Tác giả: Lan Hương (thực hiện- tiếp theo và hết)
KD: Như một quy luật, sự phát triển của nước Việt đòi hỏi phải cải cách kinh tế- xã hội, trên nền tảng cải cách thể chế mạnh mẽ. Sự cải cách thể chế tất yếu sẽ dẫn đến việc các quan chức phải thực sự ‘nâng tầm” của mình lên để thích ứng. Chất lượng của đội ngũ này cũng dần dần có sự tác động tích cực vào một thể chế văn minh, và họ mới hoàn thiện để thật sự trở thành những chính khách đúng nghĩa. Đó là mối quan hệ hữu cơ gắn bó, đòi hỏi cả hai phía cùng vận động.
Thế nhưng, liệu nước Việt có thực hiện thành công những cải cách kinh tế mà lực cản là các nhóm lợi ích không đã? Trong khi, với sự phát triển của IT, rõ ràng người dân đã ý thức rất rõ về sự dân chủ, về thái độ trước đúng, sai của chính quyền và của cán bộ.
———–
Một người dân bình thường cũng có thể chụp một bức ảnh, đưa thêm ít thông tin và đôi ba câu bình luận trên Facebook. Sức lan truyền của thông tin trong xã hội bây giờ là vô tận.
Báo chí “không phải bạn”, “cũng không phải thù”
Sức mạnh và áp lực mà truyền thông bây giờ tạo ra so với truyền thông trước đây có khác không, thưa ông?
Ông Lê Quốc Vinh: Truyền thông xã hội là xu hướng phát triển không thể tránh được. Hạn chế truyền thông xã hội là điều không thể, thậm chí có thể phản tác dụng. Vấn đề bây giờ là biết cách vận dụng nó.
Truyền thông xã hội bao giờ cũng có hai mặt: hoặc là phản ứng, hoặc là ủng hộ, ở góc độ nào cũng rất ghê gớm. Nguyên tắc để có được sự ủng hộ của truyền thông xã hội là luôn phù hợp với số đông. Nếu chính sách đó đúng đắn, thì những người ban hành chính sách phải có một chiến lược giải thích chính sách, thuyết phục số đông đồng thuận với tư tưởng của mình.
Ông Nguyễn Sĩ Dũng: Thời xưa, truyền thông của chúng ta không tức thì và không hiện đại như bây giờ. Thời phong kiến, người dân tiếp nhận thông tin theo kiểu truyền miệng. Khi đưa ra một chính sách nào đó, nhà vua sẽ cử sứ giả đi khắp đất nước.
Bạn phải đăng nhập để bình luận.