Tác giả: Lan Hương (thực hiện)
KD: Sự đánh giá, so sánh hình ảnh chính khách phương Tây với chính khách Việt, xét cho cùng, nó phản chiếu sự khác biệt, sự hơn hẳn một tầm thời đại, tầm lịch sử về tư duy, thể chế chính trị, trong đó có văn hóa chính khách, giữa các quốc gia với nhau. Bởi chính khách cũng là con đẻ, là sản phẩm của thể chế chính trị đó.
Xét theo tiêu chí đó, thì chính khách Việt cũng chưa có mấy người. Các quan chức mới chỉ là cán bộ lãnh đạo, mà thôi.
Muốn đạt tầm chính khách, nói theo TS Nguyễn Sĩ Dũng, phải có năng lực và cả kỹ năng- tính chuyên nghiệp trong hoạt động chính trị, mối quan hệ chặt chẽ với công chúng. Ở đó, sức hút, sức lan tỏa của cái tâm, cái tầm con người chính khách hoặc để lại tiếng lành, hoặc để lại … tiếng dữ.
Trong một thể chế chính trị còn đang hướng tới văn minh, thì để trở thành chính khách, vị quan chức đó phải có khả năng tự đào tạo rất lớn, thoát ra được lối mòn xưa cũ “làm chính trị” theo kiểu đánh bóng tên tuổi, mị dân, để vươn tới có kỹ năng chuyên nghiệp trong hoạt động chính trị: kiến thức, kỹ năng giao tiếp với công chúng, phông văn hóa, và cái tâm.
Cái tâm rất quan trọng, nếu không có cái tâm, sớm muộn, nhân dân cũng sẽ đọc được “vị” của anh 😀
———-
Chế độ bầu cử ở nước ta là Đảng cử, dân bầu. Chính khách của ta dễ trúng cử hơn. Nhưng như thế không có nghĩa ta đứng ra ngoài dòng chảy chung.
LTS: Dịch sởi bùng phát, hoãn đăng cai ASIAD, lùi đề án giáo dục 34 nghìn tỷ…. là hàng loạt sự việc nóng dồn dập xảy ra thời gian qua. Tác động xã hội của những sự việc trên đã thu hút sự quan tâm của người dân, và đặc biệt là cách hành xử, phát ngôn trước dư luận của những người đứng đầu. Các “chính khách Việt” đang hành xử ra sao trước những điểm nóng dư luận? Cùng Tuần Việt Nam phân tích qua góc nhìn của TS Nguyễn Sĩ Dũng và nhà báo Lê Quốc Vinh.
Chưa bao giờ sức ép công luận lớn như hiện nay
Từ đầu năm 2014 đến nay, nhiều quan chức chính phủ đã có những phát ngôn khiến dư luận dậy sóng. Qua đó có thể thấy kỹ năng làm chủ thông tin, tạo dựng hình ảnh đẹp trước truyền thông và công chúng của nhiều chính khách Việt Nam còn thiếu nhất quán. Trong khi lẽ ra việc chính khách tạo dựng hình ảnh, củng cố niềm tin với công chúng là đương nhiên. Ông nhìn nhận thế nào?
Ông Nguyễn Sĩ Dũng: Với chính khách phương Tây, các kỹ năng quyết định trực tiếp đến việc người dân có bỏ phiếu cho họ hay không.
Nếu không có hình ảnh công chúng tốt, họ sẽ không bao giờ trúng cử. Họ buộc lòng phải chú ý đến việc xây dựng hình ảnh công chúng: xuất hiện như thế nào, ăn mặc, phong thái ra sao đều phải được cân nhắc kỹ lưỡng.
Bạn phải đăng nhập để bình luận.