JTC Nhật đưa hối lộ 100 lần cho các dự án ODA

Tác giả: Trung Anh (theo Theo Yomiuri Shimbun)

 Báo Nhật Yomiuri Shimbun mới đây đưa tin công ty Tư vấn giao thông Nhật (JTC) đã lại quả 100 lần, với số tiền lên tới 160 triệu Yên, cho 13 quan chức chính phủ Việt Nam, Indonesia và Uzbekistan từ năm 2009-2014, cho các dự án ODA. Với Việt Nam, tiền Yên được chuyển qua đường hàng không.

 Đọc thêm: >>   JTC Nhật hối lộ quan chức đường sắt Việt Nam như thế nào?

JTC Nhật đã hối lộ các quan chức nước ngoài như thế nào?

Sơ đồ JTC hối lộ tiền cho các quan chức ở nước ngoài để được nhận các dự án ODA của Nhật. (Tiền từ JTC tại Nhật được chuyển cho các văn phòng/nhân viên của JTC ở các nước, rồi từ đó chuyển cho các quan chức sở tại, để JTC được nhận dự án ODA)

Thông tin được tờ báo Nhật dẫn nguồn một ủy ban điều tra thứ ba về vụ đưa hối lộ cho các quan chức nước ngoài của JTC. Ủy ban điều tra này đã phát hiện JTC đã có truyền thống lại quả cho các quan chức nước ngoài từ tận những năm 1990.

Tiếp tục đọc

Căng thẳng ở biển Đông đang thách thức quan hệ Việt – Trung

Tác giả: Hoàng Thùy (thực hiện).
.
KD: ‘Việt Nam được xem là khúc xương khó nhằn nhất Đông Nam Á. Nếu Trung Quốc đặt được giàn khoan ở vùng biển Việt Nam thì không có lý do gì họ không làm được việc tương tự với Philippines, Malaysia, Indonesia’, thạc sĩ Hoàng Việt, thành viên Quỹ nghiên cứu biển Đông, nhận định (Hoàng Thùy)
Số phận nước Việt đầu sóng ngọn gió đủ kiểu!   😦
.
hoangvietb-2106-1399522626.jpg

Ông Hoàng Việt là thạc sĩ Luật Quốc tế, Đại học Luật TP HCM, nhà nghiên cứu các tranh chấp trên biển Đông, thành viên Quỹ Nghiên cứu biển Đông kiêm cố vấn học thuật của Trung tâm dữ liệu Hoàng Sa. Ảnh: NVCC.

Ngày 3/5, Trung Quốc tuyên bố đưa giàn khoan HD 981 vào thăm dò tại vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam, ông đánh giá như thế nào về hành động này?

– Hành động này của Trung Quốc là rất nghiêm trọng, nó nằm trong chiến lược sâu xa của Trung Quốc, được ngụy trang dưới cái gọi là “đường lưỡi bò” để làm sao chiếm được toàn bộ biển Đông. Dù bị quốc tế phản đối vì không có cơ sở nhưng Trung Quốc chỉ quan tâm làm sao thực hiện được việc độc chiếm biển Đông của mình.

Nếu Việt Nam để Trung Quốc ngang nhiên hạ đặt giàn khoan trong vùng đặc quyền kinh tế thì sẽ thành một tiền lệ xấu. Trung Quốc sẽ lấn tới, tiếp tục đặt ở nơi khác, rồi cứ thế Việt Nam đứng trước nguy cơ không còn biển nữa.

Bên cạnh đó, Việt Nam được xem là khúc xương khó nhằn nhất Đông Nam Á. Nếu Trung Quốc đặt được giàn khoan ở vùng biển Việt Nam thì không có lý do gì họ không làm được việc tương tự với Philippines, Malaysia, Indonesia…

– Những ngày qua, Trung Quốc đã huy động máy bay, 80 tàu trong đó có nhiều tàu quân sự xâm nhập thềm lục địa Việt Nam. Ông nhận định ra sao khi Việt Nam kiềm chế bằng lực lượng chấp pháp của cảnh sát biển và kiểm ngư?

Tiếp tục đọc

Nghĩ về anh Ba Sàm khi anh Nguyễn Hữu Vinh bị bắt

Tác giả: Nguyễn Trọng Tạo

KD: Nhà báo Võ Văn Tạo vừa gửi cho Blog bài viết này- về anh Ba Sàm.

Có thể nói, làng báo nói chung, và các nhà báo nói riêng không ai không biết trang BS. Mình thực sự khâm phục công sức BS bỏ ra hàng ngày để điểm báo, và khi cần thiết có những lời bình ngắn nhưng rất sắc saỏ. Hoặc phê bình, hoặc nhắc nhở tác giả bài báo, thậm chí cả một tòa soạn nào đó. Cá nhân mình cũng có lần bị BS phê bình (khi trang này còn mở comm), và khi mình sửa cho chính xác, BS lập tức “cảm ơn chị KD, vì chị cũng rất cầu thị”. Đó là một kỷ niệm nhỏ khiến mình quý Ba Sàm hơn, về thái độ làm việc sòng phẳng, ngay thẳng.

Mình không thích đọc các bài viết cực đoan, quá khích và mình cũng không có thời gian. Nhưng giở trang BS ra, là lập tức có thể thấy ngay diện mạo làng báo VN hôm đó, có những vấn đề gì nổi lên, đáng quan tâm để theo dõi. Và đó là điều mình và nhiều nhà báo đồng nghiệp đều tâm đắc, cảm ơn lao động không mệt mỏi của BS vì bạn đọc gần xa.

Không biết BS bị bắt vì tội gì, có quá nhiều đồn đoán, dấu hỏi. Điều đó chắc phải chờ đợi các cơ quan chức năng có kết luận chính thức. Mình đăng bài viết này lên Blog để bạn đọc đọc và suy ngẫm, tùy nhận thức mỗi người, như một sự rộng đường dư luận, bảo đảm tính thông tin đa chiều. Và với mình, là một sự bùi ngùi, chia sẻ với số phận một nhà báo giỏi, lao động miệt mài, mà nếu cầu vinh, Hữu Vinh (tên thật của BS) hẳn đã có con đường quan lộ khá thênh thang.

Blog cũng sẵn sàng đăng tải những bài viết phản biện lại bài viết này, nhưng với văn phong văn hóa, không chửi bới, xúc phạm cá nhân.

Cảm ơn nhà báo VVT.

——–
03 hôm nay dư luận xôn xao chuyện Blogger Anh Ba Sàm (Nguyễn Hữu Vinh) bị bắt vì viết blog, theo điều luật 258. Nguyễn Hữu Vinh là người sáng lập trang ANH BA SÀM (hay BA SÀM) từ hơn 6 năm trước với slogan “Phá vòng nô lệ – Cơ quan ngôn luận của thông tấn xã vỉa hè). Đấy là một trang điểm tin hàng ngày (thỉnh thoảng có bình luận vài dòng rất ấn tượng), tổng hợp các tin tức từ báo trong nước và quốc tế, báo “lề phải” và “lề trái” và các thông tin tự do trên mạng, tuy nhiên, từ khi khởi đầu đến nay đều ưu tiên cho những thông tin về Trung – Việt, cảnh báo và phản đối những hành động xâm phạm chủ quyền VN của TQ.

H1

Mình rất thích trang BA SÀM vì chỉ cần nhấp chuột vào là biết được những thông tin nổi bật nhất hàng ngày với nhiều chiều hướng khác nhau, kể cả sự trái ngược thông tin khiến người đọc phải phân tích để tìm thấy SỰ THẬT.

Tiếp tục đọc

Cận cảnh tàu Kiểm ngư Việt Nam làm nhiệm vụ trên biển

Tác giả: Kiên Trung

Những hình ảnh về tàu Kiểm ngư 772 thuộc Chi cục Kiểm ngư vùng 3 đang làm nhiệm vụ bảo vệ vùng biển của Tổ quốc.

Cuối tháng 4/2014, trong chuyến thăm quần đảo Trường Sa, Thứ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Thành Hưng đã thăm hỏi, động viên cán bộ, nhân viên làm việc trên tàu Kiểm ngư mang số hiệu 772 tại khu vực Nhà giàn Phúc Tần.

nhà giàn, Trường Sa, Kiểm ngư, giàn khoan
Cán bộ tàu Kiểm ngư 772 báo cáo với Thứ trưởng Nguyễn Thành Hưng, Thiếu tướng Nguyễn Ngọc Tương và đoàn công tác.

Thuyền trưởng tàu 772 Nguyễn Văn Bình đã báo cáo với đoàn công tác về các hoạt động của tàu trong việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ được giao.

Đến thời điểm ngày 26/4, tàu Kiểm ngư 772 đã có mặt 48 ngày trên biển, có nhiệm vụ tuần tra, kiểm soát, bảo vệ chủ quyền của Tổ quốc, khảo sát nguồn lợi thủy sản, hỗ trợ ngư dân đánh bắt trên các ngư trường xa bờ; tham gia hoạt đông tìm kiếm cứu hộ cứu nạn...

Tiếp tục đọc

TQ dùng lượng tàu khủng chiếm biển VN

Tác giả: Xuân Linh- Xuân Quý

Cao điểm có lúc TQ sử dụng 80 tàu, trong đó có 7 tàu quân sự gồm tàu hộ vệ tên lửa và tàu tuần tiễu tên lửa tấn công nhanh. Một nhóm tàu cá vũ trang và tàu quân sự đã vào cách đảo Lý Sơn 50-60 hải lý.

Tại cuộc họp báo chiều 7/5, ông Trần Duy Hải, Phó chủ nhiệm UB Biên giới quốc gia cho hay, VN đề nghị TQ giải quyết tranh chấp liên quan đến chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán tại Biển Đông thông qua đàm phán và các biện pháp hòa bình, phù hợp luật pháp quốc tế, bao gồm Hiến chương LHQ và Công ước LHQ về luật Biển năm 1982.

Trong khi đó, phía TQ cho rằng “hoạt động của giàn khoan HD-981 là hoạt động dầu khí bình thường của TQ ở khu vực phía nam đảo “Trung Kiến” (tức đảo Tri Tôn) thuộc quần đảo “Tây Sa” (tức quần đảo Hoàng Sa của VN) không liên quan gì đến thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế của VN

Tiếp tục đọc

Cánh đồng hoài niệm

Tác giả: Đào Dục Tú

KD: Khi đọc bài viết này, bỗng nhớ tới câu “thậm xưng” của nhà thơ Nguyễn Quang Thiều: “Tôi là đứa con của nông dân”. Tác giả Đào Dục Tú đích thị cũng là một “đứa con của nông dân”, mà hồn văn của anh thấm thía hương quê đến độ mình đã nghĩ, cái “bào thai” ấy hẳn được kết tinh từ những cánh đồng lúa vàng rộm, cánh cò chấp chới, những chiều khói bếp lảng bảng hoàng hôn, hay những trưa hè oi nồng tiếng ru con kẽo kẹt của người mẹ trẻ…

Những nguồn dinh dưỡng quá dồi dào đủ nuôi tác giả sung mãn hồi ức kể cả những khi sống giữa phố thị xô bồ, ồn ào, pha tạp…

Cảm ơn anh Đào Dục Tú  😀

——–
“Mẹ tôi là nông dân; tôi sinh ra ở làng quê!”. Từ người thành đạt trên quan lộ chính trường, trong hoạt động doanh thương “thị trường là chiến trường” cho đến người lao động bình thường, lương thiện; từ người hiện đang hưởng “ân vua lộc nước” áo mũ xênh xang hoặc mưu sinh nhọc nhằn trên dải đất hình chữ S này; từ gia cảnh hạnh phúc hoặc chưa hạnh phúc ở xứ người khắp bốn biển năm châu, có biết bao nhiêu triệu người Việt mình đã nói với tha nhân hay tự bạch với mình câu “đề từ” ấy trên trang sách cuộc đời riêng tư.

Tôi, cũng như họ, xem nông dân là căn cước tinh thần, xem làng quê vùng Kinh Bắc xưa là cái nôi nuôi dưỡng và di dưỡng tính tình ngay từ thời lô cốt thực dân Pháp còn án ngữ đầu làng và tôi lên sáu, lên bẩy nón mê áo rách còi cọc lon xon như cái mạ chiêm theo cha mẹ ra đồng. Sống sát đất với cánh đồng, với cua với cá,với tôm với tép, với cỏ với hoa, với người bạn là con trâu ngây ngô đáng yêu.

Tiếp tục đọc

Lạ lùng phạm nhân vụ ông Vươn được bố trí làm… cán bộ xã

Tác giả: Thu Hằng

UBND huyện Tiên Lãng vừa đồng ý bố trí hai phạm nhân trong vụ cưỡng chế đất đai của gia đình ông Vươn làm cán bộ tại xã Vinh Quang. Quyết định này đi ngược với bản án số 479 của Tòa án hình sự tối cao ngày 1/8/2013.

Ngày 17/4/2014, UBND huyện Tiên Lãng có văn bản số 336 đồng ý với đề xuất của UBND xã Vinh Quang về việc bố trí nhân sự tại địa phương này. Theo đó, UBND huyện nêu rõ: đồng ý để UBND xã Vinh Quang ký hợp đồng tiếp nhận lao động không thời hạn đối với ông Phạm Đăng Hoan và ông Lê Thanh Liêm.
Văn bản của UBND huyện Tiên Lãng đồng ý với đề xuất bố trí cán bộ của xã Vinh Quang
Văn bản của UBND huyện Tiên Lãng đồng ý với đề xuất bố trí cán bộ của xã Vinh Quang

Theo đó, ông Phạm Văn Hoan, trước đây là Bí thư Đảng ủy xã Vinh Quang được tuyển dụng giữ chức vụ kế toán cán bộ phụ trách tài chính kế toán tại xã này, hưởng lương bậc 3, hệ số 3.0. Ông Lê Thanh Liêm, trước đây là Chủ tịch xã Vinh Quang, được tuyển dụng phụ trách công tác địa chính – nông nghiệp – xây dựng – môi trường của xã Vinh Quang, hưởng lương bậc 2, hệ số 2,67. Hợp đồng làm việc của 2 “cán bộ” này đều có hiệu lực kể từ ngày 15/4/2014, trước 2 ngày có văn bản đồng ý của huyện Tiên Lãng.

Tiếp tục đọc

Kiểu cán bộ an phận, chuyển đâu cũng vô tích

Tác giả: Minh Phước

KD: Chỉ tiếc, số này không ít đâu. Sống dĩ hòa vi quý, đến đâu thì đến “theo vận đời nổi trôi”. Cam chịu và thỏa mãn, rất thỏa mãn hoàn cảnh cũng là một đặc tính người Việt, của “văn minh lúa nước”

——-

Những người có “kinh nghiệm” như vậy thì luân chuyển đến đâu cũng chẳng có tác dụng tích cực gì. Chỉ lo an phận, thủ thế.

Tại Hội nghị toàn quốc về công tác phòng, chống tham nhũng vừa diễn ra đầu tuần, vấn đề chống tiêu cực trong tuyển dụng, bổ nhiệm, luân chuyển cán bộ lại một lần nữa đặt ra. Bởi thực chất, đến thời điểm này, có cơ quan chức năng hay quan chức có trách nhiệm nào trong lĩnh vực nội vụ đủ tự tin không có tiêu cực, nhất là trong luân chuyển cán bộ?

Tuần Việt Nam xin giới thiệu thêm một góc nhìn về vấn đề này.

Chống “ô nhiễm” từ đầu vào…

Ai cũng biết rằng một người được “kinh” qua nhiều môi trường sẽ có được nhiều kinh nghiệm thực tế, nắm bắt và khái quát được nhiều vấn đề thực tiễn, nâng tầm tư duy và nhãn quan quản lý chuyên môn hay năng lực lãnh đạo…

Vì thế tất nhiên, luân chuyển cán bộ là một “hành động” đúng, một chủ trương đúng, nhưng vận hành làm sao cho đúng thì thật là khó, nhất là trong quá khứ, việc “luân chuyển” này để lại không ít chuyện tai tiếng.

Tiếp tục đọc

Châu Phi cảnh giác Trung Quốc, Việt Nam phản ứng mờ nhạt!

Tác giả: Bích Ngọc (thực hiện)

KD: Có một điều rất rõ, người Việt dũng cảm, và cũng có thể nói, thành công trong cuộc chiến chống giặc ngoại xâm, trong chiến tranh, nhưng không mấy thành công trong xây dựng và phát triển. Liệu có xuất phát từ một đặc điểm cố hữu này không: Là khi đất nước có hiểm họa xâm lươc, người Việt đoàn kết, cấu kết, chung lòng, chung sức. Nhưng khi thanh bình, đó lại là lúc … mất đoàn kết, và loại trừ nhau. Lịch sử, quá khứ của bao triều đại cũng đã từng “nói” rất rõ điều này.

Đây là truyền thống hay chỉ nhất thời? Quy luật đời sống người Việt hay chỉ là từng giai đoạn?

———

“Các nước Châu Phi cảnh giác với Trung Quốc và đưa ra cáo buộc nước này áp chính sách “thực dân kiểu mới” là không oan”.

TS Bùi Ngọc Sơn, Trưởng phòng Kinh tế thế giới, Viện Nghiên cứu chính trị thế giới đã phân tích về việc mới đây Trung Quốc đã bị Châu Phi cáo buộc chỉ tập trung vào việc khai thác tài nguyên chứ không giúp tạo công ăn việc làm và thị trường tại các nước này.

Nhà thầu Trung Quốc đội vốn gần 100%:”Cùng lắm là thôi chức”

Trung Quốc muốn làm tất, ăn cả

PV:Thưa ông, mới đây Trung Quốc đã bị Châu Phi cáo buộc chỉ tập trung vào việc khai thác tài nguyên chứ không giúp tạo công ăn việc làm và thị trường tại các nước này. Đồng thời nhiều dự án được đưa vào đây cũng là nhằm phục vụ ý đồ của Trung Quốc khai thác nhân công giá rẻ, đối xử bất công với người dân địa phương. Thêm nữa, hàng tiêu dùng, đồ may mặc… Trung Quốc đã tràn ngập các thị trường châu Phi. Phương Tây cáo buộc đây là chính sách “thực dân kiểu mới”. Ông bình luận gì về mức độ cáo buộc của các nước châu Phi và nhận định của phương Tây? Cá nhân ông kiến giải như thế nào về hiện tượng này?

Tiếp tục đọc

Châu Phi cảnh giác Trung Quốc, Việt Nam vướng lợi ích nhóm!

Tác giả: Bích Ngọc (thực hiện)

KD: Đây cũng là một thực tế chua xót, nhãn tiền, rất cần cảnh báo

Việc Châu Phi cáo buộc Trung Quốc chỉ tập trung vào việc khai thác nguyên liệu là có cơ sở bởi nước này rất cần năng lượng, nhiên liệu…

 PGS.TS Nguyễn Văn Nam, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu thương mại đã phân tích tình hình trước thông tin Châu Phi cáo buộc Trung Quốc theo đuổi chủ nghĩa thực dân, trong đó xuất hiện tương tự ở Việt Nam.

PV: Thưa ông, mới đây Trung Quốc đã bị Châu Phi cáo buộc chỉ tập trung vào việc khai thác tài nguyên chứ không giúp tạo công ăn việc làm và thị trường tại các nước này. Đồng thời nhiều dự án được đưa vào đây cũng là nhằm phục vụ ý đồ của Trung Quốc khai thác nhân công giá rẻ, đối xử bất công với người dân địa phương. Thêm nữa, hàng tiêu dùng, đồ may mặc… Trung Quốc đã tràn ngập các thị trường châu Phi. Phương Tây cáo buộc dây là chính sách “thực dân kiểu mới”. Ông đồng tình ở mức độ nào về cáo buộc của các nước châu Phi và nhận định của phương Tây? Cá nhân ông kiến giải như thế nào về hiện tượng này?

PGS.TS Nguyễn Văn Nam: – Thực ra điều này cũng không quá khó hiểu khi Trung Quốc đang thực hiện công nghiệp hóa theo kiểu cũ, tức là làm sắt thép, xi măng… những sản phẩm cơ khí nên họ rất cần năng lượng, nguyên liệu.

Họ cần than, xăng dầu, khoáng sản, các loại mỏ… Những nhu cầu này tương đương với nhu cầu của các nước đế quốc xưa, khi bước vào thời kỳ công nghiệp hóa cũng thiếu năng lượng, nhiên liệu.

Tiếp tục đọc