nhớ đến Tào Mạt với bộ ba “Bài ca giữ nước” mà người đời gọi là “Bài ca giữ chèo” của ông. Khi ông mất, mình đã rất xót xa. Và chợt nghĩ, dường như ở con người mảnh khảnh đó, những sợi gân, mạch máu của ông được cấu tạo bởi những làn điệu chèo.

Và cũng dường như, trong huyết mạch “người Hà Nội” của mình, cũng vẫn đâu đó, có những làn điệu chèo sóng sánh của vùng đồng bằng- Nam Định quê cha đất tổ…

Cảm ơn anh Đào Dục Tú.

——–
Có một nghệ sĩ trẻ kể rằng khi nghe nghệ nhân chèo hát mộc, hát không nhạc đệm, tôi có cảm tưởng như người ta sống một đời chỉ để hát câu hát đó thôi; nghe mà “mình muốn khóc”. Thật điễm phúc cho những ai một lần được nghe hát như thế để thấy người Việt mình “gan ruột” với làn điệu chèo nói riêng, với sân khấu kịch hát truyền thống nói chung thế nào, nhất là đối với không ít nghệ nhân xưa nay “sống vì nghề chết vì nghiệp” tổ.

NSUT Diễm Lộc trong vai chèo Xúy Vân nổi tiếng. Ảnh: lifetv.vn

Tự nhiên nhớ lại một, hai năm gì đó sau ngày thống nhất đất nước, trước thời kỳ chèo cải biên rầm rộ với những vở kiểu như “Nàng Si Ta”, tôi còn may mắn được vào rạp Hồng Hà xem những vở chèo cổ “chuẩn không phải chỉnh” của các cụ, đặc biệt vở Kim Nham có vai Xúy Vân “lấy nhiều nước mắt khán giả chèo” bậc nhất do nghệ sĩ nổi tiếng Diễm Lộc của Đoàn chèo Trung ương thời bấy giờ thể hiện.

Tiếp tục đọc

Triết lí giáo dục

Tác giả: Nguyễn Văn Tuấn
KD: Bộ trưởng Phạm Vũ Luận làm … chính trị, chứ có làm GD đâu, mà chả trích NQ.  Thứ nữa, trong đầu ổng cũng có tư tưởng gì về GD đâu, thì tốt nhất là trích NQ- Xong om!   😛
Gs Nguyễn Văn Tuấn
Thời gian gần đây có nhiều nhân sĩ nói đến cái gọi là “Triết lí giáo dục”, mà theo họ là VN không có một triết lí giáo dục. Vì không có triết lí giáo dục, nên giáo dục đang đi lạc hướng (hay vô định), và là nguồn gốc của những bất cập hiện nay. Tôi đoán khi nói đến triết lí giáo dục” là dịch từ chữ “Philosophy of Education”, nhưng chữ này có nghĩa là “triết học về giáo dục” chứ.

  Nhưng thôi, hãy cứ hiểu là “triết lí giáo dục” cho gọn. Hôm nọ đọc một bài về chủ đề này mà phải bức tóc vì không hiểu tác giả nói gì, cũng có thể chính tác giả cũng không biết mình nói gì (cái này thì xảy ra thường xuyên đối với những người yêu thích từ ngữ đao to búa lớn).
Nhưng điều còn kinh khủng nhất và làm tôi ngạc nhiên nhất là quan điểm về triết học về giáo dục của ngài Phạm Bộ trưởng [1]. Ngài khẳng định: “Tôi xin khẳng định triết lý trực tiếp của giáo dục chúng ta là Nghị quyết 29 của Trung ương. […] Ở đây thể hiện cả truyền thống tinh hoa, kinh nghiệm của cha ông ta trong quá trình phát triển và làm giáo dục và cả những vấn đề cập nhật, hội nhập theo quan điểm của chúng ta.” Trong tiếng Anh có chữ speechless để mô tả tình trạng cứng họng, thốt không thành lời. Phát biểu của Phạm bộ trưởng làm cho tôi speechless.

Tiếp tục đọc

Thế kỷ 21: Con vua sẽ lại làm vua?

Tác giả: Nguồn Gafin/DVO

Những người chỉ đơn thuần kiếm sống bằng sức lao động, có nguy cơ sẽ bị phần còn lại ngày càng bỏ xa trên bảng so sánh thu nhập.

Ông sếp đi xe gì?
Có bao giờ bạn tự đặt câu hỏi thế này: vì sao ông sếp của bạn có thể đi chiếc xe hơi mà với thu nhập suốt đời của mình, bạn sẽ chẳng thể nào mua được?
Nếu người khác nói với bạn, sếp là người giàu có còn bạn thì không là bởi ông ấy tài giỏi hơn, ở vị trí cấp cao hơn và năng suất lao động cao hơn. Điều đó có thể đúng, nhưng trên thực tế nhiều ông sếp còn không tài giỏi bằng chính nhân viên của mình. Vì vậy, có lẽ câu trả lời trên sẽ khó thuyết phục được bạn. Nhưng giả sử, một đồng nghiệp lâu năm nói cho nhân viên mới như bạn một sự thật rằng: ông sếp của bạn chính là con trai của Tổng Giám đốc, vợ của ông ta là Giám đốc của một chi nhánh khác thuộc công ty và còn chi chít những mối quan hệ khác nữa. Giờ thì bạn đã tự tìm được ra câu trả lời cho mình nhưng có lẽ, đó là một cách hiểu cảm tính, như người nghèo vốn thường không thích kẻ giàu có.

Tiếp tục đọc

Những chính sách mới có hiệu lực từ tháng 5/2014

Tác giả: Hồng Vân (Theo Trí thức trẻ)

Lương giúp việc gia đình không thấp hơn mức lương tối thiểu vùng, điều kiện vay nước ngoài của doanh nghiệp, hộ nghèo được vay tối đa 50 triệu đồng… là những chính sách mới có hiệu lực trong tháng 5/2014.

Kể từ ngày 1/5/2014 hộ nghèo được vay tối đa 50 triệu đồng

Ngày 26/4/2014, Thống đốc NHNN Việt Nam kiêm Chủ tịch HĐQT Ngân hàng Chính sách xã hội (VBSP) Nguyễn Văn Bình đã ký Quyết định số 34/QĐ-HĐQT về nâng mức cho vay tối đa đối với hộ nghèo đáp ứng nhu cầu vốn phục vụ sản xuất, kinh doanh.

Theo đó, nâng mức cho vay tối đa đối với hộ nghèo đáp ứng nhu cầu vay vốn phục vụ sản xuất, kinh doanh, nhằm góp phần thực hiện chính sách an sinh xã hội, giảm nghèo bền vững lên 50 triệu đồng/hộ vay. Hiện nay mức cho vay tối đa với hộ nghèo đang là 30 triệu đồng/hộ.

Thủ tục xuất bản bản tin của cơ quan đại diện nước ngoài tại Việt Nam

Theo quy định tại Thông tư 04/2014/TT-BTTTT có hiệu lực từ ngày 5/5/2014 thì cơ quan, tổ chức nước ngoài muốn đăng tin, bài, phát biểu lên phương tiện thông tin đại chúng Trung ương của Việt Nam phải nộp đơn theo mẫu số 05/BTTTT (kèm theo Thông tư) cùng với bản thảo tin, bài, phát biểu đến Cục báo chí hoặc đến Cục Phát thanh, truyền hình và Thông tin điện tử, Bộ Thông tin & Truyền thông.

Tiếp tục đọc

Nhạc sĩ Phạm Duy hỏi câu gì trước khi chết?

Tác giả: Lưu Trọng Văn

KD“Cậu tin không, đến chết tôi vẫn ngạc nhiên “bên kia” người ta bảo tôi là “thân cộng”, còn “bên này” người ta cũng chả tin tôi vì vẫn cho tôi là “thân quốc gia””. Ông khẽ cười rồi hỏi tôi: “Vậy theo cậu, tôi thân ai?” (LTV).

Mình thì nghĩ ông theo…ông- nhạc sĩ Phạm Duy. Cả đời này, dù lúc bên này, lúc bên kia- theo cái cách sống của ông   😀

———-

Khi nhạc sĩ Phạm Duy cấp cứu ở bệnh viện 115, Sài Gòn, tôi ghé thăm. Ông đang tập thở với một bác sĩ trẻ. Ông thở khó nhọc lắm, nhưng thấy tôi ông vẫn cười rất tươi. Thế rồi ông nằm… thở.

 

"Khóc cười theo vận nước nổi trôi, nước ơi!"

“Khóc cười theo vận nước nổi trôi, nước ơi!”

Nhà văn Nguyễn Đắc Xuân đưa đến ông một bài thơ thiền của thiền sư Thích Nhất Hạnh, người có ý nguyện làm đại lễ cầu siêu cho hàng triệu người Việt Nam dù theo bất cứ chính kiến, tôn giáo nào đã chết trong các cuộc chiến tranh vừa qua, nhờ nhạc sĩ Phạm Duy phổ nhạc– thực ra cũng là một hình thức cầu siêu những đau khổ, hận thù, phân ly của dân Việt. Ông thiền sư còn khuyên ông nhạc sĩ khỏi bệnh hãy ra thăm các chùa ở Huế và ngồi thiền để lòng được tĩnh tại.

Tiếp tục đọc

Ông giám đốc “chân đất” và chuyện văn chương

Tác giả: Hòa Bình

KD: Nhà văn Lê Lựu đã không làm được một cái việc là “tề gia” để có thể “trị quốc, bình thiên hạ” bằng những tác phẩm văn chương của ông   😀

Mình đọc những chuyện lình xình, tố nhau, từ nhau trong gia đình ông nhà văn này, xung quanh chuyện vợ chồng cha con, chỉ vì nhà cửa, đất đai, không hiểu sao thấy … mất cả thiện cảm với ông

Bởi làm một vị “nam tử Việt”, lập uy tối kỵ chuyện kiện tụng với… vợ con   😛

——–

Nhà văn Lê Lựu nói từng có lúc muốn bỏ nghề viết. Ở cái tuổi thất thập cổ lai hy, ngồi đếm lại, cuộc đời toàn những cặp phạm trù vô lý, thậm chí đối nghịch với nhau

Nói đến Lê Lựu phải kể đến những tác phẩm mà ông đã cho ra đời. Đối với một nhà văn, có được hàng chục cuốn tiểu thuyết như ông quả là gia sản khiến đồng nghiệp thèm thuồng. Ấn tượng về các nhân vật của ông cũng quá sâu đậm với bạn đọc, đến nỗi quanh cái tên Lê Lựu không biết bao nhiêu là giai thoại.

Giàu và nghèo

Ai cũng bảo ông có duyên đem chuyện mình ra kể, cho nên tình yêu của chàng trai quê mùa trong Thời xa vắng (năm 1986) bỗng chốc nổi như cồn, trở thành dấu ấn không phai trong lòng độc giả. Tác phẩm Sóng ở đáy sông (1994) cũng là một trường hợp tương tự, tưởng phải là những luồng lạch chết người cuốn chìm dưới đáy sâu nhưng tất cả đã nổi lên mặt nước dữ dội và khốc liệt về một giai đoạn của đất nước khiến bạn đọc khó quên lão Đại khét tiếng cổ hủ, thủ cựu; thằng Núi ba chìm, bảy nổi, tám lênh đênh cùng thời đại của hắn.

Nhà văn Lê Lựu Ảnh: NGUYỄN ĐÌNH TOÁN
Nhà văn Lê Lựu Ảnh: NGUYỄN ĐÌNH TOÁN

Ngoài tác phẩm, nhà văn Lê Lựu đã từng có một gia tài là tiền của, nhà đất hẳn hoi. Nhà văn thì thường “nghèo rớt mùng tơi” nhưng riêng Lê Lựu từ lâu đã ở trong hàng ngũ những nhà văn giàu. Nhưng chính vào thời điểm ra mắt cuốn Thời loạn, cũng là giai đoạn bi đát nhất trong đời Lê Lựu, mất hết cả nhà cửa lẫn bạc tiền…

Tiếp tục đọc

Chủ tiệm vàng bị khám: “Sẽ khởi kiện nếu không xin lỗi”

Tác giả: Đàm Đệ

Chủ tiệm vàng Hoàng Mai phản ứng lại những thông tin công an đưa ra, đồng thời khẳng định: nếu chính quyền Q.Bình Thạnh không công khai xin lỗi, bà sẽ tiến hành khởi kiện….

Sẽ khởi kiện ?

Liên quan đến vụ “khám xét tiệm vàng, tạm giữ 559 lượng vàng” như VietNamNet đã thông tin, mới đây bà Nguyễn Thị Thanh Mai (SN 1964), giám đốc công ty TNHH một thành viên xuất nhập khẩu vàng Hoàng Mai (số 384, đường Bùi Hữu Nghĩa, P.2, Q.Bình Thạnh) chính thức lên tiếng về vụ việc.

tiệm vàng Hoàng Mai, 559 cây vàng, khởi kiện
Vụ khám xét tiệm vàng Hoàng Mai làm cho giới kinh doanh vàng rúng động.

Bà Mai cho rằng, thông tin mà đại diện công an TP.HCM đưa ra với báo chí: tiệm vàng Hoàng Mai trước đây là điểm rút tiền, mua bán ngoại tệ có liên quan đến các băng nhóm cờ bạc bịp gốc Philippine hay giữa tháng 3/2014 có 1 người dân tố cáo tiệm vàng mua bán ngoại tệ là không có căn cứ.

Tiếp tục đọc

Vụ giữ 559 lượng vàng: Công an lộ bí mật điều tra

Tác giả: Ls Trần Hải Đức (theo Dân Việt)

KD: Vụ việc này có những vấn đề quá phức tạp. Nhưng nếu đúng như bài viết thì rõ ràng nghiệp vụ của cơ quan chức năng cũng có rất nhiều vấn đề

——-

Theo luật sư Trần Hải Đức – Đoàn luật sư TPHCM, việc công bố hành vi của tiệm vàng Hoàng Mai nằm trong chuyên án “Lừa đảo” của PC45 (nhưng chưa kết thúc) có dấu hiệu tiết lộ bí mật điều tra.

.

Chủ tiệm vàng bị khám: “Sẽ khởi kiện nếu không xin lỗi”

Vụ giữ 559 lượng vàng: Không đầy đủ và thiếu chắc chắn!

.

Luật sư Trần Hải Đức – Đoàn luật sư TPHCM – vừa gửi bài phân tích liên quan đến những thông tin mà Công an TPHCM đã cung cấp cho báo chí về việc tiệm vàng Hoàng Mai (384 Bùi Hữu Nghĩa, quận Bình Thạnh, TPHCM) có liên quan đến băng nhóm Philippines lừa đảo, buộc các nạn nhân đến tiệm vàng này đổi đô la và rút tiền.

Dưới đây là bài viết của luật sư Trần Hải Đức:

Tiệm vàng Hoàng Mai bị Công an quận Bình Thạnh khám xét và tạm giữ các tài sản liên quan đến hành vi cho là mua bán ngoại tệ trái phép. Hậu quả là bà chủ tiệm vàng phải nhập viện, công ty xin tạm ngừng hoạt động, gây một tâm lý bất ổn trong nhân dân và giới kinh doanh vàng bạc…

tiệm vàng, Hoàng Mai, bí mật, điều tra, 559 lượng vàng
Tiệm vàng Hoàng Mai

Đến nay, sự việc đã quá rõ , người phát ngôn của Công an TP.Hồ Chí Minh đã phát cung cấp thông tin trên báo chí là “thiếu căn cứ vững chắc” , nghĩa là không đúng luật! Vấn đề còn lại là khắc phục hậu quả, giải quyết sự việc trên cơ sở đúng quy định pháp luật, có lý, có tình.

Tiếp tục đọc