Tác giả: Đào Dục Tú
KD: Có một bức tường thành vô cùng bền vững và trường tồn ông đã tựa lưng, ông đã “thân” với tất cả tâm hồn tình cảm mình, với tất cả tài năng âm nhạc thiên phú của mình là đất nước này và dân tộc này (Đào Dục Tú)
Thật cảm động khi đọc bài viết rất hay này của tác giả Đào Dục Tú. Hẳn bên kia thế giới, linh hồn nhạc sĩ tài danh Phạm Duy cũng mỉm cười, ấm lòng….
———
Tôi đặc biệt lưu tâm đến câu chuyện vỏ “chính trị” ruột cảm động giữa nhà báo Lưu Trọng Văn với người nhạc sĩ tài danh Phạm Duy trước ngày nhạc sĩ giã biệt cõi tạm (chữ Trịnh Công Sơn) này vài ba hôm. Có thể xem đây là câu hỏi, là lời “con chim cất tiếng kêu thương. . .”, là câu “vấn thiên” cuối cùng chăng: “Cậu tin không, đến chết tôi vẫn ngạc nhiên. Bên kia người ta bảo tôi là “thân cộng”; còn bên này người ta cũng chả tin tôi vì vẫn cho tôi là “thân quốc gia”. Vậy theo cậu ,tôi thân ai ?”.

Cây viết hữu danh Lưu Trọng Văn không trả lời dù rằng đời cầm bút của anh, anh chẳng lạ gì chính trị với. . . chính em, chẳng lạ gì muôn mặt trần gian và trần ai ở xứ sở này, nhất là cung đoạn trên ba phần tư thế kỷ đã vừa . . . chìm vào lịch sử.
Thế mới biết cái hố sâu ngăn cách mà có lẽ không phải cái hố nữa, cả một đại dương mênh mông đi hết nửa vòng trái đất hiểu theo cả nghĩa đen lẫn nghĩa bóng chia biệt bên kia với bên này, ngoài nước với trong nước, được định danh mù mờ là “quốc gia”, “cộng sản”. Tự nhiên tôi liên tưởng đến “luận điểm” của một tác giả có tiếng viết phê bình văn chương ngoài hải ngoại, ông Nguyễn Hưng Quốc, nói đại lược, ông không chống cộng vì thực tế có còn “cộng” đâu nữa mà chống (!) sau khi “thành trì” liên bang xô viết đổ kéo theo hàng loạt nước XHCN Đông Âu đổ theo. . .
Tiếp tục đọc →
Bạn phải đăng nhập để bình luận.