Vì sao Bộ TN&MT đã nhận trụ sở mới lại không “nhả” đất “vàng”?

Tác giả: Việt Hưng

Bộ Tài chính đã có Văn bản số 4721 gửi Văn phòng Chính phủ cho biết Bộ này đã có Văn bản số 3862 gửi Bộ TN&MT đề nghị không thực hiện sửa chữa, cải tạo trụ sở cũ tại 83 Nguyễn Chí Thanh; đồng thời không bố trí cho các cơ quan, đơn vị sự nghiệp thuộc Bộ vào sử dụng tại cơ sở nhà, đất này.

Vì sao Bộ TN&MT đã nhận trụ sở mới lại không “nhả” đất “vàng”?

Trụ sở cũ của Bộ TN&MT trên đất “vàng” Nguyễn Chí Thanh…
 Chính phủ đã chi hàng trăm tỷ đồng để xây dựng tòa nhà 18 tầng trên diện tích đất 1,3ha dành cho nơi làm việc mới của Bộ Tài nguyên và Môi trường (TN&MT), Bộ này cũng đã di dời đến nơi làm việc mới từ năm 2012. Vì sao đã hai năm qua Bộ này vẫn không trả lại trụ sở cũ?
Thực hiện Quyết định số 09 (năm 2007) của Thủ tướng Chính phủ về việc sắp xếp lại, xử lý nhà, đất thuộc sở hữu nhà nước, nhiều Bộ, ngành đã chi số tiền rất lớn để tiến hành xây dựng trụ sở mới và di dời ra ngoài nội đô thành phố theo chủ trương nói trên. Để thực hiện chủ trương đúng đắn này, UBND TP.Hà Nội cũng đã dành quỹ đất gần 100ha để sử dụng cho mục đích xây dựng trụ sở mới cho những cơ quan Bộ, ngành cần di dời. 

Tiếp tục đọc

Tổng bí thư: Ngành y có yếu kém, cử tri thông cảm

Tác giả: Chung Hoàng. Ảnh: Lê Anh Dũng

KD: Không biết, linh hồn hơn 100 bé thơ vô tội, và nỗi đau mất con xé lòng của hơn 100 gia đình liệu có… thông cảm được với những yếu kém của ngành y tế trong vụ dịch sởi này không?

Nếu cứ mỗi dịch bệnh làm chết hàng trăm đứa trẻ, để rồi cử tri lại phải thông cảm vì sự yếu kém trong quản lý ngành y, thì sự tiếp xúc cử tri sẽ chỉ làm tăng thêm nỗi đau vô hạn của người dân đang bị mất mát, và nỗi đau của xã hội, của tất cả những người có lương tâm đang có đòi hỏi chính đáng – cần có người quản lý xứng đáng!

Viết đến đây, tự nhiên thấy nghẹn đắng cả lòng! 

———

 Lo lắng về dịch sởi, cử tri Hà Nội ngày 3/5 bày tỏ với Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng suy nghĩ về Bộ trưởng Y tế.

Bà Phạm Thị Hoàn (Hàng Trống, Hoàn Kiếm) chia sẻ tâm trạng khi thấy dịch sởi khiến nhiều trẻ em tử vong mà đến đầu tháng 4 Bộ Y tế vẫn nói tình hình không có gì phức tạp. “Nhưng Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam không yên tâm đã đi kiểm tra”, bà Hoàn nói.

Cử tri Nguyễn Cao Đức (Điện Biên, Ba Đình) cũng không hài lòng khi Bộ Y tế “ậm à ậm ừ không đưa ra thông điệp cảnh báo, ngày xưa sởi vài ngày là khỏi, giờ để các cháu tử vong nhiều”.

Bà Phạm Thị Hoàn thẳng thắn kiến nghị Bộ trưởng Y tế “xem lại” và cho rằng Quốc hội và Chính phủ cần “tìm người đủ tâm đủ tầm để quản lý Bộ Y tế”.

Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng, cử tri, y tế, dịch sởi, đầu tư công, đường sắt đô thị, lấy phiếu tín nhiệm, tham nhũng
Cử tri Phạm Thị Hoàn: Cần tìm người đủ tâm, tầm quản lý y tế.

Trao đổi với cử tri, đại diện Hà Nội là Phó Chủ tịch UBND Nguyễn Văn Sửu cho biết thành phố đang kiên quyết dập dịch. Đến 28/4, Hà Nội có 1414 cháu mắc sởi, trong 54 ca tử vong có 14 ca trực tiếp do sởi. Thành phố đã chỉ đạo tiêm vắcxin miễn phí đạt 95% và quyết định chi 75 tỷ đồng để giải quyết dịch”, ông Sửu nói.

Tiếp tục đọc

Bộ trưởng phải như thế!

Tác giả: Tô Văn Trường

KD: Và cũng hơi tiếc một tí ti: Bộ trưởng như thế mới chỉ đếm trên đầu ngón tay. Nghĩa là vẫn còn như … lá mùa thu/ như sao buổi sớm

Cảm ơn Ts Tô Văn Trường

Đánh giá về con người là khó nhất trong mọi sự đánh giá cho nên khi nhận xét về bất kỳ ai đó, thường người ta nói về những hành động và lời nói hơn là về kết luận con người.

Thời xưa, việc triều chính tuy khắc nghiệt dễ “mạng vạ vào thân” nhưng vẫn thường có những vị đại thần trung quân, ái quốc dâng sớ xin nhà Vua hãy tự sửa mình và coi lại chính sự mà tu sửa chính sách cho hợp với lòng dân. Thời nay, là chính khách trong xã hội còn nhiều nhiễu nhương, cũng không dễ chút nào vì vừa phải thể hiện vị thế, vai trò trách nhiệm của mình trước vận nước nhưng cũng không muốn làm mếch lòng “định hướng” của lãnh đạo cấp trên, chưa kể không ít trường hợp còn vướng mắc về nhóm lợi ích.

Ông Trương Đình Tuyển phát biểu tại Diễn đàn Kinh tế mùa xuân - Ảnh: CK.

Ông Trương Đình Tuyển phát biểu tại Diễn đàn Kinh tế mùa xuân – Ảnh: CK.
NGUYÊN HÀ
.
Một số người bạn hỏi tôi, lâu nay thấy anh viết bài bình luận về một số vị Bộ trưởng như Bộ trưởng Bộ Tài Chính Vương Đình Huệ “Không chuẩn cần phải chỉnh” (đăng báo Thanh Niên), Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp & PTNT Cao Đức Phát ‘Toàn cảnh bức tranh màu xám của ngành nông nghiệp” (báo Một thế giới), Bộ trưởng Bộ giao thông Đinh La Thăng “Bộ trưởng hay mắng và …bị mắng” (Tuan VN-VNN), các bài viết liên quan đến “Vàng hóa” nói về Thống đốc ngân hàng nhà nước Nguyễn Văn Bình vv…Vậy, đâu là hình ảnh của vị Bộ trưởng đích thực của nhân dân?
Tiếp tục đọc

Những phát ngôn gây sốc của giới quan chức

Tác giả: Minh Hiếu
KD: Công bằng, báo chí phải “cảm ơn” họ. Nếu không có những phát ngôn gây sốc, báo chí lấy đâu… lượng hit nhể?  😀
Cũng có thể, ngoài nhiệm vụ quản lý, lãnh đạo, giờ đây các bác còn có một nhiệm vụ  nữa là … gây sốc cho xã hội  😛
——-
 Với nhiều vị quan chức, có lẽ bài học kiềm chế cảm xúc vẫn chưa rút ra được.
Phát ngôn gây sốc nhất của quan chức mới đây phải kể đến câu nói “mới điều chỉnh có một tí đã làm rùm beng lên” của nguyên Cục trưởng Cục Đường sắt Việt Nam – ông Nguyễn Hữu Thắng.
 
Liên quan đến việc dự án đường sắt đô thị Hà Nội, tuyến Cát Linh – Hà Đông bị “đội vốn” gần 340 triệu USD, Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải đã yêu cầu Bộ GTVT và UBND thành phố Hà Nội chỉ đạo kiểm điểm nguyên nhân, làm rõ trách nhiệm của tổ chức, cá nhân liên quan.
Nguyên Cục trưởng Cục Đường sắt Việt Nam – ông Nguyễn Hữu Thắng. 
Khi báo chí phỏng vấn ông Nguyễn Hữu Thắng về vấn đề đội vốn này, ông Thắng đã nói: “Mình đã làm hết mức rồi, nhìn các dự án như tuyến số 3: Nhổn – Ga Hà Nội 2 lần khởi công đến giờ phút này đã làm được gì đâu. Chúng tôi làm được nhiều cũng không ai khen ngợi hết, điều chỉnh một tý đã rùm beng cả lên”

Tiếp tục đọc

Thành ngữ thời mở cửa

Tác giả: Tiến Hải

KD: Nhà báo Tiến Hải vừa gửi cho mình những câu thành ngữ mới này, theo anh nói, do một người bạn gửi (nghe nói đây là sáng tác của sư cụ trụ trì chùa Tiêu ở Bắc Ninh), thấy hay và có ý nghĩa nên nhà báo TH muốn gửi cho Blog Kim Dung / Kỳ Duyên, để bạn đọc chia sẻ và tham khảo.

Cảm ơn anh Tiến Hải  😀

 

*

1- Dạy con trẻ vạn lời hay không bằng nửa ngày làm gương , làm mẫu
2- Cha mẹ biết cho , chẳng biết đòi . Con cái thích vòi mà không biết trả
3- Dâu , rể tốt , cha mẹ được đề cao . Con cái không ra sao , đứt mười khúc ruột
4- Cha mẹ dạy điều hay , con cái bảo :”lắm lời” . Con bước chân vào đời thành ngớ nga ngớ ngẩn
5- Cha dám coi khinh , mẹ dám coi thường ; bước chân ra đường không thành trộm thì cũng thành kẻ cướp
6- Cha mẹ ngồi đấy không thèm hỏi han ; vừa bước chân vào cơ quan vội cúi chào thủ trưởng
7- Con trai chào trăm câu , không bằng nàng dâu một lời thăm hỏi
8- Khôn thì đừng cãi người già ; chớ có dại mà chửi nhau với trẻ
9- Gọi cha “cụ khốt” , gọi mẹ “bà bô” ; ăn nói xô bồ thành loài vô đạo
10- Mỗi cây mỗi hoa ; đừng trách mẹ cha nghèo tiền nghèo của

Tiếp tục đọc

Khác biệt

Tác giả: Kim Dung/ Kỳ Duyên

IMG_0814 (Nhan hoa mai)-1

 

 

 

 

 

 

 

Ảnh: KD

Hai ta một phương trời khác biệt
Như núi cao đứng cạnh sông sâu
Có lẽ nợ nhau từ kiếp trước
Để kiếp này trang trải dài lâu

Hạnh phúc là gì anh hỡi
Em cô gái Hà thành 17 tuổi
Ngây thơ nhút nhát yêu là tội lỗi
Đến hẹn nhau cũng chẳng dám ngước nhìn

Tiếp tục đọc

Những câu thơ (như) bụi đời

Tác giả: Đào Dục Tú

.
KD: Người ta quên mất một điều quá tối giản, chỉ có thể mặc đồng phục cho thể xác, không cách nào mặc đồng phục cho tinh thần, dù cho có là đồng phục vua ban chúa cấp! (ĐDT)

Đó là điều hiển nhiên như chân lý. Cho dù, những bộ đồng phục thật đẹp đẽ, vẫn chỉ là cái vỏ bọc hữu hạn. Chỉ tinh thần và tư tưởng tự do mới là đáng kể, mới là vô hạn, dù sự hà khắc đến mấy….

————–
Cách đây tròn mười năm, cũng vào một ngày đầu tháng tư âm lịch như thế này, khi mà ánh bình minh đầu tiên vừa ló rạng phía núi Chè vùng Kinh Bắc xưa, tôi cùng một nhóm các ông trong khung tuổi 60- 70 bắt đầu đi bộ ra cánh đồng làng, vừa tập thể dục vừa giao lưu trò chuyện. Ông Tề cán bộ quân đội về hưu có vẻ khật khừ, không thấy linh hoạt như mọi bữa.

Tôi hỏi “ông anh sao thế ?” . Ông cười cười mà nét mặt rầu rầu “thời tiết giao mùa, người cứ mệt mỏi thế nào” . Tưởng chuyện vãn thế thôi. Một thoáng sau, ông đọc tiếp câu thơ như. . . “ca dao làng” tôi chưa từng nghe: “Tháng ba cau chửa ra buồng- Tháng tư cau đẻ người còn ngẩn ngơ”. Rồi ông . . . bâng quơ thêm “ngẩn ngơ, buồn buồn, bà ấy hỏi chả nuốn nói; cháu gọi cũng chả muốn chuyện…”

Một câu lục bát không “hoa lá cành”, với tôi, đáng nhớ không chỉ bởi “nói chuẩn” thời tiết giao mùa. Mùa xuân vừa qua nhưng . . . chưa qua hẳn, sáng tinh mơ vẫn thấy lành lạnh. Mùa hè đã sang nhưng . . . chưa sang hẳn. Đi mấy trăm bước người vẫn ráo hoảnh mồ hôi. Tiết trời này người cao tuổi sau một đêm thường ngủ chập chờn, thường nhiều mộng mị, sáng dậy ” tự cảm” thấy mệt mệt như người . . . muốn ốm dở. Người rơi vào trạng thái thẫn thờ “ngẩn ngơ”.

Tiếp tục đọc

Gần 130 trẻ em chết vì dịch bệnh mà không ai chịu trách nhiệm!

Tác giả: Theo http://phuocbeo.blogspot.com/

KD: Cái trách nhiệm ấy đứt giây… thần kinh xấu hổ rùi, bác Thuyết ạ!

Một thế giới “Tôi không thấy ở quốc gia nào có trường hợp gần 130 trẻ chết vì dịch bệnh mà lại không có ai chịu trách nhiệm, ai cũng bình an vô sự”, GS.TS Nguyễn Minh Thuyết – Nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội nói.
Vừa qua, Thủ tướng Hàn Quốc Chung Hong Won xin từ chức sau khi không hoàn thành trách nhiệm trong thảm họa chìm phà khiến gần 200 người chết và hàng trăm người mất tích.  
“Nhìn hình ảnh ông Thủ tướng Chung Hong Won cúi thấp đầu xin lỗi dân chúng và đọc lời ông: Là Thủ tướng tôi chắc chắn phải nhận trách nhiệm và từ chức. Tôi quyết định từ chức lúc này để không trở thành gánh nặng cho Chính phủ… Tôi thấy hành động của ông ấy thật là quân tử”, GS.TS Nguyễn Minh Thuyết – nhận xét.

Tiếp tục đọc

Quỳ và lạy

Tác giả: Cao Thoại Châu
KD: Đọc bài này chỉ thấy buồn cho văn hóa người Việt, cho sự hiếu kỳ, hồn nhiên đến độ thiếu ý thức. Không biết đến bao giờ, cái gọi là ứng xử nơi công cộng của người Việt mới khá được nhỉ? Có bao bài viết của truyền thông nói chê chán về tính cách người Việt rùi. Khó thay đổi quá!
Quỳ và lạy
 

Trong cuộc đua mô tô phân khối lớn tổ chức tại Bình Dương hôm 27- 4,  một vận động viên người Malaysia đã quỳ xuống đường và lạy để xin khán giả VN nhường đường cho đoàn đua khi mà khán giả tràn hết ra chiếm mất lộ trình của những con người đang muốn tranh tài cao thấp và thật sự cũng đang phục vụ khán giả.

Chắc hẳn việc làm trên của anh vận động viên là quá bất đắc dĩ, cực chẳng đã anh ta mới phải làm như thế. 
Quỳ lạy là tỏ lòng tôn kính còn ở đây hành vi ấy tỏ cái gì? 

Tiếp tục đọc

‘Hoa hậu Điện Biên’ ngày ấy, bây giờ?

Tác giả: Xuân Ba

KD: Chít cười. Người ta kỷ niệm chiến thắng Điện Biên, còn anh XB chỉ nghĩ đến Hoa hậu Điện Biên, dù cái chữ Điện Biên ở đây nó chả liên quan gì

 

Minh họa của Khều
Minh họa của Khều
Nói ngay cho vuông là lúc đầu rất chuế cái cụm từ Hoa hậu Điện Biên để gọi một trọng phạm nữ ma túy trong vụ án Xieng Penh Vũ Xuân Trường năm 1997. Nhưng rồi hình như đời sống vốn là mẹ đẻ của ngôn ngữ nên cụm từ ấy cứ dai dẳng rồi đâm trở nên thuận tai thuận miệng?
Chuế bởi khung cảnh oi nực ngột ngạt của phiên tòa đại hình xử các tội phạm ma túy cộm cán từ trước tới nay chưa bao giờ có cứ vô khối những xì xào lẫn xầm xì đấy, hoa hậu Điện Biên. Hoặc hoa hậu kia kìa!
Cố nghển đủ kiểu để chiếu cái nhìn về phía người đàn bà đã 3 con đang ngồi ở ghế bị cáo kia quả là vất vả bởi phiên tòa cứ ngàn ngạt người. Tò mò, hiếu kỳ, bực bõ và ít nhiều thương xót. Có lẽ tâm trạng thiên hạ lúc này là thế chăng?

Tiếp tục đọc