Sự thật cần biết vụ HD 981 của Trung Quốc xâm phạm Việt Nam

Tác giả: Nguyễn Ngọc Long

KD: Mình copy bài này từ Hang Cua về, như một thông tin cần biết rõ bản chất vấn đề trong thời điểm nước sôi lửa bỏng, cần sự đoàn kết chứ không phải phân tâm, phân ly.

Bài viết hóm, rất hiểu biết về Luật QT và những vấn đề biển đảo. TQ quá thâm khi sử dụng “tàu giàn khoan”. Cảm ơn tác giả. Mình đã xin được copy về Blog để bạn đọc chia sẻ.

Vị trí giàn khoan của Trung Quốc ở biển Đông. Ảnh: Báo TTO

Blog Hiệu Minh: Cảm ơn tác giả Nguyễn Ngọc Long và bạn Giang Ngọc Hạ đã gửi bài có nhiều thông tin đáng đọc này

Mới đây, trên trang fanpage Na Son Photographer cho đăng tải một “câu hỏi” với mục đích chỉ trích việc Việt Nam không đưa “tàu ngầm lớp hộ vệ” ra ngăn chặn HD981 với nội dung như trích dẫn dưới đây:

“Một cái giàn khoan semi-sub tối tân nhất như cái trong hình này nếu tự chạy thì có thể đạt tối đa 3 hải lý/giờ. Nếu có tàu dịch vụ kéo (tug boat) thì tốc độ di chuyển cũng nhanh hơn đôi chút và khó vượt được 7 hải lý/giờ do kích thước to lớn cồng kềnh của nó.

 

Cái giàn CNOOC Hải Dương-981 của Tàu chắc cũng không thể di chuyển nhanh hơn. Vậy là trong mấy ngày trước nó được đưa vào biển Đông rất chậm rãi, từ từ. Nhà cháu chả hiểu khi ấy mấy cụ Đinh Tiên Hoàng (lớp hộ vệ Gepard gì đó hiện đại kinh khủng lắm) hay mấy cụ “hố đen” Hà Nội, TPHCM… đang ở đâu mà không ra cản nó lại? Tiền hàng tỷ USD của dân nhà cháu còng lưng bỏ ra không nhẽ chỉ để các cụ lượn quanh quân cảng để cho đám nhà báo chụp hình đăng bài khích lệ tinh thần?!”

Tiếp tục đọc

Cận cảnh va chạm giữa tàu quân sự Trung Quốc và tàu cảnh sát biển Việt Nam

Tác giả: Nguồn Bộ Ngoại giao VN

Một Thế Giới gửi tới bạn đọc toàn bộ hình ảnh cuộc chạm trán giữa tàu quân sự Trung Quốc và tàu kiểm ngư, cảnh sát biển Việt Nam do Bộ Ngoại giao cung cấp chiều 7.5.

 

Cận cảnh va chạm giữa tàu quân sự Trung Quốc và tàu cảnh sát biển Việt Nam
Đại tá Ngô Ngọc Thu – Phó Tư lệnh kiêm Tham mưu trưởng (Bộ Tư lệnh Cảnh sát biển Việt Nam) cho biết, Trung Quốc đưa đến hiện trường 80 tàu các loại trong đó có 7 tàu quân sự, 33 tàu hải giám, hải cảnh, ngư chính….và các tàu cá, tàu phục vụ khác.
Khi tàu Việt Nam ra tiến hành kiểm tra, ngăn chặn, tàu bảo vệ Trung Quốc hung hăng đâm thẳng, dùng vòi rồng và súng bắn nước nhằm thẳng vào tàu cảnh sát biển Việt Nam.

Tiếp tục đọc

Học giả Trung Quốc: ‘Cần tôn trọng thềm lục địa của các nước’

Tác giả: Như Tâm

Lý Lệnh Hoa, nhà nghiên cứu Trung Quốc về biển và luật biển, nói rằng Trung Quốc cần tuân thủ Công ước về Luật biển, thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế của các nước trong việc di dời giàn khoan trên Biển Đông.
Học giả Trung Quốc Lý Lệnh Hoa, 66 tuổi, cựu nghiên cứu viên Trung tâm nghiên cứu Hải dương Quốc gia Trung Quốc . Ảnh: Blog.sina

Học giả Trung Quốc Lý Lệnh Hoa, 68 tuổi, cựu nghiên cứu viên Trung tâm nghiên cứu Hải dương Quốc gia Trung Quốc. Ảnh: Blog.sina.

Trong bài viết đăng trên blog cá nhân tối qua, học giả Lý Lệnh Hoa cho biết phóng viên của Hoàn cầu Thời báo, phụ san của báo đảng Trung Quốc, gọi điện phỏng vấn ông về cách nhìn nhận tình hình ở khu vực quần đảo Hoàng Sa trên Biển Đông hiện nay. 

Ông Lý sau đó chia sẻ thẳng thẳn quan điểm của mình với phóng viên. “Trung Quốc là quốc gia tham gia ký kết Công ước Liên Hợp Quốc về Luật biển (UNCLOS) năm 1982. Do đó, Trung Quốc cần tuân thủ theo điều 74 và điều 83 của Công ước, cần tôn trọng chủ trương thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý của các quốc gia ven biển”, vị học giả thuật lại trên blog cá nhân.

Tiếp tục đọc

Nếu tàu TQ tiếp tục đâm, Việt Nam sẽ đáp lại

Tác giả: Xuân Linh- Hồng Nhì- Phạm Hải

KD; Mình bận chạy việc cả ngày, vừa về đến nhà, TS Tô Văn Trường gọi điện thông báo những tin nóng hổi của vụ việc giàn khoan trái phép. Hai anh em nghẹn ngào trước những thông tin mới nhất. Nhưng có một sự chia xẻ cho nhau, là thái độ của Nhà nước khá rõ ràng. 

Và cuộc họp báo quốc tế chiều nay là minh họa cụ thể cho thái độ đó. Trong nỗi đau, phấn nộ trước sự khiêu khích ngang nhiên của TQ, mình tin, người dân Việt sẽ biết đoàn kết, cấu kết, vì chủ quyền, độc lập tự do dân tộc. Tin rằng Nhà nước, Chính quyền và Nhân dân biết đồng cảm chia sẻ và ủng hộ, nâng đỡ nhau trước thách thức của lòng tham vô hạn độ.

Mọi sự chịu đựng có giới hạn. Nếu tiếp tục đâm vào chúng tôi, chúng tôi cũng sẽ có tự vệ tương tự để đáp lại!

Đúng vậy!

————

Mọi sự chịu đựng có giới hạn. Nếu tiếp tục đâm vào chúng tôi, chúng tôi cũng sẽ có tự vệ tương tự để đáp lại – Phó Tư lệnh Tham mưu trưởng, Bộ Tư lệnh Cảnh sát biển VN Ngô Ngọc Thu khẳng định tại cuộc họp báo quốc tế chiều nay ở Hà Nội.

Chiều nay (7/5), Bộ Ngoại giao họp báo quốc tế về việc Trung Quốc hạ đặt giàn khoan trái phép trong vùng biển Việt Nam. Chủ trì họp báo có Phó Chủ nhiệm UB Biên giới Quốc gia Trần Duy Hải, Tổng giám đốc Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam Đỗ Văn Hậu, Phó Tư lệnh Tham mưu trưởng, Bộ Tư lệnh Cảnh sát biển Việt Nam Ngô Ngọc Thu, đại diện Cục Kiểm ngư (Bộ NN&PTNT) Ngô Mai Thịnh, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Hải Bình.

giàn khoan, Trung Quốc, chủ quyền, Biển Đông, thềm lục địa

Mở đầu họp báo, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Hải Bình khẳng định: “Chúng tôi mở họp báo quốc tế để công bố hành vi sai trái của Trung Quốc” .

Tiếp đó, ông Trần Duy Hải, Phó Chủ nhiệm UB Biên giới Quốc gia trình bày diễn biến sự việc cho đến nay.

Tiếp tục đọc

Trung Quốc “tát vào mặt ông Obama”

Tác giả: L. Thoa (Theo Foreign Policy)

KD: Cái title bài “thô bạo” quá, như kiểu hờn dỗi… Nhưng Obama chỉ hứa với các đồng mình châu Á của ông ta kia mà?

Việc đưa giàn khoan HD-981 tới biển Đông cũng tượng trưng cho một cái tát vào mặt Tổng thống Obama, người vừa trở về sau chuyến thăm châu Á nhằm trấn an các đồng minh đang lo lắng như Nhật Bản, Hàn Quốc, Philippines rằng Mỹ sẽ ngăn chặn các hành động bắt nạt trên biển của Trung Quốc.

 

Giàn khoan HD-981 - hành động gây hấn mới nhất của Trung Quốc với Việt Nam

Giàn khoan HD-981 của Trung Quốc

Đó là nhận xét của GS Keith Johnson, giảng viên Khoa Ngôn ngữ học Berkely, Đại học California – Mỹ. GS Johnson vừa có bài bình luận về việc Trung Quốc đưa giàn khoan tới Biển Đông trên tạp chí Chính sách đối ngoại (Foreign Policy) của Mỹ ngày 5-5.

Dưới đây, chúng tôi xin trích bài viết của GS Keith Johnson:

“Việc triển khai giàn khoan tỉ USD của Trung Quốc cho thấy một thông điệp rõ ràng nước này gửi đến Việt Nam: Chúng tôi sẽ khoan những nơi nào gây thiệt hại nhiều nhất.

Tiếp tục đọc

Cảnh sát cũng phải nuy

Tác giả: Tiến Hải

KD: Cảm ơn nhà báo Tiến Hải đã gửi bài viết này. Xin đăng lên để bạn đọc thư giãn giữa những ngày căng thẳng vì họa xâm lăng đe dọa chủ quyền…

Năm ngoái , tôi phải nằm bệnh viện ba tuần lễ . Thú thật , đây là lần đầu tiên tôi cảm thấy vui khi phải nằm viện . Chả là , trong thời gian đó , tôi có một nhóm “bạn tù” gồm 6 người rất tâm đầu ý hợp . (“Bạn tù” là cách nói vui của bệnh nhân ở khoa Nội A – bệnh viện Hữu nghị Việt Xô vì họ phải mặc đồng phục chẳng khác nào các tù nhân) .

Chúng tôi đều đã ở độ tuổi “xưa nay hiếm” nhưng vẫn rất lạc quan ,rất yêu đời và rất vui . Phương châm của chúng tôi là : “sống vui , sống khỏe , sống có ích” . Khẩu hiệu của chúng tôi là : “một nụ cười bằng mười thang thuốc bổ” . Vì thế , nhóm chúng tôi quy định : mỗi ngày , mỗi người phải kể một chuyện vui nhưng không phải là chuyện tiếu lâm và không được quá tục tĩu . Chuyện kể xong , nhóm sẽ bình chọn , ai được 8 điểm trở lên sẽ được thưởng một lọ yến sào Khánh Hòa (giải thưởng lấy từ tiền quỹ đóng góp của các thành viên trong nhóm) .

Tiếp tục đọc

Chớ để người ta khinh!

Tác giả: Nguyễn Văn Mỹ (Lửa Việt Tours)

KD: Rất hổ thẹn và đau đớn về những chuyện này, nhưng người Việt chúng ta chỉ có thể tự trách mình. Một chuyện rất nhỏ, đi trên đường, khi tham gia giao thông, không ít người Việt đã rất thiếu tự trọng, khi mặc sức phóng vượt đèn đỏ, hoặc nếu không thấy có CS. Một cộng đồng sống tùy tiện, và coi thường luật pháp, giẫm đạp luật pháp không thương tiếc, cũng tức là coi thường chỉnh bản thân mình.

Không chỉ có thế, khi đi ăn ở các bữa tiệc, bữa ăn tự chọn, có không ít người Việt “no bụng đói con mắt”. Cuối cùng, trên bàn ăn ngổn ngang thức ăn thừa. Mình đã chứng kiến không ít lần khi đi du lịch, và thấy … rất nhục, dù hướng dẫn viên đã nhắc nhở.

Nhục nhất lần sang Lào, các tiếp viên của Lào cứ đứng canh chừng bàn ăn người Việt. Trong đoàn, các bà vợ lấy thức ăn chất ngất, ép chồng ăn. Cuối cùng, đoàn phải “cử” một ông to khỏe nhất cố gắng ngồi ăn một đĩa xôi khủng- đĩa xôi thôi nhé, kẻo có nguy cơ bị phạt tại chỗ. Mình nhìn bác ấy ăn, chỉ sợ bác í sẽ lên cơn huyết áp, vì bác í vốn đã rất to béo. Ấn tượng xấu đó ám ảnh mình mãi đến tận bây giờ!  😳

Còn ở Nga, thái độ bán hàng của những người Nga rất khó chịu, khinh thị người Việt ra mặt. Lúc đầu mình không hiểu, sau mới hiểu vì sao, thấy tê tái trong lòng… Ra sân bay, trở về VN, thấy một lô một lốc các lao động Việt bất hợp pháp ở Nga buộc phải trở về nước, họ chửi bậy ầm ĩ cả một góc sân bay, văng tứ tung… khiến cho rất nhiều người nước ngoài nhìn.

Đến bao giờ, người Việt mới thay đổi được đây, bắt đầu từ những việc nhỏ như vậy?

————-

Chuyện người Việt bị kỳ thị, xem thường khi ra nước ngoài không phải mới. Năm 1987, khi sang tu nghiệp ở CHDC Đức, các “thủ lĩnh Đoàn” của Việt Nam, trong đó có tôi, đã bị hải quan bạn lấy dây thừng khoanh vùng để kiểm tra, cứ như sợ lây dịch.

Nhìn qua đoàn Lào, nghiêm túc với complet, cravat, samsonite. Ngó lại Việt Nam, áo quần xốc xếch, ai cũng mặc 3-4 bộ và xách thùng giấy cho nhẹ để mang đồ qua bán thay vì vali. Đi nước ngoài thời đó là “đại tu kinh tế, trung tu sức khỏe, tiểu tu kiến thức” thì thiên hạ khinh là phải. Sau này, có dịp đi nước ngoài nhiều, càng cảm nhận rõ sự coi thường đó.

Tiếp tục đọc

Đốt bạc xong thì treo niêu

Tác giả: Đào Tuấn

KD: “Treo niêu” khối ấy! Vác rá xin Chính phủ, xin Trung ương trợ cấp. Và đã ai tính được 2000 tỷ đó, thực chất đóng góp vào… “Phét ti van” bao nhiêu?   😦

 

“Đêm qua tôi chú ý đồng chí bí thư nói cảm ơn đồng bào đã chấp nhận khó khăn để cho Festival tổ chức thành công. Nghe xúc động, nhưng đồng bào có chấp nhận không trong điều kiện khó khăn quá thế này?”- đây là câu hỏi chứa trong đó không ít xót xa của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng. 

Và câu hỏi của người đứng đầu Chính phủ đặt ra trước con số hơn 2.000 tỷ đồng chi cho Festival đờn ca tài tử trong con đường phát triển mà Bạc Liêu giải thích là “Đi lên từ văn hóa”. 

Tiếp tục đọc

Chuyện động trời ở Trung tâm Cấp cứu 115 Hà Nội

Tác giả: Mai Anh- An Hưng

KD: Ngành Y tế HN và Bộ Y tế của bà Kim Tiến lại có việc rùi đây   😛

Rất có thể, những việc làm kiểu này bị phát hiện chỉ là phần nổi tảng băng chìm, vì trong thực tế, các vị “thất lương y” đã tìm ra kẽ hở để trục lợi chính sách BHYT.

 

3 chữ ký khác nhau của cùng 1 người đã được 115 Hà Nội sử dụng để ăn cắp thuốc.

Trong nhiều năm qua, dưới sự “chỉ đạo” của Giám đốc Trung tâm Cấp cứu 115 Hà Nội, đã có hàng chục hồ sơ khống lợi dụng thẻ bảo hiểm y tế (BHYT) của người có công, rút ruột tiền thuốc của Nhà nước. Không chỉ thế, 115 – một thương hiệu uy tín của y tế thủ đô – lại có hành vi mở phòng khám chui…

Lợi dụng tên tuổi người có công, rút ruột tiền thuốc

Việc trục lợi từ Bảo hiểm y tế (BHYT) thông qua “nhân bản” kết quả xét nghiệm không chỉ xảy ra ở BV Hoài Đức, mà còn xảy ra ở cả Trung tâm Cấp cứu 115 Hà Nội. Nhưng với danh nghĩa một đơn vị công ích xã hội, cách trục lợi diễn ra ở Trung tâm Cấp cứu 115 Hà Nội lại được thực hiện tinh vi và khéo léo hơn nhiều.

Tiếp tục đọc

Đại học treo thưởng 200 triệu không tìm được tiến sĩ

Tác giả: Chi Mai

KD: Cho dù có xoay sở rốt ráo tìm kiếm tiến sĩ, để có thể tiếp tục mở các ngành đã bị đóng cửa, thì nó cũng chả phục vụ gì cho chất lượng đào tạo các trường, mà thực chất chỉ phục vụ “nồi cơm” của các trường mà thôi.

Bởi ngay chất lượng tiến sĩ cũng đang có nhiều phần… khê   😀

———–

Sau quyết định dừng tuyển sinh hàng loạt ngành đại học vì thiếu tiêu chuẩn giảng viên, một số trường ĐH đang ráo riết treo thưởng để tuyển đủ thạc sĩ, tiến sĩ cho ngành mở mới. Tuy nhiên, vẫn có những trường không kịp trở tay trước mùa tuyển sinh năm 2014.

Bộ GD-ĐT cho biết, quy định mở ngành đại học, nhà trường phải bảo đảm có đội ngũ giảng viên cơ hữu đảm nhận giảng dạy tối thiểu 70% khối lượng của chương trình đào tạo, trong đó có ít nhất một giảng viên có trình độ tiến sĩ và ba giảng viên có trình độ thạc sĩ đúng ngành đăng ký.

Với ngành đào tạo trình độ cao đẳng, điều kiện đội ngũ cũng phải bảo đảm có ít nhất 4 giảng viên có trình độ thạc sĩ đúng ngành đăng ký.

Theo quy định này đã có 207 ngành bị dừng tuyển sinh vì không đủ điều kiện. Đến nay đã có 70 ngành được Bộ GD-ĐT mở cửa tuyển sinh trở lại.

đại học, treo thưởng, giảng viên, tiến sĩ

 Được “cứu” vì có “sự trợ giúp của người thân”

Trong số 207 ngành bị dừng tuyển sinh, đến nay đã có 126 ngành được Bộ GD-ĐT mở cửa tuyển sinh trở lại.

Tiếp tục đọc